Phía Bắc Đại Trưng giáp với Đột Quyết, phía Tây Bắc giáp với Hồi Cốt và phía Đông Bắc giáp với Khiết Đan. Người ta vẫn thường nói, ở đâu có thảo nguyên và nguồn nước ngọt, ở đó có bộ lạc du mục sống.
Họ sống dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có, công việc chăn nuôi dê cừu và cũng là đánh chiếm các thành trì phía Nam để cướp bóc lương thực, vải vóc và binh khí.
Cứ hễ có mười bộ lạc thì gần năm bộ là quy phục vương triều Trung Nguyên, phần còn lại, hoặc là trực tiếp đối đầu với triều đình, hoặc là đứng ở bên trung lập không đi theo bất kỳ ai.
Số lượng các bộ lạc mang thù hận với vương triều Trung Nguyên là không hề nhỏ, thậm chí là rất đồ sộ. Thù hận ấy đã ăn sâu vào tâm thức của họ mà có lẽ đã từ tận thế hệ tổ tiên. Nó có thể xuất phát từ sự bất mãn với bộ máy chuyên chế, có thể là từ các quyết sách mà "những kẻ phía Nam" áp dụng với người Hồ bọn họ.
Thiên Cực lâu từ đời Quân Trầm Ngư dẫn dắt đã tận dụng những bộ lạc đối địch với triều đình này, cùng họ hợp tác lập nên một con đường giao thương ngầm dưới vỏ bọc những đoàn buôn nhỏ lẻ.
Lương thực và nguyên liệu chế tác binh khí của lâu thì hết phân nửa đều nhập từ người Hồ. Giờ đây thương đạo đã không còn vững chắc, mọi việc buôn bán đều đã không còn nhận được sự tin tưởng của những thương nhân kia. Nếu không mau chóng tìm ra một con đường mới thì sớm muộn Thiên Cực lâu cũng sẽ chết dần chết mòn.
Sau sự tấn công bất ngờ của Lục Ảnh môn ở cứ điểm phía Nam thì hơn phân nửa đoàn thương đã chủ động rút lui khỏi thương đạo, cũng chủ động xoá bỏ mọi hiếp ước với Thiên Cực lâu trước đó.
Cũng dễ hiểu thôi, chúng cũng chẳng dại gì mà đi bán mạng vì vài đồng bạc cả.
Nhiếp Tư Mặc cắn cắn móng tay, giờ đây thế lực các bộ lạc người Hồ đã không còn là đồng minh tuyệt đối của lâu nữa rồi. Cứ tiếp tục nhưng này thì chỉ đẩy đôi bên vào đường cùng.
Thế nên...
...
Tịnh thất mấy ngày hôm nay thật thiếu ánh sáng, chỉ thấp thoáng ánh nến mờ mờ ảm đạm. Trên bàn trải một tấm bản đồ da lớn phác hoạ chi tiết lãnh thổ từ Nam đến Bắc, đôi chỗ còn có những vết loang lổ cũ kỹ.
"Hơn phân nửa đoàn thương và các tiểu thương đã chủ động xoá bỏ minh ước, số lượng bộ lạc vẫn trung thành với chúng ta đều không đáng kể. Nguồn hậu thuẫn binh lực ở phía sau đã không còn. Giờ đây chỉ cần một đòn của Lục Ảnh môn có lẽ cũng đủ khiến Thiên Cực lâu phải lay chuyển", Ôn Kỳ Thiên nói, sắc mặt cùng ánh mắt y nghiêm trọng vô cùng, giờ đây có muốn ung dung bình thản thì cũng thật khó.
Vò rượu để bên cạnh đã cạn gần hết chỉ sau một đêm, Tô Mạc Vãn cười giễu: "Chuyện sớm muộn thôi, sao có thể kỳ vọng quá nhiều vào những kẻ "không cùng chung chí hướng" đây?"
Nhiếp Tư Mặc suy đi tính lại, cuối cùng cũng chịu mở miệng: "Vẫn còn cách."
Ánh mắt của hai kẻ kia đổ dồn vào thiếu niên nọ.
Thâm tâm nàng có chút dè chừng, đến cùng vẫn lấy hết can đảm mà bình tĩnh tiếp lời: "Ta nói cái này có lẽ hai người sẽ nghĩ ta nông nổi."
Tô Mạc Vãn như mong chờ một tia hy vọng nhỏ nhoi, hắn không nói gì, như một biểu thị ngầm.
Nàng thẳng thừng nói: "Chúng ta hãy xây dựng mối làm ăn với người phía Nam."
Đồng tử xanh đục của Ôn Kỳ Thiên co rút lại, thâm tâm y bị kích động cực mạnh, bề ngoài vẫn đè nén mọi loại cảm xúc, nhìn nàng với con mắt lạnh như băng, sắc tựa đao:
"Bọn ta trọng dụng ngươi, không có nghĩa ngươi muốn nói gì thì nói. Bảo bọn ta làm ăn với người phía Nam các ngươi, có khác nào tự kề kiếm lên cổ mình?"
Họ Tô đưa tay ra hiệu người kia hãy im lặng, không khí vốn đã căng thẳng thì nay lại chùng xuống bội phần.
"Nhiếp Tư Mặc, hy vọng những lời ngươi nói tiếp theo đều đã có tính toán kỹ lưỡng."
Nàng khẽ gật đầu: "Việc cài cắm gián điệp vào thương đạo lẫn những người trong lâu là chủ đích của Lục Ảnh môn. Vậy hẳn chúng cũng đã tính đến việc âm thầm mua chuộc những kẻ cầm đầu các bộ lạc. Giả dụ một cuộc chiến giữa ta và triều đình hoặc Lục Ảnh môn nổ ra, nếu đặt trong trường hợp rằng chúng ta cùng người Hồ hợp quân cùng chống lại bọn chúng, vậy hai người có đảm bảo rằng những kẻ Hồ nhân này sẽ trung thành tuyệt đối không?"
Câu hỏi của nàng chỉ nhận lại một sự im lặng đến lạnh người.
Lòng trung thành vốn là thứ rất mơ hồ.
Nhiếp Tư Mặc nói tiếp: "Chẳng có gì đảm bảo rằng chúng ta sẽ không bị đâm sau lưng cả. Nếu cứ ngoan cố bám víu vào thế lực Tây và Đông Bắc này thì đến cùng ta chẳng thu được bất kỳ lợi lộc gì. Hơn hết, chính chúng ta sẽ là những kẻ chết thảm trong trận chiến này chứ không phải ai khác."
Ôn Kỳ Thiên nhướn mày: "Vậy ngươi nói xem, cấu kết với người phương Nam thì bọn ta lợi gì, mất gì?"
Ngón tay nàng lướt trên tấm bản đồ, cuối cùng dừng lại tại vùng lãnh thổ Đại Trưng, "Người phía Nam mà ta muốn nói đến ở đây chính là những thế lực không chấp nhận quy phục họ Đường. Nói cách khác chính là phản quân."
Sắc mặt Tô Mạc Vãn chỉ trong phút chốc đã tái lại, giọng hắn lạnh như băng: "Ý ngươi là tàn dư nhà Lý?"
"Không", nàng dứt khoát trả lời: "Mối quan hệ giữa Lý thị và Đường thị vô cùng phức tạp, tốt nhất không nên động đến. "Đồng minh tạm thời" hoàn hảo nhất lúc này chính là đám phản loạn chống đối họ Đường. Những kẻ này vừa không có được một chút bao dung của Hoàng đế, lại có lực lượng lớn hoạt động trong khuôn khổ. Không phải rất lý tưởng sao?"
Ý cười như dần hiện hữu trên gương mặt non trẻ của thiếu niên, thế nhưng với Tô Mạc Vãn và Ôn Kỳ Thiên thì lại không như vậy. Họ Ôn đưa ra lý lẽ:
"Kể cả có như vậy thì việc giao thương với người phía Nam vẫn cực kỳ nguy hiểm, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng khiến triều đình phát giác. Chưa kể, biết đâu được Lục Ảnh môn sẽ lại cấu kết với họ?"
Như nàng đã nói, mọi trường hợp dù là tệ nhất đều có thể xảy ra. E là lần này lời nói của nàng có chút mâu thuẫn.
Nhiếp Tư Mặc thở dài trong lòng, bình tĩnh trở lại: "Ta từng nói với hai người rằng trong binh gia có câu: Nơi nguy hiểm nhất chính là nơi an toàn nhất. Muốn cho mọi thứ được bảo toàn tuyệt đối thì không nên đổ dồn lực lượng vào cùng một nơi."
Tô Mạc Vãn bấy giờ mới ngẩng mặt lên tiếng: "Ý ngươi là chúng ta cần phân bố lực lượng đều ở khắp mọi nơi. Một bên tiếp tục duy trì mối quan hệ hoà hảo với ngoại tộc, một bên âm thầm liên kết với phía Nam. Làm như vậy vừa có thể che mắt Hoàng đế lẫn Lục Ảnh môn, vừa có thể làm ăn với bên ngoài mà không bị nghi ngờ?"
Nàng gật đầu: "Chính là như vậy."
Ôn Kỳ Thiên coi như miễn cưỡng chấp thuận.
Thế nhưng giờ đây lại có một vấn đề lớn phát sinh, Nhiếp Tư Mặc định cấu kết với những phản quân kia thế nào đây? Này không phải là chuyện có thể nói suông được!
Nghĩ thế, họ Tô mới nói: "Ngươi nghĩ việc kết minh với phản quân là chuyện dễ dàng ư?"
"Ta có thể", nàng thẳng thắn, không một chút do dự.
"Dựa vào ngươi?". Tô Mạc Vãn ngờ vực, vẫn có chút không thể nghe lọt tai.
Có đánh chết hai kẻ kia cũng không thể tin chỉ dựa vào một người không quyền thế, không địa vị, không xuất thân lại chẳng có quan hệ như nàng mà lại có thể chiêu mộ phản quân phía Nam.
Nghĩ lại lời mình vừa nói Nhiếp Tư Mặc cũng có chút nực cười. Nàng đã mất nhà, mất đi người mà nàng yêu thương, thân thế nay bị chôn vùi, mất cả đi thứ gọi là niềm tin với chính đất nước của mình.
Ỷ vào đâu, nàng dựa vào đâu mà muốn hô phong hoán vũ?
Ôn Kỳ Thiên bật cười, hết bảy phần là cười trong vô vọng: "Ngươi có thể chiêu mội phản quân? Xem ra thân phận của ngươi không đơn giản nhỉ?"
Nàng biết, lời kia của Ôn Trưởng sự phần nhiều là đang chế giễu nàng không biết lượng sức mình, chỉ biết diễu võ dương oai. Cũng đành, Nhiếp Tư Mặc rủ mắt cười lạnh:
"Thật đáng xấu hổ. Xưa kia ngoại tổ phụ nhà ta từng dấy binh nổi dậy chống lại Đường thị ở quận Nam Dao. Kết quả toàn quân bị triều đình diệt hơn phân nửa, phần đất được ban cũng bị thu hồi hoàn toàn. Có thể nói là táng gia bại sản. Về sau, các tàn quân tập hợp lại và liên kết thành một thế lực phản Đường ở phía Nam."
Tô Mạc Vãn ngẩn người.
Ôn Kỳ Thiên thật chẳng biết nên chế giễu hay tán khen nàng nữa, lời nói trở nên sâu xa hơn: "Hay cho hậu duệ của một kẻ phản nghịch. Đại tội bất trung, dù là đến mai sao vẫn mang trên lưng tiếng xấu muôn thuở."
Nàng hướng mắt vào xa xăm, khoé môi cong lên đầy miễn cưỡng: "Là chuyện đã qua. Điều quan trọng bây giờ là ta đã xác định được đồng minh để cấu kết."
Vị Trưởng sự kia húp một ngụm rượu nóng, tinh thần như đã có chuyển biến tốt hơn, trong mắt y là vô số toan tính phức tạp: "Người phía Nam vốn ưa chuộng ngựa Hồ và các loại trang sức bằng vàng. Chúng ta có thể dùng chúng để đổi lấy lương thực và các vật dụng cần thiết."
"Chưa hết, thông qua việc giao thương ấy ta còn có thể làm ăn với cả những người Tây phương. Lợi ích vô cùng to lớn." Nhiếp Tư Mặc thầm cười, coi như đã có thể xoay chuyển được tình thế.
Tô Mạc Vãn như vẫn chưa thông suốt một số chuyện, hắn nhìn nàng bằng ánh mắt dò xét: "Ngươi muốn chúng ta làm ăn với những phản quân đó trên danh nghĩa gì đây? Trên hết, lấy gì ra đảm bảo rằng chúng sẽ không đâm sau lưng ta?"
Thiếu niên nở nụ cười tự nhiên, nhìn thoáng qua cũng thấy được mấy phần kiêu ngạo.
"Sư phụ, người hỏi hay lắm. Về việc hoạt động trên danh nghĩa gì ta đều có tính toán rồi. Còn về câu hỏi thứ hai, chúng ta sẽ không liên minh với họ như cách mà ta đã làm với các bộ tộc trước kia."
Hai người kia mặt ngoài vẫn bình tĩnh, song lại rất mong chờ những lời nàng sắp nói tiếp theo.
Nàng tiếp tục, giọng nói trở nên sắt đá hơn: "Trước kia Thiên Cực lâu làm ăn với phương Bắc, hẳn luôn mang tư tưởng rằng một khi chiến sự xảy ra thì có thể mượn binh và quân lương từ những bộ tộc này. Suy nghĩ đó thực sự nguy hiểm. Nếu ta mượn binh khí và lương thực từ họ thì sau này còn có thể trả lại. Thế nhưng nếu mượn quân binh thì sau này những sinh mạng ấy sẽ trả bằng cách nào? Hẳn hai người đã hiểu."
"Cho nên, lần này ta sẽ không quá ỷ lại vào họ. Thiên Cực lâu sẽ chỉ thông qua những người phía Nam này để giao thương và trao đổi hàng hoá với Tây phương mà thôi."
Chén bạc trong tay Ôn Kỳ Thiên đặt mạnh xuống bàn, y đưa tay quệt đi chút rượu còn vương trên miệng, cười đắc chí:
"Bắt tay làm ăn với chúng, ta vừa thu được lợi nhuận, vừa âm thầm tránh được sự nghi ngờ của Hoàng đế và Lục Ảnh môn. Chỉ cần Thiên Cực lâu tiếp tục diễn màn kịch là kẻ yếu thế này, sớm muộn sức mạnh của chúng ta trong mắt những kẻ khác sẽ mất dần, như thế thì có thể rút lui khỏi cuộc chiến một cách an toàn. Đó là những gì tiểu quân sư toan tính sao? Không tồi."
Nhiếp Tư Mặc bưng chén canh đậu đen lên miệng, cử chỉ vẫn điềm đạm: "Ta chỉ là người hiến kế, quyền quyết định vẫn nằm trong tay lâu chủ và Trưởng sự."
Đắc ý chưa được bao lâu, Tô Mạc Vãn cười hờ hững, lời nói ra đầy ẩn tình: "Làm tất cả những điều ấy chỉ để đổi lại một con đường rút lui thôi sao?"
Nàng đáp: "Nếu người muốn bảo toàn Thiên Cực lâu thì chỉ cần như vậy là đủ."
"Vậy nếu tham vọng của ta còn lớn hơn như thế?"
"Vậy thì đệ tử vẫn còn vài chiến lược khác cho người."
Ôn Kỳ Thiên đứng dậy vừa cuộn tấm bản đồ da lại, vừa nói: "Ta sẽ bàn lại chuyện này với Hoàng Lan và Di Mạt La Hạ. Không nên để quá nhiều người biết về kế hoạch lần này."
Nhiếp Tư Mặc cũng gật đầu đồng tình, cuối cùng cũng có thể xả hơi rồi. Nàng đứng dậy cáo từ sư phụ cùng gã lông vàng.
"Lâu chủ, Trưởng sự, ta xin lui trước, đến khi hai người đưa ra quyết định chúng ta sẽ lại tính đến bước tiếp theo."
"Khoan đã."
Bước chân Nhiếp Tư Mặc khựng lại, giọng nói có đôi phần lạnh lẽo kia của Ôn Kỳ Thiên truyền tới khiến tóc gáy nàng dựng ngược, lòng bàn tay đã túa mồ hôi từ bao giờ.
"Ngươi không rõ xuất thân, không có thân tín, gia tộc mang trên mình tội danh phản quốc. Ngươi thực sự đủ nhẫn tâm để quay lưng lại với chính dân tộc của mình, sẵn sàng phụng mệnh phe đối nghịch như bọn ta sao? Ta cảm thấy động cơ của ngươi không hề đơn giản."
Dân tộc, quốc gia, thân tín. Đó đều là những thứ đã đi vào ký ức của Nhiếp Tư Mặc, chưa bao giờ nàng cảm thấy chúng xa xăm mờ ảo khó với tới như vậy.
Lật đổ Đường triều vốn là tham vọng lớn nhất lúc này của nàng kia mà, nghe lời này của y, lòng nàng bỗng nặng nề.
Gió sao mà lạnh đến như vậy, Nhiếp Tư Mặc cúi đầu, che đậy đi ánh mắt cùng nụ cười méo mó.
"Hahah... Trưởng sự nói không sai. Ta chỉ là kẻ bán nước cầu vinh, con chó của phương Bắc. Hm... gì nữa nhỉ... À, còn là con quỷ chết chìm trong hận thù."
...
Ít lâu sau, cuộc họp bàn của Tô Mạc Vãn và hai vị các chủ đã diễn ra một cách bí mật và cũng vô cùng đặc biệt - họ không trực tiếp gặp mặt nhau mà là trao đổi qua thư từ.
Gã lâu chủ này xưa nay tính cách đã ngang như cua bò, hắn chẳng nói chẳng rằng, không hề có bất kỳ một lời nào cho biết rằng kế sách của Nhiếp Tư Mặc đã được chấp thuận mà chỉ lẳng lặng thực hiện theo kế hoạch.
Thực ra như vậy cũng không phải không tốt, nói ít làm nhiều thì cũng rất đáng khen. Thế nhưng đâu phải lúc nào Nhiếp Tư Mặc cũng sáng suốt đến độ có thể đọc được ý nghĩ của hắn cơ chứ!
Mới rạng sáng khi mặt trời còn chưa ló ánh bình minh thì người ta đã thấy vị Trưởng sự của Thiên Cực lâu leo lên yên ngựa cùng một đoàn người tiến thẳng về phía Nam. Nhìn điệu bộ của họ rất hiên ngang, chẳng có gì là lén lút dè chừng cả.
Nhiếp Tư Mặc nghe thì biết vậy, căn bản nàng còn quá nhiều việc để giải quyết rồi, chưa kể Ôn Kỳ Thiên cũng có những tính toán riêng của mình, chỉ cần hành tung của y không gây bất lợi cho kế hoạch thì chẳng sao cả.
Trước mắt còn một chuyện lớn mà Nhiếp Tư Mặc vô cùng háo hức kia kìa.
Háo hức là bởi nàng sắp được ngồi lên cổ lão sư phụ rồi.
...
Trên đồng cỏ bát ngát trải dài tít tắp ngàn dặm, một màu xanh xanh u uất phủ kíp nơi nội đồng, tiếng chuông "tinh tang" hoà trong cơn gió hoang dã quét từng hồi qua những ngọn cỏ.
Những túp lều trại nền trắng dệt hoạ tiết thổ cẩm được dựng kiên cố giữa bốn nội. Giữa chốn thảo nguyên này chẳng hề có tiếng trẻ con, tiếng cười nói nào. Chỉ có sự ảm đạm thấm đẫm vào từng ngọn cây, vào từng đàn dê bò nối nhau đi.
Chẳng hề giống với lối sinh hoạt truyền thống của các bộ lạc du mục.
Cũng phải thôi, bởi họ vốn chẳng phải xuất thân từ nơi đây.
Một đoàn người bí ẩn mà có lẽ là từ phương Bắc đến, họ dừng lại trước đại trướng* được trang hoàng tươm tất nhất. Đoàn người vừa xuống khỏi ngựa thì một toán binh ăn mặt theo lói du mục đã xếp ngay ngắn hành hai hàng như nghê đón khách quý.
Tử trong đại trướng, một nữ nhân trung niên ăn vận thường phục hệt như người Trung Nguyên. Cô ta người tươi như hoa, cất giọng trong trẻo cao vút:
"Hoan nghênh các vị từ xa đến, thư tín của các vị bọn ta đã sớm nhận được. Hẳn các vị đi đường cũng vất vả rồi, chi bằng cùng vào trong ăn một bữa thịt, uống một bữa rượu cùng Chủ thượng."
Thiến niên ăn vận sang trọng tướng mạo thanh tú, ngây ngô trong trẻo thấy vậy liền cười cười: "Đã làm phiền tỷ tỷ rồi. Ở đây bọn ta chỉ có chút lễ mọn, hy vọng Chủ thượng sẽ không chê", nói xong, thiếu niên hơi đánh mắt sang gã nam nhân cao hơn một khúc bên cạnh, "nàng" cười ngây ngốc với hắn: "Phải không, ca ca?"
Hai chữ "ca ca" thốt ra từ miệng thiếu niên kia thật khiến hắn có chút không tự nhiên, sâu thẳm trong thâm tâm thì khó xử vô cùng, ngoài mặt vẫn tươi cười hoan hỷ: "Tiểu đệ nói phải."
Vị tỷ tỷ kia ra hiệu cho nô bộc nhận phần lễ vật kia, đoạn quay sang huých nhẹ người thiếu niên kia, cô ta nháy mắt cười cười: "Hai vị công tử không cần câu nệ, mời vào trong, Chủ thượng đang mong chờ hai vị lắm đó."
Nói rồi đoàn người cùng tiến vào trong đại trướng, đám thị nữ vừa vén tấm mành thứ hai lên, thiếu niên liền mở to hai mắt, vị "ca ca" bên cạnh thấy vậy cũng hơi khựng lại.
Bên trong đại trướng rộng lớn xa hoa là một người đàn ông đứng tuổi đầu tóc bạc trắng dài đến tận hông và hoàn toàn buông xoã. Dáng người lão ta cao lớn, toàn thân từ trên xuống dưới đều là y bào gấm lệ. Tuy không thuộc thượng hạng nhất nhưng có thể nói là sang trọng bậc nhất ở nơi đây. Dáng vẻ ấy không khỏi khiến người ta nghĩ đến một mãnh tướng oai vệ đứng tuổi.
Lão ngẩng mặt, đôi mắt đen sâu đục ngầu thấm đẫm dòng chảy thời gian, nếu nhìn kỹ, trên những nếp nhăn còn là vô số các đường chém, các vết sẹo lớn nhỏ đều có cả. Tất thảy đều là chứng tích cho một thời kỳ oanh oanh liệt liệt của lão.
Vừa nhìn thấy lão, gã nam nhân liền hành lễ.
"Vãn bối Triệu Minh Kính* tham kiến Công Tôn lão nhân."
Thiếu niên cúi người, vái lạy: "Vãn bối Triệu Thanh Ty* bái kiến Túc Văn vương."
(*) Xuất phát từ câu thơ trong bài Thương Tiến Tửu của Lý Bạch.
"Cao đường minh kính bi bạch phát,
Triêu như thanh ty, mộ thành tuyết."
Ba chữ "Túc Văn vương" nhỏ nhẹ phát ra từ miệng của thiếu niên kia mà vanh lên như sét đánh ngang tai, lão già trợn tròn mắt nhìn người nọ, miệng há hốc chẳng tài nào nói nên lời. Hạ nhân có mặt trong đại trướng ai nấy đều nhìn nhau mà bối rồi.
Lão run run đưa tay chỉ vào người đang quỳ: "N-ngươi... ngươi vừa gọi ta... là gì."
Thiếu niên vẫn điềm tĩnh, lời nói dõng dạc chắc như đinh đóng: "Người là Túc Văn vương Công Tôn Dự."
Gã nam nhân quay sang nhìn "nàng", vẻ nghi hoặc. Rõ ràng Nhiếp Tư Mặc không hề nói cho hắn biết rằng sự việc này sẽ nằm trong kế hoạch.
Công Tôn Dự chống tay vào thành ghế, bước từng bước lảo đảo về phía "Triệu Thanh Ty", lão cúi xuống, lay lay vai người nọ, giọng vội vã:
"Nói, nói cho ta biết ngươi là ai? Vì sao ngươi biết tước hiệu của ta?"
"Vãn bối là hậu duệ của Triệu thị. Ngoại tổ phụ của vãn bối xưa kia chính là Thứ sử quận Nam Dao."
Lão Công Tôn run rẩy không nói thành tiếng, hai mắt lão đã đỏ au tự bao giờ: "Triệu Kinh Giám... Ngươi... Triệu Kinh Giám là ngoại tổ phụ của ngươi sao?"
"Triệu Minh Kính" cũng ngạc nhiên không kém, hắn chẳng tài nào hiểu nổi những gì đang diễn ra trước mắt mình, rõ ràng chúng không hề nằm trong "kịch bản" sẵn có!
Thằng nhóc kia còn định khua môi múa mép gì nữa đây?
Thiếu niên gật đầu, nét mặt thanh thuần bỗng chốc đượm buồn, "nàng" lấy từ trong vạt áo ra một tấm quân lệnh đã sờn màu, đôi chỗ còn sứt mẻ đến không ra hình thù. Thiếu niên đặt nó nào lòng bàn tay lão, giọng nghèn nghẹn như sắp khóc tới nơi:
"Năm xưa Ngoại tổ phụ cùng ba ngàn quân binh tử thủ thành Nam Dao, từ đầu đến cuối đều không một ai chịu khuất phục trước họ Đường. Cuối cùng Ngoại tổ phụ và ba ngàn anh linh cùng tuẫn thành, Nam Dao ngập trong biển lửa mù trời. Lệnh bài này... chính là thứ cuối cùng mà tổ phụ để lại trước khi đầu lìa khỏi thây."
Công Tôn Dự nhận lấy tấm quân lệnh, nước mắt rơi lã chã trên gương mặt già nua của lão, ai nấy đều chỉ biết ngập ngùi mà sót thương, chẳng dám chen vào bình phẩm dù chỉ một câu.
"Triệu Kinh Giám... bao năm ngươi theo ta gây dựng cơ đồ, đến lúc chết lại chẳng thể toàn thây. Mấy chục năm, mấy chục năm rồi... đất Nam Dao lạnh lắm..."
"Triệu Thanh Ty" đưa tay gạt lệ, thù hận cùng phận uất tích tụ bao thời gian qua như bộc phát trong khoảnh khắc tưởng chừng chỉ là một màn kịch, nàng lay mạnh tay Công Tôn Dự, nhìn lão bằng đôi mắt rực cháy lửa hận:
"Nếu không phải vì tên nghịch tặc Đường Vệ Khiêm đó thì chúng ta đã không bị đẩy đến bước đường này."