Lâm đế ra lệnh cho thuộc hạ điều tra vụ việc thái tử gặp hổ dữ, mặc dù phần lớn văn võ đều cho rằng đây chỉ là chuyện ngoài ý muốn, nhưng dù sao đương sự cũng là hoàng tử, công chúa trong hoàng thất, về tình về lý đều nên điều tra một chút.
Nhưng tra tới tra lui, cũng không tra ra điều gì dị thường.
Trong núi có hổ dữ là chuyện hết sức bình thường, nhớ mấy năm trước Lâm Đế đi săn cùng tiên hoàng, cũng chạm trán hai con gấu đen lớn, suýt chút nữa gặp nạn. Thú dữ đột nhiên xuất hiện tấn công con người trong núi rừng thực sự không được xem là chuyện hiếm lạ, cuối cùng tra lên tra xuống cũng chỉ có thể trách Thái tử và Ngũ công chúa quá xui xẻo.
Ngoại trừ Nguyễn Quý Phi và đám thuộc hạ thân tín của Nguyễn Tướng, không ai biết con hổ dữ này thật ra là hổ do Tướng phủ nuôi.
Mưu hại Thái tử là tội nặng chu di cửu tộc, nhưng từ cổ chí kim đến nay con đường đoạt đích là như thế, vạn phần hung hiểm, cầu phú quý đương nhiên phải chấp nhận rủi ro lớn, nếu hiện tại không động thủ, tương lai Thái tử đăng cơ, tất cả vinh quang, phồn vinh của Nhất tộc Nguyễn Thị sẽ tan thành mây khói.
Cho nên chuyện này dù nguy hiểm đến đâu cũng nhất định phải làm, nhưng phải làm khéo léo đến độ không một ai có thể nhìn ra sự cố ngẫu nhiên này hóa ra lại là âm mưu tinh vi của bàn tay con người can thiệp.
Lợi dụng mùi hương, dẫn dụ hổ dữ tấn công, giả như chuyện ngoài ý muốn, là phương thức gây án hoàn hảo nhất.
Hổ dữ này tướng phủ nuôi đã 3 năm. Trên thực tế Đông cung và Vân Hi cung đều có một lối riêng bí mật, nội quan được cài vào Đông cung sẽ bí mật lấy cắp những đồ vật, quần áo mà thái tử không dùng nữa đem ra khỏi cung. Hổ dữ được tướng phủ huấn luyện ngày ngày làm quen với mùi này để có thể xác định chính xác vị trí của thái tử sau khi được vận chuyển đến khu rừng thái tử đang săn bắn.
Kỳ thực mục tiêu của bè cánh tể tướng không phải là mưu sát Thái tử mà chỉ muốn làm gãy tay chân, hoặc mù mắt của y.
Một khi chủ nhân Đông cung bị tàn tật, y sẽ mất đi tư cách Thái tử.
Nhưng thế nào bọn họ cũng không nghĩ đến, cái bẫy tỉ mỉ họ cất công bố trí bao năm lại bị một tiểu nha đầu phá hỏng.
Nguyễn Quý Phi đang ngồi trong cung uống trà; chậm rãi đợi tin tức Thái Tử gặp nạn. Nhưng kiểu gì cũng không ngờ đến, bản thân bà ta còn chưa kịp vui mừng đã nghe cung nhân báo Thái tử bất ngờ bị thú dữ tấn công nhưng may mắn bình an trở về.
Nguyễn Quý Phi tức đến nghiến răng, ném ly trà nóng hổi đang bốc hơi nghi ngút vào khung cửa: "Tiện nhân, chỉ giỏi phá hỏng chuyện tốt của bổn cung."
Lời này đương nhiên là chửi Lâm Phi Lộc và Hề Quý Phi.
Nguyễn Thị và Hề Thị mặc dù cùng là quý phi, nhưng nhiều năm qua nước sông không phạm nước giếng, không giao hảo, cũng không trở mặt. Nguyễn Thị biết Hề Đàn không để tâm đến việc tranh sủng, nàng ta tiến cung chỉ vì bị trọng thương không thể tiếp tục tự do tự tại cầm quân đánh giặc, chẳng thà gả cho đế vương, phát huy chút giá trị còn lại của bản thân cho Hề gia sự bảo hộ cuối cùng.
