Dịch: Tyty
Thang máy đi lên từng tầng từng tầng, bác Trần liếc nhìn Đàm Mặc qua gương thang máy.
Gương mặt thiếu niên vẫn không có cảm xúc gì, bác Trần xem ra đã hầu hạ cậu một năm, không ngờ có thể cảm thấy được tâm tình Đàm Mặc hôm nay không tệ.
Cuộc sống của Đàm Mặc giống như một cỗ máy đúng giờ nhắc nhở những việc mình cần làm, mỗi ngày đúng giờ đi học, đúng giờ ăn cơm, ngay cả thời gian nghỉ ngơi cũng giống vậy, bác Trần với dì Trần nghiêm túc làm theo thời gian biểu đã đề ra, chiếu cố thiếu niên trầm mặc ít nói này.
Như thường ngày đẩy Đàm Mặc về đến nhà, chờ đến đúng bảy giờ, dì Trần sẽ dọn thức ăn lên, Đàm Mặc sẽ tự từ phòng đi ra ăn cơm, lúc Đàm Mặc ăn cơm dì Trần sẽ vào phòng Đàm Mặc, thu dọn, đổi quần áo khác cho cậu.
Theo như thường lệ dì Trần vào phòng của Đàm Mặc, nhìn những cuốn sách mà bà đọc cũng chẳng hiểu nỗi có ở khắp nơi. Ở trong tủ sách, trên bàn hay thậm chí ở đầu giường.
Dì Trần thở dài, không đụng vào sách của Đàm Mặc, chỉ dọn dẹp quần áo, lấy quần áo đã mặc bỏ vào giỏ đem đi giặc.
Thường ngày, bà đều kiểm tra túi quần áo, phải nói rằng cho đến bây giờ túi quần áo của Đàm Mặc lúc nào cũng sạch sẽ. Nhưng hôm nay, dì Trần phát hiện ở bên trong có món đồ hoàn toàn xa lạ.
Một viên kẹo.
Dì Trần cầm viên kẹo sửng sốt hồi lâu, theo bản năng nhìn cửa một cái, khẽ thở phào nhẹ nhõm. Sau đó cẩn thận đặt viên kẹo trên bàn Đàm Mặc, rồi đóng cửa lại.
Bảy giờ hai mươi, Đàm Mặc ăn cơm xong trở về phòng mình, chờ khi cậu quay về phòng thì dì Trần mới kéo bác Trần, nói cho ông biết chuyện viên kẹo có trong túi quần áo của Đàm Mặc.
Chỉ có bên cạnh Đàm Mặc đủ lâu mới có thể hiểu rõ con người Đàm Mặc, viên kẹo này rốt cuộc có ý nghĩa thế nào với cậu. Viên kẹo này không thể nào là Đàm Mặc tự mình mua, nếu không phải cậu mua vậy nhất định là có người cho cậu, có thể tiếp nhận được ý tốt của người khác, vậy là có tiến bộ. Điều này khiến cho hai ông bà rơi lệ.
Chẳng trách sao cảm thấy hôm nay tâm tình của Đàm Mặc không tệ, đúng là không phải ảo giác.
Có lúc buổi tối đúng chín giờ, điện thoại di động của bác Trần sẽ vang lên, bác Trần vội đóng cửa lại nhận điện thoại, sau khi cúp điện thoại ông có chút do dự, nhẹ nhàng gõ cửa phòng Đàm Mặc.
"Vào", giọng nói Đàm Mặc lạnh lùng lại ngắn gọn, bác Trần trái lại đã thành quen, mở cửa vào phòng, nhìn thầy Đàm Mặc cầm một cây dao trong tay, nhanh chóng tháo hết từng bộ phận cứng nhắc chặt chẽ bên trong ra.
Bác Trần nhìn từng bộ phận nhỏ bé trên bàn, rồi lại đem tầm mắt đặt vào viên kẹo ở phía trước bàn kia.
Bác Trần cười một tiếng, cảm thấy hôm nay nói chuyện với Đàm Mặc có lẽ sẽ không sao, biết đâu Đàm Mặc đáp ứng.
"Ông Đàm vừa gọi điện thoại tới", bác Trần nhìn Đàm Mặc thận trọng mở miệng.
Tay Đàm Mặc vẫn tháo lắp từng khối cứng nhắc, đầu không ngẩng lên, "Có chuyện?"
"Ông Đàm nói đã liên lạc với bác sĩ giỏi đứng đầu ở Đức, cuối tuần này sẽ tới...."
Lời còn chưa nói hết Đàm Mặc đã cắt ngang, "Không đi."
Bác Trần hơi chững lại, nhìn gương mặt thanh niên hờ hững nhưng ông không từ bỏ ý định khuyên nhủ cậu, nhưng cho dù có nói thế nào, Đàm Mặc cũng chỉ nói hai chữ không đi.
Không đi bệnh viện, không đồng ý cho bác sĩ kiểm tra, không chịu phục hồi chức năng.
Đã một năm kể từ khi mẹ Đàm Mặc qua đời, hai chân của cậu không thể cử động. Đàm Mặc không những không quay về nhà mà còn không chịu chữa trị. Ông Đàm cưỡng ép đưa cậu đi phục hồi chức năng, nhưng Đàm Mặc cứ kiên quyết phản kháng.
Cậu tháo phụ tùng thủ công của dao đâm vào trong chân.
Từ đó về sau, không ai dám ép buộc cậu đi tiếp nhận trị liệu.
Nét mặt bác Trần ảm đạm đi, không một tiếng động rời khỏi phòng Đàm Mặc, nhìn về phía gương mặt đầy lo lắng của dì Trần lắc đầu.
Bọn họ cứ tưởng rằng hôm nay Đàm Mặc sẽ khác, có lẽ sẽ chịu đi phục hồi chức năng, nhưng vẫn như vậy, Đàm Mặc không chịu chữa trị, cậu vốn không muốn đứng lên, cũng hoặc có thể nói là cậu vốn không muốn sống nữa.
Trái lại với Kiều Lam bên kia, tâm tình cả đêm của cô đều rất tốt.
Đàm Mặc từ chối khiến cô có chút thất vọng, nhưng tới khi quay trở lại lớp học, cô phát hiện viên kẹo trên bàn Đàm Mặc không còn nữa, trong nháy mắt tâm trạng liền khá hơn.
Đàm Mặc mang viên kẹo này đi!
Mang tâm tình vui vẻ về đến nhà.
Từ lúc bà cụ Kiều để cho Kiều Lam tự làm cơm đã tổn thất một miếng thịt bò, sau đó bà cụ không dám để cho Kiều Lam tự làm cơm nữa. Nhưng không cho Kiều Lam nấu cơm, thì lại có vấn đề mới nảy sinh.
Bà cụ Kiều vốn đã suy tính kỹ càng, bà cụ chỉ làm một ít thức ăn, chỉ đủ cho Kiều Nguyên, bà cụ không tin Kiều Lam dám tranh đồ ăn với Kiều Nguyên.
Kết quả ngày hôm ấy, cháu trai đức tôn nhà bà ăn chưa no.
Kiều Lam ăn nhanh, không nói câu nào đã bắt đầu ăn, còn Kiều Nguyên vừa ăn vừa xem tivi, tới khi Kiều Lam ăn no đi rửa chén, đồ ăn cũng đã hết.
Kiều Nguyên ngốc, bà cụ Kiều cũng ngốc theo.
Bà cụ Kiều chạy đi mắng Kiều Lam không có lương tâm, ăn nhiều như vậy, lỡ Kiều Nguyên còn đói thì làm thế nào, Kiều Lam xem như bà cụ Kiều đánh rắm từ tai trái sang tai phải rồi ra ngoài, rửa chén xong trở về phòng.
Bà cụ Kiều lại thức khuya chờ ông bà Kiều về, sau đó cáo trạng với ông Kiều, nhưng lại bị bà Kiều phản bác lại.
"Chúng ta cũng không phải là không mua nổi gạo, không mua nổi thức ăn, không đủ ăn thì làm nhiều một chút không được sao."
Thoáng cái đem lỗi sai cướp cơm của Kiều Lam sang trên người bà cụ Kiều, nếu không phải bà cụ làm ít cơm thì Kiều Nguyên làm gì ăn không đủ no.
Bà cụ Kiều hận không thể lấy tạp dề đập lên mặt bà Kiều.
Trước kia lúc bà Kiều chưa không sinh ra Kiều Nguyên, bà cụ Kiều muốn mắng cứ mắng ,muốn đánh cứ đánh, nhưng bây giờ đánh cũng không được, mà mắng cũng không mắng được. Chỉ bực nhất chính là con trai bà lại không ý thức được hai người phụ nữ đang giương cung bạt kiếm, đã vậy còn cảm thấy là con dâu nói đúng, còn mẹ ruột mình thì quá keo kiệt.
Bà cụ Kiều sinh ra được ba người con trai, cũng chính bởi vì như vậy mà bà cụ Kiều mới xem thường bà Kiều.
Ông Kiều là con trai út, cũng là người con trai bà cụ Kiều thương nhất, thật uổng công bà cụ yêu thương ông mười mấy năm nay. Bà cụ Kiều về phòng càng nghĩ càng thương tâm, càng tủi thân, vì vậy ngày hôm sau liền chạy sang nhà con trai thứ hai khóc lóc kể lể.
Bác hai nhà họ Kiều* gọi điện thoại mắng ông Kiều rồi lại mắng bà Kiều là bạch nhãn lang*, ngày ngày chăm sóc con trai bà ta mà còn không biết điều, ông Kiều bị anh hai mắng té tát, trong lòng cũng có chút áy náy, cảm thấy bà Kiều cũng quá đáng.
"Mẹ tao mỗi ngày chăm sóc con trai giúp mày, nấu cơm giặt giũ cho con trai mày, mày không biết thông cảm cũng được đi này còn đi chê mẹ chăm sóc không tốt, mày cảm thấy mẹ chăm sóc không tốt thì mày tự đi mà làm đi!"
*Bác hai nhà họ Kiều: anh của ông Kiều (ba của Kiều Lam)
*Bạch nhãn lang: hình dung người vô tình vô nghĩa, tâm địa hung ác, vong ân phụ nghĩa.
Bà Kiều trợn tròn mắt.
Ban đầu không phải bà cụ Kiều với ông Kiều sống chết muốn có cháu trai sao?
Kiều Nguyên là con trai bà chẳng lẽ không phải con trai ông ta sao?
Bà Kiều không phải là kiểu người bảo sao làm vậy, tranh cãi ầm ĩ với ông Kiều, bà cụ Kiều ở nhà bác hai Kiều nghe nói con dâu gây gổ chiến tranh lạnh với con dâu, lúc này mới hài lòng quay về.
Hôm đó, bà cụ Kiều được bác hai Kiều đưa về nhà lại.
Kiều Lam nhìn cô gái vênh váo hốc hách, lúc này mới biết hóa ra Kiều Lộ chính là người ngày đó bảo cô đi chỗ khác.
Kiều Lộ đi theo phía sau mẹ cô ta ăn mặc xinh đẹp, muốn có cảm giác ưu việt người thành phố đi vào nông thôn, nhìn thấy Kiêu Lam lại càng đắc ý hơn.
Cô ta chính là xem thường Kiều Lam, cha mẹ không có học thức, dáng dấp không bằng cô ta, học hành cũng kém hơn cô ta.
Bà Kiều không vui đi rửa trái cây, rửa xong để vào mâm đựng trái cây nhét vào tay Kiều Lam.
"Như cái cộc gỗ không cảm xúc, còn không mang trái cây ra đi."
"Dạ"
Kiều Lam bưng trái cây từ trong bếp đi ra, trong phòng khách bà cụ Kiều ngồi trên ghế sofa, Kiều Nguyên với Kiều Lộ một trái một phải.
Bác hai Kiều đang tức giận em trai mình, nhưng trái lại với cháu gái thì đối xử cũng không tệ lắm, cười nói bảo Kiều Lam ngồi xuống.
Kiều Lam vừa ngồi xuống, mông bà cụ Kiều trong nháy mắt liền ngồi không yên, Kiều Lam không vào trong bếp chuẩn bị đồ ăn mà ngồi đó làm gì? Chỗ này là chỗ nó có thể ngồi sao?
Định kêu Kiều Lam đi vào, Kiều Lộ đưa tay cầm một trái táo, bà cụ Kiều vội nói: "Vỏ táo dai, để Kiều Lam gọt cho cháu ăn."
Mặt Kiều Lộ đầy ghét bỏ, đưa trái táo cho bác gái Kiều, là mẹ cô ta gọt, bác dâu Kiều gọt rất nhanh, sau đó cắt thành mấy múi, chia cho mỗi người một miếng.
Kiều Lam cũng cầm một miếng, bà cụ Kiều trợn mắt nhìn Kiều Lam một cái, "Cô lớn như vậy còn để cho bác phục vụ cho cô, một ngày chỉ biết ăn và ăn, phục vụ cô chứ không phục vụ cái tính cáu kỉnh của cô, sau này không có thằng đàn ông nào muốn nuôi cô lỗ vốn đâu."
Lời nói này rất khó nghe, bác gái Kiều thật nghe không quen bà cụ nói chuyện thô tục như vậy, nhất là trước mặt con cháu lại nói cái gì phục vụ với không phục vụ, đàn ông với không đàn ông, trên mặt có chút lúng túng nói: "Mẹ nói lời này, xã hội bây giờ, con gái học giỏi sau này cũng để không thua kém đàn ông."
Bà cụ Kiều chỉ Kiều Lam.
"Sao có thể so sánh với Lộ Lộ nhà con được, con nhìn xem nó có giống như một đứa đi học không, cho nó đi học chính là lãng phí tiền bạc, lần trước thi thì thành tích đếm ngược từ dưới lên trong lớp, còn không bằng cho nghỉ học sớm một chút giúp đỡ cho ba nó!"