Một Năm Thiên Hạ

Chương 2: Tố thế gia



Tố Doanh vẫn luôn luôn tò mò : Sao trên đời lại có một hình thái "Thế gia" kỳ diệu như thế. Người trong một nhà, có một người yêu thích một việc gì đó thì những người khác sẽ tiếp tục kế tục làm công việc này. Thật sự là lạ lùng. Phải biết rằng, cả một gia tộc ít nhất cũng trên dưới một trăm người, sao có thể đều thích một công việc duy nhất?

Đây chỉ là băn khoăn của Tố Doanh ở thời niên thiếu. Khi lớn lên, những nghi ngờ này trực tiếp tự lý giải : Không nhất định những người khác cũng phải thích, mà là nếu có người đi trước lót đường thì theo nghề này sẽ dễ dàng hơn một chút. Lâu ngày, chỉ cần nhắc tới bản thân là người nhà này, thì bước vào nghề này cũng đặc biệt dễ dàng, cho dù không bước vào được thì cũng làm cho người ta kính mình ba phần.

Trên đời có rất nhiều thế gia. Quách gia ở Bột Hải là một thế gia luật học, con cháu có thể nói say sưa các thánh điển từ xưa đến nay. Tố Doanh thường thấy con cháu Quách gia ở thư phòng của phụ thân cô bàn luận viễn vông. Lý gia ở Phồn Dương, nhiều thế hệ am hiểu về võ học, một thanh trường kiếm có thể múa sáng rực cả đình. Tố Doanh thường thấy bọn họ cùng đại ca luận bàn ở Diễn Vũ đường. Phùng thị ở Lâm An và Tố gia hơi giống nhau - đời đời trọng nữ khinh nam. Tất cả con gái Phùng gia có giọng hát uyển chuyển, điệu múa nhẹ nhàng, khi tay áo phất lên tựa như tiên nữ trên trời. Trước kia Tố Doanh thường trông thấy các cô ấy cất cao tiếng hát, xoay vũ y ở trên sân khấu của các chị mình. Các chị cô ngày thường kiêu căng bao nhiêu, lúc này cũng phải nín thở nghiêm mặt, chỉ biết mở mắt mà nhìn cho cẩn thận.

Tố Doanh nghĩ, hoa tượng, thợ đá, đầu bếp, nhạc sĩ là nghề cha truyền con nối hèn mọn, chức nghiệp không tính là thế gia, nói cách khác, trong nhà của cô từ trong ra ngoài đều bị con nhà thế gia vây quanh. Hiện tại từ trong viện đến ngoại đường tụ tập đầy đủ nhiều thế gia như vậy thật không dễ, thế cho nên lúc nhỏ Tố Doanh đã từng cho rằng, con người đều lấy nghề nghiệp của dòng họ để phân chia vị trí.

Bởi vì từ nhỏ theo chân bọn họ tiếp xúc, cho nên Tố Doanh biết: thế gia đều có chút khí tiết quái gở, giống như trên đời chỉ có bọn họ là bắt đầu từ xa xưa, gia phả của những người khác không đủ để nói đến. Loại tự tôn khó hiểu này làm cho chính người trẻ tuổi nhất trong thế gia cũng mang theo một loại kiêu căng, lên mặt cụ non, giống như đã lăn lộn trên đời vài chục năm.

Việc này cũng khó trách. Bọn họ vừa sinh ra đã có nhiều kinh nghiệm như vậy, khó tránh khỏi có tính cách sâu sắc, trầm hậu.

Chỉ là, cho dù con cháu thế gia ngạo mạn nhưng khi thấy tiểu cô nương Tố Doanh cũng sẽ khách khí vài phần.

Có lẽ là vì cô cũng xuất thân thế gia.

Đương nhiên, trên đời không ai dùng từ "thế gia" này để hình dung Tố gia, chỉ là Tố Doanh cảm thấy cực kỳ chuẩn xác - Hậu phi thế gia. Không sai, nhà cô không có văn nhân, kiếm khách, vũ công, danh cơ, mà có hậu phi.

Lịch sử gia tộc và gia đình hoàng gia cùng lâu đời như nhau.

Nghe nói trước kia thật lâu, một vị thiên thần cưỡi con ngựa trắng và tiên nữ cưỡi hươu xanh ở trên mặt đất và đã gặp nhau nơi ngọn nguồn sông La. Bọn họ sinh được một đôi nam nữ, bé trai gọi là Duệ, bé gái gọi là Tố. Về sau, huynh muội này kết làm vợ chồng, khai sinh bộ tộc. Nhưng vào một năm nào đấy thì chia làm hai, một lấy họ Duệ, một lấy họ Tố. Càng về sau, hai nhà Tố - Duệ vì chinh phục thiên hạ lại hợp hai thành một, bọn họ đánh bại rất nhiều bộ tộc. Duệ gia vẫn là người thống trị quốc gia, mà chia đôi huyết mạch với bọn họ chính là Tố gia với cam đoan thần thánh sẽ cung cấp huyết mạch là nữ nhân nhà mình.

Chuyện này chỉ là một điểm tô đẹp thêm cho truyền thuyết mà thôi. Chân tướng sự tình không ai có thể nói ra chính xác, nhưng muốn đoán được chín phần, cũng không khó: Duệ bộ lạc lấy con ngựa trắng làm vật tổ và Tố bộ lạc lấy thanh lộc làm vật tổ kết minh lại, thống nhất vùng đất , thành lập quốc gia này. Vì đảm bảo cho nhiều thế hệ chung lòng, bọn họ sáng tạo ra thần thoại hai tộc vốn là cùng một gốc, lại hẹn ước hôn nhân, mãi mãi không thay đổi.

Nói tóm lại, lịch sử vương triều là lịch sử hoàng gia, cũng là lịch sử của Tố gia.

Theo hoàng đế khai quốc chính là chính thê Cảnh Hoa hoàng hậu Tố thị, đến thế hệ thứ hai là Vĩnh Hiếu hoàng hậu Tố thị, thế hệ thứ ba là Duệ Đức hoàng hậu Tố thị, thế hệ thứ tư là Khải Vận hoàng hậu Tố thị. . . . . . Rồi đến các thế hệ ngoài hoàng hậu còn gặp nhiều người được sắc phong là phi tần. Đơn giản là Hoa phi Tố thị, Nhu phi Tố thị, Mẫn phi Tố thị, Đức phi, Hiệp phi, Thuận phi, Kính phi, Hiền phi, Thục phi. . . . . . Một đám lớn danh hiệu mà phía sau tọa lạc hai chữ "Tố thị", như là thừa nhận chính xác tên cửa hiệu Tố gia, không đem danh phận trao tặng gia tộc thứ hai.

Dân gian còn nói đùa, rằng hoàng đế không biết con gái trong thiên hạ còn có dòng họ khác. Việc này đơn nhiên chỉ là câu nói đùa. Trong cuốn lịch sử bản triều《 Hậu cung chư phi chí 》,tổ tông đời thứ ba có một vị Điền Quý viện, thân phận không cao, nhưng chen lẫn vào một đám toàn là Tố thị , cũng đủ ngứa mắt. Ngày đó Tố Doanh nhìn đến tên bà, liền bội phục năng lực đặt chân vào được trong cung của người phụ nữ này, cũng bội phục dũng khí của tiên đế. Ví như quốc gia là một người, thì Tố thị là nửa thân thể, cho dù ai cũng không dám dễ dàng bỏ qua một bên. Ông ấy lại ở trong cung đình, bên trong trái tim của một quốc gia, nhớ đến một người phụ nữ khác. Tuy điều không thể cho bà chính là thân phận cao quý nhưng lại có thể cho bà. Đây là trường hợp đặc biệt trong lịch sử vương triều.

Chuyện như vậy không còn xảy ra.

Hậu cung là hậu cung của hoàng đế , cũng là hậu cung của Tố thị.

Trời sinh con gái Tố thị một loại vận mệnh - làm chủ hậu cung. Người phụ nữ cao quý nhất an vị ở Đan Xuyến cung chỉ có thể thuộc về Tố thị.

Chỉ cần đứng đầu hậu cung thì nhất định chính là Tố thị.

