Tôi có cảm giác mình đang ở trên miệng núi lửa, mùi nham thạch nồng nặc trong khoang xe. Tôi gọi hiện tượng này là: nam nhi chí bốn biển, vạn dặm cũng như gần!
Nhiều người rất dễ nổi nóng khi lái xe.
Cấp độ một, gọi là “nóng nảy”. Tức là vẫn kiểm soát được cảm xúc, không bị ngoại cảnh tác động. Có thể làu bàu vài tiếng, nhưng vẫn giữ tốc độ an toàn. Nếu tình cờ gặp phải trường hợp phạm luật, thì mới cau mày chửi bậy một câu. Tôi quen một cô gái, mắc chứng tức giận khi đi đường cấp độ nhẹ. Gặp tình huống không vừa ý trên đường là cô ấy lập tức đổi làn, rồi làu bàu: Ôi giời ơi! Đồ chết băm!
Tuy có bực bội nhưng không đến mức máu xông lên não. Tôi gọi hiện tượng này là:
“Nón lá biếc
Áo tơi xanh
Mưa phùn gió rét cũng làm thinh” (1)
(1) Những câu thơ trong bài Ngư ca tử của nhà thơ Trương Chí Hòa, thời Đường, Trung Quốc. Bản dịch thơ của Điệp Luyến Hoa.
Cấp độ thứ hai là “nóng giận”. Chỉ cần hơi không vừa ý là lập tức muốn vượt lên. Điều đáng nói là sự nổi nóng này sẽ hại cho chiếc xe của anh ta. Anh ta sẽ bấm còi nhằng xị, đập chan chát lên vô lăng, nghiêm trọng hơn thì kéo cửa kính quát ầm ĩ. Khác với cấp độ nhẹ, người nổi nóng ở cấp độ này batws đầu có dấu hiệu muốn trả thù. Ví dụ, hắn tạt đầu xe tôi, đã thế tôi cũng sẽ tạt đầu xe hắn. Tuy vậy những câu chửi cũng chỉ quanh quẩn: Tổ cha nó, có biết lái xe không hả? Muốn chết thì đi tìm xe khác mà tự vẫn. Nhà có đám hay sao mà đi kiểu ấy. Bấm cái tiên sư nhà ông! Ngu như heo!
Đan điền bắt đầu nóng lên, ngực đã hơi bùng cháy. Tôi gọi hiện tượng này là:
“Rừng tối, gió dạt cỏ
“Rừng tối, gió dạt cỏ
Tướng quân, đêm bắn cung” (2)
(2) Những câu thơ trong bài thơ Tái hạ khúc kỳ 2 của nhà thơ Lư Luân, thời Đường, Trung Quốc.
Cấp độ thứ ba là “nổi giận”. Tôi có anh bạn mà mỗi lần ngồi xe cậu ta là một lần bị tra tấn.
Có bữa tôi ngồi bên ghế phụ, vừa lên xe cậu ta đã không ngơi miệng chửi:
- Đồ ăn mày! Đường hai vạch mà đòi chuyển làn. Bò sang bên nọ lại bò sang bên kia, định dụ ông đây theo đuôi mày chắc! Đồ lòng lang dạ sói!
Tôi ngẩng lên, phía trước không hề có chiếc xe nào cả. Nhìn kỹ lại mới thấy, cách mui xe khoảng hai trăm mét có một chiếc Alto đang đổi làn. Đúng vậy, cách đó đúng hai trăm mét không sai. Ở cấp độ này, mặc dù bản thân anh ta không bị ảnh hưởng nhưng nộ khí bừng bừng sẽ khiến anh ta trút giận lên mọi đối tượng trong tầm mắt của anh ta.
Tôi có cảm giác mình đang trên miệng núi lửa, mùi nham thạch nồng nặc trong khoang xe. Tôi gọi hiện tượng này là:
“Nam nhi chí bốn biển
Vạn dặm cũng như gần” (3)
(3) Những câu thơ trong bài Tặng Bạch Mã Vương Bưu của nhà thơ Tào Trực, thời Tam Quốc, Trung Quốc.
Cấp độ thứ tư là “phát điên”. Có lần tôi đi taxi, một chiếc xe tư nhân tạt qua đầu xe taxi. Tài xế nổi giận lôi đình, những câu chưi bậy thậm tệ lập tức bắn ra như súng liên thanh với tần suất hàng trăm chữ trên phút. Chưa hết anh ta còn tăng tốc đuổi theo chiếc xe kia, dù đã cách mấy trăm mét. Thực hiện động tác tạt đầu và còn không quên quay lại chửi:
- Thích tạt đầu à, thích tạt đầu à! Về phòng khách nhà mày mà tạt!
Tôi có người bạn lái xe từ Thượng Hải về Vô Tích, đi trên cao tốc Thượng Hải – Nam Kinh, lúc gần đến chỗ chuyển hướng thì đèn pha của chiếc BMW Z4 của một người phụ nữ cứ nhấp nháy nhiều lần. Cậu ta nổi điên mới đuổi theo cô kia, rồi bật đèn xin vượt nhấp nháy suốt đến tận Trấn Giang, mãi đến khi cô kia giảm tốc độ, nhường đường cho cậu ta, thì cuộc rượt đuổi mới kết thúc. Sau đó, cậu ta quay đầu cho xe chạy quay về Vô Tích. Tôi gọi hiện tượng này là:
“Long Thành ví hãy còn phi tướng.
Chẳng để ngựa Hồ vượt núi Âm” (4).
(4) Những câu thơ trong bài Xuất tái kỳ 1 của nhà thơ Vương Xương Linh, đời Đường, Trung Quốc.
Trước kia, tôi thuộc cấp độ hai. Năm 2005, Bắc Kinh có tuyết lớn. Tôi lái xe về Nam Kinh trên đường cao tốc. Mặc dù vẫn chủ đích lái làn trong nhưng vì muốn vượt một xe, xe tôi xoay 720 độ trên đường cao tốc. Cũng may bữa đó các xe phía sau đi với tốc độ khá chầm, nên mới không xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
Vừa hoàn hồn, nên gặp phải vụ vi phạm luật giao thông nào trên đường, tôi cũng im như thóc. Ai muốn vượt tôi sẽ nhả ga, giảm tốc. Ai muốn tạt đầu, tôi sẽ nhường. Cứ bật đèn xin vượt là tôi nhường, và tuyệt đối không bật đèn pha khi không thực sự có nhu cầu.
Bởi vì, người ngồi trên xe, xe chạy trên đường, chỉ cần chúng ta mất kiểm soát thì tai nạn nghiêm trọng khôn lường sẽ xảy ra.
Chẳng có gì đáng phải nổi giận, mọi người đều bận rộn, đều đang rất gấp, nhưng tôi không muốn vì tranh thủ ít thời gian mà đánh đổi cả tính mạng. Mọi người đều muốn lập chiến công, đua thành tích, tôi thì không muốn đâm đầu vào chỗ chết.
Nói điều này không khoa trương chút nào: Cho dù suốt đời bạn không xảy ra bất cứ tai nạn nào, nhưng tức giận dễ gây tổn thọ, vả lại cũng chẳng được lợi ích gì.