Từ nha môn về nhà, tôi đã nghe trong bếp có tiếng động, bước chân đi vào tôi đã thấy Xuân Bách đang nấu vài món cho buổi chiều. - " Cậu về từ khi nào? " Tôi tiến lại hỏi.
- Xuân Bách: " Tôi về được hơn canh giờ, anh đi tắm dùm tôi người anh toàn mùi xác thối ". [ Cậu đang chê tôi ].
Tôi cười cười rồi vào nhà sau tắm rửa. Như thường lệ lúc tôi ra thì các món ăn đã được dọn sẵn trên bàn, ngồi xuống ăn thì Xuân Bách hỏi:
- " Anh nghiệm thi có tra được gì không?"
- Tôi trả lời: " Ừm, có một vài manh mối, còn cậu hỏi tên ôn đó sao rồi?"
- Xuân Bách lườm tôi: " tên ôn gì, người ta có họ tên rõ ràng. Tôi không nghĩ anh lại bụng dạ hẹp hồi như vậy."
- " Ơ cậu hay, hôm nay lại nói móc tôi rõ ràng tên đó là ôn thần, vừa gặp hắn là tôi đã bị bầm tới nỗi ngồi không được. " Tôi đáp lại một cách bực dọc.
- Tôi nói tiếp: " Mà không nói vấn đề này nữa, hôm nay cậu tới hỏi Trần Khánh Bang sao rồi?"
- Xuân Bách nhìn tôi bằng con mắt sáng rỡ:" Đại ca hắn đã về thành cách đây bảy ngày, chỉ gặp riêng hắn thôi để hỏi một vài chuyện liên quan việc kinh doanh trong nhà. Hai người họ gặp nhau tại một quán trà ngoài thành để tránh không bị phát hiện, trước khi đi đại ca hắn đưa cho hắn bức thư bảo đợi vài ngày hãy đưa cho Chu Vũ Ngọc đừng đưa ngay vì đợi Đại ca rời Xuân Lạc thành".
- Tôi hỏi: " Sao Trần Khánh Bang hắn tin tưởng cậu mà kể cho cậu nghe việc này".
- Xuân Bách: " À.... ừ.... thì...."
- Tôi: " Cậu và hắn có gì đó mờ ám sao?"
Một cái lườm nhìn thẳng trực diện vào tôi, làm cho người tôi lạnh cả sống lưng.
- Xuân Bách:" Anh tối ngày cứ nói bậy, tôi với Trần Khánh Bang từng học chung lão sư Mộc Chi, lúc nào trong lớp tôi cũng đứng nhì không thể nào vượt qua hắn, tôi vừa phục mà cũng vừa ganh tỵ với hắn vì được sinh ra trong gia đình giàu có lại thông minh. Bữa bắt gặp hắn ở quán trọ nhìn thấy hắn sa sút như vậy nên tôi nghĩ tình đồng môn và lời của Lão sư trước khi mất mà muốn giúp hắn tỉnh ngộ, ngoài ra không hề có ý gì cả. Hôm nay qua nhà họ Trần gặp hắn, vì cảm tạ tôi lúc trước trị thương với từng là đồng môn nên hắn mới nói những việc tôi cần biết".
Xuân Bách nói tiếp: " Hôm nay nhìn hắn đã tỉnh táo lại không còn ủ rủ say mềm nữa, hắn cũng nói sẽ xin vào nha môn làm gia sư cho Đại Nhân thay vì lên kinh thành thi để rồi lại chạm mặt người đó. Tôi nghe vậy cũng nói anh đang làm Ngộ tác trong đó, hắn nghe vậy lại thêm vui và rất mong tái ngộ lại với anh"
- Tôi buông đũa, vẻ mặt kinh ra: " Gì?? Tên ôn đó xin vào làm việc ở nha môn? Trời!!!! ".
Xuân Bách cười hiếp mắt tiếp tục ăn cơm, ăn được vài đũa cậu ta hỏi tôi việc khám lại tử thi có phát hiện gì thêm không.
Tôi bảo cậu ta ăn xong cùng nhau đi ra ngoài rừng nơi cậu tìm được mình để gặp gã thợ săn phát hiện thi thể thứ bảy đó.
Xuân Bách gật đầu.
Trên đường đi tới nhà gã thợ săn tôi kể Xuân Bách nghe việc mình tìm thấy dấu tay, mảng như hồ dính ở lòng bàn chân tử thi, vết dây trói mảnh như tử thi nam ở hẻm..... Và bảng báo cáo nghiệm thi lại, cùng hướng điều tra tiếp theo cho Đại Nhân, trong bảng đó tôi có đề cập xin mượn nhân lực quan phủ để lấy dấu tay Hộ tịch trong thành Xuân Lạc này.
