Năm Nay Có Tuyết

Chương 1



1

Anh trai tôi nói xong.

Thì tôi sững người tại chỗ, nhìn về phía Cảnh Phàm với vẻ mặt không dám tin.

Tôi là một nhà làm phim ngắn.

Quanh năm trà trộn trong các nền tảng truyện ngắn nổi tiếng để tìm IP*, theo dõi không biết bao nhiêu tài khoản viết truyện ngắn*.

(IP: hiểu đơn giản là truyện có thể chuyển thể thành phim.

推文: Tweet)

Gần đây, trong kỳ nghỉ đông, tôi ở nhà lướt đọc mấy cái đó liên tục.

Kết quả là chẳng biết ai tạo ra cái motip Thái tử gia Bắc Kinh rồi nó nổi đình nổi đám, lướt đi đâu cũng thấy ——

“Tôi là con chim hoàng yến được chiều chuộng nhất của Thái tử gia Bắc Kinh.”

“Lỡ đá chó của Thái tử gia Bắc Kinh.”

“Đứa trẻ bị tôi véo má lại là con trai của Thái tử gia Bắc Kinh.”

……

Cuối cùng, ông anh trai của tôi không hiểu được tôi phải đọc mấy cái đó là vì công việc, mà ổng nghĩ đơn giản rằng đấy là gu của tôi. Thế là ổng nhất quyết muốn giới thiệu cho tôi một người như thế.

Mang theo sự tò mò với điều mới lạ, tôi đã đi.

Không ngờ người mà anh trai tôi muốn giới thiệu, lại là Cảnh Phàm.

Anh ấy hình như không hề ngạc nhiên với sự xuất hiện của tôi, cứ cười như không cười ngồi nhìn tôi.

“Đây em gái ông, nhà làm phim lớn ở thủ đô đó hả.”

Anh trai tôi gật đầu một cách mãnh liệt: “Ừ, em gái tôi.”

“Tôi đã xem qua vài tác phẩm của em rồi, không tệ.”

“Xem được mà đúng không?” Anh trai sợ tôi bị bỏ quên, nên kể ra một vài tác phẩm tiêu biểu của tôi: “《 Cuộc hôn nhân chớp nhoáng của bá tổng ngàn tỷ 》《 Siêu sao tỏa sáng, cô vợ minh tinh bỏ trốn không thể yêu 》《 Ông xã quyến rũ làm đau tôi 》……”

Da đầu tôi tê dại: “Anh!”

Mấy cái kịch bản ngắn ăn liền, má.u chó đó không hề dính dáng gì đến hai từ “Không tệ” đâu.

Câu khích lệ của Cảnh Phàm, nghe như đang trào phúng mỉa mai vậy.

Giống như “Nhà làm phim lớn” ấy.

Việc khó chịu nhất trên thế giới là gì?

Là bị người mình đá trước đây – sinh vật gọi là bạn trai cũ, anh ấy không những sống tốt hơn mình rất nhiều, mà còn mặt đối mặt chê cười mình.

Tôi kiểm soát tốt biểu cảm của mình, nói: “Không bằng ông chủ Cảnh.”

“Thịt ba chỉ của cả thành phố S, đều được lợn con nhà anh bao chọn nhỉ.”

“Không dám nhận, không dám.” Cảnh Phàm mân mê cái vòng tay hạt bồ đề, như thể đang lắng nghe và tiếp thu ý kiến*.

(从善如流 (thành ngữ) hiểu đơn giản là biết lắng nghe ý kiến của người khác)

“Bán lợn có tốt đến mấy thì cũng chỉ là người nuôi lợn, chắc cô Kiều cũng không ngờ được là, đi trốn nửa đời rồi, khi trở về còn phải ở cùng cái đứa nuôi lợn như tôi ——”

Vừa nghe thấy hai từ“Nuôi lợn”, má.u đã dồn hết lên não.

Trước đây, tôi lấy lý do Cảnh Phàm chỉ là người nuôi lợn, nên hai chúng tôi không có tiếng nói chung để đá anh ấy.

Trong hoàn cảnh này, hai từ đó giống như một cái tát, tát lên mặt tôi.

Chiếc ghế kêu lên một tiếng két.

Tôi bất giác đứng phắt dậy, sau đấy mới nhận ra mình có hơi mất bĩnh tĩnh.

Giờ ngồi xuống cũng không được, nói gì cũng không xong, tôi đành nói “Xin lỗi, không thể tiếp tục được” rồi xách túi chạy lấy người.

Không khí im lặng trong chớp mắt.

Phía đối diện cũng vang lên tiếng kéo ghế.

Tôi nghĩ chắc là anh trai tôi đuổi theo.

Không ngờ lại là Cảnh Phàm.

Anh ấy vừa đuổi, vừa kêu.

“Kiều Nhuế, sao em lại chạy!”

“Em sợ cái gì hả? Chột dạ à?”

“Lo anh biết được năm đấy không phải do em muốn ở lại thủ đô nên mới chia tay với anh?”

“Hay lo anh biết được chuyện nhà em?”

“Hay là lo anh vẫn như trước đây, không biết xấu hổ mà quấn lấy em, đến mức thiếu mỗi bước quỳ xuống xin em đừng đi?”

Anh ấy vừa nói ra câu đó.

Thì tôi hung hăng, dừng chân lại.

Lúc quay đầu lại mới nhận ra, anh ấy vội đến mức chưa mặc lại cái áo lông chồn.

Thời tiết thành phố S hôm nay rất lạnh, anh ấy chỉ mặc mỗi một cái áo len lông dê màu đen mỏng manh.

Cái vòng tay hạt bồ đề chẳng biết đã biến đâu mất, mái tóc vốn được chải chuốt tỉ mỉ cũng có hơi lộn xộn.

Đôi mắt trên gương mặt đẹp trai đó đã đỏ hoe, giống như một chú cún con bị người ta bỏ rơi.

“Nên lúc đó…… vì sao em lại chia tay anh?”

Anh ấy nhẹ giọng hỏi tôi.

“Không phải là do em không thích anh nữa đúng không?”

2

Chuyện của tôi và Cảnh Phàm bắt đầu từ 9 năm trước.

Lúc đó tôi không những chỉ là một học sinh cấp ba, mà còn là một tiểu thuyết gia với đầy những ý tưởng kỳ diệu.

Tôi là người theo dõi anh ấy trước.

Không có ý gì khác đâu, chỉ là do trong tiểu thuyết có nhắc đến hotboy* của trường, nên tôi mới chạy đi xem người được công nhận là hotboy trường bình thường làm cái gì.

(Bản gốc: Giáo thảo chỉ người đẹp trai ở trường)

…… Kết quả, tôi bắt gặp cảnh anh ấy đánh nhau.

Trong hẻm sau trường, Cảnh Phàm mặc đồng phục, ném cặp sách sang một bên lấy một chọi ba, anh ấy đánh ba tên côn đồ với ba màu tóc khác nhau, đánh đến mức chúng phải xin tha.

Tôi chưa từng chứng kiến một cuộc ẩu đả ở khoảng cách gần như vậy, tôi sợ đến mức hai chân mềm nhũn.

Tôi cầm điện thoại, tay run bần bật, trên màn hình điện thoại hiện số 110 nhưng vẫn chưa gọi đi.

Còn chưa kịp bình tĩnh lại, thì ánh sáng ở trước mắt đã bị che mất.

Vừa ngẩng đầu lên thì đã thấy Cảnh Phàm.

Bộ đồng phục trên người anh ấy đã phủ một lớp bụi bặm, trên khuôn mặt tinh xảo có thêm một vết bầm tím.

Sự tàn nhẫn trong đôi mắt ấy vẫn chưa hề giảm bớt, nhìn có hơi hung dữ: “Cậu theo dõi tôi à?”

Tôi sợ bị đánh, sợ đến mức lắc đầu một cách mãnh liệt: “Không có!”

“Nói dối, tôi đã bắt được, rất nhiều lần rồi.”

Vết thương trên mặt khiến anh đau đến mức “chậc” một cái, rồi bắt đầu nghiêm túc nhớ lại: “Ở sân bóng rổ, ở căn tin, ở phòng máy tính, khi tan học……”

Tôi nghẹn lời đứng yên tại chỗ, không nghĩ ra là mình bị lộ từ lúc nào.

Cảnh Phàm nhìn chằm chằm tôi một lúc, đôi môi mỏng khẽ cong lên, rồi anh đột nhiên ngồi xổm xuống, đối diện tôi, anh ấy nhường mi: “Muốn theo đuổi tôi à?”

“Không hề, cậu đừng hiểu lầm.”

Cảnh Phàm làm bộ ghét bỏ: “Hiểu lầm hả? tôi không tin. Không sao hết, anh biết là anh đây rất mê người, nhưng hiện tại anh đây chỉ một lòng nghĩ về học tập. Nếu cưng thực sự thích anh, thì anh có thể……”

Tôi không nhịn được nữa, ngắt lời anh ấy: “Tôi chỉ đang thu thập, sưu tầm phong tục thôi.”

“Thu thập, sưu tầm phong tục?”

“Nói đúng ra là…… tôi đang viết tiểu thuyết, cần phải thu thập tư liệu sống.”

“Cậu có thể giữ bí mật cho tôi không?”

Và lúc đó, việc viết tiểu thuyết vẫn là một việc khá xấu hổ.

…… đặc biệt không muốn để cho người khác biết.

Cảnh Phàm chần chờ một chúy: “Hmm…… vậy tôi là nguyên mẫu à?”

“Không hẳn.” tôi nói lung tung “Do tôi tò mò học sinh cấp ba đánh nhau thì như nào……”

Cảnh Phàm có hơi cạn lời: “Cái đồ ngốc này, cứ tò mò là mò đi xem à? Nhỡ bị liên lụy thì làm sao?”

“Tôi khá là may mắn á.”

“Haiz.” Cảnh Phàm đứng dậy, tiện tay kéo tôi đứng lên.

Lúc đứng lên tôi mới nhận ra, anh ấy cao hơn tôi nhiều như vậy.

Tôi phải ngẩng đầu lên mới thấy được khung xương cằm xinh đẹp của anh ấy.

“Vì sao cậu lại đánh nhau?”

Cảnh Phàm thở dài: “Đại ca của bọn nó thích một cô gái, mà cô ta lại thích tôi, tôi vô tội, nằm không cũng trúng đạn.”

Tôi: “……”

Hai chúng tôi mắt to nhìn mắt nhỏ, cũng không biết ai sẽ cười thành tiếng trước.

Nhà tôi ở vùng Đông Bắc, cho dù đang là mùa hè thì trời vẫn tối sớm.

Cảnh Phàm nhìn đèn đường sáng lên, rồi lại nhìn tôi, giọng nói bất đắc dĩ.

“Thôi vậy, để tôi đưa cậu về.”

Ngày hôm đó, tôi đi theo phía sau Cảnh Phàm.

Đèn đường rất cao, rõ ràng khoảng cách của hai chúng tôi rất xa, nhưng bóng của chúng tôi lại như đang đan vào nhau.

Tôi thầm ghi nhớ cảnh tượng này vào trong lòng.

Quyết định viết cảnh này vào trong tiểu thuyết.

3

Xung quanh tôi có rất nhiều lời đồn đại về Cảnh Phàm, vẻ ngoài đẹp trai của anh ấy là ưu điểm ít được nhắc đến nhất.

Cứ cách một, hai ngày là tôi lại nghe được những câu chuyện về anh.

Ví dụ như nếu có ai trong lớp họ tổ chức sinh nhật, anh ấy sẽ trực tiếp dắt một con lơn con đến—— vì nhà anh mở trang trại nuôi lợn.

Ví dụ như thú cưng của anh ấy là một chú lợn hương mini, anh ấy gọi nó là Thúy Hoa.

Hoặc là theo lời mấy bạn nữ kể —— hôm nay anh ấy dùng tư thế ném rổ, để ném chai nước vào thùng rác, lúc ném thì lộ cơ bụng tám múi.

Nhưng theo lời các bạn nam kể lại là chai nước ném không trúng thùng rác, mà suýt chút nữa thì rơi trúng đầu chủ nhiệm.

Anh ấy bị chủ nhiệm đuổi theo gần 3 cây số, cuối cùng thì bị phạt phải đổ thùng rác một tháng.

Tất cả những chuyện đó tôi đều ghi lại vào trong nhật ký viết tiểu thuyết của mình.

Anh trai tôi tên Kiều Tranh lớn hơn tôi hai tuổi, năm đó vừa mới thi đại học xong.

Vậy nên tự nhiên sự chú ý của bố mẹ được chuyển hết lên người tôi.

Kết quả là ngày hôm đó họ lấy được sổ nhật ký của tôi.

Họ ném quyển sổ nhật ký xuống trước mặt tôi, lạnh giọng, chất vấn: “Bình thường con toàn làm mấy cái này?”

Tôi không dám tin hỏi: “Mọi người lục đồ của con?”

Bố tôi hận sắt không thành thép*: “Đây là do bố mẹ quan tâm con! Kiều Nhuế, còn hơn một năm nữa là thi đại học rồi, ngày nào cũng làm mấy việc không đàng hoàng như này, thành tích tụt dốc thì sao?”

(hận sắt không thành thép: thành ngữ chỉ việc đặt rất nhiều hy vọng vào một việc/người, nhưng nó không thể tiến bộ)

“Bố mẹ vất vả nuôi con và anh con học hành, bố mẹ một tháng kiếm được bao nhiêu, con không biết nghĩ cho bố mẹ à? Tiền mà bố mẹ vất vả lắm mới kiếm được đều dành cho con và anh trai con, vậy mà con báo đáp bố mẹ như thế đấy hả?”

Biểu cảm của mẹ tôi càng thêm nghiêm túc: “Nhuế Nhuế, con nói thật cho mẹ biết, con yêu sớm đúng không?”

“Con không! Đó là tiểu thuyết, con thích viết truyện, từ trước đến giờ con luôn ước được trở thành một tác giả viết truyện!”

Bố tôi nghiêm mặt quay lưng lại, giọng của ông vừa thô ráp vừa gấp gáp.

“Mày làm tác giả cái rắm gì! Mày còn nhỏ như thế thì biết cái gì hả? Mày mà có thể trở thành một tác giả thì tao đi giật lùi!”

Ông tức giận đến mặt đỏ tía tai, tôi thậm chí còn không biết vì sao ông lại tức giận như vậy ——

Ông lấy quyển sổ nhật ký đang ở trước mặt tôi, trong tiếng kêu của tôi, ông ấy xé nát nó.

Ông còn vừa xé vừa nói: “Mày không chịu học đúng không? Mày muốn làm tác giả viết truyện đúng không?”

“Tao cho mày làm tác giả này! Tao cho mày làm này!”

Mẹ nhìn sắc mặt của tôi, đắn đo muốn cướp lại quyển sổ.

Nhưng, đã muộn rồi.

Những trang giấy được gửi gắm ước mơ của tôi, đã bị xé rách thành từng mảnh nhỏ một cách đầy bạo lực.

Tôi hơi mở miện, muốn nói mà lại nói không nên lời, nước mắt cứ lách tách thi nhau rơi xuống.

Bố tôi thở hổn hển nhìn tôi.

Dường như mẹ cũng thấy bố có hơi kích động thái quá, bà nhìn tôi, lúng túng nói: “Nhuế Nhuế, bố cũng là vì muốn tốt cho con, ông ấy chỉ sợ trì hoãn việc học của con ……”

Đúng vậy, có nhiều khi, dù bố mẹ có quá đáng thế nào đi nữa.

Nhưng chỉ cần một câu “Vì tốt cho con”, là có thể hợp lý hóa hành vi của bọn họ.

Giống như lúc bố say rượu.

Sau khi ông ấy say rượu thì bắt đầu chỉ trích anh trai tôi, sao không biết ra ngoài từ sớm để kiếm tiền nuôi gia đình.

Chỉ trích tôi vì sao lại mặc váy, có phải muốn ra ngoài làm “Gái” không.

Mỗi khi tôi và anh trai hâm mộ những đứa trẻ khác có một cái bánh sinh nhật nho nhỏ vào ngày sinh nhật, mà chúng tôi thì lại chẳng có gì.

Lúc đó ông ấy sẽ không nói gì, nhưng sau khi uống rượu, ông ấy lại vừa quăng nồi ném chảo, vừa hét lên giận dữ: “Chúng ta chỉ là một gia đình bình thường, không bằng được nhà người khác! Chúng mày hâm mộ bọn nó thì chúng mày đi ch…ết đi, kiếp sau đầu thai vào nhà người khác ấy!”

Mà mỗi lần như vậy, mẹ tôi chỉ nhìn đống bừa bộn rồi trốn về phòng.

Đợi bố tôi xả giận xong, thì lại yên lặng đi ra để dọn dẹp.

Anh trai luôn ở bên cạnh, cắn răng bảo vệ tôi, vừa nhận lấy tất cả sự phẫn nộ của bố, vừa an ủi tôi: “Đừng sợ, anh trai ở đây.”

Mà sau khi tỉnh rượu bố lại xin lỗi bọn tôi, mẹ cũng sẽ nói những câu tương tự vào ngày hôm sau.

“Bố các con sợ các con học cái xấu thôi.”

“Ông ấy chỉ muốn tốt cho các con.”

Khi còn bé, tôi không hiểu vì sao muốn tốt cho chúng tôi mà lại phải dùng cách đó.

Sau này tôi mới hiểu, đấy chỉ là một d.ục v.ọng kiểm soát.

Không kiểm soát được cuộc sống của mình, thì đến kiểm soát cuộc sống của chúng tôi.

Từ nhỏ tôi và anh trai đã sống trong phương pháp giáo dục áp bức.

Chúng tôi thậm chí còn không có cách nào thoải mái dùng tiền mà chúng tôi đã tích góp tiết kiệm mới có được, thậm chí khi bọn tôi đi làm thêm kiếm được tiền mua một cái bánh kem nhỏ mà chúng tôi mong ước đã lâu, thì trước khi mẹ tôi nhận quà sinh nhật, câu đầu tiên mẹ nói lại là “Sao lại tiêu tiền bừa bãi thế hả”.

Dù anh trai luôn bảo tôi “Họ chỉ quen làm mấy việc mất hứng” “Không cần nghĩ mấy cái giáo dục khổ sai đó là đúng”, nhưng tôi vẫn có thể thấy sự thống khổ của anh trai —— anh trai làm thêm kiếm tiền mua một đôi giày mới mà anh trai rất thích, nhưng khi thấy bố tức giận, anh trai lại đứng ở cửa nhìn đôi giày cũ mà bố mẹ đi rất lâu, rồi lặng lẽ rời đi.

Chúng tôi sẽ vì một câu nói của họ mà cảm thấy áy náy rất lâu.

Chúng tôi sẽ chẳng có cách nào tránh cho họ vì một chuyện nhỏ mà lớn tiếng gầm lên, phá hỏng cách giáo dục đó.

Rõ ràng là bọn tôi không thích, nhưng lại chẳng có cách nào để mình không chịu ảnh hưởng từ phương pháp giáo dục đó.

Sự tự ti ăn sâu vào tận trong xương trong tủy.

Ban đầu tôi chỉ muốn đắp nặn cho mình một thế giới nhỏ bé, một xã hội không tưởng.

Nhưng hình như hiện tại, đến cả việc này họ cũng muốn khống chế.

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv