[Vụng Đa Mỗ (mũi Ngọc, Móng Cái)]
Ngày 23 tháng 12 năm 1287 (tháng 11 âm lịch)
500 chiến thuyền chịu trách nhiệm đánh dẹp đường cho lương thảo của quân Mông Nguyên vào Vạn Kiếp đã đến cửa Vạn Ninh, đụng độ quân Đại Việt do Trần Gia chỉ huy tại vụng Đa Mỗ (mũi Ngọc, Móng Cái).
“Báo, quân Mông Nguyên đã đến, gần vị trí quân ta, chỉ cách hơn 5 dặm hải lý”. 1 tên lính chạy vào báo cáo với Trần Gia.
“Ta biết rồi, tiếp tục theo sát”. Tướng quân Trần Gia của quân Đại Việt nói.
Yết Kiêu đứng dậy khỏi ghế, nói với Trần Gia: “Trần tướng quân, đến lúc ta thi hành nhiệm vụ rồi”.
Trần Gia gật đầu: “bảo trọng”.
Yết Kiêu đã đến cửa biển sớm vài ngày, hắn xuống biển bơi, lặn quan sát địa hình dưới biển, tìm các dòng nước nghịch lưu, dòng chảy xa bờ, các rặng san hô, khe đá có thể ẩn nấp, ghi nhớ tất cả trong đầu rời trở lại vẽ bản đồ.
Yết Kiêu nhanh chóng đảo mắt xác định lại 1 lần nữa vị trí ẩn thân an toàn, tính toán tránh đi ‘dòng chảy xa bờ’ nguy hiểm có thể cuốn người bơi ngược ra biển với tốc độ rất cao, rồi lặn xuống biển.
Gần trưa, quân Mông Nguyên do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp cầm đầu đã tiến đến vào gần bờ. Quân của Trần Gia nhanh chóng bắn tên, đạn súng vào quân địch trên thuyền, máy bắn đá cũng được huy động hết công suất, nỗ lực bắn đắm thuyền chiến của địch.
Phía quân Mông Nguyên, để đảm bảo thuyền lương không bị quân Đại Việt chú ý tới. Chúng để thuyền lương đậu xa bờ gần 2 dặm, đồng thời cử 20 thuyền chiến quây xung quanh bảo vệ, chỉ đem 480 thuyền vào tấn công đất liền. 480 chiến thuyền này cũng dàn đều dọc bờ biển ngăn không cho quân Đại Việt có cơ hội tiến ra tiếp cận quân lương.
Kế hoạch khá tỉ mỉ, nhưng Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp quên không tính toán đến canh giữ dưới nước.
Yết Kiêu đã lặn theo chúng đến khi 480 thuyền chiến rời đi, hắn mới nhẹ nhàng tiếp cận thuyền lương. Quân lính canh lương chỉ cử 4 tên canh gác nhìn 4 hướng trông chừng cảnh báo nếu có thuyền quân Đại Việt tiếp cận, tụi lính túm lại 1 chỗ chơi bài, tán gẫu mà không biết có nguy hiểm cận kề.
Yết kiêu lợi dụng sóng nước ồn ào để đục thuyền, sức tay hắn rất lớn, đục lần này cũng không nhiều, chỉ tầm 10 lỗ 1 thuyền, cứ xong 1 lỗ hắn lại nút lại, đủ 10 lỗ hắn chạy qua đục thuyền khác, cứ như thế hết 10 thuyền lương, hắn mới quay qua đục thuyền lính.
Trên thuyền chiến có 1 tên lính Mông Cổ rất nhạy cảm, hắn cảm giác có gì đó không đúng, hắn nói với tên kế bên: “ ta cứ có cảm giác, hình như đang có vật gì đụng vào đáy thuyền”.
Tên kia cũng lắng tai nghe, 1 hồi hắn trả lời: “ta không thấy gì cả, chắc thuyền gần nhau quá, thi thoảng sóng mạnh làm chúng chạm nhẹ vào nhau thôi”.
Nói xong, 2 tên lính lại tiếp tục cảnh giới phía xa hướng bờ biển.
Ước chừng trôi qua hơn 1 giờ đồng hồ, Yết Kiêu đã hoàn tất việc đục thuyền, lúc này y mới nhẹ nhàng bơi đến thuyền lương trước, rút toàn bộ nút các lỗ đã đục rồi mới tiến hành tương tự với thuyền chiến, thuyền cách bờ gần 2 dặm hải lý, chúng chỉ có thể chọn lựa bỏ thuyền mà nhảy xuống bơi vào bờ. Yết Kiêu lặng lẽ lặn trở về.
Tình hình chiến sự trên bờ, sau hơn 1 giờ đồng hồ chiến đấu, quân Trần Gia đã đánh đắm 1 số thuyền địch, nhưng lượng quân Mông Nguyên tiến vào bờ ước chừng tới hơn 1 nửa, đẩy quân Trần Gia vào thế yếu, buộc phải rút chạy.
Quân Mông Nguyên chưa kịp vui mừng thì phát hiện, 1 đám quân lính đang nhốn nháo bơi từ biển vào, chúng vội vàng cho thuyền ra ứng cứu, 10 thuyền lương và 20 thuyền chiến chìm toàn bộ. Vẫn may mắn cho quân Mông Nguyên là trên 480 thuyền chiến cũng có lương thảo đủ để cầm cự ít lâu.
Sự kiện thuyền thạch lương bị đục chìm khiến Ô Mã Nhi tức giận, lập tức đẩy nhanh tốc độ đánh về Bạch Đằng. Hắn trót lọt đi qua Vân Đồn mà không cần đụng độ với quân Đại Việt ở đây. Ô Mã Nhi trời sinh to khỏe lại thông minh, nhưng hắn có tật xấu là kiêu ngạo, thích hố người, vì thế đi qua Vân Đồn trót lọt, hắn liền để lại quân do thám và liên lạc chờ để chỉ đường cho đội quân hộ tống thuyền thạch lương đi sau theo đường mà hắn đã đi.
[Sông Bạch Đằng]
Tướng quân Phạm Ngũ Lão được giao 3 vạn quân trấn giữ Quảng Yên (Quảng Ninh), cửa ngõ sông Bạch Đằng, sớm phát hiện ra quân của tướng Mông Nguyên là Ô Mã Nhi, Phạm Ngũ Lão liền gửi tin tức về kinh thành Thăng Long rồi dàn trận nghênh chiến, thế giặc quá mạnh, 480 chiến thuyền to lớn của Ô Mã Nhi chở gần 10 vạn thủy quân mạnh mẽ tiến vào. Việc mất lương thực khiến chúng càng điên cuồng đánh giết. Quân Đại Việt do Phạm Ngũ Lão chỉ huy không thể chống đỡ được lâu đành phải rút quân.