Năm Tháng Là Cành Hoa Nở

Chương 2



Thoáng một cái, bọn học sinh chúng tôi sắp được nghỉ hè, nhưng đấy là hè của mấy nhóc 15 tuổi, còn hè của lũ 17 tuổi chúng tôi, chỉ có vùi đầu vào học. Thực ra năm nay có một thể chế, chính là thi tốt nghiệp rồi được chọn trường, tôi cảm thấy cái này mới chính là vấn đề thiết yếu. Nếu như thi tốt nghiệp, rồi mới thi đại học, ít nhất tôi còn có thể lựa chọn cẩn thận trường đại học nên vào, còn bây giờ hết hi vọng. Mẹ đại nhân ở nhà bồi dưỡng tôi muốn béo quay béo tròn ra nhưng người tôi chẳng xi nhê gì, cân vẫn giữ nguyên mức 45kg mà đám bạn ghen tị, cả người nhìn vẫn như trước. Tôi nghĩ chắc vấn đề học hành và lời nguyền của bố mẹ tôi.

“Chọn trường an ninh hoặc kinh tế.”

“Nếu an ninh nhớ chọn hành chính.”

Đó là lời nguyền từ khi tôi học cấp 2 lớp 9 đến tận bây giờ. Để không dính phải lời nguyền, tôi luôn trì hoãn việc chọn trường đại học. Có lần, tôi lên trang wed kì lạ than vãn với mấy đồng chí kia.

“Em sắp chết vì vụ chọn trường rồi.”

Vô Diệm cười trả lời:

“Thế thì chọn kiến trúc đi, bọn anh ở đây ai cũng học kiến trúc cả, còn có…”

Tôi thật tò mò ba chấm của Vô Diệm, sao không nói rõ ra mà còn ấp a ấp úng nữa làm gì, thật khiến tôi hiếu kì. Chưa chờ tôi hỏi tiếp, Vô Diệm đã nhanh tay hơn:

“Cho người nào đó không phải lang thang khắp nơi.”

Tôi: “…”

Nói chuyện với mấy người này kì thực rất tốn chất xám, có lúc nói không đầu không đuôi làm tôi chẳng hiểu gì. Như vừa nãy chẳng hạn. Tôi thở dài nói:

“Thôi, em hỏi ý kiến lão đại tốt hơn.”

Vô Diệm gửi cho tôi một icon tuyệt vọng khiến tôi cười sặc sụa.

Tối đó, tôi canh cả giờ chờ lão đại lên on nhưng mãi không thấy anh, cả mấy người kia bình thường cũng hay lên mà không thấy. Cảm giác lạnh lẽo xâm nhập hết các giác quan của tôi khiến tôi dần chán nản, tắt máy đi. Họ hình như có việc bận gì đó rồi.

Càng đến kì thi cuối năm, tôi càng ít thời gian lên mạng, làm những chuyện mà tôi thấy thú vị. Không những vậy, số lần ra ngoài của tôi tăng lên đáng kể, từ một hai lần thành hơn chục lần, số lần ra vào thư viện, mượn sách này mượn sách kia, đi ăn uống với bạn bè lên đến gần chục lần. Cứ thế, tôi gần như quên hết mọi chuyện trên mạng. Facebook cũng chỉ lên vài lần, lúc nào tôi lên cũng chỉ có vài người bạn cũng lớp, hoặc cũng có lúc chẳng có ai, bởi vì cuối năm lớp 12, chẳng ai còn mấy tâm trạng mà lo chuyện khác nữa. Một hôm, tôi vào trang nhôm của lớp cũ, thấy tụi nó đang bàn chuyện thi xong đi ăn, tôi chen vào một câu:

“Ăn lẩu cá.”

Ngay lập tức, chúng nó thi nhau ném đá tôi.

“Mày bị cuồng cá à?”

“ Lần nào có vụ ăn hội mày cũng cá.”

“Số lần mày nói lẩu cá rất nhiều rồi đấy.”

“….”

Tuy vậy, có mấy đứa vẫn tốt mà ra “bảo vệ” cho món lẩu cá của tôi.

“Tao thấy lẩu cá cũng rất ngon.”

“Lần nào tụi mày cũng lẩu gà ăn ngấy bỏ xừ.”

“Mặc dù nó nói lẩu cá nhưng lúc nào tụi mày cũng lẩu gà, nói mà không thành hiện thực còn đã hơn không nói mà thành hiện thực.”

Tôi cảm động đưa ánh mắt long lanh nhìn tụi nó, mấy thằng bạn tốt quá, còn tụi kia mang tiếng là bạn thân của tôi nhưng toàn nói xoáy không thì cũng phản đối kịch liệt làm tôi mấy lần tức điên cả lên. Bạn bè thế đấy.

