Mùa Hoa Hồi

Chương 8: Chú Tưởng



Và chúng tôi gương vỡ lại lành như thế, như một kì tích, một phép nhiệm màu rằng anh vẫn bên cạnh tôi, sáng mở mắt ra đã thấy anh nằm ngay bên mình, đó là điều hạnh phúc nhất với tôi giờ này. Tôi khẽ nhấc cánh tay đang đặt trên bụng mình xuống, định đi vào đánh răng rửa mặt thì anh lại choàng tỉnh, vươn tay ôm lấy tôi:

"Em đi đâu vậy? Hôm nay không phải ngày nghỉ sao?"

"Hôm nay em xin nghỉ, lát anh đi với em đến chỗ này nha!"

"Ừm."

Anh lại gật gù, tôi đi vào đánh răng và ăn sáng. Nhìn thấy hai cái bàn chải cắm chung cốc tôi mới hạnh phúc mà cười tủm tỉm. Hạnh phúc chỉ giản đơn thế thôi, chỉ cần hai người yêu nhau được sống với nhau bình yên, giản dị. Tôi rán quả trứng rồi đem ra cho anh, ăn sáng xong, chúng tôi quần áo chỉnh tề dắt tay nhau đi về quê tôi. Trời hôm nay cũng vẫn trong veo như vậy, trời mùa đông có phần hơi rét buốt, làm tôi nhớ về những ngày xưa. Hôm nay là ngày dỗ mẹ tôi.

Tôi đưa anh theo để giới thiệu cho mẹ người mà con gái mẹ yêu thương, rằng tôi sẽ hạnh phúc với tình yêu của chính mình. Tôi mua một bó cúc vàng và một túi hồng và cam, loại quả mà mẹ yêu thích nhất. Đến nơi, tôi đưa anh vào trong nghĩa trang, nơi này khói nhang nghi ngút của những người còn sống dành cho người đã ra đi. Trên những bức tường, chằng chịt vết chữ của những người con, người mẹ, người cha, những lời oán trách và tội lỗi. Người ở lại thường như vậy, chỉ đến khi mất đi họ mới thật sự biết dằn vặt và yêu thương, muốn làm những điều tốt đẹp muộn màng.

Tôi dắt tay anh đến bên mộ mẹ, trước phần mộ đơn sơ, anh chỉ vào một cái cây:

"Đây là hoa em hay dùng này."

"Hoa hồi đấy – tình yêu cả đời của mẹ em."

Cây hoa hồi giờ cũng đã lớn, lớn lên cùng đứa con của mẹ, nó chứng kiến mọi khó khăn cũng như cay đắng ngậm ngùi trong cuộc sống của con. Tôi thắp cho mẹ nén nhang và đưa cho anh một nén.

"Mẹ à, hôm nay con lại về thăm mẹ rồi đây. Dạo này con sống rất tốt, còn có cả bạn trai nữa, anh ấy rất yêu thương con, con cũng yêu anh ấy."

Những lời tôi vừa nói ra, cây hoa hồi liền đung đưa khi trời lặng gió như nói với con rằng mẹ đã nghe thấy lời tâm sự của con, như lời chúc phúc của mẹ. Có lẽ anh cũng là do mẹ gửi đến để yêu thương con, chăm sóc con thay mẹ, là người bà đã chọn lựa kĩ càng. Anh lúc này mới nói.

"Con chào mẹ, con là chồng của Nhiệm Đan, con hứa là con sẽ yêu thương và bảo vệ em ấy."

"Gì chứ, kết hôn mới gọi là chồng thôi, bây giờ chúng ta là người yêu."

"Nhưng đằng nào anh chẳng là chồng em."