- Xuân Bách: " Dấu tay Hộ tịch là sao?"
Tôi cười đáp lời: " Dấu tay Hộ tịch thật chất là lấy dấu hoa tay mỗi người nhằm đem so sánh với dấu tay tìm được ở áo tử thi, để từ đó đối chiếu xác định hung thủ. Trên hoa tay mỗi người không giống nhau, ví dụ hoa tay ở bàn tay cậu sẽ khác hoa tay ở bàn tay tôi, bất kỳ dấu tay nào tìm thấy ở hiện trường chỉ cần so sánh với dấu tay Hộ tịch thì sẽ biết hung thủ đó sống trong thành hay người từ nơi khác tới".
Vừa nói tôi cầm bàn tay Xuân Bách ngửa ra và so với bàn tay mình. Lần đầu tiên chủ động nắm bàn tay cậu ta, thấy rõ một bàn tay đầy thịt trắng nón, bên trong mềm mà ấm không vết chai sần, các ngón tay thon thả như bàn tay của các Đại tiểu thư con nhà quyền quý tạo cảm giác thật thích khi nắm.
Bị tôi nắm tay khá lâu, mặt Xuân Bách đã ửng đỏ, cậu ta ho nhẹ vài tiếng nói đằng kia là tới nhà Thợ săn rồi.
Tôi quan sát hướng đi thấy đường không khó đi nói đúng hơn là khá bằng phẳng, dưới nền đất có ít đá vụn dọc đường loại địa hình này phù hợp với vết tích phía sau tử thi thứ bảy, bị kéo lê một khoản khá xa nên phía sau gót tử thi bị tổn thương do đá cứa.
Tới nhà chúng tôi gõ cửa, người thợ săn bước ra thấy hai chúng tôi ông ta có vẻ ngạc nhiên nhưng khi nghe Xuân Bách nói thì mời chúng tôi vào.
Ông ta tường thuật lại việc phát hiện tử thi thứ bảy đó, giống như bản tường thuật ở nha môn, nhưng điều tôi đáng lưu ý là sợi dây dùng trói nạn nhân dường như cùng một loại khá đặc biệt. Tôi hỏi ông ta về sợi dây, ông ta nói:
- " Sợi dây đó nếu tôi nhớ không lầm được dùng để buộc các thanh nẹp của đèn, mà nút buộc đó tôi nhìn rất quen nó đặc trưng lắm".
- Tôi hỏi: " Vậy sao lúc quan phủ điều tra, ông không nói những gì ông nghĩ cho quan phủ".
- Người thợ săn: " Tôi lúc đó không nghĩ tới, nhưng về nhà nhìn thấy cái đó tôi mới nhớ tới nút buộc trên tử thi". Vừa nói ông ta chỉ về phía đèn lồng treo ở cửa.
Tôi đi lại kiểm tra, cầm cái đèn lồng trong tay nhìn vào nút buộc cùng sợi dây, tôi quay sang nhìn người thợ săn ý muốn cho tôi mạn phép tháo cái đèn ra hết.
Người thợ săn đồng ý, tôi tháo đèn lấy cộng dây ra kêu Xuân Bách đưa đôi tay ra để mình trói thử quả nhiên vết hằng trùng khớp. Tôi và Xuân Bách nhìn nhau đường như đã hiểu được ý, Xuân Bách quay qua hỏi người thợ săn mua cái đèn này ở đâu
- Người thời săn đáp: " Tôi mua nó trong thành phía Đông, có một quán đèn lồng nhỏ của dị nhân Tây Vực, cậu ta còn khá trẻ nhưng đã có thể làm ra những đèn lồng đẹp nổi tiếng ở Xuân Lạc, thậm chí người trong kinh thành cũng muốn mua đèn cậu ta. Tôi tin nếu tết Nguyên tiêu năm nay lại tổ chức hội đèn cậu ta thế nào cũng sẽ giành giải quán quân".
- Tôi hỏi: " Sao ông rành vậy?"
- Người thợ săn: " Thì bữa tôi mua đèn, có một cậu thanh niên bảo từ kinh thành về muốn mua đèn cậu ta với số lượng nhiều vào dịp tết Nguyên Tiêu sắp tới ".
- Tôi hỏi tiếp: " Ông mua đèn cách đây bao lâu?"
- Người thợ săn: " Cách đây sáu ngày".
Vậy thì trùng hợp quá rồi, thi thể Trần Khánh Vĩ được tìm thấy ở hẻm nhỏ cách đây năm ngày, tức Trần Khánh Vĩ bị gϊếŧ vào đêm trước đó cũng là ngày gặp người bán đèn Tây Vực.
Chào người thợ săn về, trên đường đi tôi và Xuân Bách quyết định tới nha môn gặp Đại Nhân.