Khi có được thông tin của Malen Hoffman thì ngay lập tức Nguyên Hãn đã có ngay lập tức phương án đối phó gã này. Nhưng chính quyết định vội vàng này của gã đã làm cho gã phải hối hận rất rất lâu về sau.
Phương án đối phó Malen khá giống đối phó Dương Lăng, đó là xây dựng hệ thống đồng minh tại Châu Âu, hỗ trợ kỹ thuật cho họ. Giúp các quốc gia Châu Âu như Nga, Anh, Pháp, Tây Ban Nha đủ sức mạnh kìm hãm Malen bành trướng. Phương Án tiếp theo là khẩn trương lao đến Châu Mỹ chia miếng bánh thơm này, nhưng trước đó phải chiếm được nguồn dầu mỏ khổng lồ tại Tây Á, nếu để Malen nhanh tay cướp mất thì quả thật là tai nạn chết người.
Ngày 27 tháng 6 năm 1405 toàn bộ Nam Việt đế quốc sôi trào hạnh phúc, cờ hoa phấp phới, ngày hôm nay hoàng tử Trần Nguyên Đức ra đời. Quan trọng hơn cả là vị hoàng tử này dòng máu thuần Việt 100%, từ khi lọt lòng chưa cả nhận thức xung quanh hắn đã có một lực lượng ủng hộ quá hùng hậu. Nên nhớ Nội các đến 80% là Việt tộc đấy, ông ngoại hắn là Thủ tướng Nam Việt, cậu hắn là Đô đốc hải quân Nam Việt, và vô số quan chức chính phủ không liên quan nhiều thì cũng dây dưa ít với hắn. Mà luật của Nam Việt đề ra là chả cần biết mẹ mày là ai, sanh ra trước là anh. Cả Nam Việt đế quốc được uống một viên định tâm hoàn, hoàng tộc Nam Việt quá neo đơn, mà quốc vương bệ hạ thuộc loại chiến tướng, không đông chinh thì cũng tây phạt. Lỡ hắn có bề gì chả nhẽ chạy qua Đại Việt cầu họ Trần về làm vương. Cái chế độ Đại Việt vẫn có hơi hớm phong kiến đấy, những quan chức làm việc trong môi trường tiên tiến cuả Nam Việt thật không hề muốn quay lại trước kia. Lúc này thì họ hài lòng rồi, cả quốc gia được nghỉ 3 ngày có lương để ăn mừng quả thật là vui như tết.
Thế nhưng niềm vui bên gia đình của vị hoàng đế năng chinh thiện chiến này cũng không thể kéo dài lâu. Theo đúng kế hoạch sau khi trang bị lại các dây dẫn cho chiến hạm và các vật phụ trợ của binh lính thì ngày 15 tháng bảy Âm lịch Hoàng đế Nam Việt đã có mặt tại Malaca quân cảng để tiến hành viễn chinh Tây phương. Tổng cộng 29 chiến Hạm lớn nhỏ lớp vỏ thép trùng điệp rời bến cảng tiến vào eo biển Malaca. Đi trước họ là 15 chiến hạm lớp gỗ bọc thép có trang bị động cơ của Feriid, lần này hắn có nhiệm vụ làm hoa tiêu dẫn đường cho quân Nam Việt, tất nhiên hắn cũng sẽ tham chiến nếu cần bởi vì lần này Nam Việt đánh hạ Ấn Độ thì có một phần là của hắn đấy.
Tuyến đường cũ của các thuyền buôn Châu Âu lớp thuyền buồm là đi dọc bờ biển Ấn độ để có thể tránh bão nếu có, bổ xung thực phẩm và quan trọng nhất là dựa hướng gió mà chạy. Thế nhưng những hạn chế này với Hạm Đội động cơ điện của Nam Việt là không có. Với vận tốc trung bình mỗi ngày 500km với hai động cơ thay nhau làm việc đảm bảo ân toàn thì từ Malaca Hạm đội đi thẳng đến đảo Srilanca, đây chính là địa phương mà Nguyên Hãn muốn đánh hạ trong những ngày đầu tiên để thành lập cứ điểm tiến hành thôn tính Ấn Độ khổng lồ. Chiến Hạm của Ferrid được Nam Việt trang bị cho động cơ Pittong 1000 mã lực với hiệu năng trung bình thì cũng giúp chúng nó có thể di chuyển 12 hải lý một giờ tính ra nếu hoạt động liên tục thì chúng có thể di chuyển 500km 1 ngày.
Với việc đi thẳng tắp từ Malaca đến Srilanca thì khoảng cách chỉ là 2500km, động cơ pittong của Ferrid cần nghỉ ngơi nên dụ kiến khoảng 6 ngày sẽ tiến nhập mục tiêu, nếu đi dọc bờ biển Ấn độ thì quãng đường tăng lên thành 4300km việc chiến Hạm có trang bị động cơ quả thực quá ưu thế trong việc hành quân đường xa. Nhất là hệ thống động cơ điện của Nguyên Hãn lại càng bá đạo để giải thích rõ tại sao nó bá đạo thì phải nhìn vào cả một hệ thống quá thông minh. Thứ nhất vì động cơ điện hoạt động rất chính xác thế nên sự phối hợp của hai động cơ rất nhuần nhuyễn, nếu trong tình huống bình thường hai động cơ thay nhau lài việc 6 giờ thay đổi. Thế nên hiện tượng động cơ nóng chịu tổn hại là không thể. Nếu có tình huống cần tăng tốc thì hai động cơ mới cùng nhau phát huy tạo nên lực đẩy bá đạo giúp thuyền tăn tốc cực mau. Lò tuabin hơi thì hoạt động cũng cách quãng cứ 8 tiếng lại nghỉ 4 tiếng lúc ấy ắc quy sẽ hoạt động cung cấp năng lượng cho động cơ điện. Sau khi được làm mát bảo dưỡng thì tuabin hơi lại quay lại làm việc, vừa cung cấp điện cho động cơ vừa sạc ắc quy. Cái vòng tuần hoàn này sẽ giúp chiến hạm của Nam Việt có thể hoạt động cả tháng mà không sợ quá tải nếu đủ nhiên liệu. Đây mới là điển mạnh tuyệt đối của Hải Quân Nam Việt. Chỉ cần xây dựng đủ bến cảng tiếp liệu thì họ có thể di chuyển một mạch mà không sợ máy móc hỏng hóc.