Tôi không đôi co với anh nữa, chỉ cười mỉm, lần đầu tiên tôi đến mộ của mẹ trong tâm trạng thoải mái và nhẹ nhàng đến thế, có lẽ là vì có anh. Mọi lần đến đây tôi luôn trách mẹ, trách mẹ mù quáng mà yêu sai người, cứ liên tục trách móc mẹ vì đã không lí trí để người khổ lại alf mẹ. Nhưng đến khi yêu tôi mới biết, tình yêu luôn có những lí lẽ và quy luật riêng biệt, sẽ không như người ngoài cuộc nói lí trí là xong. Vậy mới là tình yêu, không thể bị nhầm lẫn với bất cứ tình cảm nào khác.

Tôi dẫn anh đến ngôi nhà cũ kĩ được bao bọc bởi hang cây xanh um tùm. Nơi đây là nơi tôi đã sống, sống những ngày tháng yên bình với mẹ. Tôi nhớ nơi này, nhớ chiếc võng còn móc đong đưa nơi hai gốc dừa. Tôi kéo tay anh bước vào mảnh sân xưa nhưng nó vẫn chẳng thay đổi chút nào so với tâm trí tôi. Ngôi nhà chỉ có phần bám bụi và cũ kĩ hơn nhiều. Tường nhà phủ đầy rêu xanh và nấm mốc. Thường thì khi về thưm mẹ tôi sẽ không ghé qua đây, nhưng hôm nay có anh, tôi muốn anh nhìn thấy tuổi thơ tôi.

Anh đi đến đâu là tò mò đến đó, cứ nhìn quanh sân nhà rồi các vệ cỏ, dù là người khổ nhưng anh vẫn là người thành phố, đối diện với những thứ mộc mạc này ít nhiều có sự lạ lẫm. Anh khẽ chạm vào cánh cửa, nhẹ nhàng đẩy vào:

"Có ai không?"

"Đây là nhà cũ của mẹ con em, không có ai đâu."

Anh thấy thế mới đẩy cửa ra hẳn, bên trong nhà ấm áp hơn bên ngoài rất nhiều. Mùi gỗ ẩm và đồ cũ đều xộc lên rất khó chịu nhưng nó chan chứa kí ức của tôi về mẹ. Căn nhà đơn sơ vẫn còn một chiếc giường cũ nhỏ và một cái máy may. Nó là loại máy thuộc hang cổ, đã cũ và rỉ sét. Từ lúc mẹ dung tôi đã không thấy được màu ban đầu của nó. Vẫn còn những cuộn chỉ vắt lên máy, mấy cái lăn dưới đất do lũ chuột phá phách. Tất cả đều bám bụi của kí ức.

Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ quay trở lại đây, ít nhất sống tạm bợ ở thành phố còn tốt hơn vì vùng này quá nghèo nàn, còn chẳng đủ cho sự sống mỗi ngày. Tôi vòng qua đằng sau nhà vẫn còn cái giếng cũ và một chiếc xe đạp, nó quá cũ và đã lâu không thay nhớt, tôi rủ anh dắt chiếc xe ra tiệm sửa. Chúng tôi đến quán ở gần đó, có một ông lão đã sửa được hơn bốn mươi năm ở đây.

"Sửa xe hả cô?"

"Vâng, bác sửa giúp cháu."

Tôi dắt chiếc xe ra cho bác xem, người đàn ông đã ngoài bảy mươi, người gầy gò, mắt dòm dòm thật kĩ mới xem được:

"Ừm xe này hỏng nhiều quá, phải đợi hơi lấu đấy, săm xe hỏng hết cả, phải thay cả xích mới, may mà hang Nhật nên khung xe vẫn tốt. Người đàn ông có tuổi xem xét giờ lâu, như nhìn thấy ddiieuf gì kì lạ.

" Cái hoa văn này, không lẽ.. "

Người đàn ông ngước lên nhìn tôi đang đứng, mắt đã lòa và kém khiến thị lực giảm sút đi rất nhiều khiến ông phải nheo mắt nhìn:

" Đúng rồi, đúng là cô ấy đây rồi! "

Người đàn ông nói lên trong vui sướng lẫn than trách, ông gục mặt xuống gối, hai tay lấm lem dầu vò lấy mái tóc.

" Cuối cùng em cũng về rồi, Út Nguyệt ơi! "

Tôi thấy ông ấy gọi tên mẹ tôi nên tôi mới hiếu kì:

" Bác quen mẹ con sao? "

" Không phải chỉ quen mà với ta cô ấy chính là cả cuộc đời! "

Tôi mới sửng sốt, không nhớ mẹ than thiết với ai trong làng này đến vậy. Hồi nhỏ tôi chỉ nhớ mỗi khi xe hỏng mẹ sẽ bảo tôi đem ra nhà chú Tưởng sửa. Tôi chỉ nhớ có một chú tưởng rất đẹp trai, rất phong độ hay ngồi dưới một cái hiên sửa đồ. Còn đâu tôi chẳng còn ấn tượng gì về chú. Chú Tưởng đứng lên khó khăn, lại gần tôi, lau đôi tay lấm lem của chú vào áo rồi mới đưa tay chạm vào mặt tôi.

" Nhiều năm rồi, cháu sống có tốt không? "

" Cháu vãn sống tốt chú ạ, à còn đây là bạn trai cháu Lục Minh Viễn. "



" Minh Viễn à, anh chào chú Tưởng đi. "

" Dạ, cháu chào chú. "

" Ừm, thấy cháu còn khỏe là chú yên tâm rồi! Tối qua nhà chú chơi nhé, chú nấu cho bữa cơm quê! "

" Dạ. "

Tôi đồng ý với chú vì cũng không quen ai ở đây, định đi về luôn nhưng sợ anh ấy say xe quá nên thôi. Chiếc xe chú sửa, tôi với anh ngồi ở đó nhìn ra đường quê. Ngôi làng này tuy rất nghèo nhưng lại giàu thực vật, cây cối mọc um tùm, những cánh đồng hoa trải dài tưởng như bất tận. Chiếc xe sửa xong, tôi cùng anh ra đồng chơi, anh có vẻ lấy bấy chưa biết đi xe nên tôi chở anh luôn. Tôi vốn là một đưa rất khỏe lại còn làm nhiều việc kiếm sống, điều đó càng khiến thể chất của tôi tốt hơn.

Tôi chở anh dạo quanh các cánh đồng hoa trải dài mênh mông, thấy cả mặt trời phía xa đỏ au đang sắp lặn xuống dưới núi. Tuổi thơ tôi chưa bao giờ thấy cánh đồng này đẹp đến thế, tôi chỉ nhớ tôi hay đào những củ khoai, củ ấu để ăn lót dạ cho qua cơn đói. Anh ngồi sau lưng tôi cười tươi hớn hở như đứa trẻ lần đầu thấy món đồ yêu thích. Tôi chở anh qua rặng tre rồi khóm xấu hổ, tất cả với anh đều là trải nghiệm lần đầu. Chúng tôi ngồi nghỉ trên một bãi cỏ bên đê, ngửi mùi hương cỏ tươi và làn gió mát.

Cuối buổi chiều, tôi chở anh về nhà chú Tưởng, chú nấu cho chúng tôi rất nhiều món, tuy đơn giản nhưng là bữa cơm mà tôi ao ước được ăn. Trong bữa cơm, chúng tôi nói rất nhiều chuyện, tôi kể cho chú về cuộc sống thành thì của tôi, Tôi bịa đặt những lời nói dối hoa mĩ để chú yên tâm. Ăn cơm xong là sẽ ngồi nghỉ rồi đi ngủ ngay, ở nông thôn chốn này tối không dùng điện, mọi người đi ngủ rất sớm. Hôm nay anh cúng mệt nên lăn ra ngủ luôn, chú rủ tôi ra vườn sau nhà. Angwdf sau nhà chú là một khu vườn diện tích khá rộng, nhìn sâu hun hút vào trong. Tất nhiên là tôi chỉ ngồi trên thềm nhà, đêm tối đom đóm bay vòng tạo ra hàng ngàn đốm sáng vàng nhấp nháy liên tục, không hè giống với ánh đèn led sáng rực nơi phố thị.

Chú mang ra một đĩa mực nướng và lạc rang. Thật sự mà nói thì tôi thấy chú rất có điều kiện đấy chứ, người dân trong làng đời nào được ăn thứ xa xỉ phẩm này. Chú nhìn tôi rồi lại nhìn đom đóm đnag bay nhưng ánh nhìn của chú lại như về một nói xa lắm. Chú kể cho tôi nghe chuyện ngày xưa, chuyện của chú và mẹ.

Ngày xưa, chỉ biết là từ rất lâu, chú là con nhà địa chủ có tiếng trong làng, là con trai trưởng tôn cũng là duy nhất nhà họ Tưởng – Tưởng Duy Mục. Hồi nhỏ chú thích nhất là sửa chữa đồ đạc, cứ nhà ai có cái gì hỏng chú đều nhận sửa nhưng gia đình luôn cấm cản và không cho phép. Hồi đó, mẹ tôi là đứa con gái bạo nhất xóm, mẹ hay làm hỏng đồ của bà ngoại nên hay lén đem qua cho chú sửa, cả hai đều không muốn phụ huynh biết nên thường lén lút đi riêng. Những bụi hoa, lùm cỏ, hai người đều ghé qua, nơi nào có hai người đều vang lên tiếng cười khanh khách, chú kể rằng chú rất thích mẹ tôi, mẹ là người khiến chú có thể cuoif thoải mái nhất, cũng là người luôn bảo vệ chú. Sau này, mẹ tôi và chú đều làm giáo viên trong làng, họ dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo khó. Chú dần dần nảy sinh tình cảm với mẹ, chú định sẽ xin người nhà sang hỏi cưới mẹ tôi, sẽ giúp cho nhà ngoại tôi đỡ khổ.

Người nhà ép chú phải cưới một cô gái con nhà giàu trên thành phố để chú có tương lại tốt hơn nhưng chú không chịu, người chú yêu là mẹ tôi kia, người đàn bà chẳng có gì xứng với chú. Chú bất chấp mọi thứ để được cưới mẹ, chú chấp nhận sẽ không thừa kế bất cứ điều gì từ gia đình để cưới mẹ, chấp nhận bị gạch tên ra khỏi gia phả.

Chú gửi thư cho mẹ trước một tuần để mẹ chuẩn bị và thông báo với ông bà ngoại. Cho đến ngày hôm đó, chú tự tay làm cho mẹ một hộp âm nhạc bằng thủy tinh rất đẹp, chú cất gọn vào trong áo rồi đợi mẹ ở vườn râm bụt hai người thường ghé qua. Nhưng rồi đợi mãi mà mẹ không đến đúng hẹn, trời đã bắt đầu đổ mưa, những hạt mưa đầu tiên rơi xuống chiếc khăn tay đang bao bọc lấy tình yêu của chú. Lúc đó chú mới vội lên xe đạp đến nhà ngoại tôi. Đến nói thấy mọi người đang tổ chức lễ cưới linh đình, chú bước từng bước nặng nề đến cổng đám cưới, thấy mẹ tôi đang đứng cạnh một người đàn ông khác trong bộ váy cưới. Chú vẫn không tim được mà lại hỏi:

" Nguyệt à? Hôm nay nhà em có việc sao? "

" Đúng vậy, xin lỗi vì không nói cho anh, nhưng hôm nay là ngày vui của em. Đây là chồng em Tô Dực. "

Chú sững cả người, đôi tay chú run rẩy trước tin báo đột ngột của người thương, hai người họ đứng trong lán nhìn chú ngoài làn mưa, mưa rơi xối xả, ướt hết cả tấm thân gầy của người đàn ông thư sinh. Chú cố xốc lại tinh thần cho mình, không cho phép bản thân mình làm điều gì khó coi. Chú chỉ đưa cho mẹ chiếc khăn gói tình yêu của chú. Cha tôi – kẻ ích kỉ ấy đã gạt phăng đi khiến hộp nhạc cỡ tan nát, những mảnh thủy tinh nhỏ lấp lánh dưới nền đất. Người cha kia kéo mẹ tôi vào nhà, không cho bà kịp nói lời gì khác. Trời đổ mưa, người ta đã dọn về hết, chỉ có chú vẫn cặm cụi ngồi nhặt những mảnh thủy tinh, nhặt lại con ngựa gỗ mà chú ngồi khắc tẩn mẩn từng buổi trưa.

Tất cả đều vỡ nát, chú gói ghém đặt lại vào chiếc gặt tay như gói lại tình yêu của chú, cất lại mối tình còn chưa kịp bắt đầu đã vội kết thúc. Cơn mưa như xóa nhòa mọi dấu vết, xóa đi cả những giọt nước mắt trên mặt chú. Tối hôm ấy, không ai thấy người đàn ông lủi thủi dắt một chiếc xe đạp ra phía bụi râm bụt, chú ngồi đó rất lâu, những mành thủy tinh trong chiếc khăn sắc nhọn mà cứa vào đôi tay chú. Chú đã yêu mẹ tôi, yêu sâu đậm. Có lẽ mẹ không mời chú vì nhận được lá thư kia.

Sau này, mẹ tôi bị người đàn ông kia lừa dối, mẹ quay về xóm cũ với một đứa nhỏ còn phải bồng bế, người ta đã xì xào về mẹ biết bao nhiêu, chỉ có chú, chú vẫn đợi mẹ. Chú mở một mái hiên sửa đồ ở ngã tư, từ ngày mẹ đi chú không yêu thêm cũng như đi bước nữa với người khác, chú nói là chú còn yêu mẹ nhiều lắm, chú không thể vì cô đơn, vì vài lời bàn tán mà làm tổn thương một người con gái khác. Ngày mẹ về, chỉ có mình chú vui vẻ, chú chạy ra đầu làng chờ mẹ nhưng lại không dám chạy ra, chú đứng một góc nhìn mẹ là đủ.

Mẹ về làm giáo viên, chú làm người sửa đồ. Một nagy mẹ tìm đến chú:

" Có một em bé nghèo mồ côi, khổ lắm, em muốn nhận nuôi nhưng không có điều kiện, anh giúp em với. "

Mọi điều mẹ mong muốn, chú đều làm cho nhưng mẹ đâu biết, chú đâu còn gia thế kia, chú nhận nuôi đứa bé gái đó theo mẹ. Từ ngày đó, mẹ và chú lại nói chuyện lại nhưng không còn kiểu ngâ thơ như xưa mà là toàn chuyện miếng cơm manh áo. Chú rất thương tôi dù tôi là con của người đàn ông đã ngăn cản tình yêu của chú. Mỗi ngày chú đều mua đồ ngon cho mẹ con tôi ăn, tôi được ăn học đầy đủ đều là nhờ có chú. Chú có ngỏ ý được về sống chung với mẹ nhưng mẹ không đồng ý với lí do đã có tuổi nhưng chú biết rõ là do mẹ không có tình cảm với chú. Chú cứ âm thầm hi sinh cho mẹ con tôi cho đến ngày mẹ tôi mất. Chú cũng đau khổ chẳng kém gì tôi, chú cũng yêu mẹ, yêu đến đau đớn tâm can nhưng chú chẳng nhận lại gì ngoài những tổn thương. Chú nguyện ý trao thận cho mẹ nhưng mẹ nhất định không nhận, cả đời mẹ đã nợ chú quá nhiều, mẹ không thể trả hết được nên mẹ không muốn nợ chú điều gì hơn nữa. Chú cầu xin mẹ:

" Xin em, xin em hãy sống có được không, nếu chỉ cần thận của anh, anh sẵn sàng cho em, em cần gì anh cũng cho em, chỉ xin em hãy sống, nếu không có em anh sẽ không thể sống được. "

" Anh hãy sống, thay em chăm sóc cho Nhiệm Đan, con bé đó rất nhạy cảm, rất ngốc nghếch, nhưng em an tâm nếu nó được dạy dỗ bởi anh. "



Sau đó chú gửi tôi lên thành phố cho họ hàng bên nội do người ta thắng phần nuôi tôi nhưng rồi lại đổ cho tôi một cục nợ khổng lồ. Bao năm nay chú vẫn âm thầm nghe ngóng tin tức về tôi chỉ là không gạp mặt. Tiền nợ cũng là do chú cùng trả chỉ là mãi sau này tôi mới biết.

