Sáng sớm củamột ngày thứ Hai đầu tuần, khi Tú vừa đến bệnh viện và đang cho chó mèoăn thì nhận được một cuộc gọi đến điện thoại bàn. Bắt điện thoại lên, Tú biết được là từ một trường mẫu giáo gọi đến.
“Xin chào, tôi là hiệu trưởng trường mầm non tư thục Thỏ Con.”
Tú thắc mắc vì sao một hiệu trưởng trường mầm non lại gọi điện đến bệnh viện thú y của mình.
“Tôi gọi đến muốn hỏi bệnh viện rằng không biết tôi có thể tổ chức một buổitham quan và giao lưu giữa các cháu và chó mèo ở bệnh viện được không?Tôi có nghe nói nhiều về bệnh viện thú y của em, nhất là về những conchó mèo vô gia cư đang được em nuôi dưỡng. Tôi thấy hành động đó rất lànhân văn và hy vọng các cháu ở trường có một ngày tham quan, học hỏiđược cách thương yêu thú vật cũng như là chơi với các bé ở đó.”
Tú khá bất ngờ với lời đề nghị này, chưa bao giờ có trường nào liên lạc đặt vấn đề như thế.
“Dạ, em cảm ơn. Bên em thì cửa luôn mở chào đón nhà trường và các cháu.”
“Như vậy tôi xin phép ngày mai sau giờ trưa thì nhà trường sẽ cho các cháu sang nhé. Tôi đoán sẽ tầm ba mươi cháu.”
“Hân hạnh chào đón các cháu.” Tú nói. Tú và cô hiệu trưởng chào hỏi thêm vài câu nữa rồi cúp máy. Đột nhiên Tú thấy lòng vui đến lạ. Vậy là ngày mai tụi nhỏ ở bệnh viện sẽ có nhiều người đến chơi cùng.
Bệnh việncủa Tú bây giờ đang cưu mang gần hai mươi con chó mèo. Đa số là do Túcứu về, số còn lại là do chủ bỏ ở bệnh viện chữa trị rồi không thấy quay lại đón, hoặc là người ta cứu rồi mang lại nhờ Tú giúp đỡ. Khi mới đầumở bệnh viện thú y, Tú cũng không có dự định sẽ cưu mang nhiều đến nhưvậy, nhưng làm một bác sĩ thú y thì từ đầu đã có lòng yêu thương độngvật, nên Tú không nỡ từ chối ca nào. Mới đầu làm một mình còn thấy cực,nhưng sau này bệnh viện thuê thêm người giúp và các bạn tình nguyện viên cũng hay qua giúp đỡ nên Tú cũng đỡ được phần nào. Trong hai năm nay,số chó mèo tá túc tại bệnh viện của Tú nhiều vô số kể. Có một số may mắn đã tìm được gia đình mới, một số không may mắn đã mất, số còn lại vẫn ở bên Tú tới giờ. Lý do vì sao nhà Tú không nuôi thú cưng là vậy. Có quánhiều chó mèo tại bệnh viện, mang một hai đứa về nhà thì không nỡ, màmang hết vào nhà thì lại không có chỗ.
Cuộc sống của Tú xoayquanh chó mèo như thế này, không tìm được tình yêu cũng không phải làlạ. Mẹ bắt Tú tìm đến cái công ty đó cũng đúng, nhưng phải chi Tú cóquyền lựa chọn đối tượng mà không cần phải giả vờ theo ý của mẹ.
Nhắc đến cái công ty ấy mới nhớ, cũng đã vài ngày trôi qua không thấy Nhi liên lạc về lần gặp mặt tiếp theo.
Thôi thì cứ kéo càng lâu càng tốt. Tú không hề thấy vội.
Khách bước vào bệnh viện chào hỏi, cắt đứt suy nghĩ của Tú. Khoác chiếc áotrắng vào, Tú lại hỏi thăm chú chó pug của người khách và mang bé vàophòng để kiểm tra bệnh tình, bắt đầu một ngày làm việc.
***
“Mẹ cho An Yên đi đi.” An Yên vừa nói, vừa cho một muỗng cơm vào miệng. “An Yên muốn đi.”
“Không được. Mẹ nói rồi, con bị dị ứng, đi về rồi lại bệnh thì sao? Con vừahết sốt không được bao lâu.” Nhi gắp một miếng thịt gà cho mẹ. “Mẹ nóihộ con, nãy giờ nó cứ đòi đi mãi.”
“Mẹ thấy con cho con bé đicũng đâu có sao đâu nào. Có gì mình chuẩn bị kĩ như đeo khẩu trang chonó là được rồi. Nó cũng đâu phải bị dị ứng nặng.” Mẹ nói, đứng về phíaAn Yên.
“Bà cho rồi, mẹ không cho là An Yên buồn lắm.” An Yênnhìn Nhi với đôi mắt cầu xin. Con bé rất giỏi trong việc dễ làm ngườikhác mềm lòng bởi đôi mắt to long lanh đó. Nhưng trong vụ này, Nhi nhấtquyết cứng rắn.
“Mẹ bảo không. Con mau ăn đi.” Nhi nói, giọngcương quyết và không lung lay. Con bé bĩu môi, nhưng cũng ngoan ngoãnnghe lời và ăn hết tô cơm. Suốt buổi ăn hôm đó con bé không nói thêm lời nào nữa làm Nhi sau một hồi cũng cảm thấy áy náy. Đó giờ con bé rất yêu động vật, và Nhi luôn yêu điều đó ở con bé. Năm lên ba tuổi, theonguyện ước của An Yên, Nhi mang về nhà một con mèo con mà Nhi xin đượctừ mèo nhà hàng xóm vừa sinh. Lúc ấy con bé rất vui mừng, ôm ấp con mèocon suốt ngày. Vài tiếng đầu thì không sao, nhưng tối hôm đó An Yên nhảy mũi cả đêm. Mới đầu Nhi cũng không nghĩ ngợi nhiều, tuy nhiên sau đó vì An Yên bệnh mãi không hết, đưa đi bác sĩ thì mới biết rằng con bé bị dị ứng lông chó mèo. Sang ngày hôm sau con mèo con đó đã được mang trả cho người hàng xóm cùng với lời xin lỗi của Nhi và muôn vàn nước mắt của An Yên. Nhìn đứt ruột lắm chứ, nhưng con bé không thể nuôi thú cưng nữa.
Ăn cơm xong An Yên một mình lên phòng, mẹ thì đứng gọt trái cây. Nhi xả nước vừa rửa chén, vừa nhìn An Yên đi lên lầu mà thở dài. Biết phải làm sao đây. Chẳng lẽ mềm lòng một lần mà cho con bé đi?
“Con à,“ Mẹ Nhi gọi, “Cứ cho An Yên đi một lần đi, con cũng biết là nó thích động vật mà. Đừng nghiêm khắc về việc này quá.”
“Mẹ cũng thấy là con nghiêm khắc sao?”
“Đôi lúc. Mẹ biết là con muốn dạy dỗ An Yên thật ngoan, để cho Hạ yênlòng, nhưng con bé cũng còn nhỏ lắm. Con nên thả lỏng một tí. Con cũngbiết tính của An Yên mà, nó có bao giờ không nghe lời đâu.”
Suyngẫm về lời nói của mẹ, Nhi thấy mẹ nói cũng phải. Đúng là trước giờ AnYên rất ngoan và biết nghe lời. Có lẽ lâu lâu cũng nên thưởng và chiềulòng con bé một tí.
Rửa xong chén bát, Nhi lau tay và bước lênphòng tìm An Yên. Mở cửa vào, Nhi thấy An Yên đang nằm vẽ gì đó ở trêngiường. Con bé biết Nhi mở cửa nhưng cũng không ngẩng đầu lên nhìn.
“Con vẽ gì đó?” Nhi hỏi, đi lại ngồi cạnh An Yên.
“An Yên vẽ các bạn chó mèo.”
“Cho mẹ xem với.” Nhi nhìn vào bức tranh. “Đây là ai?” Nhi chỉ vào một người mà con bé vẽ.
“Đây là bác sĩ.” An Yên giải thích. “Xung quanh bác sĩ là bạn chó và bạn mèo. Còn đây là An Yên.”
Nhi nhìn vào hình mà con bé đang chỉ. Trong tranh, An Yên đang cười rấttươi và đang nắm tay một con chó và một con mèo. Tuy rằng con bé chỉ cóthể vẽ người cây que, nhưng bức tranh vẫn có thể nói lên được nỗi lòngcủa An Yên.
“Con muốn đi đến vậy sao?” Nhi hỏi.
“Dạ vâng ạ. Nhưng mẹ bảo không thì thôi ạ. Tuy rằng An Yên rất buồn. Phải chi được đi thì sẽ không buồn đâu.”
Nhi nghe An Yên nói vậy cũng thấy buồn cười. Con nít gần năm tuổi mà đã biết dùng từ phải chi rồi sao?
“Vậy mẹ cho An Yên đi, thì An Yên phải hứa với mẹ rằng con phải đeo khẩu trang và không được tháo ra đó nha.”
Mắt An Yên sáng lên sau khi nghe được những lời đó của Nhi. “An Yên hứa!”Con bé nói trong mừng rỡ, miệng cười toe toét. Không còn những nét ủ rũcủa vài giây trước. Nhi bỏ cuộc, An Yên thắng rồi.
“Vậy lấy giấy ra, mẹ kí tên cho.”
Vừa nghe là con bé chạy ngay đến cái ba lô của mình và lấy ra một tờ giấyrồi đưa cho Nhi. Nhi đọc bức thư có chủ đề Đơn xin phép phụ huynh họcsinh và đánh dấu vào ô Tôi đồng ý cho cháu tham gia sự kiện này với nhàtrường. Nhi kí tên xong, An Yên cẩn thận cất tờ đơn lại vào trong ba lôrồi chạy ngay lại và ôm chầm lấy Nhi. “An Yên yêu mẹ Nhi nhất trên đời!” Con bé thốt lên trong hạnh phúc.
Nhi mỉm cười, âu yếm vuốt đầu con bé. “Mẹ cũng yêu An Yên, nhiều hơn những vì sao trên trời.”
***
Tiếng điện thoại reng trên giường đánh thức Tú dậy. Đưa tay qua lấy điệnthoại, Tú bấm tắt báo thức. Hôm nay Tú dậy sớm hơn thường ngày để có thể qua bệnh viện dọn dẹp sạch sẽ cho các cháu học sinh đến chơi.
Tú bước vào nhà tắm vệ sinh cá nhân rồi ra ngoài nhà bếp chiên vài cáitrứng để ăn sáng với ổ bánh mì hôm qua mua ăn còn dư. Mùi trứng chiênthơm lừng bay khắp phòng. Tú mang phần ăn đến chiếc bàn ăn được đặttrước cửa kính nhìn ra ngoài trời. Bình minh vừa mới lên, tô cho Sài Gòn một màu vàng rực rỡ. Tú lấy miếng bánh mì khuấy vỡ lòng đỏ của trứng ốp la. Cho miếng bánh mì vào miệng, Tú vừa ăn vừa ngắm nhìn thành phố buổi sáng.
Đúng lúc đó, Tú nhận được một tin nhắn. Đó là từ Nhi.
Chào Tú. Mình đã hẹn được người bạn thứ hai cho Tú. Tối nay 8 giờ nhé. Địachỉ mình sẽ nhắn đến sau. Nếu Tú bận tối nay thì nhắn lại mình biết,mình sẽ hẹn lại. Xin lỗi vì bên mình báo gấp quá.
Tối nay lại nữa rồi, Tú nghĩ trong chán nản. Quyết định dù sao cũng phải tiếp tục gặp, Tú nhắn lại cho Nhi.
Mình đi được. Nhưng cũng như lần trước, Nhi cũng phải đến đó.
Phải mất một vài phút sau Nhi mới trả lời Tú.
Mình biết rồi.
Ăn sáng xong và rửa chén xong, Tú liền đi qua bệnh viện thú y của mình. Mở cửa bước vào trong, Tú bật hết đèn lên cho sáng. Tụi nhỏ nghe tiếngđộng đã bắt đầu sủa từ đằng sau cánh cửa. Tất cả chó mèo được Tú cưumang đều ở trong một căn phòng khá lớn, phía bên trái của bệnh viện. Trừ những em đang bệnh được Tú hoặc chủ cho ở trong chuồng ở bên ngoài thìcác em khoẻ mạnh đều được tự do đi lại trong căn phòng đó. Tuy tụi nhỏbiết đi vệ sinh đúng chỗ nhưng ngày nào Tú cũng thuê người đến lau dọncả bệnh viện để giữ sạch sẽ.
Tú mở cửa và bọn nhỏ chạy đến mừng.Mấy đứa ở đây đa số là chó cỏ, mèo ta, ít được ai xin về nuôi, nhưng tụi nó cũng rất tình cảm.
Cho tụi nhỏ ăn xong, Tú đi vòng quanh bệnh viện dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc cho gọn gàng. Bốn nhân viên của bệnhviện đúng 8 giờ là có mặt, ngày nào cũng rất đúng giờ. Năm người bắt tay vào tắm cho hết số chó mèo sẽ được tiếp xúc với các em nhỏ của trườngmầm non.
Sau khi tắm xong cho tất cả và sau khi Tú đón tiếp haingười khách, các em nhỏ của trường mầm non Thỏ Con cũng đã đến. Mộtchiếc xe buýt đậu trước cửa và có tầm ba mươi cháu đứng xếp hàng ngănnắp. Các cháu mặc bộ đồ đồng phục màu đỏ đặc trưng của trường. Những đôi mắt hiếu kỳ nhìn chằm chằm vào bệnh viện trước mặt. Tú và nhân viên của mình bước ra chào hỏi các cô giáo và hướng dẫn các cô dẫn các cháu vàotrong. Ở trong Tú đã chuẩn bị sẵn những thứ mà Tú muốn giới thiệu chomọi người biết đến, như là những dụng cụ máy móc trong bệnh viện dùngvào những việc gì, từng khu vực trong bệnh viện được sử dụng ra sao.
Và rồi cũng tới giai đoạn mà các bé đón chờ nhất, đó chính là được vàophòng chơi với các bạn chó mèo. Tú mở cửa phòng và các cô dẫn các bé đivào trong. Mấy đứa nhỏ bốn chân thấy có người liền mừng khôn siết, chạyvòng vòng muốn đùa giỡn. Lũ mèo thì tính tình trầm hơn, tụi nó chỉ thảnnhiên đi qua lại, tò mò nhìn những người lạ này.
Trong chốc lát,bé nào cũng có bạn để vuốt ve và chơi cùng, chỉ có một bé Tú để ý từ nãy đến giờ là đứng trong một góc mà không lại chơi, lại còn đeo khẩutrang. Cô giáo có lại hỏi cô bé gì đó nhưng bé lắc đầu. Thấy lạ, Tú đilại gần để tìm hiểu.
“Sao con không lại chơi với các bạn? Con đang bệnh hả?”
Cô bé lắc đầu.
“Con sợ à?” Tú hỏi.
“Con không sợ ạ.” Cô bé trả lời.
“Vậy con có muốn chơi với các bạn không?”
Cô bé đưa mắt nhìn Tú, như là đang suy nghĩ gì đó.
“Cô là bác sĩ.” Bé nói, không phải là một câu hỏi mà là một câu nói khẳng định. Tú gật đầu.
“Vậy cô có thể bảo vệ con phải không ạ?”
Tú thấy đó là một câu hỏi khá lạ từ một đứa bé. “Con có chuyện gì cần giúp sao?”
“Mẹ nói con bị dị ứng nên con không được chơi với các bạn. Cô có giúp con chơi với các bạn được không ạ?”
“Chà, bị dị ứng hả? Như vậy con không nên chơi đâu. Trong phòng này lông chó mèo cũng nhiều.”
“Con chỉ bị hắt hơi xíu à.” Cô bé đột nhiên nắm lấy tay Tú rồi năn nỉ. “Đi mà, cô đừng đuổi con ra mà.”
Tú chợt cười bởi sự đáng yêu của cô bé. “Con đi theo cô, cô cho xem cái này.”
Cô bé nhìn Tú với đôi mắt tròn xoe, chứa đầy sự tò mò. Rồi cô bé gật đầu.Tú dẫn cô bé lại xin phép giáo viên, khi có được sự đồng ý, Tú đưa cô bé đó ra ngoài đến một cái chuồng có một con chó mẹ và năm con chó con.Chó mẹ được một nhóm cứu trợ động vật đưa đến cho Tú gần một tháng trước nhờ cứu giúp. Nay nó đã sinh.
Tú mở chuồng và lấy ra một bé màutrắng tinh, rồi đưa cho cô bé. Cô bé xoè hai tay đón nhận, rồi đứng cứng đơ vì không biết phải làm gì. Tú cười vì sự ngây thơ đó.
“Nè, con để em lên cánh tay rồi nhẹ nhàng nâng niu em.”
“Con có hắt hơi không ạ?”
“Em còn nhỏ, lông chưa dài nên ít rụng hơn các bạn khác. Nhưng khi về nhà con nhớ đi thay đồ và tắm liền nghe chưa.”
“An Yên biết rồi ạ.”
An Yên? Đó là tên của cô bé sao?
“Con tên An Yên hả?” Tú hỏi.
“Dạ, An Yên có nghĩa là an lành và yên bình ạ.”
“Ba mẹ con đặt tên đẹp lắm.”
“Con không có bố chỉ có mẹ thôi.”
Tú hơi bất ngờ khi cô bé nói vậy. Một câu nói rất hồn nhiên, không cógiọng điệu buồn bã hay oán trách. Có lẽ đối với một đứa trẻ còn nhỏ nhưthế này, xã hội và miệng lưỡi người đời vẫn còn khoan dung với em.
Tú ngắm cô bé nhẹ nhàng nâng niu con chó con trong tay. Hình ảnh này làmTú nhớ đến chính mình khi xưa. Ngày mà ba mang con chó đầu tiên về choTú làm bạn. Ba nói với Tú rằng Tú không có anh chị em, nhưng giờ Tú đãcó Lu.
Lu chỉ ở được với Tú sáu năm, nhưng sáu năm đó đủ để Tú nuôi ước mơ trở thành bác sĩ thú y của mình.
“Cô bác sĩ ơi.” Tiếng cô bé gọi cắt ngắn hoài tưởng của Tú. Lúc này cô béđã cởi bỏ khẩu trang lúc nào Tú không hay. Cô bé có gương mặt rất đángyêu đưa con chó con lại với Tú. “Con trả em cho cô ạ.”
Vẻ mặt cô bé lộ rõ sự tiếc nuối nhưng vẫn chuyền chó con cho Tú. Thắc mắc, Tú hỏi. “Sao con không ẵm em thêm chút nữa?”
“Con hứa với mẹ rồi ạ.” Cô bé trả lời. “Con mà bị bệnh thì mẹ buồn lắm. Đã ngoéo tay rồi.”
“Biết nghe lời mẹ, ngoan thế.”
Cô bé cười thoả mãn với lời khen Tú vừa nói ra. “Cô bác sĩ ơi.” Cô bé gọi tiếp.
“Ơi.” Tú đáp lại.
“Cô viết cho An Yên một tờ giấy mang về cho mẹ xem là An Yên ngoan lắm nhé. Ký tên nữa.”
Tú bật cười trước lời đề nghị của cô bé. Gật đầu đồng ý, Tú rút trong túiáo của mình ra một quyển sổ và cây viết. Viết vài dòng, Tú xé tờ giấy từ quyển sổ và gấp lại đưa cô bé.
“Rồi nhé,“ Tú nói, “Con cất cẩn thận rồi đưa mẹ xem nhé.”
Cô bé mỉm cười. Bỗng lúc ấy không hiểu sao Tú lại cảm thấy đứa bé này cóchút gì đó thân quen mặc dù Tú khá chắc chắn rằng đây là lần gặp gỡ đầutiên của cả hai. Nhưng cái nụ cười của cô bé giống một ai đó, mà Túkhông thể nghĩ ra.
Khoảng gần năm phút sau, các giáo viên tập họp các em nhỏ lại để chuẩn bị ra về. Đếm đủ số học sinh, các cô cúi đầuchào Tú và các nhân viên, làm gương cho các em noi theo. Và quả nhiên là vậy, các em thấy người lớn cúi đầu chào nhau thì cũng học theo, lễ phép cúi đầu chào. Tú đến bắt tay từng cô giáo và từng em nhỏ. Đến An Yên,Tú xoa đầu cô bé, thầm thán phục một đứa trẻ còn nhỏ nhưng đã rất ngoan.
Tú hy vọng khi mẹ cô bé đọc được vài dòng của Tú thì sẽ thấy an tâm về chuyến đi của con gái trong ngày hôm nay.
***
Trời đang đổ một cơn mưa rất to. Trước khi ra khỏi nhà, mẹ đã gọi điện vàbáo cho Tú biết về cơn bão đang đổ bộ vào Sài Gòn. Gió thổi mạnh đến nỗi ngồi trong xe mà Tú còn nghe được tiếng gió rít bên ngoài.
Tốinay Nhi hẹn Tú và người kia ở một quán đồ Nhật nằm ngay trung tâm thànhphố. Khi Tú đến được nơi là quán đã khá đông, chắc vì do trời mưa nênngười ta cũng vào đây vừa ăn vừa trú. Chật vật len lỏi qua đám đông đang đứng xếp hàng trước cửa, Tú tìm đến một nhân viên và nói bàn đã đượcđặt trước. Người nhân viên đó dẫn Tú đến một chiếc bàn mà Tú thấy đã cómột người ngồi sẵn. Người đó đang chăm chú xem quyển thực đơn trước mặt. Anh ta ăn mặc khá lịch sự. Áo sơ mi xanh, quần tây, đeo kính trông rấtthư sinh. Tú đoán đây là người Nhi sắp xếp cho Tú gặp mặt hôm nay.
Rồi, Tú nghĩ, lại phải diễn thêm một vở kịch nữa.
Hắng giọng, Tú lên tiếng. “Chào. Bạn có phải là người được Nhi của công ty Sợi Chỉ Đỏ hẹn tới hôm nay?”
Anh bạn đó trông thấy Tú thì nhìn qua nhìn lại, rồi mặt bỗng có vẻ ngại ngùng. “Ờ...ờ đúng rồi.” Anh ta nở một nụ cười lo lắng.
Nhìn anh ta như vậy Tú cũng thấy ngại. Tú đưa tay trái lên xem đồng hồ. Đãquá giờ Nhi hẹn với Tú. Sao giờ này chưa thấy Nhi tới?
Anh bạn đó đứng dậy mời Tú ngồi xuống và đưa cho Tú cái thực đơn để gọi thức ăn.Tú đưa mắt nhìn thực đơn nhưng vẫn không thôi nghĩ về việc Nhi đã trễhẹn.
“Em... Em đi đường mưa lớn vậy có ướt không?” Anh ta lên tiếng hỏi.
“Không có, mình không đi xe máy.”
“Mưa lớn quá lúc nãy anh tưởng... tưởng trễ hẹn rồi chứ.”
Tú cười xã giao, không biết nói gì hơn. Nhưng rồi Tú chợt nghĩ, có phảitại vì trời mưa to thế này nên Nhi mới chưa tới? Hay là thấy mưa to vàquyết định không đi? Nhưng dù gì Tú cũng muốn Nhi báo Tú một tiếng. Cuộc hẹn này cũng có thể hẹn vào một hôm khác mà.
Thấy trong người bồn chồn và muốn biết tin tức, Tú lấy điện thoại ra để gọi cho Nhi. Sau ba tiếng reo thì Nhi bắt máy.
“A lô, xin lỗi Tú nhé, mình đang đi mà đường ngập làm xe chết máy mất rồi, bây giờ đang đợi sửa xe đây.” Nhi nói, tiếng mưa rơi ồn ào gần như átcả tiếng nói của Nhi. Thế thì Nhi đúng là đang mắc mưa.
“Vậy hả? Vậy trong bao lâu sẽ xong vậy Nhi?”
“Mình không biết nữa, đường ngập quá nên xe ai cũng tắt máy, còn phải sáu bảy người nữa mới tới lượt mình mà xe lại nặng quá không đẩy đi chỗ khácđược. Thôi Tú cứ dùng bữa với bạn đó đi, chắc mình tới không được rồi.”
“Nhi đang ở đâu vậy?”
“Cũng không xa chỗ Tú lắm. Đoạn có nhà sách với sân khấu kịch.” Nhi nói đếnđây thì hắt hơi một cái. “Thôi nhé Tú, Tú trò chuyện vui vẻ nhé, mưa tạt quá mình cầm điện thoại lâu lại ướt hết. Chào Tú.”
“Ừ, đành vậy. Chào Nhi.” Tú ngắt cuộc gọi. Bây giờ Tú biết được câu trả lời rồi,nhưng không những không hết cảm giác bồn chồn mà còn thêm phần bứt rứt.
Đồ ăn của anh bạn kia được nhân viên phục vụ mang ra. Món cà ri Nhật trông rất thơm ngon và hấp dẫn. Tú nhìn xuống thực đơn của mình một lần nữađể tìm gọi một món nhưng không hiểu sao lại không thể tập trung. TrongTú lúc này cảm thấy thật áy náy khi biết xe của Nhi bị chết máy. Trờithì mưa to bên ngoài, mà bão thì không biết khi nào mới dứt. Tay Tú bấtgiác vò tờ khăn giấy trên bàn còn mắt đưa về phía cửa sổ nhìn ra ngoài.Người chạy xe trên đường càng ngày càng vắng, đa số đã tấp hết vào trong để trú mưa. Xe của Nhi bị hư như vậy thì chừng nào mới được về nhà?
“Xin lỗi...” Tú bỗng đứng dậy, nói với anh bạn đó. “Xin lỗi, nhưng hôm naymình không thể ở lại. Mình phải về đây. Bạn ở lại ăn ngon miệng. Gọi ănluôn phần mình cũng được, công ty trả tiền rồi. Và mình cũng chúc bạnmau tìm được người thích hợp nhé, chỉ xin lỗi là người đó không phảimình.”
Anh ta chưa kịp phản ứng gì thì Tú đã chạy thật nhanh ra ngoài lấy xe rồi phóng đi.
Vì không có địa chỉ chính xác nên khi đến khu vực mà Nhi nói lúc nãy, Túchạy chầm chậm để tìm những tiệm sửa xe. Tiệm đầu tiên kế bên một quánkaraoke, Tú nhìn không thấy Nhi đâu cả tuy cũng rất nhiều người đứngđợi. Tiệm thứ hai cách tiệm đầu một cây đèn giao thông, Tú nhìn vào đámđông trong đó thì cũng không thấy Nhi đâu. Tính chạy đi tiếp nhưng khiđưa mắt qua nhìn sạp báo đã đóng cửa kế bên thì thấy Nhi đang đứng ở đó, mặt đang cúi xuống, một chân đang nhịp vì chắc có lẽ đang rất chán nản. Tú nhìn qua nhà sách ở đối diện, thấy có chỗ cho đậu xe hơi nên liềnchạy qua bên đó. Gửi xe xong, Tú chạy ngay đến chỗ Nhi.
Mắt Nhi mở to khi thấy Tú chạy đến cạnh mình.
“Ơ, sao Tú lại ở đây?” Nhi hỏi, giọng không khỏi bất ngờ.
“À, không, chạy ngang qua thấy Nhi đứng một mình nên muốn hỏi Nhi cần giúp gì không?” Tú nói đại một lý do.
“Buổi gặp mặt thì sao? Bây giờ còn sớm mà?”
“Bạn đó bận việc nên về sớm.” Tú nói giả vờ. “Thôi đừng nhắc nữa. Còn Nhi tính sao? Tính đứng đây cả buổi tối hả?”
Nhi nhìn qua tiệm sửa xe đông kín mít người. “Biết sao giờ, phải sửa xe xong mới về được chứ.”
“Lưu xe lại đi, mai lấy. Tú chở Nhi về.”
“Tú nói sao?”
“Nhờ người ta giữ xe mình qua đêm rồi mai lấy. Bây giờ trời còn mưa lớn thếnày, lỡ sửa xong ra lại chết máy lần nữa thì sao. Lúc nãy chạy ngang qua đoạn đường thấy ngập tới đầu gối rồi. Để Tú chở Nhi về cho.”
Nhi phân vân trong giây lát. Thật ra Tú nói có phần đúng, trời mưa bão thếnày không biết khi nào mới về được tới nhà, nhưng mà Nhi thấy cũng không có quen thân với Tú lắm, nhờ vả chuyện nhỏ nhặt thôi cũng đủ thấy ngạirồi huống chi việc này là nhờ chở về nhà.
“Không sao đâu Tú.” Nhi tiếc nuối từ chối. “Chắc lát nữa xe sửa xong là cũng tạnh mưa thôi mà.”
“Dự báo thời tiết báo tin là có bão đó Nhi, không biết bao giờ mới hết mưa đâu.”
Nhi vẫn không muốn nhận lời Tú, vì dù sao làm vậy là không được chuyênnghiệp lắm. Đời nào lại đi làm phiền khách hàng. Nhi đứng mãi một chỗ,cố gắng tìm kiếm những lời lẽ thích hợp để từ chối một cách lịch sự. Aingờ đâu, trong lúc ấy, Tú quay đi và chạy vào tiệm sửa xe rồi tìm ngườichủ của nơi ấy. Ngỡ ngàng với hành động của Tú, Nhi chạy theo.
“Em có thể nhờ tiệm sửa cái xe rồi giữ xe qua đêm không anh? Mai ghé lấy.”Tú hỏi ông chủ. Ông ta lấy tay xoa cái đầu bóng láng của mình suy nghĩ.
“Hôm nay tiệm anh nhận hơi nhiều rồi em ơi.” Ông chủ chỉ vào số xe máy ở một góc. “Em thấy chưa, tầm mười mấy chiếc có đó, giờ không có chỗ.”
“Tú ơi,“ Nhi gọi, cảm thấy ngại. “Mình đợi được rồi Tú không cần phải làmvậy đâu.” Nhi nhìn qua ông chủ tiệm rồi cười xin lỗi. “Cảm ơn anh, không cần giữ xe đâu.”
Ông chủ gật đầu và vừa lúc tính bỏ đi thì Túkéo tay lại và rút ra trong người một số tiền. “Anh giúp em giữ xe đi,sáng mai lấy mà. Thêm một chiếc đâu có sao đâu.”
Nhìn xuống sốtiền Tú đưa, ông chủ nhướng mày rồi lên tiếng. “Thôi được rồi, thấy emcần giúp thì anh giúp lần này. Mai nhớ lấy đó nha, bên anh giữ xe lâucũng không tiện. Tiệm anh có tiếng với làm ăn đàng hoàng, yên tâm đihén.”
“Dạ, cảm ơn anh.” Tú tươi cười nói, trong khi Nhi vẫn còn đang rất không hiểu hành động của Tú.
“Mình đi về.” Tú nói với Nhi rồi quay bước ra khỏi tiệm. Ngay lúc đó Nhi rấtmuốn lên tiếng, nhưng cảm thấy nơi này đông quá nên cũng không muốn gâychú ý. Ra ngoài trời vẫn thổi gió và mưa rơi rất lớn. Thấy vắng xe, Túnắm lấy cổ tay Nhi và kéo Nhi chạy sang bên đường, nơi mà chiếc BMW màutrắng của Tú đang đậu.
Vội mở cửa xe, Tú đẩy Nhi ngồi vào trongvà đóng cửa lại để mưa không tạt vào. Chạy nhanh về phía tay lái, Túcũng nhanh chóng ngồi vào xe. Thế là ổn. Tú thở một hơi dài, rồi cởi bỏchiếc áo khoác đã ướt của mình ra và bỏ ra ghế sau. Sẵn tiện, Tú lấy cái khăn có sẵn sau lưng ghế đưa cho Nhi.
“Hên quá, trời hình như còn mưa to hơn vừa rồi hay sao đó. Nhi nhìn kìa.” Tú nói, miệng mỉm cười.
Nhưng tâm trạng của Nhi không có được vui.
“Tại sao Tú làm vậy?”
“Sao?”
“Tại sao Tú tự động đưa tiền cho họ, như mình không có tiền để trả vậy?” Nhi nói, giọng tức giận. Rõ ràng là hành động của Tú lúc nãy cứ như là xemthường Nhi vậy.
“Nhi đừng nghĩ vậy. Mình trả tiền là vì trong lòng cảm thấy áy náy.”
“Mình có tiền, mình trả được.”
“Có sao đâu Nhi. Đây không phải là giờ làm việc của bạn, nhưng bạn vẫn chạy đi giúp mình, thì coi như là để mình trả tiền công cho hôm nay đi.” Túđề máy, đeo dây an toàn vào. Nhi cũng làm theo. “Nhi đừng nghĩ là mìnhxem thường Nhi, mình không có ý đó.” Tú nói. “Con gái sao ngộ quá, thích quan trọng hoá vẫn đề không.”
Nhi chau mày. “Tú cũng là con gái đấy.”
“Thì...đa số.” Tú cho xe quẹo ra đường chính. “Nhà Nhi ở đâu?”
“Ở Phú Nhuận. Còn Tú?”
“Ở quận Hai.”
“Trời xa thế à? Thôi Tú để mình đi taxi về được rồi mình không phiền Tú nữa.” Nhi nhìn đồng hồ trên xe, đã hơn 9 giờ rưỡi. An Yên chắc là đã lêngiường chuẩn bị ngủ.
“Lỡ rồi, đưa Nhi về luôn. Giờ trời này bắt taxi thì biết bao giờ mới có.”
Nhi cảm thấy khá ngại. “Như vậy làm phiền Tú quá.”
Tú đưa tay bật radio lên để nghe nhạc. “Nhi đừng nghĩ nữa, mình không thấy phiền mà.” Nhạc trên đài đang hát về một ngày mưa, và nó thật đúng tâmtrạng. Chắc có lẽ vì có tiếng nhạc nên Nhi cũng không nói gì thêm nữa.
Đường chạy xe hôm nay vì trời mưa gió nên giờ này vắng hơn mọi ngày. Trongđầu Tú đã vẽ sẵn một cái bản đồ để đi từ đây về phía nhà của Nhi, nhưngđang chạy thì gặp phải đường bị chặn do cây ngã, nên Tú phải tìm đườngkhác mà đi. Vòng qua đường khác rồi thì phát hiện cấm quẹo nên đành phải chạy thêm một quãng xa hơn. Cứ vậy mà đi mãi hơn nửa tiếng vẫn chưa đến được nơi. Tiếng đàn piano buồn của bài nhạc đang phát trên đài làm Túngáp vì buồn ngủ. Tú nhìn qua Nhi, tính hỏi Nhi có mệt hay không nhưngthấy Nhi đã thiếp đi lúc nào không hay. Thấy vậy, Tú chạy chậm lại choxe đỡ sốc, cho Nhi không bị giật mình tỉnh giấc.
Phải gần 20 phút nữa Tú mới chạy đến được khu vực nhà của Nhi. Tú cho xe chạy vào conhẻm, rồi sực nhớ là lúc nãy chưa hỏi rằng Nhi ở nhà nào. Tú cho xe dừnglại rồi nhìn qua Nhi, muốn gọi Nhi dậy nhưng trong lúc này, không hiểusao trong tâm trí Tú lại muốn ngắm Nhi ngủ thêm một chút nữa. Ở ngoàitrời thì mưa lớn, trong xe thì nhạc vẫn phát lên, Nhi thì gục đầu vàocửa xe ngủ trông rất yên bình. Nếu mà nghĩ về một góc cạnh khác thì đâyắt hẳn sẽ là một khung cảnh khá lãng mạn cho một cặp đôi. Nghĩ đến nhưvậy làm tim Tú chợt đập mạnh một nhịp. Đã lâu rồi Tú không có đưa mộtngười con gái nào về tận nhà. Phải nói là đã lâu rồi Tú không có ở mộtmình cùng một người con gái nào lâu như thế này.
Tú khoanh tayrồi dựa vào ghế, nhìn ra phía trước. Dưới ánh đèn phát ra từ cột điện,Tú có thể thấy rõ những hạt mưa to hối hả đua nhau rơi xuống đất. Túthích ngắm mưa. Mưa thường không mang cho Tú cảm giác buồn, vì mỗi lầnmưa rơi Tú cảm thấy mình có thể đưa tâm trí trôi theo cùng dòng nước.Những muộn phiền, lo toan của cuộc sống, Tú có thể gửi gắm cho cơn mưa.Tuy rằng chỉ trong chốc lát thôi, vì khi mưa tạnh Tú biết mình sẽ phảinhận lại tất cả, nhưng mà đối với Tú như vậy cũng đủ mang lại chút gì đó lặng yên.
Đài radio bỗng dừng phát nhạc và thay vào đó là đếnchương trình đọc thư từ thính giả. Lại là chuyên mục quen thuộc. Lá thưđầu tiên là của một chàng trai viết dành tặng cho mối tình đầu của mình. Chàng trai kể rằng mình vô tình gặp người con gái ấy khi đang tổ chứctiệc sinh nhật lần thứ mười tám và rồi sau bốn năm thì cô gái ấy đã bỏđi khỏi thế giới này. Lá thư khá xúc động làm Tú cũng tiếc cho cuộc tình đẹp của chàng trai này. Lá thư thứ hai là của một người chồng viết chovợ trong lúc chuẩn bị sinh. Hai người vô tình ngồi cạnh nhau trong mộtlần đi xem phim. Lúc ấy cả hai đều độc thân và đều đi xem phim một mình. Chỉ nhờ sự tình cờ đó mà giờ đây kết tinh tình yêu của hai người sắpchào đời.
Tú nghĩ không biết đến khi nào mình mới vô tình gặp được một nửa kia của mình.
Tiếng chuông điện thoại reng lên từ trong giỏ Nhi khiến Tú giật mình và làmNhi tỉnh giấc. Nhìn qua lại, Nhi mới phát hiện rằng mình đã ngủ quên.Lật đật lấy điện thoại từ trong giỏ ra nghe, Nhi vừa bắt máy vừa cởi dây an toàn.
“Con về tới rồi mẹ yên tâm.” Nhi nói vào điện thoại. Tú thấy thế liền vặn nhỏ đài radio lại. “Bây giờ con chạy vào nhà đây, mẹkhỏi ra mở cửa.”
Nhi cúp máy rồi quay qua cúi đầu chào Tú. “Cảmơn Tú đã đưa mình về.” Tay Nhi nắm mở cửa. “Mình không làm phiền Tú nữa, chào Tú nhé.” Nói rồi Nhi bước xuống xe, chạy thẳng đến căn nhà có cổng màu trắng bên phải. Cho tay vào giỏ, Nhi lấy ra chùm chìa khoá và vộivàng mở khoá cổng để bước vào sân nhà.
Tú vẫn cho xe đậu ở đó,nhìn cho đến khi Nhi đã vào hẳn trong nhà rồi mới cho xe chạy đi. Tiếngđài radio vẫn phát lên những bức thư kể về sự tình cờ của mỗi cuộc tình.
-Hết chap.3-