Có lần sang nhà bác cùng mẹ, bác biết tôi sắp thi đại học nên quan tâm hỏi:

“Thế cháu định vào trường nào?”

Tôi mím môi suy nghĩ, sao mọi người thích động vào nỗi đau của tôi thế nhỉ? Tính ra thì đi đâu, câu đầu tiên tôi nghe được cũng là “cháu vào trường nào?”, “có vào an ninh không?” hay đại loại như “vào kinh tế sau này mới sướng.”

Tôi thực ra có một ước mơ “thầm kín” bấy lâu nay, đó là kiếm thật nhiều tiền. Mà chỉ cần nghe đến từ “sau này sướng” là tôi sẽ cân đo đong đếm, suy nghĩ thật cẩn thận xem có nên chọn trường đấy không, mà có chọn thì tôi có khả năng đó không. Cảm thấy mọi người đang nhìn mình, tôi nhe răng cười nói:

“Cháu vào đại học kiến trúc.”

Bác tôi khen nhà này thật có phúc, hai chị em nó đều học trường kiến trúc xây dựng, con gái học được như thế này là giỏi lắm đấy. Mẹ tôi mặt tười cười, vui vẻ cười nói, nhưng tôi lại cảm thấy, sao ánh mắt mẹ nhìn tôi như diều hâu nhìn gà con thế nhỉ?

Cuối cùng, ngày thi tốt nghiệp cũng đã đến, tôi rất hồi hộp, rất lo lắng nhưng đây chẳng phải tâm lí chung của tất cả mọi người sao? Thế quai nào mẹ tôi lại ném thẳng vào tôi một xô nước lạnh thế.

“Tâm lí cái gì, không học được mới bị tâm lí.”

Tôi: “…”

Sao tôi lại có người mẹ vô tình như vậy, mới đầu vỗ béo tôi, sau lại cho tôi nguyên xô nước lạnh.

Tôi chẳng thêm quan tâm mấy lời nói kia nữa, tối trước hôm thì, tôi lên mạng. Nhìn vào màn hình có mấy người lên nhưng không có anh, dường như lúc ấy, điểm tựa bình yên và an lanh của tôi mất đi. Nhìn qua chiếc ghế sopha chàng trai thư sinh áo trắng thường hay ngồi, tôi mím môi, cảm giác nước mắt sắp dâng trao. Lão đại dù sao cũng là sinh viên đại học, chắc không phải ngày nào cũng bận nhưng không hiểu sao, mỗi lần lên không thấy anh, tôi lại thất vọng đến như vậy. Dù biết anh không lên nhưng tôi vẫn lặng lẽ nhắn tin cho anh.

“Nếu em thi đỗ sẽ chọn trường kiến trúc.”

Nhắn lại xong xuôi, tôi bắt đầu xem lại bài học, nhưng…chết tiệt, ôn mãi không vào.

Hôm sau, mẹ tôi đích thân đưa tôi đi thi làm tôi càng thấy áp lực hơn. Nhưng lòng tốt của mẹ, sao tôi nỡ lòng phá nó. Thế là đành chịu đựng mang vào phòng thi.

Không hiểu sao, hôm ấy có phải số tôi tốt hay không mà làm bài rất suôn sẻ, tốt đến nỗi chính tôi cũng ngạc nhiên. Nhưng đời không như phân đoán, tôi sẽ không tự tin như nhiều năm trước nữa để tránh thất vọng. Mấy ngày ở nhà, ngoài nghịch mấy tính mua từ hồi cấp 3 đến bây giờ thì cũng là ăn, ngủ. Mẹ tôi sợ sau khi thi, tôi không nấu ăn được nên chỉ bắt tôi rửa bát, sau đó thích đi đâu thì đi, tránh để không đỗ lại ở nhà khóc tào lao. Tôi thấy mình có khóc tào lao đâu.

Giấy báo trúng tuyển mấy hôm sau cũng được gửi đến, tôi không tin vào mắt mình, sợ mình đang mơ nên học theo trong phim nói với bà chị lúc ấy đang ở nhà:

“Chị, véo má em mạnh vào, đừng lưu tình.”

Bà ấy tự dưng ngoan ngoãn làm theo lời tôi, véo mạnh đến nỗi hai má tôi muôn sưng lên, rơm rớm nước mắt, nhảy dựng lên nói:

“Chị làm thật đấy à?”

Chị tôi đắc ý liếc nhìn tôi.

“Mày nhờ còn gì.”

Tôi ấm ức, bước lên phòng trong lời nói mở tiệc ăn mừng của bố mẹ. Ăn mừng chẳng thà cho tôi tiền thì tốt hơn.

Tôi lên phòng, vội vàng mở máy tính, báo cho lão đại biết tôi thi đỗ rồi, cũng đã chọn trường kiến trúc ở thủ đô, nhưng khi nhắn xong mới phát hiện anh không có ở đó. Lại là không có ở đó, tôi nhăn mặt lại, đến cả đám Vô Diệm cũng không thấy đâu, chẳng lẽ mấy người này bỏ đi hết rồi sao.

Mấy tuần sau, sau khi nhận được giấy báo trúng tuyển, tôi theo bố lên tìm nhà, ai ngờ bà chị có lòng tốt kéo tôi đến ở biệt thự của bà ấy. Xem ra cái lời hứa nuôi tôi ăn học đại học không phải là giả. Chính vì cảm động sự vĩ đại của chị gái nên mỗi lúc anh rể tương lai đến, tôi đều kiếm cớ chuồn đi, tránh phá hủy không khí riêng tư của hai người đó để bị oán hận. Tôi ở nhà chị đã mấy ngày rồi, làm quen đường xá đến nỗi không gì không moi móc được, cho dù bị cướp ở đây rượt đuổi, tôi vẫn tự tin mình có thể trở về nhà an toàn mà không cần đến bản đồ.

Không ngờ, mấy ngày sau, suy nghĩ gặp cướp của tôi lại thành sự thật. Vừa ra khỏi quán bánh ngọt, trên tay đang cầm ví tiền, bất thinh linh, một tên bịt mặt chạy đến giật lấy ví trên tay tôi, sau đó chạy vèo đi. Nếu là trong phim, chắc chắn sẽ có cảnh ngu ngơ đứng hồi lâu, còn đối với tôi, thấy tiền bị cướp, không đuổi theo tẩn cho thằng đó một trận tôi không mang tên Lâm Uyển Quân. Thấy trước mắt, thằng đó mới đi được mấy bước, tôi lập tức co chân chạy đuổi theo nó, dùng hết sức lực từ thời cha sinh mẹ đẻ đến bây giờ đuổi thằng đó mấy con phố, không chỉ vậy, tôi vừa đuổi theo vừa la hét om sòm.

“Bớ người ta, trộm tiền, mau bắt lấy.”

Tôi suy nghĩ một chút, lại chen thêm một câu.

“Tên trộm kia, trong đấy toàn đồ nhạy cảm của phụ nữ đấy.”

Tiếng hét của tôi thu hút sự chú ý của khá nhiều người, họ thấy có tên cướp đồ, chỉ nhìn tôi một lúc rồi đuổi theo tên trộm đó. Tôi đi ngang qua một thùng rác, thấy một chiếc dép tông ở đó, vơ vội lấy rồi nhanh chân đuổi theo, phi thẳng vào đầu tên cướp đó không nể tình. Tên cướp đau quá, quay đầu lại, nhưng không nhìn về phai tôi mà nhìn về phía anh chàng đẹp trai nào đó. Tôi chợp nghĩ, hình như thằng cướp này bị gay. Không đợi chứng thực, tôi nhanh chông lao đến, đè lấy thằng cướp đó, giật lại ví tiền, bắt đầu sự nghiệp giảng dạy cho trẻ nhỏ:

“Anh trộm này, anh trộm ai không trộm lại đi trộm ví của tôi. Mà đất nước này có nhiều việc làm thế, sao không tìm đại một việc mà làm. Hơn nữa…”

Đến đây, tôi dừng lại để nhớ một câu thoại của nhân vật trong truyện, lại nhìn thấy ánh mắt

hung dữ của tên trộm, tôi nhe răng cười nói:

“Anh là kẻ trộm chứ có phải là kẻ cướp đâu. Ăn trộm cần kỹ thuật, không phải giở ánh mắt hung ác, sát khí đằng đằng ra. Mẹ kiếp, anh là trộm chứ có phải sát thủ đâu? Làm lưu manh cũng cần có đạo đức nghề nghiệp biết chưa, trông cứ như tù vượt ngục ấy.”

Nói xong câu đấy, tôi cười hì hì, xoa đầu tên trộm đồ của mình như cún con.

“Hì, về đọc truyện Đạo Tình của Chu Ngọc đi nhé, có kĩ thuật trộm đồ đấy, còn nữa, câu nói đấy là của Ly Tâm, tôi mượn để giảng dạy đạo lí cho anh thôi.”

Tên trộm chuẩn bị vực dậy thì lại ngã xuống, tôi tất nhiên không hề nghĩ đó là do câu nói của tôi mà do tôi đang ngồi lên người tên đó. Tên trộm đó lẩm bẩm câu:

“Đồ thần kinh…”

Tôi mặc dù nghe được nhưng cũng chỉ đá cho tên đó một phát, phủi mông quay về tiệm bánh ngọt lấy hộp bánh lúc nãy để nhờ.

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv