Mộng Về Tiền Kiếp

Chương 11: Người chế tác nỏ thần 11



Chờ Chử Đồng Tử an vị, ngài thong thả nói tiếp: "3 câu hỏi vừa rồi ta đưa cho con là 3 ví dụ về sự u mê không tỉnh thức của con người. 3 câu lần lượt ứng với 3 độc tham, sân, si. 3 thứ độc này hình thành và bám rễ sâu trong tiềm thức con người trải qua vô số kiếp sống. Chính chúng là những sợi dây đầu tiên mà mỗi người đều có để tự kết thành các mắt lưới nhân quả chằng chịt quấn quanh bản thân mình”.

“ thưa thầy, nhân quả là gì ạ?”. Chử Đồng Tử hỏi.

Vị tu hành lại mỉm cười nhìn Chử Đồng Tử, ông nói: “Nhân quả, đơn giản như ngươi trồng cây, gieo hạt táo mọc lên cây táo, gieo hạt nhãn mọc lên cây nhãn...đó là nhân loại nào, quả loại ấy. Phức tạp hơn 1 chút ta ví dụ như thế này. Con đi vào khu chợ, thấy có món đồ đẹp, con liền thấy thích và tiến lại mua nó. Nhân ở đây là nguyên nhân, do con thấy thích món đồ đó, còn quả là kết quả, tức là hành động tiến đến mua món đồ của con”.

“A, thưa thầy, con hiểu rồi. Nhân là nguyên nhân khiến con người làm ra hành động, còn quả chính là kết quả hành động sau đó. Nhưng tại sao lại là mắt lưới nhân quả chằng chịt ạ”. Chử Đồng Tử thắc mắc.

"Nào, trở lại ví dụ, khi con đến hỏi mua món đồ, cũng có người khác ưng ý hỏi mua cùng lúc với con, mà món đồ đó chỉ có 1, ai cũng muốn có được, kết quả là 2 người tranh nhau, cãi cọ rồi, xô xát, con thắng, người kia bực tức bỏ đi, tới khi mua được rồi, con lại bị kẻ xấu bám theo rồi cướp mất món đồ ấy khiến con buồn bực tiếc của, rồi báo lên cửa quan mong tìm được kẻ kia lấy lại món đồ ấy...Con xem, chỉ vì 1 cái nhân nhỏ là con thích món đồ kia, mà gây hấn với người, rồi khi có được lại bị người cướp mất, đây có phải là 1 chuỗi nhân quả nối liền không. Quả của hành động này lại là nhân của hành động khác, cứ thế cứ thế tiếp diễn, mà theo con, sự tiếp diễn này đến từ đâu?”

“Thưa thầy, nhân ban đầu là do lòng ham thích, nhân kế đó là do sự tranh giành, hơn thua, nhân kế nữa là do lòng tham lam của kẻ xấu, nhân sau đó là do con thấy căm tức kẻ trộm cùng tiếc của”. Suy nghĩ thêm 1 chút, Chử Đồng Tử nói thêm: “như vậy, các nhân ấy đều là cảm xúc chi phối dẫn đến hành động tạo ra kết quả. Thưa thầy con hiểu rồi, 3 độc tham sân si đều xuất phát từ cảm xúc chủ quan của con người, khi các cảm xúc tiêu cực như buồn đau, tức giận, tiếc nuối...cứ tiếp tục xuất hiện trong suy nghĩ, thì tự nó sẽ dần lớn lên đủ để kích phát ra hành động. Như vậy, chỉ khi trừ bỏ được cảm xúc tiêu cực thì 3 độc này sẽ không tạo ra nhân quả xấu nữa.”



Nhà sư khẽ mỉm cười gật đầu, ánh mắt rạng rỡ nhìn chàng trai trẻ trước mắt. Ông biết ngộ tính người này rất cao, chỉ cần đưa ra chỉ dẫn nhỏ, chàng liền có thể hiểu được điều ông muốn giảng giải.

“Thưa thầy, làm cách nào để trừ bỏ được 3 độc ạ”. Chử Đồng Tử lễ phép thưa.

Nhà sư chậm rãi giải đáp: "Con đã biết để chấm dứt nhân quả phải trừ bỏ cảm xúc tiêu cực của 3 độc mà ra. Như nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, phương pháp trừ 3 độc này cũng vậy, con phải tìm về căn nguyên gốc rễ của sự phát sinh ra 3 độc, bằng cách thiền định, quán tưởng, suy xét lại từng việc để tìm ra được nguyên nhân trong đó, khi con tìm được nút thắt, con phải tự mình tìm cách cởi, tức là dùng chính tâm mình nhìn thẳng vào vấn đề để đưa ra phán quyết công bằng nhất. Đừng tự biện hộ cho chính mình trong bất cứ trường hợp nào, hay cũng đừng đưa ra phán quyết quá gay gắt, vì như thế tức là con vẫn còn đưa cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến sự việc. Nhưng con cũng đừng loại bỏ triệt để cảm xúc vì mọi cảm xúc đều rất quan trọng. Có nó con mới có trải nghiệm đầy đủ, rồi có tích lũy kinh nghiệm, từ đó, con mới bắt đầu học cách đặt mình vào người khách để suy nghĩ, cảm nhận, thấu hiểu, sau đó mới biết cách bao dung, tha thứ... Khi con tha thứ hay mạnh dạn nhận sai, tâm con lúc đó sẽ nhẹ nhõm như trút được gánh nặng. Mà nó đích thực là gánh nặng khiến con người ta khó chịu hơn so với tự mình vác 1 vật nặng trên lưng, bởi vác vật nặng sẽ có lúc buông xuống khiến người nhẹ nhõm nhưng gánh nặng trong tâm nếu không biết buông bỏ thì nó vẫn còn mãi nặng nề ở đó.”

“vâng, thưa thầy, con muốn hỏi, tại sao cần phải thiền định ạ”. Chủ Đồng Tử lại hỏi thêm 1 vấn đề.

“Phương pháp suy xét ở trên ta nói là quán tưởng, còn thiền định có mục đích giúp cho con tìm về cảm xúc bình yên, khi tâm con không còn gợn sóng bởi các loại cảm xúc quấy nhiễu, tĩnh lặng như nước sẽ khiến đầu óc con được thanh tỉnh, lúc đó sẽ hiểu được rất nhiều thứ vốn là gút mắc trong lòng. Có những việc khi hiểu ra mới thấy thanh thản (phép quán tưởng), có những việc khi thanh thản mới hiểu ra (phép thiền định).”

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv