Hôm nay tâm trạng của Tú rất tệ.
Lúc sáng Tú tiếp nhận hai ca mổ cho hai chú chó bị bỏ rơi vì già yếubệnh tật, nhưng cuối cùng không có ca nào thành công vì bệnh tình quánặng.
Đến trưa trên đường chạy đi ăn trưa thì quán ăn yêu thích gần bệnh viện đã đóng cửa và dời địa điểm.
Tối có hẹn với ba mẹ về nhà ăn cơm nhưng có khách đột xuất và lương tâm Tú không thể từ chối thế nên phải thất hẹn với ba mẹ.
Bây giờ đã gần 10 giờ tối. Mấy đứa nhỏ cũng đã ăn xong và đa số đã ngủ. Mấy con mèo con mới sinh bị bỏ rơi hôm nay được đưa tới bệnh viện chắcTú phải mang về nhà để bón sữa qua đêm.
Bữa tối Tú còn chưa ăn.
Tú bỏ bốn con mèo con vào trong cái hộp giấy, đắp lên cho tụi nó cáikhăn để giữ ấm rồi mang về nhà. Cảm thấy bụng đói cồn cào, Tú vào nhàbếp lục tìm đồ ăn. May quá, cái bánh hamburger lần trước mua vẫn chưađụng đến. Cầm cái bánh ra đưa lên mũi ngửi xem có mùi gì lạ không, thấyvẫn thơm nên Tú cho vào lò vi sóng để hâm cho nóng. Tối rồi thì thôi ăntạm vậy.
Lấy cái bánh nóng hổi từ lò vi sóng ra, Tú mang lạiphòng khách, vừa ngồi ăn vừa nhìn mấy con mèo con. Tụi nó còn nhỏ quá,mắt còn chưa mở, tại sao người ta lại nỡ lòng nào tách chúng ra khỏi mẹrồi đem bỏ đi. Nếu hôm nay không ai phát hiện chúng cạnh lùm cây, thì có lẽ chúng đã chết vì đói lạnh, hoặc là vì chó to cắn chết.
Bốncon mèo con. Một con màu đen, hai con màu trắng và một con màu vàng vện. Thấy chúng nó ngủ thật dễ thương, Tú đi tìm điện thoại để chụp lạikhoảnh khắc đó. Lấy điện thoại từ ba lô ra mới biết là mình có ba cuộcgọi nhỡ. Hai cuộc từ mẹ. Cuộc còn lại từ Nhi.
Tú gọi lại cho mẹ trước.
“Dạ mẹ?”
“Con ăn gì chưa?” Mẹ hỏi Tú.
“Con đang ăn nè mẹ.” Tú cắn chiếc bánh. Phần bánh mì đã có phần hơi xẹp, nhưng mùi vị của nó cũng vẫn còn ngon.
“Ăn trễ thế, không tốt cho bao tử nha con.” Mẹ nhắc nhở. “Hôm nay mẹ làmbánh bao, tưởng con ghé ăn nên để sẵn cho con mang về. Vậy mai mẹ ghébệnh viện nhé. Mang bánh bao đến cho con và đồng nghiệp luôn.”
“Dạ tuỳ mẹ. Mà mai đến thì mẹ gọi trước cho con biết nha.”
“Ừ. Con mau ăn rồi nghỉ ngơi sớm đi.”
Chào tạm biệt mẹ, Tú cúp máy. Ăn hết phần bánh cuối cùng, Tú lại tủ lạnh lấy ra chai nước suối để uống. Cầm điện thoại nhìn vào cuộc gọi nhỡ củaNhi. Thời gian gọi vào là lúc 8 giờ 47 phút.
Bây giờ cũng đã 10 giờ 20.
Tú không biết Nhi có còn thức không, nhưng cũng gọi lại cho lịch sự.
Chuông đổ vài lần thì bên kia bắt điện thoại, rồi những gì Tú nghe được làm Tú mỉm cười. Con gái của Nhi đang hát một bài gì đó.
“An Yên nhỏ tiếng mẹ nói chuyện điện thoại nào.”
“Mẹ nói với ai ạ?” An Yên thắc mắc.
“Với bác sĩ Tú.” Nhi nói với An Yên, rồi trở lại cuộc điện thoại với Tú.”Xin lỗi Tú nhé. Trước giờ ngủ lúc nào con bé cũng trình diễn ca nhạc.”