Cho dù đó là nơi không tốt lành, Tố thị cũng sẽ không chắp tay nhượng ra ngoài.

Cho dù đó là nơi táng thân, cũng là nơi Tố thị táng thân, không có người ngoài.

Nhưng mà, cũng không phải mỗi người con gái Tố thị đều có cơ duyên và năng lực đó.

Thế gia này quá khổng lồ, hệ thống gia phả đông người phức tạp . Cho dù hậu cung rất nhiều tần phi đều xuất thân từ Tố thị, nhưng huyết mạch hai bên cũng khác khá xa. Nhưng lúc này không có họ khác có thể ganh đua cao thấp với con gái Tố thị nên các cô cũng không nhớ đến tình cảm họ hàng. Tố thị muốn không phải vinh quang toàn tộc mà là một phòng chỉ có một người. Tố thị muốn là tự huyết mạch của mình có thể áp đảo những người họ Tố khác.

Cho nên nói đơn giản là gia tộc Tố thị hơi trọng nữ khinh nam, nhưng không nghiêm trọng: con gái là vinh hoa trước mắt, con trai duy trì vinh hoa truyền thừa. Huống hồ đàn ông Tố gia luôn luôn thông hôn với hoàng tộc, mặc dù không bằng các chị em trong cung hồng cực nhất thời, nhưng cũng có thể đảm bảo gia tộc vinh sủng không dứt.

Tại Tố gia, cả trai lẫn gái đều được sắp xếp ổn thỏa, đều có hi vọng tốt đẹp vô hạn. Chỉ có một loại người không có địa vị: con gái không có khả năng vào cung.

Ví dụ như Tố Doanh.

Cũng không phải bởi vì Tố Doanh xuất thân không tốt. Nhánh Tố thị của cô, vài năm trước cũng từng muốn gió được gió, muốn mưa được mưa. Chủ nhân đầu tiên của Đan Xuyến cung là Tố thái hậu, chính là em gái tổ phụ của Tố Doanh. Chỉ là từ khi Tố thái hậu mất trở đi, thì mạch phong thuỷ này cũng chuyển đi mất.

Nhưng mà không có vấn đề gì, trước mắt ở trong cung cô cô của Tố Doanh đã từng bước thăng chức, ba tháng trước vinh phong Đan tần. Hai chị gái ở trong cung cũng đứng vững vàng gót chân, thêm chút thời gian, không lo tìm cơ hội trổ hết tài năng. Đại ca cưới con gái trưởng của hoàng đế là Phượng Diệp công chúa. Các nhánh Tố thị khác đối với Tố gia hoặc như hổ rình mồi, hoặc nhìn với cặp mắt khác xưa – Đây đúng là điềm báo thời khắc xoay chuyển vận mệnh sẽ đến. Xuất thân Tố Doanh, thật sự so với Tố thị nào đó đang xuống dốc thì tốt hơn rất nhiều.

Cũng không phải bởi vì thân thể cô tàn tật. Tuy thừa biết vận khí không có, nhưng ngũ quan đoan chính, tứ chi hoàn chỉnh, đầu óc thông minh, chút phúc khí này cô vẫn có -- Nói như vậy, ông trời không tính toán giao cho cô nhiệm vụ trọng đại, nên cũng không dùng khảo nghiệm tàn khốc hành hạ cô.

Trong mắt phụ thân của Tố Doanh, chỗ thiếu hụt chết người của đứa con gái này chính là sinh lầm thời điểm.

Không! Không!không! Không phải bát tự của cô quá xấu, mà là cô sinh vào năm không tiền không hậu, lãng phí thân con gái này.

Hoàng gia tôn sùng "Thất" , bảy năm mới có một lần tuyển chọn con gái vào cung, tuổi tác tuyển chọn của người con gái tất nhiên phải"Nhị Thất" - mười bốn tuổi, vào cung giáo dưỡng ba năm, mười bảy tuổi chính thức hầu hạ đế vương. Đây là lý do cách bảy năm quốc gia lại nghênh đón Tố thị đạt đỉnh cao trào của sinh đẻ.

Đúng lúc Tố Doanh không phải sinh ở cao điểm. Lần tuyển chọn tú nữ trước đó, cô tám tuổi. Lần tuyển chọn tú nữ tiếp theo, khi đó cô mười lăm tuổi – vô duyên với việc tuyển tú nữ. Đương nhiên, việc này không hề có nghĩa là cô sờ không tới cạnh biên của cung đình. Muốn vào cung, còn có rất nhiều cơ hội: có thể khai thông quan hệ, sửa lại tuổi tác. Nhưng thủ đoạn hạ đẳng như thế lại nguy hiểm lớn, tai hoạ ngầm nhiều, mọi thời điểm đều có thể bị người trả đũa, chi bằng không làm.

Hoặc là có thể nghĩ biện pháp ở bên cạnh hoàng hậu kiếm chức vị nhỏ. Nếu vẫn không được thì thời điểm lớn tuổi vào trong cung dạy dỗ tần phi, không khéo lại được mắt thánh ưu ái. Chỉ là cơ duyên như vậy cực kỳ bé nhỏ.

Huống chi, tuy rằng đương kim hoàng hậu họ Tố nhưng cũng không phải cùng một nhánh với Tố Doanh. Hậu cung chư phi càng không chấp nhận được bên người mình có người am hiểu mọi thứ. Vả lại, phía dưới Tố Doanh còn có hai em gái, một người là Tam di nương sinh ra, một người là Thập nhị di nương sinh ra, đều đã sinh ở thời điểm vô cùng tốt, vừa đúng mười bốn tuổi vào cung. Có các cô, cha đối với Tố Doanh càng ít liếc mắt nhìn, đỡ phải tức giận vì thấy cô sinh không gặp thời.

Con gái Tố gia được trời ưu ái ban cho năng lực, chính là có được tiềm lực để các cô một ngày kia nắm quyền. Tố Doanh ngay cả tiêu chuẩn đầu tiên là vào cung đã không đạt được, tự nhiên thuộc loại con gái không có tiềm lực.

Cô giống như con trai trong thế gia võ lâm trời sinh không thể tập võ, người trong thế gia thi họa trời sinh tàn phế không thể phân biệt màu sắc. Cô chính là tồn tại dư thừa trong thế gia hậu phi, ở trong nhà có thể tùy theo ý mình, tất cả đều do có anh trai cùng cha cùng mẹ - Tố Táp hơn Tố Doanh bốn tuổi. Năm nay anh mười bảy, làm người hầu thái tử tại Đông cung.

Lúc còn rất nhỏ, Tố Doanh đã hiểu rõ, tiền đồ của anh trai chính là tiền đồ của cô. Còn cô không có tiền đồ gì đáng nói.

Phụ nữ luôn luôn cần nhờ vào đàn ông mới có thể sống sót - Trước lúc mất, mẫu thân của Tố Doanh đã nói như thế.

Thời điểm bà ấy lúc lâm chung đã nói những lời này, không biết là cho Tố Doanh nghe, hay là cho Tố Táp nghe. Tóm lại, người anh Tố Táp khi đó cũng rất có khí khái nam tử hán. Tố Doanh nghĩ, cô rất tin cậy anh trai, dường như có thể cho anh ấy một phần hạnh phúc. Một đứa trẻ như cô cố gắng hết sức dựa vào anh, lấy lòng anh, để cho anh yêu mến cô, cưng chìu cô. Bọn họ giống một đôi động vật nhỏ lẻ loi, từ trên người đối phương tìm thấy ý nghĩa tồn tại của chính mình .

Tố Táp nỗ lực làm một người đàn ông đáng dựa vào. Trong cái nhà này, anh bảo vệ em gái, một ngày kia, anh sẽ vì Tố Doanh tìm một người đàn ông đáng để phó thác nửa đời còn lại, đem em gái giao lại trong tay người kia tiếp tục che chở.

Chỉ là khi còn nhỏ, Tố Doanh cũng không biết rằng, thời điểm đàn ông lớn lên, trong thân thể cũng có một trái tim khác cùng lớn lên. Đó chính là dã tâm.

Anh trai của cô chính là một người có trái tim như vậy.

Chỉ là cô không nhìn thấy thôi.

*******

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv