*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
“Đánh với kiếm khách kia đến ngày thứ ba, chiêu thức đã dùng hết, binh khí cũng không còn, đơn giản quay qua tay đấm chân đá. Ta lăn qua lăn lại giữa bùn đất, đột nhiên nghĩ, Mộ Xuân kiền kiền tịnh tịnh người thoảng hương trà không ôm, lại đi ôm một tên kiếm khách quằn quại vừa bẩn vừa hôi. Như vậy há chẳng phải ngu ngốc lắm sao?”
Quân Sơn nhất chiến, Chu Vũ bỏ đấu. Vị trí giang hồ đệ nhất tranh cãi đã rất nhiều năm rốt cuộc bị bỏ ngang như thế.
“Vốn đã là một đứa ngốc mà.” Tập Mộ Xuân trừng mắt nhìn hắn, không nhịn được bật cười. Tiểu Ngũ đứng bên cạnh nhìn hai người, ngây ngốc vui mừng. Chu Vũ một hơi uống hết chén lôi trà, thở dài: “Rượu năng tiêu sầu, trà tự vô ưu.”
Giang hồ đều đã xa rồi.
-Hoàn-
————-
Chú thích:
[1] lôi trà: (lôi: nghiền) một loại thức uống của người Hẹ(a), là hỗn hợp gồm lá trà, thảo mộc và nhiều loại hạt, quả hạch, gạo rang. Trà được dùng vào bữa sáng hay vào những ngày đông giá lạnh để bồi bổ sức khỏe. Lôi trà rất phổ biến ở Đài Loan, Nam Trung Quốc, Malaysia cũng như các vùng có người Hẹ sinh sống.
Loại trà được sử dụng phổ biến nhất trong lôi trà là trà xanh và trà Ô long. Thỉnh thoảng người ta cũng dùng mạt trà(b) để pha chế.
Đậu phộng rang, đậu xanh và vừng là những loại hạt hay dùng nhất trong lôi trà.
Nguyên liệu được cho vào cối sứ đặc chế(c), dùng chày gỗ nghiền mịn thành bột, cuối cùng thêm nước đang sôi vào. Người Hẹ Quảng Đông nghiền đậu phộng rang, vừng, một chút muối, rau mùi và cuối cùng là trà, sau đó phao nước sôi mà thành. Hồ Nam lại có tập tục pha lôi trà đặc thù. Nghiền lá trà, gừng, gạo rồi chế nước sôi vào. Nếu có thể cho thêm vừng và chút muối thì tư vị càng thêm thơm mát. Uống lôi trà để giải nhiệt trong người. Nhấm nháp từng ngụm từng ngụm, như vậy mới cảm được thanh thản sáng khoái lan tỏa khắp chín khúc ruột.
Chú thích của chú thích:
(a) người Hẹ: người Hán từ lưu vực sông Hoàng Hà dần dần di chuyển đến phương Nam từ thế kỷ thứ 4 (cuối đời Tây Tấn), thế kỷ thứ 9 (cuối đời Đường), thế kỷ thứ 13 (cuối đời Nam Tống), nay phân bố ở các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây, Giang Tây, Hồ Nam và Đài Loan…
(b) mạt trà: trà xanh Nhật Bản
(c) cối sứ đặc chế: nha bát (nha: răng, bát: cối sứ), cối có vô số những đường rãnh nhỏ, giúp nguyên liệu vỡ vụn nhanh hơn.
[2] kim ngân cổ ngoạn: vàng bạc đồ cổ
[3] cây thủy thông: thuộc họ Cói, thân thảo, thường mọc lan thành đám rộng ở ao đầm, mương máng. Cây rất giống cây hành tây nhưng không ăn được. Có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng phù. Thân cây được dùng làm giấy, đan chiếu.
[4] Động Đình Quân Sơn: Quân Sơn là một tiểu đảo nằm trong hồ Động Đình thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
[5] trăm mối tơ vò: nguyên văn 百思齐涌 (bách tư tề dũng), nghĩa là trăm mối suy nghĩ cùng nhau tuôn chảy.