Dù sao thì từ xưa binh quyền vốn là điều kiêng kỵ trong lòng đế vương, mặc dù Hề gia một lòng trung quân, ái quốc nhưng sao có thể thắng được sự đa nghi vô tình của hoàng đế. Có Hề Đàn trấn thủ hậu cung, Hề gia sẽ an toàn hơn.
Hơn nữa Hề Đàn đến giờ vẫn chưa có hoàng tự của riêng mình, khó có thể nói rốt cuộc là nàng không thể sinh hay không muốn sinh, nhưng mà nhờ vậy tất cả những việc đoạt trữ, đấu đá trong thâm cung đều tự giác bỏ nàng ngoài vòng nghi can.
Thế mà lại không lường được một kẻ hoàn toàn đứng ngoài cuộc chơi, không tranh đoạt kia lại hủy đi đại kế dày công sắp đặt của họ.
Con nhóc Lâm Phi Lộc cưỡi ngựa trở về tìm viện binh đáng hận, nhưng Hề Quý Phi giết hổ dữ cứu người càng đáng giận hơn. Trong khoảnh khắc Nguyễn Quý Phi thật muốn ăn tươi nuốt sống tiện nhân này cho bõ tức. Nhưng nàng ta chẳng thể làm gì, chuyện này vốn được sắp đặt như thể ngẫu nhiên đen đủi gặp nạn, giờ nếu cố ý tác động chẳng khác nào không đánh mà khai.
Cho nên nàng ta chỉ có thể nuốt cục tức này vào bụng, đóng vai một mẫu phi hiền từ, đức độ cho người đem kỳ trân dị thảo tặng Thái Tử để an ủi.
Trong lòng đang nóng nảy, nhìn cái gì cũng không vừa mắt, tâm tình bức bối không có chỗ xả hận, chỉ đành giận cá chém thớt. Nạn nhân đầu tiên chính là Tạ Tiệp Dư mang thai 5 tháng, đi theo nàng ta đến hành cung tránh nóng. Chỉ vì vô tình nói một câu mạo phạm đến Nguyễn Quý Phi liền bị nàng ta phạt đứng giữa sân viện hơn hai canh giờ, coi như khiển trách tội thất ngôn.
Kết quả vị Tạ Tiệp Dư kia trở về đã thấy máu ướt đẫm váy, truyền gấp thái y bảo hộ long thai, hài tử coi như bảo vệ được, nhưng Tạ Tiệp Dư kia bị động thai khí, thân thể càng trở nên suy yếu, chỉ sợ trong lúc sinh nở sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Lâm Đế nghe được việc này vô cùng phẫn nộ, tuy rằng ông ta biết tình tính Nguyễn Quý Phi nóng nảy, ngang ngược, nhưng đây là vấn đề liên quan đến long tự, vì vậy không thể cho qua dễ dàng được.
Nhưng chưa kịp ban hình phạt nàng ta đã chạy đến mặt ông ta nước mắt ngắn nước mắt dài, làm bộ uất ức kể khổ.
Nữ nhân thường ngày kiêu căng, minh diễm khi rơi nước mắt rất có phong tình. Nàng ta vừa thút thít vừa nói: "Năm đó mang thai Đình Nhi, thần thiếp còn cùng bệ hạ cưỡi ngựa lên núi du ngoạn, đâu có chuyện gì xảy ra. Hiện tại chẳng qua phạt muội muội đứng hai canh giờ, nào ngờ thân thể muội ấy yếu đuối như thế? Nếu bệ hạ cảm thấy thần thiếp hành xử không nghiêm minh, chuyện bé xé ra to, vậy thì chẳng bằng thu hồi lại quyền chưởng quản lục cung. Thần thiếp cũng không muốn chỉ có hư danh, làm việc gì cũng phải lo trước lo sau, thế thì sao có thể thu phục lòng người, an ổn hậu cung."
Lâm Đế vốn định trách phạt nàng ta, đến cuối cùng mình lại hóa thành tên ác nhân không phân biệt phải trái? Ông không thể không trấn an Quý Phi đang tủi thân, hơn nữa hoàng đế cố kỵ thế lực Nguyễn thị sau lưng nàng ta, cuối cùng chỉ đành răn dạy vài câu, ban thưởng cho Tạ Tiệp Dư không ít châu báu, ngọc ngà để bồi thường mất mát, sau đó việc này cứ thế từ to hóa bé, từ bé hóa không có gì mà chìm xuống.
Chính sự trong triều bận rộn, hiện tại cuộc thi săn bắn của hoàng gia cũng bị dừng lại, cho nên năm nay thời gian đến hành cung nghỉ mát ngắn hơn hẳn mọi năm.
Nửa tháng sau, Lâm Đế hồi cung.
Lâm Phi Lộc vừa về kinh thành hai ngày đã bị hoàng hậu triệu vào Trường Xuân Cung.
Nàng tiếp xúc với hoàng hậu không nhiều, hoàng hậu nương nương một lòng hướng Phật, cho nên chuyện thỉnh an mỗi sáng cũng được tiết giảm, ngày thường nếu không có chuyện gì đa phần rất hiếm khi gặp người. Chỉ một lần duy nhất Lam Phi Lộc gặp mặt hoàng hậu là lễ mừng thọ gần đây. Hoàng hậu nhìn nàng 10 phần bình thản, quanh người bà toát ra khí chất trang nhã, an nhiên, thần thái đài các, cao quý, có mấy phần tương tự Thái tử.
Cặp mẹ con dù nhìn thế nào cũng có khí chất và phong thái cao quý đại biểu của hoàng thất, chỉ cần không làm điều gì quá mức sai trái, vậy thì ngôi vị thái tử kia không có khả năng đổi chủ.
Mà giả như có kẻ tham lam muốn đoạt vị thì bọn họ cũng nhất định không ngồi chờ chết.
Hoàng hậu triệu kiến Lâm Phi Lộc đương nhiên là vì chuyện nàng kịp thời gọi được quân cứu viện khi thái tử gặp nạn. Thái tử có thể bình an công lao của Lâm Phi Lộc không nhỏ. Hoàng hậu trước nay là người công bình, đối xử với các hoàng tử, công chúa không kể thân phận mẫu phi đều như nhau, không nặng nề, khắc nghiệt, cũng chẳng thân cận, gần gũi, lúc này lại thật tâm thật ý dành cho Lâm Phi Lộc mấy phần ưu ái hơn hẳn.
Ngũ công chúa này thông minh, cơ trí, tuy tuổi còn nhỏ nhưng thời điểm gặp nguy hiểm lại không hoảng loạn, có thể bình tĩnh xử lý tình huống, sau này lớn lên chắc chắn không dễ khinh thường, lại thêm việc đứa bé này chân thực là ân nhân cứu mạng hài nhi của bà, hoàng hậu không khỏi muốn lung lạc tâm tư đứa bé kia, kéo về phe mình.
Bà không vội vàng ban thưởng hậu hĩnh như Lâm Đế, ngược lại cực kỳ an yên ngồi trò chuyện ngũ công chúa, không khí giữa hai người vô cùng hòa hợp, nhẹ nhàng, trước khi cho công chúa lui cũng chỉ tặng chút quà nhỏ, không có gì đặc biệt.
Đến lúc dùng bữa bà mới uyển chuyển đề cập riêng với hoàng đế việc hiện tại trong cung bốn phi vị vẫn còn trống một.
"Vị trí đó để trống đã lâu, cũng đến lúc cất nhắc một phi tần lên mới hợp với quy chế của tổ tông."
Lâm Đế vốn không phải kẻ ham mê nữ sắc, bình thường đối với chuyện hậu cung thái độ không mặt, không nhạt, dù sao những gió tanh mưa máu chốn hậu cung từ thời tiên hoàng đã để lại bóng ma không hề nhỏ trong ký ức của ông ta. Lúc này nghe hoàng hậu đề cập đến vấn đề này, ông không mặn không nhạt, chỉ bình thản đáp: "Hoàng hậu nói có lý, nếu đã thế, chắc hẳn trong lòng nàng đã có lựa chọn rồi?"
Hoàng hậu trầm tư hồi lâu: "Trong cung hiện tại các phi tần có hoàng tử, hoàng nữ thấp nhất đều là tần vị, chỉ có Lam Chiêu Nghi phẩm giai kém nhất. Ngũ công chúa thông minh, Lục hoàng tử thuần chân, thái hậu vô cùng yêu quý. Bệ hạ hiếu thuận, cũng biết mẫu hậu về già tu hành kham khổ, bây giờ lại có tiểu Lục bầu bạn, cũng coi như chẳng có gì tiếc nuối. Lam Chiêu Nghi vì bệ hạ dưỡng dục hai đứa bé ưu tú, ngoan ngoãn như thế, về tình về lý cũng nên tấn vị cho muội ấy."
Mặc dù Lâm Đế thiên vị Tiêu Lam, cũng hoàn toàn đồng tình cho nàng tấn vị, nhưng nghe hoàng hậu chủ động nói vậy, vẫn có chút kinh ngạc: "Trước đó trẫm tấn phong nàng ấy từ Quý Nhân lên Chiêu Nghi vốn đã không hợp quy củ, nếu bây giờ lại ban phi vị, sợ sẽ dẫn đến không ít lời ra tiếng vào."
Hoàng hậu khẽ mỉm cười, gắp cho bệ hạ một khối há cảo thủy tinh, ôn tồn nói: "Quy củ là do người định, đây lại là hậu cung của bệ hạ, đương nhiên nên để bệ hạ quyết định, người ngoài có tư cách gì chỉ trích chứ? Bệ hạ chính là trời, lời thiên tử nói là chân lý, huống hồ chỉ là việc tấn thăng phi vị mà thôi. Thiên hạ này là của người, mọi việc đều do người định đoạt, nói chi đến một cái hậu cung. Hậu cung bình ổn, vững vàng, bệ hạ mới có thể an tâm chăm lo triều chính. Hơn nữa Lam Chiêu Nghi tính cách dịu dàng, lương thiện, đối nhân xử thế ôn hòa, có lễ, nếu có thể đảm nhận một trong tứ phi, không chỉ làm gương tốt cho chúng phi tần mà còn có thể giúp bệ hạ phân ưu."
Lâm Đế là một kẻ bảo thủ, cao ngạo, lại tự phụ, ông ta luôn cho rằng bản thân mình là kẻ sáng suốt, thông tuệ nhất gầm trời này.
Hoàng hậu làm bạn bên cạnh Lâm Đế từ thuở thiếu thời, biết rõ tính tình phu quân mình nên bà đương nhiên cũng biết thời điểm này cần phải nói cái gì.
Lâm Đế nghe xong Lâm Đế lập tức cảm thấy hoàng hậu không hổ là hoàng hậu nói chuyện quả thực rất có đạo lý.
Hơn nữa trong lòng ông cũng có ý đó, lần này nếu không có Tiểu Ngũ, Thái tử đã lành ít dữ nhiều. Thái tử liên quan mật thiết đến căn cơ chính trị, sự an ổn triều chính. Giống như Hề quý phi nói, Thái tử bình an vô sự chính là Đại Lâm bình an. Ông ta ban thưởng vàng bạc châu báu, lụa là gấm vóc nhìn chung đều chỉ là những vật ngoài thân, phần thưởng thực sự chính là đây.
Vì vậy vừa vặn mùa thu diễn ra lễ tế tổ, Hoàng đế quyết định ra ý chỉ tấn thăng.
Tấn thăng Lam Chiêu Nghi làm Lam Phi, ban thưởng Minh Nguyệt cung, trở thành một trong 4 phi, là chủ một cung điện. Chiếu theo sự thay đổi này toàn bộ phi tử bên dưới một lần nữa được phân chia lại nơi ở.
Ý chỉ vừa ra, toàn bộ hậu cung đều kinh hãi.
Trước đó Tiêu Lam nhảy liền một lúc bốn cấp đã làm toàn bộ phi tần lục cung không khỏi chấn kinh, nhưng dù sao chỉ là một Chiêu Nghi nhỏ bé không đáng lo ngại, coi như đền bù cho nàng ta bao năm tận tụy. Việc này cũng nhanh chóng được chấp nhận. Chỉ là không nghĩ đến từ lúc nàng ta tấn phong Chiêu Nghi chưa được nửa năm lại một bước lên đến vị trí tứ phi - nhảy cóc liền hai bậc. Việc này đúng là con mẹ nó khiến người ta vừa hâm mộ vừa ghen tị.
Biết bao nhiêu người con gái suốt cuộc đời ngụp lặn trong tử cấm thành này cũng chỉ có thể quẩn quanh ở chức vị quý nữ, quý nhân, cả đời chẳng thể ngẩng cao đầu.
Tiêu Lam này rõ ràng năm năm chịu trận, khổ tận cam lai, một bước từ chim sẻ hóa phượng hoàng.
Trong cung nổ ra một trận nghị luận ầm ĩ, không ít tin tức bát nháo truyền ra ngoài nói Tiêu Lam sở dĩ có thể thuận lợi tấn phong phi vị là bởi vì được đích thân hoàng hậu tiến cử với bệ hạ.
Vì sao đột nhiên Hoàng hậu lại tặng nàng ta một đại lễ nhiều người đỏ mắt mong mỏi như thế? Tất cả đều biết rõ, không phải vì việc Ngũ công chúa xả thân cứu Thái tử hay sao?
A, loại sự tình này thật khiến người ta hâm mộ đến chết mà, ai kêu Tiêu Lam kia sinh được đứa con quý giá, giỏi giang đến vậy. Sinh con trai khiến nàng thất sủng, sinh con gái lại giúp nàng phục sủng, thật đúng là câu chuyện ly kỳ, thú vị.
Bên ngoài người người ầm ĩ bàn luận, đến cả Tiêu Lam khi tiếp chỉ cũng kinh ngạc, ngơ ngác như người trong mộng. Tất thảy mọi việc liên tiếp xảy ra trong một năm nay đều khiến nàng cảm thấy mình giống như đang mơ một giấc mơ đẹp đẽ, không thể tin nổi.
Lâm Phi Lộc còn nghĩ định giúp mẫu phi tranh vị, không ngờ còn chưa kịp hành động, phi vị đã tự động đưa đến cửa.
Đột nhiên cô cảm thấy độ khó của cái phó bản này càng ngày càng thấp.
Thật sự cô không cần phải cố sức leo rank lên đến cấp bậc nữ đế sao?
Haizzz được rồi, dù sao cô còn muốn lười biếng, muốn ngủ nướng, làm hoàng đế khổ bỏ mẹ, thức dậy còn sớm hơn gà, ngủ còn muộn hơn chó. Hơi một chút lại bị đám triều thần cuồng nói văn vở bám theo khuyên nhủ, phê bình. Sinh hoạt thường ngày dù đánh rắm lúc nào trong lúc ân ái cùng phi tần cũng bị đám kính sự phòng ghi chép lại, chẳng có chút riêng tư. Chưa kể hở ra một cái là bị đám sử quan ưa soi mói phán căng đét "Xa hoa *** dật", quả thực cuộc sống ngột ngạt gò bò còn không bằng vật nuôi.
Hoàng hậu có lòng, Lâm Phi Lộc đương nhiên cũng phải có dạ. Người ta đã đưa đến cành ô liu, cô đương nhiên đâu thể từ chối tiếp nhận.
Không có bất trắc gì xảy ra, sau này Lâm Khuynh đăng cơ xưng đế, nhân sinh của Lam Phi Lộc chắc chắn không cần lo nghĩ. Có Lâm Khuynh chống lưng chí ít có thể cam đoan cô với Tiêu Lam và đệ đệ Lục Chiêu Viễn có thể bình an vô sự hết một đời. Đến lúc đó, cô cầu xin Lâm Khuynh ban cho Lâm Chiêu Viễn một mảnh đất phong, không cần quá giàu có, trù phú, chỉ cần yên ổn sống là được.
Chỉ cần có thể thuận lợi đưa Tiêu Lam và Lâm Chiêu Viễn rời xa hoàng thành ô chọc này, đến một nơi thật xa sinh sống nốt quãng đời còn lại, điều lo lắng duy nhất ở kiếp này của Lâm Phi Lộc cũng coi như viên mãn.
Về phần mình?
Lâm Phi Lộc cảm thấy cuộc sống hiện tại của mình rất tốt, ngày ngày theo Hề Quý Phi luyện võ, tương lai xuất cung có thể tự do tự tại một mình du ngoạn giang hồ, trở thành phượt thủ bốn bể là nhà, kể ra nghe cũng chất chơi, tiêu sái.
Nửa đời người chìm nổi trong cung, cầm kịch bản sặc mùi drama cung cấm, đeo mặt nạ mà sống, mưa mưu tính tính đủ đường, tuổi già cô chỉ muốn cầm kịch bản kiếm hiệp, đơn giản tiêu dao ngắm mây, nhìn núi, cũng không uổng công đến nơi này.