“Không sao. Đáng lẽ Tú phải nói xin lỗi mới phải. Giờ mới thấy được cuộc gọinhỡ của Nhi. Nãy giờ Tú lu bu với mấy con mèo con quá.” Tú giải thích.
“Bác sĩ thú y, bận bịu cũng dễ hiểu mà.”
“À, Nhi gọi có chuyện gì thế?”
“Tính nói với Tú rằng anh bạn kia hôm nay có liên lạc với mình nữa và mongmuốn sắp xếp được một cuộc hẹn sớm nhất với Tú. Vậy Tú nghĩ khi nào Túcó thể gặp?”
Nhìn qua đám mèo con còn nhỏ cần có người chămthường xuyên, Tú không biết khi nào mới có thể đi. Chợt Tú nghĩ ra mộtđiều, hay là hẹn gặp tại bệnh viện cũng được. Bệnh viện thú y của Túcũng có phòng tiếp khách.
“Tú mời đến bệnh viện ngày mai đượckhông Nhi? Vì đang phải chăm mấy con mèo con nên không biết khi nào mớicó thời gian. Nếu đến bệnh viện thì cũng sẽ tiện hơn.”
Nhi suynghĩ một hồi lâu rồi trả lời. “Chưa bao giờ bên mình hẹn gặp tại nơiriêng tư của khách hàng cả vì để bảo đảm an toàn...”
Tú cười. “Nhi sợ mình làm gì anh chàng đó sao.”
“Dĩ nhiên là không. Đó chỉ là luật lệ của công ty. Nhưng mà, chắc là không sao vì Tú cũng muốn Nhi có mặt mà phải không?”
“Đúng rồi. Chắc chắn phải có mặt nha. Không là Tú không đảm bảo an toàn cho anh chàng kia đâu.” Tú chọc.
“Tú vui tính thật.”
“Thật sự là ngày hôm nay của mình rất tệ, nhưng mà không hiểu sao nói chuyện với Nhi một tí mà đã thấy bớt căng thẳng rồi.”
“Vậy thì tốt rồi. Đừng mang những nỗi muộn phiền vào giấc ngủ.”
Lần đầu Tú nghe một lời khuyên chân thật như vậy từ Nhi. Tú có cảm giác rằng Nhi cũng đã tự nhắc nhở chính mình rất nhiều lần.
“Ngày mai,“ Tú nói, “Ngày mai hẹn anh chàng đó và Nhi khoảng 7 giờ nhé. Địa chỉ thì Tú đã nhắn cho Nhi trước đó rồi.”
“Mai Nhi sẽ qua sớm một tí để mang thức ăn đến nhé. Công ty vẫn phải lo cho Tú ở khoản này.”
“Cảm ơn Nhi.”
“Thôi cũng không làm phiền Tú nữa. Ngày mai gặp.” Nhi nói lời chào tạm biệt.Tú cũng có thể nghe tiếng An Yên gọi Nhi nên cũng vội nói lời chào tạmbiệt để Nhi có thể lo cho An Yên. Cúp điện thoại, Tú lấy ống bơm sữa,bơm cho đám mèo con uống lần nữa rồi mang chúng vào phòng với mình, vừangủ vừa canh chúng qua đêm.
***
Chiều ngày hôm sau, khi An Yên đi học về, con bé chạy ngay vào phòng của mình để làm một việc gìđó. Khi Nhi đi lên kiểm tra, Nhi phát hiện con bé đang ngồi trên bàn vàcặm cụi vẽ một bức tranh.
Thấy An Yên đang say sưa vẽ, Nhi cũngkhông muốn làm gián đoạn cảm hứng của con. Đứng từ phía sau ngắm xem con bé đang vẽ tranh gì, Nhi thấy có một đứa bé. Dường như đứa bé đó là AnYên vì trên tay có cầm vật gì đó như là con thỏ bông. Cạnh đứa bé có một người nữa. Lúc đầu nhìn, Nhi cứ tưởng An Yên vẽ mình, nhưng khi con bévẽ xong thì Nhi nhận ra đó không phải là mình. Đó là Tú.
Tú đangđứng cạnh An Yên trong tranh. Con bé vẽ thêm một con chó và một con mèo ở cạnh. Nét vẽ của một đứa trẻ năm tuổi tuy có nguệch ngoạc, nhưng cũngđủ rõ ràng để biết con bé đang vẽ cái gì.
“Con vẽ bác sĩ Tú à An Yên?” Nhi lên tiếng hỏi.
An Yên ngoái đầu lại nhìn Nhi rồi giải thích. “An Yên vẽ tranh cảm ơn để tặng cô.”
