Tuy hôm nay là lập thu nhưng thực ra vẫn là trong mùa nóng. Tục ngữ có nói sau thu sẽ là tháng nóng chết người, nắng nóng còn chưa kịp rút thì lại đúng là lúc hơi nóng tăng vọt. Trên Tây Hồ dường như sắp bốc lên một tầng hơi nước, nhưng cũng may là ở trên mặt nước thì khác với mặt đất, gió thổi vào trong thuyền vẫn khá mát mẻ. Từng chiếc thuyền mở hết cửa sổ ra, vắt màn lụa lên, từ từ du đãng trên mặt hồ.
Những người nhận được thiệp mời tụ hội hôm nay cơ bản là người có gia thế, cho dù có tương đối bần hàn thì cũng là văn nhân sĩ tử giao du rộng rãi. Lúc gặp ở trên bờ, mọi người đã chào hỏi hàn huyên với nhau, lúc đó vẫn còn sớm mà thời tiết thì nóng bức nên người đến không nhiều lắm. Nhưng thời gian dần dần trôi qua, từng chiếc thuyền lục tục đến, lúc này là có thể nhìn ra quy mô của buổi tụ hội này, mỗi một chiếc thuyền đều có dấu hiệu của các gia các hộ, như Tào gia buôn gạo lớn nhất Giang Ninh, Long gia buôn vải, Trần gia hoa phường kinh doanh thanh lâu, cũng có thuyền quan thả neo ở đây, vân vân... .s.
Lúc này là sau buổi trưa mùa hè, tuy không quá thích hợp để bơi hồ nhưng cũng đủ để thấy sự phồn hoa của sông nước vùng Giang Nam ở Hàng Châu này, thi thoảng lại có thể nhìn thấy cảnh vài chiếc thuyền tới gần nhau, người trên thuyền đứng ở mạn thuyền chắp tay chào hỏi nhau, đều là người cùng giới nên có quen biết nhau tất nhiên là không ít.
Trời nơi nóng, vẫn chưa tới lúc cập bờ rời thuyền, người mới đến cũng chỉ muốn ở trên thuyền lướt trên hồ một lát, thi thoảng gặp người quen thì thuyền nhỏ sẽ được lái tới gần thuyền lớn. Bởi vì nhiều người cùng nhau đến nên dù tụ hội lớn chưa mở, tụ hội loại nhỏ đã được tiến hành trên các con thuyền hoa rồi, hoặc là hai ba phú hào,hoặc là dăm ba thư sinh cười cười nói nói, chuyện trò vui vẻ, chỉ điểm giang sơn. Cũng có đội thuyền của quân Võ Đức đóng giữ ở vùng Tô Hàng này chở binh lính lên đóng ở Tiểu Doanh Châu và thanh tràng từ trước, đợi đám người Tri phủ Hàng Châu đến.
Bởi vì một phần thương nhân, thi sĩ mang theo gia quyến nên không thể mời nữ tử thanh lâu một cách lộ liễu tới được. Nhưng ngoài Trần gia vốn kinh doanh nghề này ra thì trên hoa phường cũng có hai vị hoa khôi tiếp khách, số còn lại nếu muốn lên đảo tham dự thì cũng có biện pháp. Mấy vị tài tử thư sinh vẫn chưa có ai đi cùng, nếu có quan hệ cá nhân không tệ thì cũng mời hồng nhan tri kỷ chốn thanh lâu, lấy thân phận người đi cùng mà đến, chỉ là những người này lại phải tự hình thành một tốp riêng, khó có thể xen lẫn vào cùng gia quyến được. truyện do ban long chấm us chia sẻ.
Nữ quyến của những người này có lẽ là thường ngày cũng thích nghe chuyện tài tử giai nhân, chỉ là một khi tận mắt nhìn thấy tất nhiên khó tránh khỏi sinh lòng hờn giận, sẽ tẩy chay và chế nhạo người ta. Song phương phân biệt rất rõ ràng, đây cũng là một trong những chuyện thú vị của loại trường hợp này, phong lưu hương diễm và gia sự ấm áp luôn khó mà hòa tan thành một được.
Khi thuyền của Lâu gia tới thì thời tiết đã mát mẻ hơn đôi chút. Lúc này người trên thuyền chủ yếu là Lâu Cận Lâm hai đứa con là Lâu Thư Uyển và Lâu Thư Hằng. Đứa con lớn nhất của ông Lâu Thư Vọng lúc này không ở Hàng Châu. Vị hôn phu của Lâu Thư Uyển là Tống Tri Khiêm vốn cũng đi cùng, nhưng vừa rồi mấy vị bằng hữu chào hỏi gã, Lâu Cận Lâm liền tỏ vẻ thông cảm:
- Thư Uyển và Tri Khiêm đi tụ tập với bằng hữu đi.
Ở nhà thì Lâu Cận Lâm nói chuyện luôn có vẻ ôn hòa, chỉ là khi nhắc đến hai người này thì luôn là tên của Lâu Thư Uyển ở trước mà tên của Tống Tri Khiêm ở sau, thân phận kẻ đi ở rể vốn thấp nên cũng chẳng có ai thấy kỳ quái.
Tống Tri Khiêm vốn sợ vị nhạc phụ này vài phần, nghe như thế thì như là được đại xá, nhưng Lâu Thư Uyển lại nắn nắn trán mình:
- Giữa trưa nóng quá, ta hơi buồn ngủ, tướng công qua đó đi.
Tống Tri Khiêm kia do dự một lúc, cuối cùng vẫn đổi một chiếc thuyền đi qua đồng hành với vài tên bằng hữu.
Ngoài ba người chính yếu nhất của Lâu gia này thì còn có vài chi thứ của Lâu gia đi theo, chủ yếu là Lâu Cận Lâm muốn bồi dưỡng đào tạo để họ trở thành phụ tá đắc lực cho con trai và con gái mình nên lần này cũng dẫn họ theo để nhận nhân kiến thế.
Vừa rồi lúc ở bên bờ, Lâu Cận Lâm đã chào hỏi với một thương gia giàu có địa phương, lúc này thuyền rời bờ thì không lâu sau đã có người gọi to, lái thuyền tới gần. Ở Hàng Châu này, Lâu gia mánh khóe thông thiên, dù không bằng vọng tộc nhất đẳng như Tiền gia, nhưng tích lũy mấy đời rồi nên cũng chỉ kém một chút, không thể khinh thường, vì thế người đến tiếp kiến khá nhiều, cũng có mấy vị thư sinh đến chào hỏi Lâu Thư Hằng. .s.
Trong mấy tên con cháu của Lâu gia kia, Lâu Thư Hằng tùy được coi là một tên hoa hoa công tử tính tình bại hoại, nhưng tài học thơ văn cũng không hề tệ, hồi nhỏ cũng được xưng là thần đồng ở vùng Hàng Châu nà có thiên phú tốt, nhưng sau thì không chịu khổ công rèn giũa, nhưng cũng có được chút thành tích, lại là tiểu nhi của Lâu gia, rất được phụ thân yêu thương, nên cũng hơi kiêu ngạo, người bên ngoài cũng cho đó là đương nhiên.
Thành niên rồi, y lại hứng thú với phụ nữ hơn là thi văn, với tiền tài và thế lực của gia đình, dù không đàm thi văn hay khinh người trắng trợn thì tán gái cũng là chuyện đơn giản. Sau phụ thân y có quan điểm mới, y lại thi thoảng đi quản lý chuyện kinh doanh, người thông minh mà làm việc lại thêm phụ tá đắc lực trong nhà nữa nên cũng thuận buồm xuôi gió. Từ đó về sau trong mắt mọi người, y là một danh sĩ có tính tình đạm mạc, không hay làm thơ làm từ nhưng lại được cho là một vị đại tài tử, về kinh thương thì cũng khá lợi hại, tự nhiên thành biểu tượng của kẻ có năng lực không gì là không làm được.
Loại thanh danh tích lũy dần dần lên này tương đối chính thống, đối lập với thanh danh của Ninh Nghị ở Giang Ninh, cũng là người có tài thơ văn lại có năng lực tính kế, nhưng không biểu hiện cao gì, phối hợp với thân phận ở rể kia liền khiến người ta cảm thấy có vài phần khổ bức. Nếu như Lâu Thư Hằng có thể coi như là sự trưởng thành của thiên chi kiêu tử thì thanh danh của Ninh Nghị lại giống như quá trình phấn đấu vươn lên của cỏ dại vậy.
Những người ngồi trong thuyền này ăn uống đồ ướp lạnh, không lâu sau đã có người nhắc tới chuyện Tô gia, chủ yếu là vì nghe nói Tô gia và Lâu gia có quan hệ.
- Vừa rồi ở bên kia thấy hình như là tiểu thuyền hoa của Tô gia đi qua, ta nhìn thoáng qua thì chẳng thấy mấy ai động cả, bên cửa sổ kia, người trên thuyền hình như là ngủ gục hết rồi ấy, ha ha...
- Khí trời thế này thì trên hồ này cũng là một nơi tốt để ngủ trưa đấy. Mấy người Tô gia kia thật đúng là biết hưởng thụ.
- Ta lại nhìn thấy hai vị công tử của Tô gia kia... Nhắc tới thì hai vị đó cũng là nhân tài, chỉ là không rõ vì sao Tô gia lại để cho một người phụ nữ nắm quyền thế kia... Chuyện này Lâu huynh biết chứ?
Người nói là một gã buôn hàng vải họ Lạc ở Hàng Châu này, tò mò nên hỏi một câu. Lâu Cận Lâm chỉ cười cười:
- Đó là con gái của cố nhân ngày xưa, từng đến gặp ta một lần, nếu nói là quen thuộc thì tiểu nữ Thư Uyển có lui tới với nàng ấy nhiêu hơn. Nếu lão Lạc tò mò thì cứ hỏi Thư Uyển đi, ta cũng không rõ lắm.
Đoạn ẩn nhé. Yêu cầu đòi zen :D
Lâu Thư Uyển lúc trước nói là buồn ngủ, nay đang đứng sau lưng phụ thân làm bình hoa, nghe mọi người nói vậy thì mỉm cười, nàng đi tới rót chén trà cho vị trung niên họ Lạc kia:
- Tô gia vốn ở Giang Ninh, chuyện bên đó cháu cũng không rõ lắm, nhưng vị Đàn Nhi muội tử của cháu này thì đúng thật là người có bản lĩnh, cháu dù làm tỷ tỷ nhưng không thể so bằng muội ấy được... À, Lạc thúc có quen La Điền không?
Người nọ gật đầu:
- Đương nhiên là quen biết, nguyên liệu bông vải của ông ta chính là thượng phẩm ở bên Tô Hàng này, sao thế chất nữ lại hỏi chuyện này?
- La Điền này và Đàn Nhi đã bắt tay làm ăn với nhau rồi. Lạc thế thúc chắc có nghe nói tới chứ?
Thương nhân họ Lạc nghĩ nghĩ:
- Hai ngày nay quả đúng là có nghe thấy, có một món làm ăn nhỏ, chỉ là không lui tới nhiều. Nói thực ra thì La Điền kia nổi tiếng là ngoan cố, dù chỉ một khoản nhỏ, nhưng giờ nghĩ tới thì không biết vị Tô cô nương kia đã thuyết phục đối phương như thế nào đây. Thế chất nữ có biết không? s.
Lâu Thư Uyển cười cười. Tô gia ở Hàng Châu này cũng không khiến mọi người nói đến nhiều, lúc này mọi người nhắc đến thì chẳng qua cũng chỉ coi là những đề tài nói sau bữa cơm, chỉ là Lâu Thư Uyển dáng người vừa đẹp mà tươi cười lại ngọt ngào như vậy, thành ra mọi người cũng bị gợi lên lòng hiếu kỳ, không nhịn được mà chờ câu tiếp theo của nàng. Lâu Thư Uyển bưng ấm trà kia, xoay người một cách xinh đẹp:
- Cháu đúng là biết nội tình. La Điền kia đúng là rất bảo thủ trong chuyện làm ăn, nhưng lại cực kỳ sủng ái thê tử của mình, thê tử này vốn là thiên kim nhà quan lại, sau có qua lại với La Điền rồi nảy sinh tình cảm, La Điền cưới được nàng ấy đúng là mất rất nhiều công sức. Chỉ là mấy năm nay, vị thê tử đó dần dần u sầu, sinh bệnh, có khi cơm còn ăn không vô, đây đúng là tâm bệnh. Nhưng đã mới rất nhiều đại phu mà chẳng ai chữa khỏi được, vị Đàn Nhi muội tử của cháu chính là thông qua nàng ấy mà móc nối quan hệ với La Điền.
- À?
Vị thương nhân họ Lạc kia nhíu nhíu mày. Mà trong đám người ngồi đó, có kẻ kinh ngạc nói:
- Vị thê tử của La Điền mà Lâu cô nương nói tới kia, ta cũng từng nghe qua, nói thực ra không ít người muốn tạo quan hệ với La gia đều đã nghĩ đến điểm ấy, mời không ít đại phu và phương thuốc, chỉ là không hiệu quả. Không biết vị Tô cô nương kia đã dùng biện pháp nào mà chữa khỏi cho La phu nhân?
- Đàn Nhi muội tử của ta tặng một thứ.
Lâu Thư Uyển xoay người, cười rồi vươn một ngón tay ra:
- Thứ này thì ta không quen thuộc, nhưng Lạc thế thúc chắc chắn là biết rất rõ, Lạc thế thúc, ngài đoán thử xem?
Thương nhân kia suy nghĩ một lúc lâu rồi cười nói:
- Thế chất nữ đừng úp úp mở mở nữa, chuyện này ta thật sự đoán không ra.
Lâu Thư Uyển rũ mi mắt xuống, trong ánh mắt hiện lên chút hồi ức và trầm tư:
- Muội ấy tặng, một hộp tằm… Ừm, đúng là như thế đó.
Cô gái gật gật đầu rồi đi đến bên cạnh phụ thân. Mọi người ngạc nhiên, nhất thời không rõ đó là thứ gì, tằm? Kim tàm hay là Ngân tàm? Sau một lát, mọi người liền bàn tán xôn xao.
Lúc này Lâu Cận Lâm nhíu mày, đang định nói gì thì Lâu Thư Hằng bên kia suy nghĩ một lúc rồi mở miệng trước tiên:
- Tiểu muội đừng úp mở mãi vậy, hộp tằm gì cơ, đó là chuyện gì?
Lâu Thư Uyển nhíu mày nhìn huynh trưởng, giọng nói trở nên trong trẻo hẳn lên:
- Ta cũng thấy rất kỳ quái, hai ngày nay mới nghe được La gia và Đàn Nhi bàn chuyện làm ăn. Sau cẩn thận hỏi lại thì mới biết thứ Đàn Nhi muội tử đưa tới là một hộp tằm, bên trong chỉ có vài con tằm, đựng trong hộp gỗ, trên bọc vải thưa, hộp đó chỉ có thể nhìn, mà tằm bên trong lại rất đáng yêu. Vị La phu nhân kia vốn là thiên kim tiểu thư, chưa từng tiếp xúc mấy thứ này, thấy tằm cắn lá dâu thì sinh lòng thương yêu. Sau đó Đàn Nhi muội tử lại nói cho nàng ấy biết rằng con phố đối diện La gia kia có một cây dâu tằm, nay vị La phu nhân kia ngày ngày đều ra ngoài hái lá dâu cho tằm ăn, lúc ăn cơm cũng thấy ngon miệng, nên cũng nguyện ý đi ra ngoài viện. La Điền vốn định dời một gốc dâu tằm đến trong viện phu nhân, nhưng Đàn Nhi muội tử mở miệng ngăn cản, vì thế mà cũng định ra chuyện làm ăn. Chính là như vậy.
Lần này nàng nói rất dứt khoát rõ ràng, đám người Lâu Thư Hằng nghe xong thì giật mình ngơ ngác một lúc lâu. Lâu Cận Lâm kia cũng�c đi ngang qua, ở bên tiếp khách một lát, uống mấy hớp trà, nghe nàng nói xong thì hỏi:
- Thiên kim tiểu thư nhà quan lại?
Sau đó lại thuận miệng nói một câu:
- Vậy đưa hộp tằm đi.
Khi đó nàng và Tô Đàn Nhi đều ngẩn ngơ, còn tưởng là mình nghe nhầm.
Nàng vẫn nhớ rõ người nọ nói câu kia rất nhẹ nhàng bâng quơ, lúc ấy trông Ninh Lập Hằng chẳng có chút lợi hại gì, hắn thậm chí còn thích võ nghệ, khi đó không biết là làm chuyện gì, uống trà nói xong liền đi. Từ đầu tới cuối nàng chẳng để ý lắm, mãi tới hai ngày trước bỗng nghe nói Tô Đàn Nhi bắt tay làm ăn với La Điền, nàng mới nghe ngóng một trận, sau đó tới tận hôm nay, nàng vẫn còn suy nghĩ về câu nói kia.
Tên đàn ông đó phất phất tay:
- Vậy thì đưa hộp tằm đi...
- Đưa hộp tằm đi...
Trời ạ, bọn họ thật sự tặng một hộp tằm...
Trong lúc bàn tán, một bên mạn thuyền, có người chào hỏi, thuyền hoa của Tiền Hi Văn Tiền gia tới gần bên này...