Trương Ngạc tiến lên phía trước nói với Trương Thụy Dương:
-Ngũ bá phụ, tiệc rượu đã chuẩn bị xong, chính là ở bên tửu lầu Trạng Nguyên, còn có một vài người bạn nữa cũng ở đó đều đang đợi để đón gió tẩy trần cho Ngũ bá phụ.
Trương Thụy Dương với đám con cháu vây quanh cùng xuống tửu lầu Trạng Nguyên. Tầng hai đã bày ra ba bàn, bốn người một bàn, bọn người hầu cũng bày ra một bàn bát tiên khác. Phùng Mộng Long, Dương Thạch Hương, Hạ Doãn Di và Nghê Nguyên Lộ đều chào Trương Thụy Dương. Lai Phúc cũng nhanh nhẹn hơn, lần đầu tiên khấu đầu trước mặt Trương Thụy Dương, nói:
-Tiểu nhân Lai Phúc bái kiến lão gia!
Trương Thụy Dương thấy con trai kết giao toàn là sinh đồ, trong lòng cũng cảm thấy được an ủi. Sau khi hàn huyên với chư sinh, cười nói với Lai Vượng ở bên cạnh:
-Lai Vượng, ngươi không người thân cũng không có quê quán, hãy nhận Lai Phúc là ca ca đi.
Trương Thụy Dương đã hỏi qua con trai Trương Nguyên lai lịch của Lai Phúc.
Lai Vượng tiến đến phía trước bái kiến Lai Phúc, xưng Lai Phúc là ca ca, khiến Lai Phúc không hiểu gì cả. Vẫn là Vũ Lăng cười hihi giải thích với Lai Phúc, Lai Phúc tự nhiên cũng vui mừng, hai người đã gọi nhau huynh đệ.
Tiểu nhị tửu lầu đã được dặn dò chuẩn bị riêng cho Trương Thụy Dương một chiếc chiếu. Trương Thụy Dương đã quen tiết kiệm, gọi Trương Nguyên, Trương Đại và Trương Ngạc cùng ông dùng tiệc. Những món ăn nổi tiếng ở Nam Kinh như rượu Trạng Nguyên, cá trích Phù Dung, sò biển Kim Lăng, thịt gà muối Kim Lăng, cá trám đen hoa cúc, xương sườn Đinh Hương,...vừa được mang lên. Tiểu nhị rót cho Trương Thụy Dương một ly rượu trước. Trương Thụy Dương đang định bưng ly rượu lên thì chợt nhìn thấy một tiểu đồng tóc dài từ trên lầu chạy như bay xuống, lập tức chạy đến trước mặt Trương Nguyên, mồ hôi đầy đầu, giận dữ nhìn Trương Nguyên, lớn tiếng hỏi:
-Giới Tử tướng công vì sao phụ lòng nữ lang nhà tôi?
Giọng nói của tiểu đồng này rất sắc nhọn, rất có sức xuyên thấu. Đám người Phùng Mộng Long nhất thời đều ngơ ngác nhìn nhau, nhưng Trương Ngạc biết là chuyện gì liền che miệng cười, muốn xem Giới Tử bị Ngũ bá phụ giáo huấn. Lúc trước Trương Ngạc sai Năng Trụ đưa cho Lý Tuyết Y mười lượng bạc để Lý Tuyết Y chuẩn bị rượu thịt, ba huynh đệ họ muốn mượn Tương Chân Quán mở tiệc chiêu đãi bằng hữu, Khúc Trung Cựu viện vốn là nơi giao tiếp, nơi tụ tập của các văn nhân, mở tiệc chiêu đãi bằng hữu thường đều là mượn kỹ viện để lo liệu.
Trương Nguyên vội đứng dậy nói:
-Tiết Đồng, cùng ta ra ngoài nói chuyện.
Tiết Đồng tính tình trẻ con, lúc nãy mới vừa chạy khắp nơi tìm kiếm Trương Nguyên, lúc này nhìn thấy Trương Nguyên đã ngồi uống rượu ở tửu lầu Trạng Nguyên mà Tuyết Y tỷ và Vi Cô lại đang đợi ở bên kia đương nhiên là tức giận rồi, vì thế vừa đến liền lớn tiếng ồn ào.
Trương Thụy Dương không biết con trai đã gây ra chuyện gì bèn hỏi:
-Trương Nguyên, có chuyện gì thế, nữ lang gì vậy?
Trương Đại vội kéo Tiết Đồng ra ngoài nói chuyện. Bên này Trương Nguyên thấy phụ thân hỏi chuyện không khỏi bối rối bèn nói:
-Là nữ đệ tử của Trần Mi Công ở Hoa Đình, con từng giúp đỡ cô ấy, nên hôm nay muốn mời con và các vị bằng hữu cùng đến dự tiệc.
Trương Thụy Dương ra bên ngoài mưu sự nhiều năm, rất hiểu sự đời, nghe con trai nói thế liền biết nữ lang đó không phải là con nhà lành. Con trai muốn đi uống rượu cùng bằng hữu không tránh khỏi lo lắng. Con trai mới mười bảy tuổi, vẫn chưa thành thân mà đã qua lại với kỹ nữ, chuyện này ra thể thống gì chứ. Học nghiệp của con trai tiến bộ rất nhanh, nhưng thiếu niên phải được răn dạy, lúc này đương nhiên phải giữ thể diện cho con trai, tạm thời không truy cứu. Trương Đại kéo Tiết Đồng ra ngoài trợn mắt nói:
-Ngươi đã gây phiền phức cho Giới Tử rồi đấy, ngươi có nhìn thấy ông lão ngồi trước Giới Tử hay không, đó là phụ thân của Giới Tử mới từ Khai Phong trở về, vừa mới đến Kim Lăng, thế này thì Giới Tử sắp bị phụ thân quở trách rồi.
Tiết Đồng hối hận, mở to miệng, lắp bắp:
-Tôi...tôi không biết.
Trương Đại cười nói:
-Thôi bỏ đi, cũng không quan trọng lắm, ngươi quay về nói với Tuyết Y cô nương và Vương Vi nguyên nhân này là được.
Tiết Đồng vội chạy về U Lan Quán, Lý Tuyết Y cũng đang ở bên Vương Vi, nghe Tiết Đồng nói, Lý Tuyết Y che miệng cười nói:
-Chuyện này không hay rồi, phụ thân Giới Tử tướng công đến rồi, Giới Tử tướng công sắp bị mắng đấy.
Vương Vi liếc Tiết Đồng một cái, sẵng giọng:
-Sao ngươi lại lỗ mãng như thế hả?
Tiết Đồng vô cùng hổ thẹn.
Lý Tuyết Y thở nhẹ một tiếng:
-Thật đáng tiếc, ngày mai nhân Tết Trung Thu công tử của Lý Thị Lang mời ta dạo sông ngắm trăng, vốn dĩ ta đã khéo chối từ, như thế này thì đi thì tốt hơn. Tu Vi, không đi cùng ta sao?
Vương Vi lắc đầu tiễn Lý Tuyết Y, khi trở về bắt gặp ánh trăng như nước trong đình, ngẩng đầu nhìn ánh trăng sáng ở Luân Tương Viên, bồi hồi ngâm vài câu thơ của Trương Cửu Linh:
- Thanh huýnh giang thành nguyệt, lưu quang vạn lý đồng. Sở tư như mộng lý, tương vọng tại đình trung. Kiểu khiết thanh đài lộ, tiêu điều hoàng diệp phong. Hàm tình bất đắc ngữ, tần sử quế hoa không.
Một đám lá cây khổ tình như hình lông chim rơi bồng bềnh, Vương Vi lanh tay lẹ mắt như nhặt quân cờ ở ngón giữa. Về đến thư phòng, tìm được cuốn “Khúc giang tập”, lật đến trang “Thu tịch vọng nguyệt”: Tương thụ diệp giáp tại thư trung, hợp thượng, vu đăng hạ si si xuất thần.
Tiệc ở tửu lầu Trạng Nguyên xong xuôi, Trạng Nguyên đưa phụ thân về Thính Thiền Cư, còn đám người Dương Thạch Hương ở lại nhà khách gần tửu lầu Trạng Nguyên, bọn họ còn có việc muốn bàn bạc với Trương Nguyên nên phải ở lại Kim Lăng thêm vài ngày. Lục Đại Hữu đương nhiên là phải ở lại Thính thiền cư.
Vũ Lăng chạy về Thính Thiền Cư trước báo tin. Mục Chân Chân khẩn trương hỏi:
-Tiểu Vũ, gia lão gia đâu?
Vũ Lăng biết ý Mục Chân Chân liền nói:
-Lão gia và thiếu gia hòa khí lương thiện như nhau, nhìn thấy thiếu gia cũng cực kỳ vui mừng, có điều...
Liền đem chuyện Tiết Đồng thất lễ kể với Mục Chân Chân.
Mục Chân Chân lo lắng:
-Lão gia sẽ không trách thiếu gia chứ?
Vũ Lăng nói:
-Chuyện này cũng khó nói lắm.
Mục Chân Chân hỏi:
-Vậy thiếu gia có sợ không?
Mục Chân Chân nhớ đến lúc còn nhỏ mình làm việc gì sai thì rất sợ phụ thân bị mắng.
Vũ Lăng nói:
-Thiếu gia cười hi hi, dáng vẻ rất vui vẻ.
Trương Nguyên đúng là cười hi hi, còn có việc gì vui mừng hơn là phụ thân trở về bình an vô sự chứ, về phần phụ thân có thể sẽ vì huyện của Vương Vi mà quở mắng hắn thì hắn hoàn toàn không để ý đến, đó không phải vì hắn mặt dày mà tâm trí hắn rất thành thục, hắn hiểu rất rõ mỗi một việc mình làm, hắn có thể tự trách bản thân, còn nữa, có thể được phụ thân quở trách, nhiều lúc là một điều hạnh phúc.
Về đến Đạm Viên, Mục Chân Chân khấu đầu với Trương Thụy Dương. Trương Thụy Dương đã nghe con trai Trương Nguyên nói qua tình hình của cha con Mục Kính Nham và Mục Chân Chân. Mặc dù có chút khó hiểu việc con trai tiễn Mục Kính Nham đi nhập ngũ nhưng cũng không nói gì. Lúc này nhìn thấy thiếu nữ đọa dân dáng người cao gầy, hơi ngạc nhiên với làn da trắng mịn và đôi mắt màu lam của thiếu nữ, khen ngợi vài câu rồi theo con trai lên lầu đọc thư của thê tử Lã thị, rồi lại ngắm hai bức tranh của Thương Đạm Nhiên gửi đến. Trương Thụy Dương cười toe toét, mãi cho đến khi lên giường nghỉ nghỉ ngơi cũng không tìm được cơ hội giáo huấn con trai, đứa con này đã cho ông quá nhiều sự ngạc nhiên và vui mừng.
Ngày hôm sau, mười lăm tháng tám, Trương Nguyên vốn muốn xin nghỉ để đưa phụ thân ra ngoài nhưng Trương Thụy Dương nhất định muốn con trai như thường ngày đến Quốc Tử Giám nghe giảng. Trương Nguyên đến Quốc Tử Giám mới biết là hôm nay không lên lớp mà là phát động thu tiền cho tết Trung Thu. Ngoài Giám sinh nạp kê, mỗi Giám sinh đều có tám xếp lụa, đây là để ban cho phụ mẫu của Giám sinh, còn có một trăm thỏi tiền giấy, một trăm thỏi tiền giấy có mệnh giá tương đương với một tram quan tiền, có vẻ là một khoản tiền rất lớn nhưng sau năm Vĩnh Lạc thì loại tiền này của Đại Minh không còn đáng giá nữa. Năm Chính Đức, một trăm thỏi tiền giấy không đáng giá bằng một quan tiền. Năm Gia Tĩnh sau này tiền giấy càng giống như giấy lộn, triều đình cũng không còn in tiền mới nữa, trên thị trường cũng không thấy lưu thông nữa, cũng chỉ có mỗi Quốc Tử Giám là vẫn còn tồn tại tiền giấy, phát cho Giám sinh xem hàng giả, cũng may tám xếp lụa là thật.
Nhận được tiền lụa xong, hôm nay sẽ được nghỉ, rất nhiều Giám sinh vừa ra khỏi Tam Trọng môn liền vứt xấp tiền đó đi, cầm trong tay chỉ thêm nặng, dùng làm giấy vệ sinh thì sợ cứng, nhưng Trương Nguyên lại mang đống tiền giấy đó về Thính Thiền cư. Trương Nguyên nhìn những thứ này với ánh mắt như chúng là những văn vật, hơn nữa, tái phát hành tiền giấy cũng là một chuyện phải suy nghĩ sau này.
Trương Thụy Dương đang hỏi chuyện Vũ Lăng ở dưới lầu, Lục Đại Hữu đứng hầu một bên. Trương Thụy Dương tự nhiên hỏi những việc làm của Trương Nguyên trong hai năm gần đây, Vũ Lăng rất khôn khéo liền nói những lời dễ nghe. Lục Đại Hữu đứng bên cạnh có khi lại chen vào vài câu, đều là khen ngợi Trương Nguyên. Trương Thụy Dương nghe thấy thì như mở cờ trong bụng. Lúc này nhìn thấy con trai đem tiền lụa về thì càng vui hơn, tuy tám xấp lụa không đáng giá bao nhiêu tiền nhưng đây là do triều đình ban tặng, thân là phụ mẫu của Giám sinh cũng có chút vinh quang.