Chú vừa kể chuyện cho tôi vừa xúc động nghẹn ngào:

" Từ sau ngày mẹ con đi, chú chẳng thiết tha điều gì, chú chỉ muốn cùng mẹ con được đi xuống đó, được chăm sóc cho mẹ con dưới đó nhưng chú nhìn thấy con, thấy tình yêu của mẹ con, chú lại không nỡ để con lại một mình, chú sợ xuống dưới đó cô ấy sẽ tức giận mà không nhìn mặt chú mất. Chú đã hứa là sẽ bảo vệ cho mẹ con nhưng chú chưa thể làm được, đấy là lời thất hứa lớn nhất trong đời chú. Ngày mẹ con đi trời cũng mưa, cây hoa hồi con gieo xuống chú thay con chăm sóc, bia mộ mẹ con chú vẫn hay lau sạch sẽ, phác cỏ dại, thắp hương. Mỗi lần như thế chú đều thấy gần gũi với cô ấy hơn, có lẽ cả đời này chú chưa từng và sẽ không thể yêu ai nhiều đến thế. "

Có lẽ cả đời này, tôi sẽ không thấy được một tình yêu nào đẹp và chân thành như tình yêu của chú, cũng sẽ không thấy tình yêu nào đau đớn đến vậy. Chú vẫn ở đó sửa xe nhưng mãi mãi không thể đợi mẹ được nữa.

Quay lại tháng 1 của năm 2010, trong bệnh viện

" Nguyệt à, xin em hãy sống có được không? "

" Xin lỗi a Mục, kiếp này em nợ anh, nợ anh nhiều đến mức không dám đối mặt với tình cảm của anh, thôi thì kiếp sau được không? Kiếp sau anh vẫn là chú bé sửa đồ, em sẽ mang đồ qua nhà anh sửa, đến lúc lớn em sẽ gả cho anh. "

" Được, được, chỉ cần em sống vui vẻ, kiếp này hay kiếp sau hay nhiều kiếp sau nữa anh vẫn yêu em, vẫn chỉ yêu một mình em thôi. "

" Em muốn hộp nhạc do chính tay anh làm. "

" Được. "

" Chú lấy trong túi áo một con ngựa gỗ rồi đưa cho mẹ. "

Mẹ nắm lấy con ngựa thật chặt rồi nhắm mắt, con ngựa của chú rơi xuống đất, tiếng rơi như tiếng vỡ của trái tim chú, chú điên cuồng gào khóc, ôm lấy mẹ tôi:

" Nguyệt, Nguyệt ơi, xin em, xin em, rm tỉnh lại đi, anh không cần em thích lại anh nữa, anh chỉ cần em tỉnh lại thôi! Xin em đấy, chỉ mình anh thích em thôi cũng được, anh vẫn sẽ làm hộp nhạc cho em. "

Nhưng mẹ tôi đã không tỉnh lại nữa, mẹ đã rời bỏ chú để đến một nơi khác. Ngày tang mẹ, chú chôn chiếc hộp nhạc mới theo quan tài mẹ, vặn cho nó kêu lên bản nhạc du dương như đưa mẹ vào giấc ngủ sâu.

" Thôi thì đành kiếp sau, kiếp sau anh sẽ tìm em cho bằng được, dù em muốn hay không cũng sẽ cưới em làm vợ, nhất định sẽ yêu em nhiều hơn, sẽ lại theo đuổi em, nhất định sẽ bảo vệ được em."

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv