Ngày mồng hai tháng ba, Trương Nguyên, Trương Đại, Phạm Văn Nhược, Dương Thạch Hương, Văn Chấn Mạnh, Hạ Doãn Di và các xã trưởng, xã phó khác tổng cộng cả thảy là hai mươi người cùng nhau ngồi lại bàn bạc công tác phân vùng Hàn Xã. Những người này đến từ Thiệu Hưng, Tô Châu, Nam Kinh, Tùng Giang, ban đầu tổ chức thành các loại văn xã, như Tô Châu Phất Thủy Sơn Phòng Xã, Tùng Giang Kỷ xã, Côn Sơn Vân Trâm xã, Vũ Lâm Độc Thư xã, bây giờ đều thống nhất nhập cả vào Hàn Xã, còn việc xét duyệt xã viên, Trương Nguyên yêu cầu tuân thủ theo nguyên tắc: nghiêm chỉnh chớ lạm dụng, tham lam, vô liêm sỉ, ỷ quyền mà nâng đỡ người đồng hương, tuyệt không được nhập xã như vậy, phải nghiêm chỉnh tuân thủ nguyên tắc. Về mặt tổ chức, cơ bản vẫn theo như hội nghị Hoa Đình năm ngoái, gồm ba nhánh, tăng thêm trung quân, bảo vệ tổ quốc, lấy lợi ích của người dân là mục đích, để sau này có thể tránh khỏi được nhiều phiền phức.
"Hàn Xã tính thị lục" (sáu dòng họ Hàn Xã) do Tông Dực Thiện và Hồ Tôn Tố chịu trách nhiệm chỉnh sửa, là bản ghi chép quê quán, họ tên, năm sinh, tuổi tác cùng họ tên bạn bè của các xã viên, tổng cộng số xã viên chính thức được ghi trong đó gồm 385 người, còn lại sẽ được các xã trưởng, xã phó xem xét sau.
Mọi chuyện đã sẵn sàng, chỉ thiếu gió đông, Sơn Âm một ngày huyên náo dần trở nên yên tĩnh, chỉ còn chờ đến ngày mai Hàn Xã tụ tập lại. Trương Nguyên đang ở trên lầu hai của căn lầu gỗ cạnh sông Đầu Lao, trò chuyện không ngừng, hơn hai mươi người gồm xã trưởng, xã phó của Hàn Xã đều đang ở đây, đàm văn luận nghệ, náo nhiệt vô cùng. Bỗng Đại Thạch Đầu báo có khách đến, trình lên thiếp báo, Trương Nguyên nhận lấy xem, đây là một chiếc đơn thiếp, chứng tỏ vị khách này là đến một mình, ghi: "Thảo y đạo nhân bái". Trương Nguyên giật mình, mặt trái tấm thiếp còn đề chữ, nét nhỏ, thanh lịch quyến rũ:
"U tung thùy thức nữ lang thân,
Ngân phổ tiền đầu hảo vấn tân.
Triều bãi ngọc thần vô nhất sự,
Đàn biên nguyện tác tảo hoa nhân.
Bất tín tiên gia dã bất nhàn,
Bạch vân xuân loạn bích đào quan.
Hành chu ngẫu hướng trương quân dịch,
Nhất cục vị chung hoa dĩ tàn."
Trương Đại ngồi bên cạnh Trương Nguyên, nhìn những chữ được đề trên tấm thiếp, kinh ngạc nói:
- A, người nữ lang kia là từ Kim Lăng tới đây!
Trương Ngạc vội hỏi:
- Ai, ai? Vương Tu Vi?
Trương Đại cười nói:
- Không phải Vương Tu Vi thì còn ai vào đây nữa? Chẳng lẽ lại là Lý Tuyết Y.
Đang ngồi ở đây ngoại trừ Phạm Văn Nhược, Văn Chấn Mạnh, Phùng Mộng Long và một số người từng trải ra, những người khác đều dưới ba mươi tuổi, là lớp người vô cùng nhiệt huyết và phong lưu. Lần này Hàn Xã tụ tập thanh thế khá lớn, giao lưu, bình luận văn chương, cùng nhau liên hoan, nên có chút náo nhiệt, nhưng dường như thiếu một chút văn thơ, bây giờ nghe nói danh kỹ Nam Kinh đã đến, giống như Trương Nguyên, tất cả mọi người đều giật mình, đều nhao nhao hỏi han, Trương Ngạc nhanh mồm nhanh miệng, liền kể lại chuyện Vương Vi lên thuyền ở Đoạn Kiều trên Tây Hồ.
Trương Nguyên đứng lên nói:
- Tam huynh cứ từ từ nói chuyện nhé, ta đi xem một chút.
Nguyễn Đại Thành, cùng Nghê Nguyên Lộ cười nói:
- Trương Xã Thủ, chớ để tuột mất mỹ nhân, đi nhanh lên.
Trương Nguyên đi theo Đại Thạch Đầu vào tiền sảnh, thấy một người khác đang đứng trước bậc thềm, đây chính là Diêu Thúc người hầu của Vương Vi.
Diêu Thúc chắp tay trước ngực nói:
- Trương công tử, chủ nhân nhà ta đang ở trong đò ngoài Tây Quách Môn, không biết có thể mời Trương công tử dời bước đến đó hay không?
Tây Quách Môn là một trong bốn cửa sông của Sơn Âm, nơi này cách Đông Trương chừng hơn một dặm, nó nằm ngay tại bên bờ Hà phủ.
Trương Nguyên hòa nhã nói:
- Diêu Thúc từ xa tới vất vả, đã dùng cơm chưa?
Diêu Thúc nói:
- Tiểu nhân đã ăn cơm lúc ở trên đò rồi.
Trương Nguyên gật đầu nói:
- Vậy thì đi thôi.
Hắn dặn Mục Chân Chân mang một cái giỏ đựng một bộ ấm trà để tặng cho Vương Vi.
Lúc này trời đã tối đen, đêm ngày mồng hai tháng ba, mây phủ dày đặc, không trăng không sao, Vũ Lăng cầm một chiếc đèn lồng đi ở phía trước để rọi đường, gió làm chiếc đèn xoay tròn, Trương Nguyên, Mục Châu Châu, Diêu Thúc ở phía sau, bốn người dọc theo ngõ nhỏ sau phủ Học Cung bước vào phủ Hà, ngõ nhỏ này khác hẳn với ngã tư phố náo nhiệt, hai bên đường là những gia đình giàu có tường cao ngõ sâu, tĩnh lặng, có một đứa trẻ đang chơi đùa với chiếc chong chóng, ánh đèn mờ nhạt chiếu lên vách tường đá, Trương Nguyên cảm thấy có chút kỳ dị, dường như mình đang bước vào trong mộng, tại sao hắn lại có cảm giác này? Vương Vi từ Kim Lăng đến Thiệu Hưng, đương nhiên là vì hắn mà đến, tất nhiên là hắn rất vui vẻ, tuy nhiên cũng không đến nỗi giống như một loại cảm tưởng kỳ ảo như trong mộng này.
Ở bức tường cao cuối cùng của hẻm, hai bên dân cư không đều, hàng rào làm tường, cây tử đằng bò trên tường lộ ra ánh đèn nhàn nhạt, còn nghe được cả tiếng bước chân, tiếng chó sủa. Những tiếng động đó đều không làm rung động tâm tư yên lặng của Trương Nguyên lúc này, mấy ngày nay hắn đi dự tiệc tùng khắp nơi, có khi còn bận sứt đầu mẻ trán, mà tối nay vì Vương Tu Vi từ xa tới thăm, bởi vì bài trúc chi từ "U tung thùy thức nữ lang thân" của nàng (trúc chi từ là một loại thơ dân gian, hình thức thất ngôn tuyệt cú, lời thơ mộc mạc, giản dị, có âm điệu. Lúc đầu nói về tình yêu nam nữ, sau dùng để ca ngợi phong cảnh và con người ở từng vùng) Trương Nguyên đã cảm nhận được ý thơ đẹp đẽ trong đời sống chưa?
Đi qua mấy ngôi nhà, trước mặt chính là phủ Hà, xuôi dòng xuống phái dưới, nơi đó cách cầu Việt Vương và Tây Quách Môn không xa, một chiếc thuyền Tứ Minh Ngõa màu trắng đang đậu cạnh bờ sông, màn trúc được vén lên, ánh đèn trong khoang thuyền sáng ngời, người trong thuyền đang đánh cờ, nam có nữ có, có thể nghe được tiếng các quân cờ va chạm vào nhau giòn vang.
Trương Nguyên dừng bước, hỏi Diêu Thúc:
- Chính là chiếc thuyền này sao?
Diêu Thúc đáp:
-Vâng.
Trương Nguyên hỏi:
- Trên thuyền còn có người nào vậy?
Diêu Thúc trả lời:
- Nữ lang nhà ta đi nhờ thuyền Mao tướng công để tới đây, là Quy An Mao Chỉ Sinh Mao tướng công. Còn có bạn của Mao tướng công là Ngô Ngưng Phủ Ngô tướng công, người đang cùng nữ lang nhà ta đánh cờ chính là thị thiếp của Mao tướng công Dương Uyển, nguyên là người quen cũ quen biết khi ở Quảng Lăng.
Trương Nguyên trong lòng có chút không vui, suy nghĩ lại một chút hắn liền cảm thấy khá hơn, hắn không phải là một người hẹp hòi, hơn nữa Vương Vi có thể đi nhờ thuyền của ba huynh đệ hắn đi Kim Lăng, vì sao không thể đi nhờ thuyền của Mao tướng công tới Sơn Âm, Vương Vi vốn là uốn khúc trung nữ lang, nàng không phải là người của hắn, nàng kết giao với ai là quyền của nàng.
Trương Nguyên nói:
- Hóa ra người đó là Quý An Mao công tử, vậy phiền Diêu Thúc vào thông báo, Trương Nguyên ta mạo muội tới chơi.
Diêu Thúc nói:
- Lúc trước Mao tướng công nói, tối nay nữ lang nhà ta phải tiếp đón khách, nữ lang nhà ta chính là chủ nhân, Mao tướng quân cũng muốn được gặp mặt Trương công tử, Mao tướng quân tới đây cũng là vì việc tụ tập Hàn Xã ở Sơn Âm.
Trương Nguyên khẽ mỉm cười, thầm nghĩ:"Mao Nguyên Nghi là bạn tốt của Uông Nhữ Khiêm và Đàm Nguyên Xuân, có lẽ y đã nghe người ta nói ít nhiều về tiếng xấu của ta, “lai giả bất thiện” (kẻ đến thì không thiện) nhỉ.
Diêu Thúc lên thuyền kêu một tiếng, Trương Nguyên liền nhìn vào trong khoa thuyền, mấy người trong thuyền đang yên lặng đánh cờ lập tức có phản ứng, rồi một người từ trong thuyền bước ra, chiếc thuyền lắc lư, hình như trò hay đã đến lúc thu hoạch, chính là câu "Nhĩ tại kiều thượng khán phong cảnh, khán phong cảnh đích nhân tại lâu thượng khán nhĩ" (Người trên cầu ngắm phong cảnh, người trên lầu đang ngắm ngươi).
Có ba nho sinh bước ra mũi thuyền nhìn về phía Trương Nguyên, người đi đầu có đội một chiếc khăn xanh, mặc áo màu xanh phiêu dật, vóc dáng người này nhỏ gầy hơn hẳn hai người phía sau, mắt của Trương Nguyên tuy không tốt, nhưng hàm răng sáng cùng đôi mắt của Vương Vi rất dễ phân biệt, cô gái này cải trang thành nam nhi chỉ như bịt tai trộm chuông (chỉ lừa được mình, không lừa nổi người), nam tử có thể có ánh mắt đẹp và quyến rũ như vậy sao?
Trương Nguyên chắp tay nói:
- Tu Vi huynh, tháng mười một năm trước, lúc từ biệt ta rất buồn, nay được gặp lại, trong lòng ta rất vui. Có thể làm quen với hai vị bằng hữu này không?
Vừa nói, hắn liền bước lên mũi thuyền.
Vương Vi thấy mình cải trang thành nam nhi, Trương Nguyên liền gọi nàng là Tu Vi huynh, trong lòng nàng có chút vui vui, chắp tay đáp lễ, rồi chào hai người Mục Chân Chân và Vũ Lăng, không chờ nàng giới thiệu hai người sau lưng, người thư sinh cao lớn mũi rộng miệng lớn đứng bên trái nàng đã bước lên trước hai bước, chắp tay nói:
- Tại hạ là Quy An Mao Nguyên Nghi, đặc biệt tới đây để được giao lưu với các nhân tài.
Trương Nguyên đáp lễ, thầm nghĩ:" Nghe giọng điệu của Mao Chỉ Sinh này có chút không tốt, ta tối nay đến gặp Vương Tu Vi, không nghí rằng lại phải cùng tên Mao Chỉ Sinh này múa kiếm một phen, giống như lần trước đến đình giữa hồ ngắm tuyết gặp Đàm Nguyên Xuân, U cảnh giai nhân, lại có ác khách kề bên, thật sự là không thoải mái.
Người thanh niên tầm hai mươi mốt tuổi bên phải Vương Vi nói:
- Tại hạ người Tô Châu, Ngô Đỉnh Phương, tự là Ngưng Phủ, nghe qua đại danh của Trương công tử ở Sơn Âm, đặc biệt đến đây muốn được làm quen.
Vương Vi nói:
- Mao tướng công hành sự hào hiệp hiên ngang, tấm lòng thanh khiết, rất thích được đọc binh thư, có tài thao lược. Ngô tướng công có sở trường về thơ họa, lúc trước ở Tô Châu có làm một bài thơ, bài thơ đó đã được truyền tụng một thời:
“ Lục ấm như vũ vạn điều tà.
Đề bãi triều oanh hựu vãn nha
Tận nhật xuân phong vô biệt ý
Chích xuy hoa điểm quá tây gia.
( Bóng cây xanh như muôn vàn hạt mưa.
chim oanh đã ngừng hót vào buổi sáng sớm, quạ kêu ban đêm
gió xuân cuối ngày không có tâm ý khác
chỉ thổi những cánh hoa đến ngôi nhà phía tây)