Đồn Bạch Nhật.
Suốt đêm không ngủ, Tần Thiên Nhân cùng Lâm Tố Đình trở về đồn Bạch Nhật với dáng vẻ bơ phờ. Vừa đặt chân vào đại sảnh đã giáp mặt lão Tôn và KhẩuTâm.
Sảnh đường của đồn Bạch Nhật là một căn phòng thoáng mát và rộng rãi, gồmnhiều ô hộc trang trí theo lối nhất thi nhất họa với chất liệu óng ả như cẩn xà cừ hoặc ngà xương. Hai bên vách phải trái có khắc năm mươi sáuchữ Hán, tất cả được sắp xếp theo hình Bát Quái. Lối văn đặc biệt nàygọi là “hồi văn kiêm liên hoàn.” Năm mươi sáu Hán tự có thể đọc xuôingược thành sáu mươi bốn bài thơ thất ngôn và ngũ ngôn khác nhau.
Bức vách còn lại cũng được điêu khắc thơ văn nhưng trang trí nguy nga vàtráng lệ hơn. Trên vách có bài “phong hoành sơn thủy” diễn tả cảnh núinon mưa gió do đích tay Mã Lương lão nhân sáng tác. Chính giữa bức váchcó dựng ngai vàng giống hệt ngai vàng trong điện Thái Hòa của Tử CấmThành Bắc Kinh. Ngai vàng kì vĩ và trang nghiêm an tọa trên bục đá cẩmthạch. Hai bên bục đá có sáu cặp tượng lính túc vệ đối xứng nhau tạothành sự thâm nghiêm chung quanh sảnh đường.
Trần nhà được thiết kế rất là tinh vi. Chi tiết không sơn son thếp vàng màchỉ để mộc trơn và được tô điểm bằng các kỹ thuật chạm trổ tinh xảo theo đồ án lưỡng long triều nguyệt. Nghĩa là rồng, lân, rùa và phụng.
Cùng với tranh trên tường, dưới nền lát gạch men hoa. Ở bốn góc phòng có bốn cây cột trụ vẽ hình cửu long ẩn hiện trong mây. Cả không gian sáu mặttạo nên một thế giới nghệ thuật tinh nhuệ.
Các nghệ nhân đã khéo léo xây dựng một sảnh đường với cấu trúc khối đơngiản, đẹp duyên dáng mà tôn nghiêm, là nơi có giá trị kỹ thuật và thẩmmỹ.
Lâm Tố Đình trố mắt khi thấy lão Tôn bồn chồn đi tới đi lui trước ngaivàng, chốc chốc lại sờ tay lên cổ. Khẩu Tâm đứng tựa lưng vô bục cẩmthạch, mắt nhìn đăm đăm sàn gạch men hoa. Lâm Tố Đình khẽ liếc Tần Thiên Nhân, bắt gặp chàng cũng chau mày lo ngại.
Cả hai người một già một trẻ bận tập trung suy tính, không hề phát giác sự hiện diện của thiếu đà chủ. Mãi cho tới khi Lâm Tố Đình vờ ho húng hắng thì:
- Thiếu đà chủ! - Lão Tôn và Khẩu Tâm giật nẩy trước khi bước lại đối diện Tần Thiên Nhân, khom mình chào.
Không để Tần Thiên Nhân thốt lời đáp lễ, vị hòa thượng lật đật nói:
- Cuối cùng đệ cũng trở về, hại lão Tôn và huynh đi tìm khắp nơi muốn hụt hơi!
“Tìm đệ khắp nơi à?” Tần Thiên Nhân thầm nghĩ “không lẽ là vì...” Và chàng hỏi ngay:
- Có tin của Cửu Dương rồi sao?
Niềm hy vọng tức khắc lụi tàn, Khẩu Tâm lắc đầu đáp:
- Vẫn còn chưa có tin tức của thất đương gia.
- Nhưng mà tam đương gia thì có đấy! – Lão Tôn lẹ miệng.
Rồi ông mau mắn lôi từ trong tay áo phong thư màu vàng, kính cẩn trao TầnThiên Nhân. Thần quyền Nam hiệp đón lấy, mở ra. Chưa xem được chữ nàothì lão Tôn vò đầu nói:
- Vậy là chúng ta mất thêm một vị Giang Nam hiệp sĩ nữa.
- Ông nói sao? – Lâm Tố Đình sảng sốt kêu lên.
Và nàng chúi đầu vô bức thư, cùng Tần Thiên Nhân coi xét tờ giấy như lànghiên cứu một vật thể lạ lẫm vừa mới đáp xuống địa cầu từ bên ngoài vũtrụ.
Lướt mắt qua dòng chữ thẳng thót, Tần Thiên Nhân nở từng khúc ruột. Tất cảđều xuôi chiều dự đoán của chàng. Nữ Thần Y bỏ đi. Vậy thì chàng khỏicần phải lo Dương Tiêu Phong dùng nàng để thực hành mưu lược. Nhưng điều khiến chàng không ngờ nhất chính là tam đệ từ lâu đã nảy sinh tình ývới Hoa Đà tái thế. “Có Trương Quốc Khải bên cạnh chăm chút Tây Hồ, tarất an tâm.” Tần Thiên Nhân nhủ lòng.
Chờ hồi lâu mà không nghe thiếu đà chủ phản ứng về sự ra đi của Nữ Thần Yvà Trương Quốc Khải, lão Tôn chưng hửng ngó Khẩu Tâm. Tội nghiệp, ông ấy lại phải thêm một phen sửng sốt khi thấy Khẩu Tâm liếc nhìn ngai vị,khóe miệng hơi nhếch lên, kín đáo cười đắc chí.
Cách chỗ Khẩu Tâm đứng chừng một thước, Lâm Tố Đình dẫu biết Nữ Thần Y sẽbuồn bã mà ra đi những cũng không khỏi lưu luyến tình bạn cố tri. Nànglại càng không muốn mất một vị sư huynh tài ba nên lên tiếng phá tan bầu không khí im lìm:
- Giờ tính sao đây? – Lâm Tố Đình hỏi chung chung - Chúng ta có nên sai người rượt theo gọi họ trở về?
- Lẽ đương nhiên! - Lão Tôn tung hai tay lên trời.
- Theo tôi thì không nên! – Khẩu Tâm cao giọng. Và chàng nhận lá thư từ tay Tần Thiên Nhân, gấp tờ giấy lại bỏ trở vào phong bìa.
- Sao lại không nên? – Lão Tôn nhướng mắt – Chúng ta cần đến kiếm pháp của tam đương gia để hỗ trợ công việc giải phóng nước nhà.
- Nhưng trong thư ghi chép rõ ràng - Khẩu Tâm vỗ vai ông lão - Tam đệ quyết tâm vứt bỏ cuộc kháng chiến, không còn muốn lâm cảnh đấm đá nữa.
Tần Thiên Nhân cũng lắc đầu:
- Đại ca nói đúng. Một khi con người đã mất đi ý chí đấu tranh thì cho dù ông có ép buộc hay là mua chuộc cũng chẳng có ích gì. Con đường khởi nghĩavốn xuất phát từ trong tim. Nay trái tim của hắn chia thành hai lối vàhắn chọn lối mòn vắng tiếng gươm đao.
- Nhưng mà thiếu đà chủ à – Lão Tôn thở dài – Tình yêu là gì khi non nước cònđang điêu linh? Hạnh phúc là gì trong thời chiến chinh? Ấm êm gì chỉmình ta kia chứ?
- Đúng vậy! - Lâm Tố Đình gật đầu đồng lòng.
Và nàng nghiêm nghị hỏi hai vị sư huynh:
- Các huynh nghĩ xem, ngoài biên cương gió tung bụi mù mịt mờ, quân Bát Kỳxâm lược đất đai, giặc giã lan tràn cõi bờ thì thử hỏi tam ca huynh ấylàm sao có thể nhắm mắt ngủ yên giấc cho được? Bởi thế mà muội nghĩ làbây giờ mình nên thuyết phục huynh ấy anh dũng thiện chiến. Tuy rằngngăn cách người huynh ấy thương nhưng mai mốt sum vầy mới không thấythẹn cùng sông núi. Đời đang khổ đau, huynh ấy phải đóng góp một phầnxương máu. Phải đem hai cánh tay và cả tánh mạng cống hiến cho quêhương.
Đợi Lâm Tố Đình xuất tròn ngôn, Tần Thiên Nhân hỏi ngắn gọn:
- Muội có còn nhớ nguyên do mà chúng ta khiến Tây Hồ bỏ đi?
- Muội nhớ chứ - Lâm Tố Đình gật gù – Nhưng…
- Muội nhớ thì được rồi! – Tần Thiên Nhân cướp lời.
Và chẳng cần nghe nàng nhưng nhị điều chi, chàng quay mình bước ra khỏi đại sảnh, bỏ lại ba người trong căn phòng.
Người thứ nhất há hốc miệng, trí óc rối ren dây nhợ. May là người thứ haihiểu rõ đầu đuôi câu chuyện nên từ tốn giải thích. Nghe sự tình lắt léo, người thứ nhất thở dài.
Còn người thứ ba. Sau hồi cắn móng tay cân nhắc lợi hại, người thứ ba nệngiày xuống sàn, ngúng nguẩy trở về thư phòng, mặt xụ mấy đống.