Yết Kiêu nói: “ta cần hỗ trợ của bộ binh phía tả ngạn, lính thủy của ta có bộ binh phụ trợ hoàn toàn có thể ngăn không cho thủy quân Ô Mã Nhi tiến vào nhánh này, ngay khi đánh chặn thành công, quân chúng ta cũng sẽ lập tức đi theo sông Giá ra để vòng lại sông Bạch Đằng thực hiện kế hoạch tác chiến tiếp theo ”.
“Được, vậy trông cậy cả vào ngươi”. Trần Khánh Dư nói.
Ngày 8 tháng 4 năm 1288, thủy quân Ô Mã Nhi tiến vào địa phận Trúc Động, ý đồ vào sông Giá. Ngay khi nhận được tin báo xác thực, Yết Kiêu lập tức hội quân hành động. 1 mặt thủy quân Đại Việt từ sông Giá đi ra đánh giết, mặt khác bộ binh bên tả ngạn từ trong rừng lao ra, dùng voi ngựa thật và cả các loại công cụ mô phỏng tiếng voi, ngựa, người chạy rầm rập, lay động cả cánh rừng, binh lính xông ra hò hét phô trương thanh thế, quân Mông Nguyên sợ hãi vội vã lùi lại tiếp tục rút chạy trên sông Bạch Đằng. Yết Kiêu cho 1 phần thủy quân đuổi theo, phần còn lại cấp tốc theo sông giá ra gần cửa biển rồi ngược về Bạch Đằng đợi sẵn tại đó. Toàn bộ đều là các thuyền loại nhẹ.
Yết Kiêu chỉ đạo thủy quân theo sát quân của Ô Mã Nhi, được 1 đoạn lại chậm lại không đuổi sát, quân Mông Nguyên thấy thế cũng chậm lại để cho lính nghỉ ngơi. Chạy đuổi nguyên ngày mùng 8, tới rạng sáng ngày mùng 9 thì tới gần trận địa trên sông, thủy binh Đại Việt nhóm thứ 2 dùng khinh thuyền đã đợi sẵn.
[Thuyền quân Đại Việt]
"Chỉ huy, quân Ô Mã Nhi đã gần vào trận địa, dự là sớm hơn 3 khắc theo kế hoạch, bây giờ làm thế nào”. Viên phó tướng hỏi Yết Kiêu.
“Đánh, chúng ta sẽ kết hợp 2 đội, giáp công 2 mặt cầm chừng chờ thời điểm đến sẽ lệnh rút. Thông báo cho bộ binh cấp tốc phi ngựa báo nhóm 2 chuẩn bị hợp công theo kế hoạch”. Yết Kiêu phân phó.
"Rõ”, phó tướng vâng lệnh thực thi.
Thời điểm đến, 2 cánh quân lập tức tiến đánh thủy quân Mông Nguyên, sau 3 khắc cầm cự, Yết Kiêu lệnh rút quân. Quân Ô Mã Nhi thấy quân Đại Việt tháo chạy, liền vội vã lái thuyền theo hướng cửa biển mà đi. Vừa là đuổi giết theo quân Đại Việt, vừa là giúp chúng đến gần đường về nhà hơn.
Bất ngờ, nước trên sông rút nhanh chóng, cọc ngầm lộ ra, thuyền quân Mông Nguyên va phải cọc ngầm, nhiều chiếc trực tiếp bị cọc đâm thủng, đa số kẹt lại tại trận.
Ngay khi thấy thủy triều đã rút xuống, thuyền giặc bị kẹt lại, quân Đại Việt mai phục 2 bên bờ sông mới ào ra tấn công quân Mông Nguyên còn đương hoảng loạn vì bị trúng kế, lọt vào trận địa cọc ngầm dưới sông. Các mũi tên có đầu bọc vải dầu cháy rực được bắn về phía thuyền giặc, cả các máy bắn đá, thay thế đá bằng cầu lửa cũng lần lượt bắn ra nhằm đốt cháy thuyền của quân Mông Nguyên. Thủy quân khinh thuyền đội 2 của Đại Việt cũng ngược trở lại, kết hợp với các nhóm thủy quân khác đi ra từ các nhánh sông cùng vây công.
Chiến thuyền của vua Trần Nhân Tông, thái thượng hoàng Trần Thánh Tông, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Chiêu Minh Vương Trần Quan Khải, đi ra từ sông nhánh cũng nhập cuộc.
Lâm vào thế bí, tướng quân Mông Nguyên là Phàn Tiếp cho quân rút lên hữu ngạn, ý đồ chiếm lấy Tràng Kênh làm bàn đạp, nhưng bị phục binh Đại Việt tại đây đánh ép trở lại thuyền. Toàn bộ quân Mông Nguyên chính thức bị vây khốn trên sông. Cầm cự tới chiều thì thất bại.
1 tướng của quân Đại Việt chỉ huy toán quân bảo vệ thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân tông trông thấy 1 tên tướng người Mông Cổ cao lớn, mặc áo giáp dày, đội mũ trụ nhảy xuống nước liền lao xuống bơi ra bắt sống hắn. Trần Thần đứng trên thuyền Hưng Đạo Vương liền nói với ta: “Hắn là Nội minh tự Đỗ Hành, dám rời bỏ chức trách bảo vệ vua để tham gia bắt sống Ô Mã Nhi, chuyện này công to nhưng tội cũng không bé”.
Ta gật đầu đồng ý: “làm lính tối kị là làm trái lệnh, rời bỏ vị trí khi chưa được phép, tham lập công, e rằng có công cũng khó được ban thưởng hậu”.
Vừa lúc này, Đỗ Hành sau 1 hồi giằng co, vốn sung sức hơn Ô Mã Nhi do không phải chiến đấu lâu dài, hắn đã dễ dàng hạ gục Ô Mã Nhi kéo lên thuyền, nhưng thay vì mang Ô Mã Nhi đến dâng lên vua Trần Nhân Tông, hắn lại mang đến thuyền thái thượng hoàng.
Ta cười to: “haha, quả này mới đúng thật là hỏng bét. Người đương trị vì Đại Việt là là vua Trần Nhân Tông, hắn lại bỏ qua, dâng công lên thái thượng hoàng Trần Thánh Tông. Về tình thì cha hơn con 1 bậc, kính lão đắc thọ, nhưng về lý, việc công thì hắn làm như vậy là coi như không để vua vào mắt, lần này đúng là công lao đổ sông đổ bể rồi”.
Trần Thần cũng phụ họa: “ô, đúng thật nhỉ, không biết là gã sơ ý hay bị ngu thật. Nhìn kìa, gã lại lao xuống, túm thêm được 1 người kìa, cách ăn mặc sang trọng hơn, nhiều khả năng là 1 vị vương gia cũng nên”. Trần Thần vừa nói vừa chỉ tay ra xa.