Mộng Về Tiền Kiếp

Chương 82: Theo dấu Đức Thánh Trần 51



Cũng chính thời điểm này, vua Trần Nhân Tông đích thân dẫn quân tấn công Tây Kết. Tại phòng tuyến thứ nhất ở Tây Kết của quân Mông Nguyên, tướng Trương Hiểu đã đầu hàng vua Trần, dẫn quân Đại Việt tiến đánh Tây Kết, giết chết Toa Đô. Ô Mã Nhi phải dùng thuyền nhẹ chạy trốn.

Thừa thắng xông lên, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Hưng Ninh Vương Trần Tung đã chỉ huy quân Đại Việt đánh quân Mông Nguyên do Thoát Hoan làm thủ lĩnh bên bờ bắc sông Nhị Hà. Tướng quân Mông Nguyên Lưu Thế Anh được cử ra đối chiến nhưng không chống đỡ nổi, toàn quân rút chạy, tới bờ sông Như Nguyệt, kị binh do Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản chỉ huy tiến hành chặn đánh quân Mông Nguyên...

[Bờ sông Như Nguyệt]

Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản thúc ngựa phi lên trước, 1 tay cầm kiếm chỉa về phía quân địch, tay kia là lá cờ thêu 6 chữ vàng huyền thoại 《Diệt Cường Địch, Báo Hoàng Ân》mà 3 năm về trước Trần Quốc Toản lúc đó vẫn là tiểu hầu gia trẻ con trong mắt mọi người huy động gần 1 nghìn người trong tộc làm.

Trần Quốc Toản hét to: “Sát Thát! Sát Thát!, Sát Thát!”, đoàn kị binh hưởng ứng lờ hắn cùng hô lên “Sát Thát”, rồi lao về phía quân thù.

Lá cờ thêu 6 chữ vàng này đã theo Trần Quốc Toản khắp các mặt trận. Trần Quốc Toản nhìn vào nó, binh sĩ hướng về nó để tự răn dạy, nhắc nhở chính mình ‘Ơn vua chưa đền, cường địch chưa diệt’, phải gắng sức, nỗ lực trong từng cuộc chiến. Lần này, chiến thắng đã gần trong gang tấc, địa điểm chặn quân địch là một nơi có ý nghĩa đặc biệt, 《Phòng tuyến Như Nguyệt 》một thời vang dội chiến công của quân dân Đại Việt thời Lý. Đây chính là nơi mà bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của người Việt ra đời, được đọc vang dội trên khắp mặt sông, khiến quân Tống khiếp đảm.

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

Trần Quốc Toản dõng dạc đọc to bài tuyên ngôn trên lưng ngựa, 1 lần nữa khẳng định chủ quyền của Đại Việt, vị Hầu gia trẻ tuổi càng quyết tâm đánh cho địch ngã nhào, đánh đến mức chúng nghe đến tên các tướng lĩnh Đại Việt dù là còn trẻ măng như Hoài Văn Hầu đều phải run sợ.



Nhưng trời không chiều lòng người, dù quân Đại Việt thắng trận nhưng Hoài Văn Hầu đã hy sinh trên chiến trường, sự nghiệp cầm quân đánh trận mới bắt đầu chưa bao lâu đã vội kết thúc.

Thành công chiếm được Thăng Long, vua tôi nhà Trần chưa kịp vui mừng được mấy khắc thì nghe tin dữ vị anh hùng trẻ tuổi Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản tử trận. Cả phòng nghị sự chìm trong tang thương, không 1 ai nói gì.

Trần Thần ngậm ngùi nói với ta trong tâm thức: “sao lúc ta hỏi ngươi chuyện Trần Quốc Toản sau này, ngươi nói là ngươi không rõ...có phải ngươi đã sớm biết hắn sẽ hy sinh trong trận chiến này không”.

Ta im lặng không đáp lại lời hắn.

Hắn lại nói: “rõ ràng là ngươi biết, sao không nói với ta... nếu như biết trước... chúng ta hoàn toàn có thể cử tướng lĩnh khác dày dặn kinh nghiệm dẫn quân truy kích... không để Trần Quốc Toản đi... hắn sẽ không mất mạng thế này”. Giọng Trần Thần đã vỡ òa trong xót thương, tiếc nuối.

Ta vẫn giữ im lặng hồi lâu, lát sau mới lên tiếng: “Thần ca, ta biết ngươi thương tiếc 1 vị tướng trẻ đang trong lúc tài năng nở rộ, nhưng ngươi có từng nghĩ, nếu trận này Trần Quốc Toản xin đi lại bị ngăn cản liệu rằng hắn sẽ có tâm trạng như thế nào. Việc hắn muốn làm đúng như trên lá cờ thêu 6 chữ vàng 《Phá cường địch, báo hoàng ân》, hắn mong muốn được tham gia trận cuối, tự tay đuổi giặc ra khỏi quê hương, ngươi cản hắn, sẽ khiến hắn khó chịu, thất vọng. Tính cách hắn ngang ngạnh, quật cường, nếu không cho hắn đi, e rằng hắn sẽ cố nài xin để đi, kết cục cũng sẽ không đổi”.

Dừng 1 lát, ta lại nói: “hơn nữa, theo như giáo lý nhà Phật, nhân quả của kiếp này đã trả xong, số đã tận, không nên cưỡng cầu”.

Cuộc chiến chống quân Nguyên Mông chính thức kết thúc, vua Trần Nhân Tông mở tiệc khao quân tại thành Thăng Long.

Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải tự mình đi chúc rượu tướng sĩ, 1 vị tướng nổi hứng đề nghị: “Thái sư, hôm nay ngày vui thắng trận, ngài ngâm 1 bài thơ chúc mừng đi”.

“Được”, Trần Quang Khải vui vẻ đáp ứng, ngài vuốt râu suy nghĩ 1 lát liền ngâm:



Đoạt sáo Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan

Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san

(Bản dịch của Trần Trọng Kim:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù.

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu.)

Bài thơ thể ngũ ngôn tứ tuyệt, ngắn gọn nhưng súc tích ý nghĩa, tướng sĩ nghe xong đều võ tay khen hay. Sau đó, lần lượt các tướng sĩ có tài văn thơ đều tự đọc 1 bài coi như thêm phần văn nghệ cho tiệc rượu.

Thấy các sự kiện trong kháng chiến lần 2 này đã hết, ta tính tạm biệt Trần Thần, lòng sớm đã tính toán muốn xuyên tới xem cuộc chiến lần 3. Nghĩ tới là làm, ta tạm biệt Trần Thần, sau đó thả lỏng tâm thức, vừa động ý niệm xuyên về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 3, chưa được vài giây ta choàng tỉnh, cảm giác có gì đó sai sai...

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv