Năm đó hoàng hậu của Lương quốc hạ sinh hai vị hoàng tử đặt tên là Doãn Khải và Doãn Khởi. Cả vương quốc ăn mừng trong vòng một tháng.
Năm hai vị hoàng tử tròn 14, trong một lần đi săn Doãn Khởi vì đuổi theo ca ca mà ngã từ trên lưng ngựa xuống dù không để lại thương tật gì nữa nhưng lại vĩnh viễn không được cưỡi ngựa.
Đối với một nam nhân mà nói, không thể cưỡi ngựa đi săn là một điều rất nhục nhã, ở Lương quốc đã là nam nhân phải đầu đội trời chân đạp đất tinh thông việc đi săn, đó là một sự thiệt thòi vô cùng lớn của vị nhị hoàng tử.
Bên ngoài quốc vương rất tự hào về người con cả, nhưng lại giấu hết mọi thông tin về vị nhị hoàng tử. Hoàng hậu thì bất lực nhìn con trai của mình chìm vào trong sự u uất tự ti mặc cảm. Doãn Khải không sai nó không hề cố ý hại đệ đệ của mình, Doãn Khởi lại càng không sai nó không làm gì nên tội mà lại phải chịu đựng ánh nhìn thương hại của mọi người.
Doãn Khải lớn lên trở thành một vị hoàng tử hoạt bát hiếu động rất giỏi việc đi săn được phụ vương rất mực yêu quý còn Doãn Khởi thì trầm mặc an tĩnh, chỉ thích thơ văn.
Trong một lần sinh thần của phụ vương, Doãn Khải đem tặng một tấm da hổ quý hiếm săn tặng được quốc vương rất tự hào, cùng lúc đó Doãn Khởi đem tập thơ ca ngợi phụ vương vứt đi…
Khi cả hai vị hoàng tử đã trưởng thành, quốc vương có ý định lập Doãn Khải là thái tử. Trong buổi lễ sắc phong đại hoàng tử của Lương quốc nói rằng mình không đủ năng lực và không thể tiếp nhận chức vị thái tử… Quốc vương rất tức giận đã đẩy chàng ra nơi biên cương để chiến đấu chống giặc ngoại xâm, Hoàng hậu khi đó đã khóc hết nước mắt nhưng vẫn không làm thay đổi được quyết định của quốc vương.
Ngôi vị thái tử sao, Doãn Khải không thể đảm nhiệm chức vị này, chàng luôn cho rằng mình không phù hợp kế thừa vương vị. Doãn Khởi mới là người phù hợp, đệ đệ thông minh điềm tĩnh mới có đủ khả năng gánh vác trọng trách ấy, hơn nữa là chàng nợ người đệ đệ ấy rất nhiều. Mọi người đều nói đó không phải lỗi của chàng, nhưng là chàng hiếu thắng quyết đuổi theo chú nai đó bằng được, không kịp thông báo cho Doãn Khởi trong rừng có bẫy, mới hại nó... Mọi thứ nợ nó chàng sẽ trả.
- Tại sao lại từ chối chức vị Thái tử, không phải ca ca đã toan tính làm đủ mọi thứ để đạt được sao.
- Chuyện năm đó ta không hề cố ý.
- Còn định diễn kịch đến bao giờ, ở đây không có phụ hoàng mẫu hậu không cần phải tỏ ra là một vị huynh trưởng tốt.
- Mọi thứ nợ đệ ta sẽ trả hết.
- Ngụy quân tử!
Doãn Khải lên đường mà không hề nói câu từ biệt càng khiến quốc vương giận dữ hơn. Ông là quốc vương nhưng cũng là một người cha tại sao lại không nhận ra sự bất hòa giữa hai huynh đệ chúng nó, nhưng muốn trở thành một bậc quân vương anh minh lỗi lạc phải văn võ song toàn, Doãn Khởi quá yếu đuối không thể đảm nhận buộc phải giao cho Doãn Khải nhưng nó lại quá cứng đầu. Tai nạn năm đó chỉ là một sự cố nhưng trong lòng Doãn Khải lại luôn áy náy với đệ đệ của mình luôn luôn nhường đệ đệ mọi thứ của mình…
Còn về Doãn Khởi, thứ cho ông là một người cha không tốt. Ông luôn cảm thấy là nam nhi phải đầu đội trời chân đạp đất chứ không phải suốt ngày vùi mình trong đống thơ văn, đứa con này ông không thể nào tỏ ra thật sự yêu quý quan tâm được. Là ông bất lực nhìn huynh đệ chúng nó ngày càng xa cách nhau.
Bước chân khỏi kinh thành là huynh đệ nhưng không ngờ trở về lại thành kẻ thù.