“Rồi con làm sao đưa cho cô?” Nhi hỏi, thử xem con bé nghĩ cách gì.
“Lần sau gặp cô con sẽ đưa.” Nói rồi con bé chống cằm suy nghĩ. “Nhưng cũng không biết khi nào ta...”
Nhi bật cười. “Thôi được rồi, thấy con có lòng và ngoan như vậy, mẹ sẽ đưagiúp con nhé.” Nhi cầm bức tranh lên xem. Bức tranh đơn giản thôi. Conbé vẽ mình và Tú đang đứng ở ngoài vườn vì Nhi thấy con bé còn trang trí thêm cây hoa nữa. Mặt ai cũng tươi cười.
“Mẹ thấy con nên viết lời cảm ơn cô lên bức tranh.” Nhi gợi ý.
“Nhưng mẹ ơi, An Yên không có biết viết chữ.”
“Mẹ cầm tay con, con viết theo mẹ nhé.”
Mặt An Yên hớn hở, chọn lấy cây bút chì màu đỏ đưa cho Nhi. Nhi cầm tay con bé, chầm chậm hướng dẫn bàn tay nhỏ bé ấy đi theo mình. Viết xong xuôi, An Yên trông rất hài lòng với tác phẩm vừa hoàn thành tuy rằng con békhông hiểu mình vừa viết gì.
“Tí nữa mẹ sẽ mang bức tranh nàythay con tặng cho cô nhé.” Nhi cầm bức tranh lên và cuộn nó lại. “Conxuống xem bà có cần phụ giúp làm cơm không.”
Ngoan ngoãn nghelời, An Yên ra khỏi phòng và chạy xuống nhà. Nhi nhìn lên đồng hồ treotrên tường, thấy cũng đã gần 6 giờ nên cũng vội tắm rửa để chuẩn bị đicông việc của mình.
***
Như lời đã hứa, tối đó trước khighé Tú thì Nhi ghé một nhà hàng để đặt một số món ăn mang đi. Mày mò mãi thì Nhi cũng tìm được đến bệnh viện của Tú. Nó nằm trong một khu dâncư, không phải ở mặt tiền đường nên lúc đầu Nhi cũng không biết phải tìm ở đâu. Đến nơi, Nhi dựng xe ở ngoài rồi nhìn lên cái bệnh viện. Nó tovà nhìn chuyên nghiệp hơn Nhi tưởng. Đó giờ ở Việt Nam, Nhi chỉ quen với các phòng khám thú y tư nhân được mở tại nhà. Nhi không ngờ Tú có khảnăng và lòng can đảm để mở một cái bệnh viện khá to như thế này.
Đẩy cửa bước vào trong, Nhi được chào đón bởi tiếng sủa của các em chótrong chuồng. Nghe tiếng chó sủa, Tú từ trong đi ra, phần nào đoán đượcngười vừa bước vào là Nhi. Tay Tú vẫn còn đang bế con mèo con màu đen và đút sữa cho nó.
“Có đang làm phiền Tú không?” Nhi hỏi vì thấy Tú vẫn còn mặc đồng phục, tay thì còn đang đút sữa cho mèo.
“Đâu có, Nhi đi theo Tú nè.” Tú dẫn Nhi vào một phòng ở cuối bệnh viện. Nơiđó được thiết kế như là một căn bếp của một ngôi nhà. Có bếp, có tủlạnh, có bàn ăn. Mọi đồ dùng cũng đều có sẵn.
“Tú sống ở đây luôn sao?”
“Không, nhà Tú ngay cạnh đây. Ở đây có nhà bếp vì muốn tiện việc nấu ăn cho mấy đứa nhỏ.” Con mèo đen đã uống sữa xong, Tú cho nó vào lại trong hộpgiấy được đặt ở trên bàn. Lúc này, Nhi mới phát hiện ra mấy con mèo controng hộp. Tụi nó nhỏ xíu, nằm ngủ chồng lên nhau.
“Sao còn nhỏ xíu vậy Tú?”
“Vừa mới sinh được vài ngày thôi. Hậu quả của việc không triệt sản mèo, đếnkhi sinh không nuôi được thì họ lại đem bỏ. Nếu như không phát hiện kịpthời thì chắc cũng không qua nổi.”
Mèo con mồ côi. Hoàn cảnh có phần nào đó giống An Yên.
“Nhi ngồi chơi, Tú vào thay đồ một cái.”
Nhi gật đầu, nhưng mắt không thể nào rời khỏi mấy con mèo con. Tụi nó còn quá nhỏ để phải xa mẹ. Cũng may là có Tú.
Thấy cũng gần đến giờ hẹn, Nhi bắt đầu sắp xếp thức ăn để cho ra bàn. Nhichỉ đặt những món cơm gia đình đơn giản. Cá kho tộ, đậu hũ dồn thịt, rau muống xào thịt bò và canh chua. Chén đũa Tú đã có để sẵn ở ngay bếp.Nhi cho cơm và đồ ăn vào lò vi sóng để hâm cho nóng. Khi Tú quay trở lại thì Nhi cũng đã hoàn tất mọi việc.
Tú vẫn như mọi lần gặp mặt.Quần áo của Tú lúc nào cũng rất chỉn chu và mang phong cách riêng củamình. Có gì đó rất thu hút người nhìn. Nhi luôn nghĩ ngoại hình và phong cách của Tú rất kén chọn người yêu, vì phái nam bây giờ thường muốn tìm bạn gái dịu dàng một tí, yếu đuối một tí để mình có thể làm người chechở. Nhưng bây giờ nghĩ lại, với Tú điều đó không hề khó. Tú không cầnphải chưng diện lộng lẫy. Với cá tính và phong cách riêng của mình, Túđã thu hút được mọi ánh nhìn rồi.
Thấy Nhi mãi nhìn mình, Tú cóchút ái ngại. Không biết phải làm gì, Tú lại sờ đầu mấy con mèo con, rồi mang tụi nó sang phòng khác. Cùng lúc đó, anh chàng kia cũng vừa đến.Tú đứng từ trong nhìn ra cửa kính thấy anh ta vừa cho xe chạy lên lề.
Hôm nay anh ta cũng mặc một chiếc áo sơ mi màu xanh. Lần này còn đeo thêm cái nơ đỏ.
Nghe tiếng chó sủa, Nhi từ phòng bếp ra tiếp khách. Anh ta ngó qua ngó lại,lúng túng với khung cảnh xung quanh. Mấy đứa nhỏ sủa lớn làm anh ta giật mình, rồi lại cho tay vào túi lấy ra chiếc khăn mùi soa để lau mồ hôi.Trông anh ta có vẻ hồi hộp. Tú lịch sự lại chào hỏi, nhưng lần này anhta có vẻ không nghe Tú nói gì mà chỉ đưa mắt qua lại nhìn mấy con chó.
Anh chàng này sợ chó sao?
Tú và Nhi mời anh ta vào nhà bếp, nơi mà Nhi đã chuẩn bị hết những món ăn. Lúc này Tú mới thấy anh ta thả lỏng người và bắt đầu có lại nụ cườitrên mặt. Đưa tay lên chỉnh lại mắt kính, anh ta lên tiếng nói.
“Chào...chào em. Mấy con chó của em dễ thương ghê.”
“Bạn có vẻ sợ chó thì phải?” Tú hỏi thẳng.
“Đâu...đâu có. Dễ thương, dễ thương lắm.” Anh ta bối rối nói. Nhi mời anh ta ngồixuống bàn, rồi chào hỏi xã giao vài câu. Trên gương mặt Nhi luôn nở nụcười. Tú thấy trong công việc, Nhi là một người rất có trách nhiệm trong mọi tình huống.
Sau khi mọi người đã ngồi hết xuống bàn, anh taquay sang nhìn Nhi như không hiểu vì sao Nhi vẫn còn ở đây. Đoán được ýnghĩ của anh ta, Tú nói, “Mình mời Nhi đến ăn chung.”
“Đâu có sao, đâu có sao.” Anh ta cười gượng gạo với Nhi. “Đồ ăn nhiều mà. Ngồi ăn chung, ngồi ăn chung.”
Nhi cũng bắt đầu thấy ngại vì đang làm người thứ ba, nên cũng khéo léo xinphép Tú được sang chơi với đám chó mèo trong phòng bên kia. Nhi lấy cớrằng An Yên rất mong mẹ chụp hình về cho xem.
Biết Nhi ngại, nênTú cũng không muốn ép buộc. Khi Nhi đứng lên khỏi ghế để đi ra ngoài, Tú sẵn tiện nhờ Nhi tầm 10 phút nữa là đút sữa cho mấy con mèo con giúpTú. Nhi gật đầu đồng ý.
Anh chàng ngân hàng thấy Nhi đi khỏi thìphấn khởi hơn hẳn. Lấy chiếc khăn mùi soa chấm mồ hôi trên trán, anh tanhe răng cười với Tú. Miễn cưỡng, Tú cũng đáp trả lại bằng một nụ cười,coi như là phép lịch sự.
“Em làm bác sĩ thú y hả? Thật là tuyệt. Nhà anh có nuôi một con tắc kè.”
Tú thấy anh chàng này không hề có khiếu ăn nói.
“Đa số những ca mình nhận ở đây là về chó mèo.” Tú bắt đầu xới cơm để ăn.Dù sao thì cũng đói. Anh ta thấy Tú xới cơm thì giành lấy để làm, khôngcho Tú xới.
“Đây, đây để anh làm cho.”
Tú thấy có phần hơi ớn lạnh vì không quen.
“Không, mình làm được rồi.” Tú giữ chặt chén cơm, không để anh ta cầm lấy. Thấy Tú không buông bỏ nên anh ta bỏ ý định. Tú gắp miếng rau muống xào thịt bò cho vào chén và ăn. Vị tỏi thơm lừng. Tú không biết Nhi đã đặt đồ ăn ở đâu mà món này ăn cũng khá được.
“Em nghĩ sao về một ngôi nhà nhỏ ở trên đồi, có chồng ở nhà làm nội trợ?”
Tú mém sặc đống cơm đang nhai trong miệng.
“Đi hơi nhanh rồi đó.” Tú nói.
“Đâu có nhanh. Mình nói chuyện trước để xem hai người có hợp nhau hay khôngmà.” Anh ta vẫn cười, nụ cười có lẽ sẽ làm ám ảnh Tú trong thời giandài.
“Thế nhà bạn còn nuôi con nào ngoài con tắc kè không?” Tú hỏi, vẫn tiếp tục ăn cơm.
“Tuy...tuy là rất yêu thương động vật, nhưng anh chỉ thích nuôi tắc kè.” Anh talại dùng khăn chậm mồ hôi. Tú để ý, những lúc anh chàng này hồi hộp haylo lắng thì đều như vậy.
“Nóng lắm hả bạn?”
“Hơi...hơi một chút.”
“Xin lỗi nhé, phòng này chỉ có quạt máy. Hay là ăn nhanh rồi về?” Tú ăn đãgần hết một chén cơm. Anh chàng kia vẫn còn đầy chén.
“Từ từ, từ từ đi. Ăn từ từ.” Anh ta giả bộ nhai như Tú không thấy vừa rồi anh ta chỉ cho vào miệng một hạt cơm.
Lắc đầu, Tú ăn hết phần cơm của mình. Đưa tay lên nhìn đồng hồ, Tú thấy đãđến giờ mấy con mèo con cần được ăn. Không biết bên phòng bên kia Nhi có ổn không?
“Mình qua bên kia xem chừng mấy con mèo con một lát.Bạn thưởng thức đi ha.” Nói rồi Tú đứng lên rời khỏi bàn và đi đến cănphòng của mấy đứa nhỏ, không cho anh ta cơ hội phản đối.
Đứng từngoài nhìn vào phòng qua cửa kính, Tú thấy Nhi đang đọc hướng dẫn củahộp sữa bột cho mèo. Nhi pha vào ly, rồi lấy ống xi lanh rút lên một tísữa. Ẵm một bé mèo lên, Nhi lóng ngóng đặt ống vào miệng cho uống. Có vẻ mấy con mèo con còn nhỏ quá, nên Nhi gặp một chút khó khăn. Xung quanhNhi, mấy con chó nằm ngóc đầu tò mò nhìn Nhi bón sữa cho lũ mèo con. Nhi rất chú tâm, hai chân mày chau hết lại, nhưng lại trông rất đáng yêu.Bỗng dưng Tú cảm thấy bị xiêu lòng. Tại sao có người lại dễ thương đếnvậy chứ?
Thấy Nhi hơi bối rối trước công việc này và cần việntrợ, Tú liền bước vào trong. Mấy đứa nhỏ thấy Tú vào liền bật dậy và đitheo Tú làm Nhi cũng giật mình và nhìn lên. Tú bước lại rồi bế một conmèo con khác ra từ cái hộp giấy rồi nói với Nhi, “Đây, Tú làm cho Nhixem.”
Nhi đưa cho Tú cái xi lanh, rồi Tú hướng dẫn Nhi cách đútsữa. Vì mấy con mèo con còn nhỏ, nên phải cẩn thận không cho quá nhiềusữa vào miệng. Tú vuốt ve đỉnh đầu con mèo con, kiên nhẫn đút sữa cho nó uống.
“Nhi nhìn nè, cũng không khó mấy đâu.”
Nhi đangnhìn, rất chăm chú nữa là khác. Bỗng Nhi cảm thấy thật ngưỡng mộ Tú.Không phải ai cũng làm được cái nghề này. Người đó phải thật có tâm vớinghề thì mới làm được. Không phải chỉ đi làm rồi hết giờ làm việc là hết trách nhiệm. Cũng như làm cha mẹ, đã làm thì có nghĩa có trách nhiệmvới con mình cho đến hết cả cuộc đời.
“Tú à,“ Nhi gọi, “Hâm mộ Tú thật đấy.”
Tú cười. “Sao đột nhiên lại vậy?”
“Chẳng qua là thấy công việc của Tú không hề dễ dàng. Nhi nuôi một đứa con đãcực, huống hồ là Tú có biết bao nhiêu đây.” Nhi nhìn quanh trong phòng,hơn chục con chó mèo chứ không ít.
“Sao Tú dám nhận chứ.” Đút sữa cho một con mèo xong, Tú cầm lên một con khác để tiếp tục đút. “Với AnYên chắc là Nhi còn cực hơn nhiều. Mà dạy dỗ được bé ngoan như vậy thìTú phải là người ngưỡng mộ Nhi mới đúng.”
“Tú chưa thấy thôi. Con bé mà quấy lên thì cũng mệt lắm.” Nhi cười, rồi chợt sực nhớ vị kháchkia. “Ơ, nhưng sao Tú sang đây rồi? Anh bạn kia đâu?”
“Anh ta—”
“Tú? Em ơi?”
“Vừa nhắc kìa.” Tú chuyền con mèo con và ống xi lanh cho Nhi rồi mở cửaphòng cho anh ta vào trong. Anh ta vừa vào thì mấy đứa nhỏ liền buquanh, đứa nào cũng ngửi ngửi khắp nơi. Mặt anh ta liền tái xanh, lộ rõvẻ sợ sệt.
“Hình như là bạn sợ chó lắm thì phải?” Tú hỏi, cảm thấy anh ta không ổn.
“Không hề.” Anh ta cố chối cãi, rồi cúi xuống cố gắng vuốt đầu con chó nhỏnhất. Nhưng chắc anh ta cũng không ngờ, con chó nhỏ ấy lại là đứa haysủa nhất phòng.
Đúng như Tú dự đoán, khi anh ta vừa vuốt đầu conchó, nó đã sủa lên vài tiếng. Điều đó làm anh ta hoảng hốt vì anh ta đãgiật thót người và đi lùi lại phía sau. Thấy anh ta không nên ở đây lâunữa, Tú nói khéo vài câu để đưa anh ta ra ngoài.
“Mình thấy bạn không nên ở lại lâu. Mặt bạn tái hết rồi.”
Anh ta cầm chiếc khăn lên chấm quanh mặt. “Vậy...vậy lần sau anh ghé...ghé thăm em nha.”
“Có gì mình sẽ bàn chuyện lại với Nhi, còn bây giờ mình thấy bạn nên về nghỉ ngơi. Mấy đứa nhỏ làm bạn sợ quá rồi.”
“Không...không sợ nha. Nhưng thôi, anh...anh đi về. Em đừng có buồn nha.” Anh ta đi ra đến cửa, rồi bỗng lấy trong túi áo ra một phần quà nhỏ được gói bằnggiấy gói màu vàng. “Tặng cho em nè.”
Tú lịch sự nhận lấy. Cầm món quà trong tay Tú không cần đoán cũng biết trong đó là gì vì anh takhông bỏ vào hộp để gói. Tú tiễn anh ta ra về với một nụ cười và khi anh ta đã đi khuất, Tú mới thở phào nhẹ nhõm. Người gì đâu mà tánh kỳ quá.Tú để món quà là chiếc khăn mùi soa lên bàn rồi vào với Nhi.
Đilại vào trong phòng, Nhi đang cho một bé mèo khác uống sữa. Có lẽ đây là bé cuối. Thấy Tú, Nhi chỉ biết nhún vai. Chắc có lẽ Nhi cũng thấy đượcrằng anh chàng kia có gì đó không ổn. Bỏ qua việc sai đối tượng, thìviệc anh ta sợ chó là Tú đã phải gạch tên.
“Vào ăn cơm thôi Nhi. Nhi chưa ăn gì hết. Tú cũng còn đói quá.”
Thấy Tú nói cũng đúng, nên Nhi gật đầu. Cho con mèo con uống xong sữa, Nhicẩn thận đặt lại vào trong hộp giấy và đắp khăn giữ ấm cho tụi nó. Sangphòng bếp, Nhi giúp Tú cho các món ăn vào lò vi sóng để hâm nóng lại rồi mang lại sang bàn ăn. Ngồi xuống bàn, Nhi xới cho mình một chén cơmthật đầy làm Tú có phần bất ngờ.
“Không ngờ Nhi nhỏ người mà ăn cũng khỏe.” Tú chọc và cũng xới cho mình một chén cơm.
“Nhiều khi Nhi còn ăn được đến hai chén đấy.”
“Nhi ăn nhiều vô nhé.” Tú chỉ vào mấy dĩa đồ ăn. “Tú ở một mình, không ăn hết đâu.”
“Cứ tưởng Tú ở cùng bố mẹ chứ.” Nhi cho một đũa cơm vào miệng.
“Không. Bố mẹ Tú ở gần với Nhi hơn. Tú mở bệnh viện tại đây nên mua luôn căn hộ ở cạnh để tiện qua lại.” Tú giải thích.
“Cuộc sống một mình, Tú cảm thấy thế nào?”
Tú không cần phải suy nghĩ gì cho câu trả lời này. “Quen rồi Nhi. Là conmột thì từ nhỏ đến lớn đã phải làm quen với cảnh một mình rồi. Tú khôngcảm thấy nó đáng sợ như mọi người đều nghĩ.”
“Nhi nói thật nhé,người như Tú thì rất khó để mà muốn đi vào một mối quan hệ, bởi Tú đãquen với việc một mình thì nhu cầu tìm một ai đó để đi chung đường sẽkhông có lớn nữa.”
Tú thật sự muốn nói cho Nhi biết rằng khôngphải vì mình đã quen với việc một mình, mà là vì mình vẫn chưa dám sốngthật với bản thân. Do bổn phận và trách nhiệm của Tú còn quá nhiều.
Mà có lẽ cũng do một phần Tú vẫn chưa tìm được người đó. Nếu có, Tú nghĩ mình cũng sẽ dám yêu và dám chịu.
“Nhi nghĩ sao...” Tú bỗng lên tiếng, “Nhi nghĩ sao nếu như chúng ta chấm dứt mọi chuyện tại đây?”
Nhi dừng ăn. “Chấm dứt cái gì vậy Tú?”
“Chấm dứt hợp đồng. Tú không tham gia tìm người yêu nữa. Nhi cũng không cần làm mai mối giúp Tú nữa.”
“Tú nói vậy sao được. Nhi đã nhận tiền đầy đủ thì trách nhiệm và nghĩavụ của Nhi là phải giúp Tú tìm được người đó. Nếu Nhi làm chỗ nào chưatốt thì xin Tú góp ý, Nhi có thể xem xét lại để hoàn thiện cách làm việc của mình hơn.”
Tú lắc đầu. “Không, Nhi đã làm tốt lắm. Nhi rấttận tâm và chuyên nghiệp với khách hàng. Có điều là, Tú không phải làngười khách hàng lý tưởng. Tú không muốn Nhi phải cất công tìm ngườithích hợp cho Tú để mà cuối cùng Tú đều phải từ chối hết. Do Tú không có hứng thú, không phải do Nhi.”
“Tú muốn huỷ hợp đồng sao?” Nhi hỏi, giọng đầy thất vọng.
“Phải, nhưng Nhi đừng buồn.” Tú liền nói khi thấy nét mặt không còn vui của Nhi. “Tú huỷ hợp đồng, nhưng Tú sẽ không cần công ty hoàn lại tiềnđâu.”
“Việc tiền bạc không quan trọng, chỉ là đối với mình, mỗi lần khách huỷ hợp đồng là xem như mình đã thất bại.”
Đôi mắt Nhi thoáng buồn làm Tú cảm thấy áy náy vô cùng nhưng việc nàykhông còn cách giải quyết nào tốt hơn là cách huỷ hợp đồng. “Tú có ýnày, hay là Nhi giúp Tú, nếu ba mẹ có gọi điện đến hỏi thì nói là mọichuyện vẫn tốt được không Nhi? Giúp Tú lần này.”
“Tại sao? Lý do của Tú là gì vậy?”
“Một ngày nào đó Tú sẽ cho Nhi biết lý do của mình. Bây giờ Tú chưa sẵn sàng.”
Rồi Nhi cũng chợt nhận ra rằng con người ai cũng có những việc chưa sẵnsàng của mình. Ta chỉ khác nhau ở chỗ có người chỉ cần một giây phútngắn sau đó là có thể sẵn sàng, còn có người thì đợi cả đời cũng chưathấy sẵn sàng. Nhi và Tú đều có cái chưa sẵn sàng của mình, và cả haicũng đang trong giai đoạn định hướng xem liệu có thể sẵn sàng trong giây lát, hay là phải đến cả đời.
Nhi giữ im lặng ăn hết chén cơm. Tú cũng thế vì không biết nói gì hơn. Ăn xong, Nhi phụ giúp Tú dọn dẹptrong thầm lặng rồi chuẩn bị ra về. Nhớ lại lúc trưa mẹ có ghé đưa bánhbao, Tú chạy lại mở tủ lạnh và lấy ra một hộp nguyên trong đó mẹ có đểbốn cái. Đi lại đưa cho Nhi, Tú nói dỗ dành.
“Để tạ tội và để năn nỉ Nhi giúp Tú, tặng Nhi bốn cái bánh bao mẹ Tú vừa làm hồi sáng nay.Nhi mang về ăn thử, ngon lắm.” Tú bỏ cái hộp vào cái bịch và đưa choNhi. Lúc này Nhi mới bật cười một tí.
“Thôi rồi. Chuộc lòng người bằng đồ ăn thì nắm chắc phần thắng rồi còn gì.”
“Vậy Nhi giúp Tú nhé. Tú cảm ơn Nhi nhiều lắm.”
Nhi vẫn không biết phải làm như thế nào cho đúng. “Nhưng nhận tiền rồi, màTú lại không cho Nhi hoàn thành nhiệm vụ thì Nhi cảm thấy áy náy lắm.”
“Hay là vậy nè, khi rảnh Nhi có thể lại đây giúp Tú chăm sóc hay chơi vớimấy đứa nhỏ, như vậy cũng coi như là có qua có lại. Bệnh viện này luôncần những người tình nguyện viên vì Tú và nhân viên cũng làm không xuể.”
“Hèn gì An Yên lại mê mệt nơi này của Tú. Phải chi con bé khôngbị dị ứng là Nhi đã dẫn bé đến chơi.” Nhắc đến An Yên làm Nhi nhớ đếnbức tranh. “Nhắc mới nhớ, con bé có quà tặng cho Tú đây.” Nhi mở giỏ vàlấy ra bức tranh Nhi đã cuộn cẩn thận và trao cho Tú. “Tí nữa là quênmất.”
Nhận lấy món quà từ Nhi, Tú tò mò mở ra xem thử. Bức tranhcủa An Yên vẽ từ từ hiện ra. Trên bức tranh còn có dòng chữ An Yên thântặng bác sĩ Tú. Cảm ơn cô đã chăm sóc cho Thỏ của con.
Tú mỉm cười vì thấy bức tranh thật đáng yêu.
“Tất cả là ý của An Yên đó, chứ Nhi không có kêu con bé vẽ tranh gìhết.” Nhi lấy điện thoại từ trong giỏ ra. “Tú cầm bức tranh cho Nhi chụp một tấm để về nhà cho con bé xem là Nhi đã đưa cho Tú nhé.”
Không chần chừ gì, Tú giơ bức tranh lên bằng hai tay và nở một nụ cười thậttươi. Nhi bấm chụp một tấm thật mau để không quá phiền Tú. Chụp xong,Nhi cũng không thể không nở nụ cười hạnh phúc khi nghĩ đến cảm giác củaAn Yên. Con bé chắc sẽ vui lắm đây.
Chào tạm biệt Tú, Nhi xáchtúi bánh bao ra xe bỏ vào cốp. Đội mũ bảo hiểm vào xong xuôi, Nhi vẫychào Tú một lần nữa, và nụ cười đó lại hiện ra, nụ cười mà Tú luôn chorằng rất đẹp.
“Nhi à?” Tú gọi trong lúc Nhi chuẩn bị chạy đi. Nhi ngoảnh đầu lại, ánh mắt đợi chờ không biết Tú muốn nói gì.
“Nụ cười của em,“ Tú bất giác nói ra, “Nụ cười của em, nhất là những lúc em nói về con gái của mình, là nụ cười đẹp nhất mà Tú đã từng thấy.”
-Hết chap.6-