Chu Đức Kiệt đem việc Hoàng tri phủ yêu cầu kể cho Hoàng Hoa và Thiết Xích Tử nghe.
Hoàng Hoa Chiếm hỏi :
- Từ hôm tới Trường Sa, ba vị hoàn toàn bận về việc trừ thủy khấu, chưa kịp thăm thú mọi nơi, sao đã vội đi?
Lam Y đáp :
- Hôm nay còn rộng thì giờ từ trưa đến tối và suốt ngày mai, phủ thành có đặc điểm gì tiên sinh cho biết?
Trương Tam Nương nói :
- Để chúng tôi hướng dẫn Tam hiệp đến Lạc Tiên lầu xem một bức kỳ họa. Ta sửa soạn đi ngay đi. Uống rượu trên lầu đó luôn thể.
Hoàng Hoa Chiếm nhắc :
- Hiền thê nên sai gia nhân đến đó giữ trước một thồi, chắc chắn có chỗ thì hơn.
Âu Dương Nữ cười khanh khách :
- Uống rượu ngắm bức danh họa, thiệt kỳ thú! Nhưng du họa sư nào vậy?
Thiết Xích Tử nói :
- Đến nơi nhìn bút ký quý vị sẽ nhận ra họa sư là nhân vật thờinào. Mỗi khi qua đất Trường Sa, không bao giờ tôi bỏ lỡ dịp lên Lạc Tiên lầu uống rượu.
Vợ chồng Hoàng Hoa sửa soạn, giao việc phiêu cuộc cho Hoa Long,Hoa Hổ, cùng Tam hiệp và Thiết Xích Tử thanh thản đến Lạc Tiên lầu.
Trường Sa phủ là một thị thành rộng lớn không kém gì Kim Lăng.Duy về phương diện kiến trúc, phủ thành này cổ kính hơn nhiều bởi lẽ thị trấn thuộc phần trung tâm của Trung Hoa cận cổ. Nội thành chia ra thành hai khu thượng hạ. Thượng khu tức là trái đồi thấp, còn hạ khu là bìnhđịa. Từ hạ khu qua thượng khu, khách bộ hành, kiệu phu có đường thẳngxâu thành bực thang đá. Trái lại, xe cộ thì dùng đường vòng thoai thoảidốc. Hai khu liền nhau, nhà cửa như bát úp, buôn bán, kẻ qua người lạisầm uất lạ thường, chỉ khác ở chỗ trên đường phố thỉnh thoảng du kháchlại có dịp lên mấy bậc đá, leo dốc lần lần mà không hay.
Lạc Tiên lầu vẫn có từ lâu của nhà họ Tống truyền từ đời nọ đếnđời kia và được sửa đi, sửa lại kiến trúc hợp thời. Lầu ở chênh chếch về hướng bắc thượng khu, ngay giữa hoa viên đầu kỳ hoa dị thảo, liễu rủ,tòng che với những nhịp cầu đá chênh vênh qua hồ sen nhận tạo, và nhữngngọn giả sơn khúc khuỷu uốn éo phần ngoạn mục. Lạc Tiên lầu cao ba tầngngay tầng thứ nhất, chủ nhân dựng thêm một đài cao ngót trượng, nơi cóbức kỳ họa nổi danh.
Tao nhân mặc khách, hiệp sĩ giang hồ, ai qua Trường Sa cũng tớilầu Lạc Tiên uống rượu, hoa tiên phóng bút đề thơ. Đó cũng là nơi gặp gỡ thơ mộng của cặp uyên ương cùng nhau chuốc chén tương quỳnh, hoặc cácvương tôn công tử tụ họp để ngắm giai nhân thướt tha với giải xiêm ymuôn màu ngàn sắc.
Sáu người đủng đỉnh đi khắp hoa viên thưởng ngoạn. Tam hiệp không ngớt lời khen, ca ngợi hảo cảnh, Lam Y nói :
- Đi nhiều biết rộng là thế. Mỗi nơi, mỗi lạ, mỗi đẹp, cảnh sắc thiệt đáng yêu.
Hoàng Hoa Chiếm nói :
- Chủ nhân hiện thời là Tống Phúc Bình, nguyên một dòng họtruyền từ thời Tống Mạt, qua Nguyên nay tới Minh, mỗi thời mỗi cải cáchdù trải bao thế sự thăng trầm.
Sáu người lên lầu. Tới thượng lầu, mỗi người trạc ngoại tứ tuần, tầm thước phúc hậu, cốt cách hào sảnh, tiến tới niềm nở đón chào :
- Hoàng Hoa tiêu sư bữa nay rộng thì giờ thế? Người đã dành thồi chưa?
Hoàng Hoa Chiếm tươi cười đáp lời và giới thiệu đôi bên :
- Đây là Tam hiệp từ Giang Nam qua Trường Sa, và đây là TốngPhúc Bình tiên sinh chủ nhân Lạc Tiên lầu, vị này là gia huynh trưởng.
Hoàng Hoa Chiếm chưa dứt lời thì, Tống Phúc Bình đã cầm tay Thiết Xích Tử mà rằng :
- Ủa! Trương tiên sinh mà tôi không nhận ra, lỗi biết chừng nào! Ngờ đâu hôm nay tiên sinh đổi trang phục, coi lạ hẳn.
Thiết Xích Tử cười hà hà nói với Tam hiệp :
- Trước kia, mỗi khi Trương mỗ này lên lầu, Tống chủ nhân cứ tưởng là Lý Thiết Quài hiện về đây rủ Hà Tiên Cô vào núi.
Trương Tam Nương nói :
- Đi đâu cũng lôi thôi lếch thếch như hiền huynh, ai mà không lầm.
Trông Thiết Xích Tử ngất ngưởng trong bộ y phục mới, nguyên nếp, đại bào súng sính, Tam hiệp nhìn nhau bưng miệng cười.
Tống Phúc Bình thân dẫn mọi người đến thồi riêng.
Trước khi từ tạ xuống lầu, họ Tống mới nói với Hoàng Hoa Chiếm và Trương Tam Nương :
- Vụ bắt thủy khấu vừa rồi thiệt là kỳ công của Hoàng Hoa phiêu cuộc, lời đồn vang dậy khắp phủ thành.
Trương Tam Nương chỉ Tam hiệp :
- Nhờ võ công của ba đại hiệp mới thành tựu, vợ chồng tôi chỉ phụ tá thôi.
Trước lời chúc tụng nồng nhiệt của họ Tống, Tam hiệp nói mấy câu khiêm nhường Chỉ chiếc đài trong cùng lầu xây toàn bằng hồng thạch vântrắng có sáu bực cao, Lam Y hỏi Trương Tam Nương :
- Bức danh họa để trên đài kia, phải không Đại Nương?
- Dạ nơi hai người đang đứng xem. Mời quý vị lên coi!
Sáu người cùng lên hồng thạch đài. Phía trong cùng, lồng vàokhung bằng hồng thạch là một bức tường sơn trắng phẳng lì. Lâu ngày màutrắng đã vàng như màu giấy lụa mà các họa sư vẫn dùng vẽ Thủy Mặc. Ngaychính giữa bức tường ấy là Hà Tiên Cô xách lẵng hoa, lớn bằng ngườithật.
Tam hiệp cùng ngạc nhiên vì nét họa cực kỳ linh động đến nỗi aicũng có cảm tưởng như người trong tranh hiện nổi hẳn lên, và đang bướcra khỏi bức tường. Trong góc tả ở trên phiến tường ấy chỉ đề vỏn vẹn cóba chữ "Vương Liêu Nhân".
Chu Đức Kiệt hỏi :
- Trong "Họa Tùng Biên" có đoạn nói tới Vương Liêu Nhân thờiTống Độ Tông, người đất Hán Dương là một họa sư hữu danh chuyên về mônnhân họa. Sao lại có nét bút của họ Vương trên phiến tường này tạiTrường Sa? Hoàng Hoa tiên sinh diễn giải được không?
Hoàng Hoa Chiếm đáp :
- Tôi biết chuyện qua lời của chủ nhân Tống Phúc Bình là mộtthân hữu. Họ Tống thiệt ra sanh quán tại Hán Dương, Đàm Vân Thôn ở chânHữu Kỳ Sơn, sau đó mới thiên về Trường Sa là nơi quê ngoại và định cư từ đó tới nay.
Hồi ấy, tổ phụ Phúc Bình là Tống Đức Lương ngụ tại Đạm Vân thôn. Cùng thôn có Vương Liêu Nhân. Đồng niên tuế, hai người rất thâm giao,thường rủ nhau vào núi Hữu Kỳ đánh cờ, uống rượu. Về sau, Tống Đức Lương xuống Trường Sa hưởng gia tài khá lớn bên ngoại và ở luôn đó buôn bánkinh doanh. Đức Lương lập một ngôi tửu quán. Nhờ ở đức tính cần mẫn,hoạt động, Họ Tống phát đạt rất mau lẹ, chẳng bao lâu tửu quán đã thànhđại tửu lầu trong vòng mười năm trời. Đức Lương lập gia đình và thưởngcho người lên Hán Dương rước Vương Liêu Nhân về Trường Sa chơi.
Trương Tam Nương ngắt lời chồng :
- Phu quân mời Tam hiệp về thồi uống rượu kể chuyện, chớ đứng đây ư?
Sáu người xuống đài, tửu bảo bưng các món ăn đã đặt lên từ trước.
Sau tuần rượu, Âu Dương Nữ hỏi Hoàng Hoa Chiếm :
- Câu chuyện về sau thế nào, tiên sinh kể cho nghe đi.
- Xin vâng
- "Họ Vương vô gia đình nên có khi ở Trường Sa khá lâu mới trở về Đạm Vân thôn trên Hán Dương.
Trước kia, Vương Liêu Nhân có tài nhưng không được mấy ai chú ýtới vì cư ngụ tại chân núi Hữu Kỳ thì hầu như kẻ yếm thế lấy bàn cờ lyrượu qua ngày Bức họa đầu tiên của Vương Liêu Nhân tại Trường Sa là "Bát Tiên đồ" thân tặng Tống Đức Lương, hiện nay còn treo trong tư thất củaTống Phúc Bình.
Tống Đức Lương trưng bày bức họa ấy ngay giữa phòng khách lớn,nơi quan khách ra vào. Ngờ đâu cử chỉ ấy đã đưa Vương Liêu Nhân lên đàidanh vọng. Tuy họa "Bát Tiên đồ", Vương Liêu Nhân vẫn không đắc ý vàthường nói:
"Tiểu đệ họa người như họa tượng, không có "thần". Xé bỏ đi...họa bức khác. Đại huynh treo làm chi thêm chướng mắt như kẻ qua, ngườilại".
Không đồng ý, Tống Đức Lương đáp:
"Hiền đệ khó tánh quá. Bức họa linh động nhường ấy, còn muốn hơn thế nào nữa? Họa là bổn phận của hiền đệ. Trưng bày là việc của nguhuynh. Thế nào cũng kết quả tốt. Định họa người đi lại được như thậtchăng".
Vương Liêu Nhân bướng bỉnh:
"Chớ không ư? Thế nào cũng có bữa, tiểu đệ họa nổi Hà Tiên Cô biết đi cho mà coi".
Họ Vương rất ưa các tiên nữ và nhất là Hà Tiên Cô. Trưng bàycũng có mà họa xong xé đi cũng có Quan khách qua lại Lạc Tiên lầu đôngđảo. Ai nấy đều trầm trồ khen ngợi các bức họa "Vương Liêu Nhân" do Tống Đức Lương trưng bày Từ đó, họa phẩm bán chạy vô cùng, giá cả đều do họTống định đoạt. Có nhiều nơi mời Vương Liêu Nhân về tận phủ tân trang để họa, nhưng họ Vương từ chối không đi, giao phí hết việc giao dịch tàichính mặc Tống Đức Lương. Tống Đức Lương thường khuyên bạn: "Tiền bạc,danh vọng lớn rồi, hiền đệ nên nghĩ đến việc lập gia đình, sanh con nốidõi tông đường chớ".
Vương Liêu Nhân chối nguầy nguậy:
"Không! Chúng ta chung sống với nhau thế này không đủ sao? Không con thì cháu. Các con của Đại huynh vẫn mến tiểu đệ như cha ruột chúng. Việc chi phải đi đâu? Hoặc giả đại huynh muốn như vậy".
Tống Đức Lương sửng sốt:
"Đâu có chuyện ấy! Ngu huynh tỏ bày điều hơn lẽ phải đó thôi.Chúng ta tình bạn nhưng còn thân hơn cốt nhục, lẽ nào ngu huynh muốn xahiền đệ".
Vương Liêu Nhân cười:
"Vậy, yêu cầu đại huynh từ nay đừng nhắc tới việc lập gia đình với tiểu đệ nữa nhé!"
Họ Vương ở hẳn Trường Sa với Tống Đức Lương.
Việc kinh doanh phát đạt vô cùng, Tống Đức Lương sửa sang mởrộng Lạc Tiên lầu thành đệ nhất tửu lầu phủ Trường Sa. Vương Liêu Nhâncũng nổi tiếng như cồn, họa bức tranh nào là bán luôn bức đó, mọi ngườiđều ưa thích, chỉ riêng họ Vương là không ưa tác phẩm của mình. Chànggọi là bức họa không "thần". Nhiều khi chàng bỏ cả mấy tháng trời khôngcầm tới bút, đi lang thang khắp đây đó, đến khi trở về làm việc lia lịamới tìm thấy một đề tài gì mới lạ.
Tống Đức Lương biết tánh bạn nên cũng mặc Vương Liêu Nhân đichán thì về. Họ Tống chuyên trông coi việc bán tranh, nhiều lúc thiếuhọa phẩm, không đủ cung cấp cho số đông khách hàng từ khắp nơi trongnước lặn lội dặm trường đến Trường Sa tìm mua. Tình bằng hữu giữa haingười ngày càng mật thiết.
Thời gian qua...
Vương, Tống đều lớn tuổi. Tống Đức Lương trao việc kinh doanhcho con cái lúc đó đã phương trưởng, cùng Vương Liêu Nhân du lịch khắpđó đây.
Năm ấy, Vương Liêu Nhân sáu mươi bảy tuổi. Một hôm hai bằng hữuthảnh thơi ngồi uống rượu, bỗng Liêu Nhân nói với Tống Đức Lương:
"Đại huynh sai gia nhân mài một châu mực, lẹ lên, tiểu đệ cảm thấy lúc này có thể họa một bức thiệt thọ 'Nhập thần'."
Tống Đức Lương chiều ý bạn sửa soạn đầy đủ các dụng cụ hội họa để trên án, giấy lụa căng sẵn trên mặt tường.
Liêu Nhân ngà ngà say, chập choạng đứng dậy hối gia nhân bê chậu mực, phóng bút vẽ luôn trên tường sơn trắng hình Hà Tiên Cô xách lẵngbông lớn bằng người thật.
Vẽ xong, họ Vương liệng bút, trở lại thồi tiệc hỏi Tống Đức Lương:
"Đại huynh coi thử, nhập thần chưa? Nhân vật trên tường đã hệt người sống chưa? Nói đi, tiểu đệ không dám nhìn nữa".
Tống Đức Lương nhìn vào tường, thì lạ thay! Hà Tiên Cô linh động thật, cầm lẵng bông như muốn bước ra khỏi mặt tường, thân hình uyểnchuyển. Họ Tống giật mình la: "Trời ơi, tuyệt hảo! Hà Tiên Cô muốn bướcra khỏi tường! Lạ quá!... Vương hiền đệ coi kìa".
Vương Liêu Nhân vội phắt dậy nhìn lên tường. Quả nhiên, ĐứcLương nói đúng, bức họa hoàn toàn linh động. Ngọn bút điêu luyện củachàng đã cho nét họa trên tường một linh hồn. Liêu Nhân sung sướng ngắmnghía hồi lâu, gật đầu đắc ý lảo đảo ngồi xuống kỷ, vỗ vai bạn rằng: "Hà Tiên Cô đã về Lạc Tiên lầu! Đại huynh liệu giữ gìn nàng..." Dứt lời,Liêu Nhân ngả xuống vai bạn thiêm thiếp ngủ.
Tống Đức Lương tưởng họ Vương quá chén, hối gia nhân vực về phòng chẳng dè Liêu Nhân đã quy tiên lúc nào không rõ.
Họ Tống thương xót vô cùng, ma chay cho bạn đầy đủ.
Sau đó, Đức Lương gọi thợ khéo đúc bức tượng thành khuôn lấy hẳn phiến tường có hình Hà Tiên Cô dùng toàn bằng hồng thạch vân trắng xâyđài, hồng phiến họa đó vào, di chúc cho con cháu đời đời gìn giữ tônthờ.
Công việc ấy đã xong, một năm sau, đúng ngày giỗ Vương Liêu Nhân thì Tống Đức Lương cũng mất.
Người nối nghiệp an táng Đức Lương ngay bên mộ phần họa sư họ Vương.
Truyền đời nọ qua đời kia, con cháu họ Vương vẫn giữ được nếpcũ. Lạc Tiên lầu ngày càng canh tân và hồng thạch đài cũng trơ trơ cùngtuế nguyệt.
Riêng phần Hà Tiên Cô, nợ trần hầu chưa dứt, nên tuy hữu linh hồn động mà mãi vẫn không thoát ra khỏi hồng đài...".
Hoàng Hoa Chiếm kể xong câu chuyện danh họa Vương Liêu Nhân ai nấy đều bùi ngùi tưởng tới cố nhân.
Lam Y nói :
- Thiên hạ mênh mông, thế sự thăng trầm, con người kiếp phù dusẽ trở về với gió bụi, duy chỉ có công quả đặc biệt, mới được lưu lạingàn thu...
Âu Dương Nữ gật đầu :
- Kẻ duyên nghiên bút, người nợ cung kiếm, phải chăng hai món đó đều là kỳ khí của khách giang hồ văn, võ để lưu cái dở hoặc cái hay lại hậu thế.
Bữa rượu thanh thả kéo dài đến tận chiều mới tàn.
Thiết Xích Tử nói :
- Tôi định nhân dịp này mời Tam hiệp về đất Võ Dương cho gia đệTrương Tam Vân được diện kiến, dè đâu lại vội đi Cẩn Châu giúp phủ quanHoàng Kinh Tân.
Chu Đức Kiệt đáp :
- Thiệt ra không đến nỗi vội vàng như chúng tôi đã nói với phủquan đâu. Có thế, họ mới không hoàn toàn ỷ lại vào sự giúp đỡ, sửa soạnbinh tướng thiệt đầy đủ chinh phạt sơn khấu.
Lam Y nói :
- Đáng lẽ không thấy hai nhân viên trở về, phủ quan phải lập tức cất quân, lẽ nào chần chờ đến nay, mấy người đó thịt nát xương tan rồicòn gì.
Âu Dương Nữ hỏi :
- Hay là Trương tiên sinh cùng đi với chúng tôi xem tình hìnhHoàng Trọng Hà, Tôn Vương ở Thập Vạn Đại Sơn thế nào. Sau đó ta sẽ ngược dòng qua Võ Đang, Tung Sơn, rồi về thẳng Giang Nam. Hình như tiên sinhcó ý đi cùng gia phụ qua thăm Bắc Kinh.
Thiết Xích Tử hoan nghênh :
- Cũng được. Nếu Tam hiệp rảnh rang, lúc này Trương mỗ cũng không có việc gì chuẩn đích.
° ° °
Nói về Thác Tháp Thiên Vương Hầu Văn Lượng chiếm cứngọn Đại Sơn hùng vĩ, thiên hiểm từ lâu. Trước kia, quan quân đã có lầnđến bao vây song bị đánh tan.
Đến khi em Thuận Vương là Chu Vĩnh An được bổ nhiệm Trường Sa,chiêu dụ được Hầu Văn Lượng về làm bè cánh cho Kim Lăng, con Hầu VănLượng là Hầu Văn Báo, về nhập Ngũ Hổ dưới trướng Thuận Vương, thì ThácTháp Thiên Vương họ Hầu được thảnh thơi nghênh ngang riêng một sơn hà.Trên sơn trại, xây dựng thành quách kiên cố, đặt cơ quan phòng ngừa gian tế, Hầu Văn Lượng còn có hai nam, nữ đầu lãnh cộng sự rất đắc lực.
Một người là Tiết Cẩn Hoa, nữ đầu lãnh, tuổi ngót tứ tuần, tánhtình ác nghiệt nên giới hắc đạo lâm đặt cho tước hiệu là Mẫu Đại Trùng.Tiết Cẩn Hoa cao lớn, sức khỏe đặc biệt, quen dùng cặp song đao nặng nềít người bì kịp. Trước kia, Mẫu Đại Trùng thường hoạt động trong vùngQuý Châu.
Một hôm Hầu Văn Lượng có việc vào đất ấy, tình cờ gặp Mẫu ĐạiTrùng. Thấy họ Tiết bản lãnh khá, kinh nghiệm nhiều về ngành lãnh đạo,Hầu Văn Lượng bèn rủ về Đại Sơn làm đầu lãnh. Chán cảnh hành động mộtmình, Tiết Cẩn Hoa nhận xét có thể trông cậy được ở họ Hầu bèn ưng thuận về Đại Sơn.
Lúc ấy, Hầu Văn Báo còn dùng dằng chưa chịu đi gia nhập Ngũ Hổ Kim Lăng vì Thác Tháp Thiên Vương chưa có người phụ việc.
Khi Văn Báo đi Lạc Tiên lầu rồi, Hầu Văn Lượng còn chiêu nạpthêm một người nữa vốn là đạo sĩ, đồ đệ của Chương Dương, đồng môn vớiĐới Vĩnh Khang chủ nhân Xích Hoa viện mà trước kia đã bị Lam Y nữ hiệpvà Chu Đức Kiệt hỏa thiêu bên Sơn Phu hắc điếm, Hứa Khải Liêm, trước làm đồng đạo ở Quan Âm am trong cửa Tây thuộc Côn Minh, tỉnh Vân Nam.
Họ Hứa lớn lên tính tình phóng khoáng không chịu được cảnh amthừa dưa muối, thèm khát mùi trần tục, nên bỏ am trốn đi, đội lốt đạo sĩ vào đời. Ngày thời lang thang khắp chốn, miệng vờ vĩnh tụng niệm kỳthực dò xét các nhà giàu hoặc nơi nào có gái đẹp, chờ đến đêm giở thủđoạn phi thiềm tẩu bích vào cướp của hiếp tróc. Bị truy nã tại nhiềunơi, Hứa Khải Liêm lại bị quan sở tại truy tìm về các hành động của y vì có người bị hiếp nhận được mặt tên đạo sĩ đại đạo ấy.
Trước sự truy nã gắt gao, Hứa Khải Liêm đành bỏ lốt đạo sĩ, khăn gói lên đường vào đất Hồ Nam định lần mò ra miền duyên hải Quảng Đông.Nhưng khi qua Cẩn Châu, nghe tiếng Thác Tháp Thiên Vương trên Đại sơn, y liền lần mò đến xin đầu bôn.
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, sau khi thử thách thấy bản lãnh HứaKhải Liêm rất đáng kể, Hầu Văn Lượng ưng thuận chịu dung nạp y. KhảiLiêm muốn trở lại lốt đạo sĩ cho tiện việc lợi dụng những người hiềnlành quá tin tưởng, mỗi khi y vào thành Cẩn Châu. Hầu Văn Lượng khôngchịu, buộc y phải vận thường phục và ở lại sơn trại, nếu không sẽ khôngdung nạp y nữa.
Không có cách nào hơn, vả lại cuộc sống trên sơn trại cũng rất đầy đủ duy chỉ thiếu có "sắc" nên Khải Liêm cố nén tâm ở lại.
Sau khi quen thuộc với lối sống tặc khấu trên núi, họ Hứa thôngđồng với một số đầu mục bắt phụ nữ, thỏa thú tính. Hành động này của yđược đồng bọn giữ kín, Hầu Văn Lượng không hay biết chi cả, Hầu VănLượng biết thì Hứa Khải Liêm không chắc ở nổi trên Đại Sơn.
Thiệt ra không phải Hầu Văn Lượng ghét nữ sắc, nhưng việc khôngxâm phạm tới đàn bà, con gái các nơi lân cận là huấn lệnh của ThuậnVương bắt Sơn trại phải giữ uy tín, phòng sau này khởi sự.
Ngày tháng qua, hôm nhận được lệnh Kim Lăng sửa soạn đề binh,Hầu Văn Lượng khấp khởi mừng thầm sẽ có dịp chọc trời khuấy nước mộttrời cho thế gian biết mặt Hoàng Sào. Dè đâu từ tính toán đến hành độnglà một bước dài, cuộc khởi loạn im bặt. Hầu Văn Lượng nóng ruột bộiphần, toan phái bộ hạ thân tín về Kim Lăng xem xét tình hình, bỗng mộttên quân hầu cận của Hầu Văn Báo lẻn vào báo hung tin, các anh hùng hàokiệt và võ tướng của triều đình đã đột nhập Vương phủ đánh tan tướng Kim Lăng, Bạt Sơn Hổ tử trận.
Hầu Văn Lượng đau đớn gầm thét suốt cả ngày như hổ dữ, khiến bọn bộ hạ ai nấy xanh mặt. Gầm thét, tức giận cho hả lòng thôi, chớ có binh cô tướng quả, y làm chi nổi?
Trước kia, dựa vào thế lực Thuận Vương, được Chu Vĩnh An trấnthủ Trường Sa che chở, nay trở lại tình thế lục lâm cường đạo, có thểbất chợt bị quan quân triều đình tiến đánh, chinh phạt. Hầu Văn Lượngbiết vậy nên hạ lệnh cho hai đầu lãnh Tiết Cẩn Hoa, Hứa Khải Liêm phảiđiều khiển lâu ngày canh phòng cẩn mật, e bị đánh bất ngờ.
Hoàng Trọng Hà được phủ quan Trường Sa, phái xuống Thập Vạn ĐạiSơn do thám không hiểu tình hình, vừa lảng vảng tới gần núi thì bị phụcbinh ùa ra bắt đem về Sơn trại tra tấn. Không chịu nổi cực hình, trướcHoàng Trọng Hà còn chối sau đành thú thật. Hầu Văn Lượng không dám giếthọ Hoàng truyền giam vào sơn lao giữ làm con tin.
Mười mấy hôm sau, phó tướng Tôn Vương giả làm tiều phu đi qua chân Đại Sơn cũng bị bắt nốt, giam riêng.
Trong vòng hai tháng trời, bắt luôn được hai thám tử của bộ độiTrường Sa, Hầu Văn Lượng hạ lệnh canh tuần gắt gao, luyện tập lâu laphòng có ngày phải thọ địch.
Tuy Hầu Văn Lượng không còn phong độ như khi trước dưới thờiThuận Vương, nhưng nhờ thế Đại Sơn thiên hiểm, tiếng cường sơn thảo khắp nơi Thập Vạn cũng vẫn làm thất đởm tất cả những ai qua lại trong vùng.
Một hôm, Hầu Văn Lượng đang ngồi cùng Mẫu Đại Trùng Tiết Cẩn Hoa và Hứa Khải Liêm uống rượu giải sầu, bàn tán tình hình hiện tại thìchợt có lâu La phi mã lên đại trại báo :
- Thưa Đại Vương, có hai người xin lên núi yết kiến.
Hầu Văn Lượng cau mặt :
- Ai vậy? Nam hay nữ?
- Thưa, hai người đàn bà cả.
Hầu Văn Lượng nhìn Tiết, Hứa hai người như muốn phân trần, thì Tiết Cẩn Hoa đã nói :
- Kỳ quá nhỉ? Sơn trại ta giao dịch với ai đâu? Gian tế chăng?
Hầu Văn Lượng hỏi lâu la :
- Hai người phụ nữ đó người thế nào, có nói từ đâu tới không?
- Thưa, một lão phụ trạc ngoại thất thập, nhưng còn khỏe mạnh lắm và một thiếu nữ xinh đẹp. Lão phụ nói là từ Giang Tây tới.
- Cho vào.
Tên lâu la vâng dạ lui ra, hồi lâu một bọn hơn mười tên áp giải lão phụ và thiếu nữ vào tới đại sảnh.
Hầu Văn Lượng nhận thấy lão phụ tóc bạc phơ như cước, vóc dángkhỏe mạnh, đi lại cực kỳ lanh lẹ, duy có nét mặt ám ngắt độc ác lạthường. Còn thiếu nữ thì khá kiều diễm tuy không điểm phấn tô son.
Hai người đeo hành lý. Hai tên lâu la đi sau cùng vác cây trượng đốt sắt và thanh kiếm.
Vừa vào tới thềm, lão phụ đã cất tiếng oang oang :
- Lạ thay cho sơn trại này, mụ phải nói, phải van, phân trần cảgiờ, khô cả cổ, lâu la mới chịu vào báo rằng mụ xin yết kiến. Đại vươngliệu trừng phạt tên đầu mục canh phòng hôm nay đi kẻo có ngày lỡ việcđó.
Hầu Văn Lượng nhìn hai người từ đầu xuống chân :
- Tên hai người là gì? Đến đây có mục đích gì?
Như bực mình về câu nói của Hầu Văn Lượng, lão phụ cười gằn :
- Hừ! Ngoài sơn trại đã căn vặn một thôi, một hồi rồi, nay tới lần Đại vương bắt cung khai nữa?
Họ Hầu khó chịu :
- Ít nhất mụ phải xưng danh và bày tỏ muốn gặp ta có mục đích gì chớ?
Lão phụ nói xẵng :
- Tôi là Bạch Mẫu Ngô Công Tần thị và đây là Hoa cô nương ĐớiNgọc Hoàn. Từ Kim Lăng chạy vào Giang Tây và nay tới đây xin ở nhờ.
Hầu Văn Lượng giật mình nhìn hai người:
"Trước kia, mỗi lần viết thơ về Thập Vạn Đại Sơn thăm cha, HầuVăn Báo thường hay kể các nhân vật Kim Lăng và có mấy lần nói tới Tầnthị và Đới Ngọc Hoàn, bởi vậy Hầu Văn Lượng mới sửng sốt khi nghe đếnhai tên quen thuộc này".
Họ Hầu yên trí là toàn thể mọi người kẻ tử trận, người bị bắt, chớ không hay là có người thoát, nên chưa hết nghi ngờ :
- Tại Kim Lăng có ai trốn thoát đâu? Sao mụ tới đây được? Nói cho thiệt!
Tần thị cười ha hả, tiếng lanh lảnh như quạ cái rợn người :
- Thế thì Đại vương không được báo cáo rõ ràng rồi. Riêng trongcác tướng trên mặt trận, chúng tôi trốn thoát sau khi thấy cơ sự bấtthành còn những người khác không hiểu sống chết thế nào. Lịnh lang BạtSơn Hổ bị tử trận trước nhất sau khi đã tranh đấu một trận nảy lửa cùngđịch tướng.
Biết lão bà nói thật, Hầu Văn Lượng vội cùng hai đầu lãnh Tiết, Hứa xuống thềm vái chào rước vào sảnh mời ngồi :
- Lão mẫu đừng trách tôi. Từ ngày hay tin Kim Lăng bị thất bại, Sơn trại phải hết sức dè dặt để tránh mọi tai vạ bất ngờ.
Dứt lời, Hầu Văn Lượng giới thiệu hai đầu lãnh Tiết, Hứa.
Chào hỏi xong xuôi, Hầu Văn Lượng thân rót rượu mời Tần thị và Đới Ngọc Hoàn.
- Cơ sự ở Kim Lăng xảy ra như thế nào, lão mẫu kể rành mạch cho tôi nghe với. Tôi vẫn thắc mắc không an tâm.
Tần thị và Đới Ngọc Hoàn thay phiên nhau kể lại trận chiến trong Vương phủ thật tỉ mỉ rõ ràng cho Hầu Văn Lượng nghe. Đoạn nói tiếp :
- Cầm đầu trận đánh bất ngờ ấy là bọn anh em Lam Y nữ hiệp, làm sao có dịp xé xác chúng ta mới hả giận.
- Chính hai tên ấy đã hạ sát Phi Không ở Kim Cương tự bên DươngChâu và Đới Vĩnh Khang bên Sơn Phu. Họ Đới là phụ thân điệt nữ Đới NgọcHoàn đây. Chúng hạ sát cả vợ chồng Vĩnh Khang. Đêm đó, con tôi là Lã Ứng Đãng cũng không thoát nổi. Đới Ngọc Hoàn bị gãy chân, tôi bế chạythoát.
Hầu Văn Lượng mặt đỏ bừng bừng đập bàn :
- Bọn Lam Y ghê gớm thật! Thù này không trả không xong.
Hứa Khải Liêm nghe Tần thị nhắc đến Đới Vĩnh Khang liền hỏi :
- Họ Đới là sư huynh của tôi, khi đến thọ giáo vân Nam, tôi còn nhỏ tuổi. Thấm thoắt, mấy chục năm rồi.
Ngọc Hoàn khoanh tay nói Hứa Khải Liêm :
- Thế ra Hứa thúc phụ mà điệt nữ không biết, đáng tội quá.
Tần thị hỏi Hầu Văn Lượng :
- Sơn trại lớn thế này sao hiền điệt không chiêu nạp thêm các đầu lãnh cho thêm phần được mạnh mẽ có hơn không?
- Trước khi Kim Lăng chưa thất bại, nơi này đâu có cần nhiều đầu lãnh mà chỉ cần chứa thảo đồn lương. Mỗi khi thêm được người nào thìgởi cả về Kim Lăng cho Thuận Vương sử dụng.
- Nay tới lúc cần người thì gấp quá, tôi không dám rời khỏi sơntrại, e quan quân tới chinh phạt bất thần. Lão mẫu và Đới điệt nữ ở lạiSơn trại chứ.
Tần thị gật đầu :
- Dĩ nhiên rồi. Từ Kim Lăng chạy qua Giang Tây ẩn náu ít lâu,chợt nhớ ra đã có lần Bạt Sơn Hổ nói chuyện Thập Vạn Đại Sơn nên chúngtôi mới rủ nhau về đây lấy chỗ dung thân.
Hầu Văn Lượng nói :
- Lão mẫu tới đúng lúc, thành phần sơn trại mạnh thêm.
- Tuy vậy hiền điệt vẫn cần tuyển dụng thêm vài người đích đáng nữa, và ta phải đặt thêm "tai mắt" ngoài sơn trại mới được.
- Hiện thời mới bắt được hai tên gian tế do thám sơn trại, còn giam trong lao.
Tần thị hỏi :
- Chúng do thám cho ai?
- Theo lời cung, cả hai đều thuộc thủ phủ Trường Sa.
Tần thị thất sắc :
- Sơn trại này bắt đầu bị dòm ngó rồi còn gì? Đã có biện pháp gì chưa?
- Tình hình Kim Lăng biến chuyển mau lẹ quá, sơn trại thiếungười nên không kịp thay đổi cho hợp thời, lão mẫu và Đới cô nương đếnvừa đúng lúc.
Tần thị cười khẩy :
- Tôi e cũng không làm được việc gì có lợi cho Trại chủ. Ở địavị ấy tôi củng cố sơn trại từ lâu rồi. Tiếc quá! Một nơi thiên hiểm hiếm có như Thập Vạn Đại Sơn, để lỡ cơ hội kiến thiết xây dựng nơi này thành một căn cứ bất khả xâm phạm là một điểm đáng trách.
Hầu Văn Lượng phản đối :
- Tôi muốn nói về việc thiết lập các địa điểm đầu "Tai mắt" chosơn trại, mà trước kia hoàn toàn không cần tới. Riêng phần đại trạikhông có gì đáng chê trách. Khi vào tới đây, tất lão mẫu đã để ý tới bacửa ải được xây dựng dựa vào thế hiểm tuấn của Đại Sơn? Được trấn giữchu đáo, dù thiên binh vạn mã cũng khó vào nổi độc đạo ấy. Hậu trại làcả một dãy Thập Vạn chưa từng biết dấu chân người. Trong trường hợp khókhăn chẳng hạn, chúng ta có thể đi sâu vào dãy núi ấy dẫn tới biên giớiLưỡng Quảng. Trước kia, tôi đã mạo hiểm đi thử nên mới thiết lập sơntrại nơi đây. Nếu không mệt mỏi, mời lão mẫu và Đới cô nương thăm thúsơn trại tức thì.
Tần thị nói :
- Đến nương nhờ chủ tất cũng phải nghĩ đến vấn đề an ninh chung, không thể bỏ phí một ngày qua. Nào, ta đi quan sát ngay. Chờ đợi nóngruột chịu không nổi.
Mẫu Đại Trùng Tiết Cẩn Hoa nói :
- Mời lão mẫu và cô nương cất hành lý về tư phòng đã. Tôi cho sửa soạn sẵn sàng rồi. Xin theo tôi.
Trong khi chờ hai người mới tới về phòng sửa soạn, Hứa Khải Liêm nói với đại đầu lãnh :
- Tôi ra tiền trại tuần phòng và ở luôn ngoài đó, sáng mai Tiết Cẩn Hoa thay thế mới về nhé.
- Nhà có khách, chiều hiền đệ không về uống rượu ư?
- Khách người nhà, câu nệ làm chi? Lão mẫu còn nghiệt hơn đại ca, vậy không nên để cho người ấy tưởng anh em ta biếng nhác.
Hầu Văn Lượng mỉm cười, vỗ vai Hứa Khải Liêm :
- Đã vậy, tùy ý hiền đệ, ngu huynh không nghiệt với anh em đâu nhé.
Hứa Khải Liêm vác giáo ra khỏi đại sảnh. Lát sau, Tần thị và Đới Ngọc Hoàn theo Hầu Văn Lượng chỉ dẫn cho quan sát toàn khu. Tần thịkhen có nhiều có sáng kiến hay.
Hai bên sườn núi, vách đá nhô ra, chênh vênh, hiểm tuấn lạthường nếu không phải là tay tuyệt kỷ về môn phi thiềm tẩu bích tấtkhông thể nào do hai ngả ấy vào đại trại được.
Tần thị nói :
- Hai bên vách núi này để cung thủ phòng vệ, mỗi bên chỉ cần độ hai chục tên thừa đủ.
Hầu Văn Lượng lẳng lặng lấy chiếc tu hít trong túi ra thổi nhẹhai tiếng dài, một tiếng ngắn làm hiệu. Tức thì, từ các hốc đá gần đấymấy đầu mục nhô ra, nhìn ngược lên phía trên. Một tên hỏi :
- Đại vương sai khiến?
- Không. Ta xem các ngươi có tỉnh ngủ hay không đó thôi.
Bọn chúng lẳng lặng biến mình vào chỗ cũ.
Hầu Văn Lượng giải thích :
- Hai sườn núi có nhiều hốc đá. Mỗi hốc tôi đặt ba cung thủ bắn giỏi, chọn lọc.
Nói đoạn, Hầu Văn Lượng dẫn Tần thị và Đới Ngọc Hoàn ra phía hậu trại tới một khe núi vừa người đi. Họ Hầu đi trước dẫn đường. Ba ngườilen lỏi, vòng vèo tới một hang đá rộng rãi, phía trên, vách đá nhô hẳnra như mái hiên. Trong hang để toàn các bì gạo thóc và lương khô. Bốntên thấy đại đầu lãnh tới, răm rắp đứng thẳng người chào.
Hầu Văn Lượng bảo chúng :
- Cho các ngươi tự nhiên.
Nói đoạn, Hầu Văn Lượng dẫn hai người vào hang đi quanh xem xét. Lương thực được chất lên các khung cây chắc chắn, cách nền đá hơn mộtthước. Trong hang sạch sẽ khô ráo đặc biệt, cách này đặt khung cây chấtlương thực thành hàng lối ngăn nắp vô cùng.
Hầu Văn Lượng nói :
- Đây là một trong những kho lương thực tích trữ. Từ đây, cứ đimãi có tất cả mười hang xấp xỉ như hang này và cùng được tổ chức y hệt.Người trong trại gọi là Thập Loa cốc.
Tần thị hỏi :
- Khi Trại chủ mới đến đây các hang đều sẵn sàng như bây giờ sao?
- Thập Loa cốc thiên nhiên. Dĩ nhiên không được sạch sẽ vì đó là những hang dơi. Chúng ở thành đàn hàng vạn con. Tôi cho phá tổ, đốtmái, hơn một năm mới trừ hết giống đó. Từ hồi đầu bôn Thuận Vương tôi tổ chức thành kho thực vật, tiện biết nhường nào.
- Đường nhỏ này dẫn tới đâu?
- Mới đầu, đường này không dễ đi như hiện tại. Phá phách xây đắp mới được như ngày nay. Vào tới hang thứ mười thì đường nguyên như cũ,len lỏi, cheo leo, vắt vẻo qua năm ngọn núi, người đi sẽ xuống dốc lầnlần và bắt vào con đường mà tôi đã vượt qua khi từ ranh giới Lưỡng Quảng mạo hiểm đến đây. Trong trường hợp vạn nhất, sơn trại bị thất thủ, mọingười đều có thể rút chạy qua lối này, chất hai thùng thuốc pháo, đốtpháo cho đổ vách đá xuống, đường sẽ bị nghẽn ngay, trừ phi biết bay mớivào nổi bên trong.
Ba người vừa rời khỏi hang đá. Hầu Văn Lượng dẫn Tần thị và Ngọc Hoàn đi sâu vào chút ít chỉ mấy phiến đá phẳng lì mà rằng :
- Lão mẫu và cô nương ngồi xuống đây nghỉ chân nói chuyện.
Ba người cùng ngồi. Tần thị nhìn xuống sườn núi thăm thẳm. Xa xa ở phía dưới cây rừng chi chít um tùm. Tiếng vượn kêu chim hót vọng lênkỳ lạ.
Gió thổi phần phật nhẹ lùa mấy khóm lá xào xạc chung quanh,khiến họ quên cả bản thân sơn tặc đang lo lắng tìm phương pháp duy trìchốn dung thân.
Tần thị phá tan yên lặng trước nhất :
- Trên sơn trại hiện thời tổng số bao nhiêu lâu la?
Hầu Văn Lượng trầm ngâm :
- Tất cả hai trăm ba mươi lăm người kể cả ba đầu lãnh.
- Vậy thôi ư!
- Có vậy thôi. Dưới thời Thuận Vương tổng số lớn lắm. Đây là một nơi đồn trú quan trọng của vị vương gia ấy. Khi được lệnh gửi quân vềKim Lăng, tôi cho đi hết chỉ giữ nguyên thành phần rất ít thuộc về sơntrại.
Nhìn hai người ngạc nhiên im lặng, Hầu Văn Lượng nói tiếp :
- Xưa nay, tôi vẫn không chủ trương tụ tập nhiều lâu la trongđời sơn trại. Có việc gì đây? Ăn nhiều, tốn của, luôn luôn phải kéo quân đi cướp phá các thôn, trang châu huyện mới cung cấp nổi số lương cầnthiết nuôi nhiều miệng. Lão mẫu thử tính coi. Với một sơn trại được tổchức đầy đủ gọn gàng như Đại sơn, tôi thấy cần chiêu nạp nhiều đầu lãnhhơn là số quân. Lúc giao tranh, tướng đánh nhiều hơn là số quân đông.Khi giữ nhà cũng vậy. Đầu lãnh vẫn được nhiều việc hơn. Nói tóm lại, chỉ nên nuôi quân cho đủ canh phòng các nơi thủ hiểm và làm việc trongtrại. Ta thủ hiểm chớ không cần dàn thành mặt trận như quan quân đichinh phục. Du kích chiếm căn cứ về phẩm chớ không về lượng. Điều lonhất bây giờ là làm thế nào chiêu thâu nạp được một số đầu lãnh võ nghệcao cường.
Tần thị nói :
- Và lập tửu quán địa đầu do thám kẻ qua người lại thuộc khu Đại Sơn. Ít nhất cần năm, sáu đầu lãnh nữa.
Hầu Văn Lượng gật đầu :
- Lão mẫu nói trúng tâm can tôi. Quen biết nhiều, không hiểu lâu nay tại sao các bạn đồng đạo ít qua thăm. Nếu họ tới thế nào tôi cũngân cần mời giữ. Họ lang bạt, bóng chim tăm cá, biết tìm kiếm phương trời nào bây giờ? Nay thêm lão mẫu và Đới cô nương, tôi muốn cất công liềuđi một chuyến. Chỉ e một điều, lỡ quan quân bất thần kéo tới chinh phạttrong khi tôi vắng nhà thì sao?
Tần thị nói :
- Hay là tôi về chốn cũ tìm bọn hảo hán quen thuộc nhủ họ về đây?
- Sanh quán của lão mẫu ở đâu?
- Đất Võ Giang, thuộc Xuyên Vỹ huyện bên Quý châu. Trại chủ nóiphải. Tôi đồng ý ở điểm cần đầu lãnh kiệt hơn là số quân. Trong trậnđánh trong Vương phủ Kim Lăng thì đủ hiểu.
Hầu Văn Lượng suy nghĩ hồi lâu :
- Nếu cần phải đi thì chính tôi sẽ thân xuất sơn, nhờ lão mẫutrông coi toàn thể trong sơn trại, Mẫu Đại Trùng, Hứa Khải Liêm bản lãnh đáng kể duy có Hứa Khải Liêm hay lông bông về vấn đề nữ sắc, lão mẫucần để ý kẻo va đi xa gây vạ. Thiệt tình bọn đô đầu phủ, huyện hay châuđến đây, tôi không sợ nhưng chỉ e bọn giang hồ thuộc phe Lam Y nữ hiệpgiúp quan quân chinh phạt điều ấy mới đáng lo.
Tần thị chép miệng :
- Nói đến anh em Lam Y quả không có bờ bến nào cả. Cây thiếttrúc trượng trước kia của tôi xưa nay làm ghê hồn địch thủ đã nhiều,nhưng bọn Lam Y coi như không. Lam Y dùng trường kiếm, anh nó sử dụngđơn đao, cả hai cùng có lối vung trận ào ào biến hiện bất ngờ. Tay chânrất đều. Nhiều khi đang võ khí bên tay hữu, chúng chuyển sang tay tả,khiến đối thủ bị trái tay không thể ngừa nổi đòn tấn công nữa. Tôi đượcđấu hai lần với chúng nên nhận xét rất rõ. Theo kinh nghiệm, khi đấubằng võ khí không có ai dùng cả quyền lẫn cước được hiệu nghiệm. Tráilại, anh em Lam Y có thể sử dụng cả võ khí lẫn quyền, cước trong khiđấu, cho nên trận đánh nhiều hiệp bất ngờ, bất ngờ cho đối phương. Đànhrằng công phu luyện tập của chúng rất cao siêu đáng liệt vào bực thượngthừa, nhưng phương pháp "hoặc tả, hoặc hữu" và "Tam dụng" ấy đã đưa lạiphần thắng lợi không nhỏ.
Chỉ Đới Ngọc Hoàn, Tần thị nói tiếp :
- Đới Ngọc Hoàn đây cũng đã hai lần gặp Lam Y. Ở Sơn Phu thì bị gãy chân và lần sau này gặp ngay mới đây trong Vương phủ.
Đới Ngọc Hoàn nói :
- Lần đầu chưa hiểu Lam Y thế nào, nên khi giáp chiến không thấy sợ. Giao tranh vài hiệp đầu, tự nhiên cảm thấy khó chịu về phương phápxung trận của nó, tự khắc thần trí hoang mang, bất định. Gặp nó lần thứnhì, thú thật rằng điệt nữ hoảng hốt lo sợ ra mặt khi biết phải đụng độcùng nó, tuy bề ngoài vẫn phải nói cứng.
Hầu Văn Lượng trầm ngâm :
- Nói tóm lại, nếu gặp bọn Lam Y thì nên dùng mẹo mực tranh thắng bại, trông cậy vào sự diện kiến giao đấu tất bị nguy hiểm.
Tần thị gật đầu :
- Chính thế. Không đánh lại được nó trận nào, bực quá! Trong đời tôi quá thất thập, lần đầu bị ức như vậy.
- Chúng là người xứ nào, lão mẫu nhận ra không?
Tần thị suy nghĩ :
- Căn cứ vào thổ âm, anh em Lam Y là người Sơn Đông thì phải.Thuận Vương nói chúng thuộc họ Chu, chắc anh em Lam Y là dòng dõi họ Chu ở Bình Dương đó.
Tần thị hỏi :
- Trại chủ quen biết chúng?
- Không! Nếu biết đã không lo. Phỏng đoán là bọn Lam Y vậy thôi. Danh tiếng Đơn đao pháp Chu gia đất Bình Dương, Sơn Đông trấn khắp miền Đông bắc. Lên tới Giang Tô là có nhiều người biết tiếng Chu gia. Sở dĩtôi nghe danh vì có họ Lưu tên Đức Quan, sanh quán tại Ý Châu nơi giápgiới hai tỉnh Giang Tô và Sơn Đông. Họ Lưu cũng thạo môn đơn đao, thường đeo chiếc đai lưng bằng vàng chói lọi nên thành hỗn danh Kim Đới LãngTử. Y là tay anh hùng độc cước chuyên đơn thân hành động, biến hiện bấtchừng, sử dụng thanh đơn đao thập phần khủng khiếp, khiến các tiêu sưtrong vùng Giang Tô, Sơn Đông và Hà Nam nhiều lần phải ngán gã. Tuy vậy, Lưu Đức Quan rất sợ một tiêu sư họ Chu tên Đức Văn người Sơn Đông, Bình Dương huyện và cũng là người có môn đơn đao gia truyền cao hơn lối đaocủa họ Lưu quá nhiều bậc. Đức Quan còn trẻ mà e sợ một người có tuổi như Chu Đức Văn, đủ hiểu họ Chu có thành tích thế nào. Nay anh em Lam Y họChu sinh quán tại Sơn Đông, sử dụng đơn đao tuyệt kỹ tất là con cháu Chu Đức Văn chớ chẳng sai.
Tần thị hỏi :
- Kim Đới Lãng Tử bây giờ ở đâu, Trại chủ có biết không?
- Trước kia, gã thường hoạt động ở vùng ranh giới Giang Tô, HàNam. Trong vùng ấy, gã hay đụng chạm với Chu Đức Văn, nên phát ngán, bỏsang Khai Phong phủ và nổi tiếng ở dải đất Hoàng Hà. Chẳng ngờ một hômlớ ngớ thế nào đụng ngay phải Chu Đức Văn đơn thân quá giang. Họ Chu bảo Đức Quan: "Tôi ngỡ đại ca đi xa rồi, chẳng hóa ra còn lẩn quẩn nơi đâyư. Nên hiểu rằng tôi thường qua đây! Cho đến nay, tôi không muốn 'nóichuyện' với anh em vì biết rằng anh em vạn bất đắc dĩ mới 'làm nhộn'khách thương. Nên nhớ lời khuyên hôm nay. Đi nơi khác đi! Thiên hạ thiếu gì nơi? Và đừng làm tôi nổi giận". Theo sự hiểu biết của Lưu Đức Quanthì tiêu sư họ Chu bổn tánh ôn tồn, ít khi rút đơn đao ra khỏi vỏ, nhưng lời nói lạnh như tiền. Y không phá ai cả, và cũng đừng ai mon men phá y mà mang khốn. Y đã không muốn gặp ai thì người ấy phải đi. Bởi vậy, Lưu Đức Quan bỏ miền Khai Phong, Hoàng Hà đi liền nơi khác. Từ đó Kim ĐớiLãng Tử lưu động nay đó mai kia, và gặp tôi. Hồi mới xây dựng sơn trạinày, tôi mời gã ở lại cộng sự nhưng gã quen hồ hải tang bồng nên ở chơiít lâu rồi lại ra đi. Cách đây hai năm, Lưu Đức Quan còn qua vùng này,lên núi ở lại mươi ngày. Cho đến nay bặt tin tức. Nếu ta được gã cộng sự trong tình thế này mới thiệt hay.
Tần thị nói :
- Thêm người tài ba một việc tốt rồi. Tuy vậy giá có Lưu ĐứcQuan cũng chưa phải là lý do để ta an tâm không e ngại bọn Lam Y nữhiệp.
- Dù sao, Lưu Đức Quan cũng kinh nghiệm nhiều, với thời gian tay đao của gã chắc không đến nỗi nào so với đao pháp của Chu gia. Nếuthiệt ra anh em Lam Y là dòng dõi Chu Đức Văn, biết đâu con chẳng kémcha? Lưu Đức Quan chỉ ngán có một mình Chu Đức Văn mà thôi à.
Tần thị mỉm cười :
- Chưa bao giờ tôi tâng bốc kẻ địch, không hiểu trước kia ChuĐức Văn "hay" tới đâu, nhưng với tuổi tôi, suốt mấy mươi năm hoạt độngđụng độ với không biết bao nhiêu người mà tôi chưa từng thấy tay đao,kiếm nào có đấu pháp kỳ diệu như bọn Lam Y. Hồi ở Sơn Phu, tôi gặp riêng hai anh em nhà ấy, kỳ vừa rồi đánh trong Vương phủ Kim Lăng, có mộtthiếu nữ cùng nhập với Lam Y. Tài sức thiếu nữ ấy cũng thiệt ghê gớm,Thiếu Lâm tự chánh tông.
Ba người đang nói chuyện vãn bỗng có tiếng chân chạy thình thịch tiến tới.
Một lâu la chạy đến thưa :
- Có Lưu đầu lãnh qua thăm sơn trại, mời đại vương về ngay. Đầulãnh hiện chờ ở đại sảnh. Hứa đầu lãnh đi tuần quanh núi nên không gặp.
Hầu Văn Lượng cau mặt :
- Lưu đầu lãnh nào? Ta đã ra lệnh bất cứ ai cũng phải chờ tađịnh đoạt mới được mời lên sơn trại, tại sao ngươi dám trái lời, muốnphạt trượng hẳn?
Tên lâu la sợ hãi :
- Thưa đại vương, chúng con ngăn cản nhưng Lưu đầu lãnh nhấtđịnh ùa vào. Sau đó, con nhận ra vị đầu lãnh thân hữu với đại vương, đãtừng ở chơi Sơn trại cách đây hai năm, nên đành đi theo vào và báo đạivương hay.
Hầu Văn Lượng bỗng nhiên tươi cười, nói với Tần thị và Đới Ngọc Hoàn :
- À! Lưu Đức Quan! Thiêng quá, vừa nhắc tới xong thì y tới, may mắn biết chừng nào. Mời nhị vị về sảnh.
Dứt lời, Hầu Văn Lượng quay bảo tên lâu la đang nửa mừng, nửa lo :
- Chuyến này ta tha tội, nhưng nếu tái phạm thì đừng có trách nghe.
Tên lâu la thoát đòn vái tạ, đi sau ba người trở về đại sảnh.
Tới nơi, Hầu Văn Lượng quả nhiên thấy Kim Đới Lãng Tử đang đi đi lại lại trước thềm đá.
Họ Lưu trạc ngũ tuần, vóc người tầm thước lún phún để râu mép và cằm, trầm hẩm khỏe mạnh, lưng đeo thanh đơn đao vỏ đồng, tua đen.
Đi lẹ tới, Hầu Văn Lượng giơ hai tay niềm nở :
- Chao ôi! Lưu hiền đệ! Hai năm ở đâu mà không qua chơi! Mạnh giỏi chớ?
Lưu Đức Quan cũng vồ vập cầm vai Hầu Văn Lượng lắc mạnh :
- Phải hai năm rồi. Đệ từ Trường Châu qua đây, nhân không cóviệc gì quan trọng nên rẽ lên sơn trại thăm đại ca. Làm gì mà canh phòng dữ vậy?
Hầu Văn Lượng giới thiệu Tần thị và Đới Ngọc Hoàn với Lưu Đức Quan, đoạn mời mọi người an tọa.
Họ Hầu rầu rầu mặt kẻ tình hình hiện tại trên sơn trại và việcBạt Sơn Hổ Hầu Văn Báo tử trận trong vương phủ Kim Lăng cho khách nghe.
Lưu Đức Quan sửng sốt, nói mấy câu chia buồn. Hầu Văn Lượng nói tiếp :
- Vừa nhắc chuyện hiền đệ với Tần lão mẫu đây. Chuyến này chắchiền đệ không nỡ chối từ, nán lại Đại Sơn giúp Ngu huynh một tay.
- Trước kia khác, nay khác, lẽ nào hiền đệ từ chối không giúpđại ca trong lúc khó khăn này? Từ ngày rời Đại Sơn, tiểu đệ sang QuảngĐông và ở liền đó cho tới nay. Đại ca con nhớ Chử Thiện và Đặng KimThanh không?.
Hầu Văn Lượng đáp ngay :
- Có phải Tiểu Bá Ôn và Hắc Thủy Giao không? Hai người cùng lên núi với hiền đệ chuyến trước? Thế sao?
Lưu Đức Quan gật đầu :
- Chính vậy. Có lẽ họ cũng sẽ về đây. Khi ở Trường Châu ra đi,tiểu đệ gặp Chử, Đặng hai người ở Dương Châu nên rủ về Đại Sơn thăm đạica.
Hầu Văn Lượng vội hỏi :
- Chử, Đặng trả lời sao?
- Có chớ! Họ nói sẽ đi sau vì còn bận chút việc bên Văn Lươnghuyện. Xong việc sẽ qua Cẩn Châu ngay. Đại ca liệu lời giữ họ ở lại cộng tác luôn thể.
Hầu Văn Lượng xoa tay :
- Có hiền đệ, ngu huynh đã như người bắt được vàng, nay thêm Chử Thiện, Đặng Kim Thanh nữa thì may mắn quá. Ngu huynh lo rầu thiếu bằnghữu cộng tác từ hồi Thuận Vương sơ hở làm hỏng việc lớn. Công trình baonăm nay đều tan thành mây khói, nghĩ mà tiếc!
Lưu Đức Quan cười lớn :
- Tiếc mà chi? Ta phải để thì giờ, tâm trí vào việc trang phòngĐại Sơn chứ? Nhưng đại ca có thể nói chắc rằng anh em Lam Y quả thiệt là dòng dõi Chu Đức Văn?
Hầu Văn Lượng chỉ Tần thị và Đới Ngọc Hoàn :
- Thiệt ra thì ngu huynh không biết hai người đó, duy Tần lãomẫu đã hai lần so thiết trúc trượng cùng chúng rồi. Đới cô nương đâycũng vậy. Không chuyến nào hiền đệ trở về Bắc sao, mà không nghe nói tới chúng?
Lưu Đức Quan trầm ngâm giây lát :
- Có về qua các chốn cũ mấy lần và cũng đã từng nghe đại danhLam Y nữ hiệp, song không ngờ anh em Lam Y là dòng dõi Chu Đức Văn. Chỉbiết rằng kiếm pháp và đao pháp của chúng ghê gớm lắm. Thế thôi.
Tần thị kể lại việc hai lần gặp Lam Y và những điều nghe thấy, trông thấy về anh em kỳ hiệp ấy cho Lưu Đức Quan nghe.
Họ Lưu nói :
- Việc phòng bị là bổn phận của chúng ta, nhưng xin nói thậtchẳng nên đụng độ với anh em Lam Y, như trước kia tôi tránh Chu Đức Văn, có sao đâu.
Hầu Văn Lượng bực mình :
- Lưu hiền đệ cũng tin rằng bọn Lam Y là dòng dõi Chu Đức Văn?
- Đệ biết Lam Y qua lời nói của Tần lão mẫu và đại ca, nên cũngnghĩ như vậy mà phát biểu ý kiến. Nếu trông thấy chúng, đệ có thể phânbiệt được ngay. Con thế nào chẳng giống cha?
Tần thị hỏi Lưu Đức Quan :
- Vóc dáng tiêu sư Chu Đức Văn thế nào?
Lưu Đức Quan không do dự :
- Cao lớn uyển chuyển như con báo, mặt tựa mỹ ngọc, mi thanh,mục tú, râu năm chòm cao nhẵn, đẹp tướng như Thường Sơn Triệu Vân, thờiTam Quốc. Hai tay tả, hữu dùng đơn đao đều như nhau. Riêng tôi chưa từng được hân hạnh cùng y giao đấu bao giờ. Nói thiệt, tôi cũng không dámtiếp chiến y, nhưng đã có dịp xem trộm Chu Đức Văn đánh mấy người bênTrực Lệ, khủng khiếp thật.
Tần thị nhìn Đới Ngọc Hoàn. Hai người lặng lẽ gật đầu khiến Hầu Văn Lượng thắc mắc :
- Tần lão mẫu và Đới cô nương có chuyện gì mà gật đầu vậy?
Đới Ngọc Hoàn đáp :
- Người anh Lam Y giống hệt hình dáng Chu Đức Văn như Lưu lãothúc vừa tả, hôm ở Sơn Phu, tiểu nữ đã có dịp ngồi cùng thồi với y, nhìn kỹ. Phải không lão mẫu?
Tần thị gật đầu.
Lưu Đức Quan hỏi Hầu Văn Lượng :
- Tiết Cẩn Hoa đầu lãnh đâu rồi?
- Y đang đi xem xét mọi việc trong Sơn trại.
- Đệ tưởng Cẩn Hoa bỏ đi rồi. Hiện thời chúng ta sáu người. NếuChử Thiện, Đặng Kim Thanh đúng hẹn, tổng cộng sẽ có tám người, yên tríđược về mặt quan quân. Hẳn Hầu đại ca bớt lo hơn trước.
- Dĩ nhiên rồi. Một ngày trời, bỗng dưng sơn trại có thêm được ba hảo đầu lãnh, đâu phải chuyện dễ dàng.
Từ hôm đó, Hầu Văn Lượng bàn bạc với mọi người, cắt đặt lại các công việc trên sơn trại, canh phòng thêm nghiêm ngặt hơn nữa.
Ngoài ra, họ Hầu còn theo ý kiến Tần thị và Lưu Đức Quan, lậphai ngôi tửu điếm ở hai địa đầu lối vào sơn trại Một điếm ở lối Cẩn Châu tới do Mẫu Đại Trùng Tiết Cẩn Hoa đảm nhiệm.
Một điếm ở trên đường Định Châu thuộc Phúc Kiến. Điếm này HầuVăn Lượng nhờ Tần thị và Đới Ngọc Hoàn trông coi, chờ chừng nào có thêmđầu lãnh sẽ mời Tần thị về sơn trại, thích hợp với bản lãnh hơn.
Thiệt ra, Hầu Văn Lượng muốn đặt Hứa Khải Liêm vào chân Tần thịxuống coi tửu điếm cùng Đới Ngọc Hoàn, nhưng sau khi suy tính thấy không được, e Hứa Khải Liêm háo sắc thấy Đới Ngọc Hoàn diễm dáng mỹ miều,động tình, làm bậy xao lãng bổn phận làm tai mắt cho sơn trại chăng.
Hứa Khải Liêm cũng muốn xuống tửu điếm vì ở sơn trại bị Hầu Văn Lượng kiểm soát gắt gao quá, gần lửa rát mặt.
Hầu Văn Lượng theo phương hướng, đặt tên điếm hướng Cẩn Châu làTây Phương lữ điếm, còn ngôi điếm bên đường Định Châu lấy tên là ĐôngPhương. Hai ải đệ nhất và đệ nhị đặt dưới quyền Hứa Khải Liêm. Mọi việccắt đặt xong xuôi thì vừa lúc hai người bạn giang hồ hắc đạo của Lưu Đức Quan và Hầu Văn Lượng tới nơi.
Tay bắt mặt mừng, Hầu Văn Lượng yêu cầu Chử Thiện và Đặng Kim Thanh ở lại giúp sức. Hai người nhận lời ngay.
Chử, Đặng vốn là hai bạn thân thiết, hoạt động tay đôi trongvùng Lưỡng Quảng, thường xuất hiện trên đường từ Liễu Châu đến trườngChâu. Chử Thiện lùn không đầy bốn thước, nhưng to ngang quen sử dụng cây côn sắt hổ đầu, bản lãnh rất khá, lanh lẹ vô cùng, nổi danh trong giớilục lâm là Nụy Cước Hổ.
Trái với vóc dáng mập lùn của bạn thiết, Đặng Kim Thanh cao lênh khênh gầy guộc, tóc đỏ hoe, mặt vàng mét như kẻ mới ốm dậy, kỳ thiệtbẩm sanh hình vóc như vậy, nhưng không bao giờ đau ốm, dũng lực đáng kể, thiện dụng cặp giản.
Giới đại đao gọi Đặng Kim Thanh là Bệnh Nhị Lang. Họ Đặng còn có tài phóng phi tiêu bách phát bách trúng, nổi tiếng ưa dùng đòn ngầm,miễn sao hạ được địch thủ thì thôi.
Các bạn đồng nghiệp giao dịch với Bệnh Nhị Lang Đặng Kim Thanhđều nhất mực nể hay sợ y, không bao giờ dám xích mích cùng y, chỉ vì ehọ Đặng "thù dai" thì rất phiền.
Tuy vậy, Kim Thanh rất biết nhường nhịn, ít khi nóng giận. Aibiết tánh y, giao thiệp dễ dàng, ưa giúp đỡ, dù công chuyện khó khăn đến đâu, Kim Thanh cũng không từ nan. Đối với Lưu Đức Quan, Kim Thanh kínhtrọng như bậc anh cả, phần nể vì tài đơn đao, phần kính vì họ Lưu đứngđắn. Hai người Chử, Đặng sở dĩ quen thuộc với Hầu Văn Lượng là cũng doLưu Đức Quan giới thiệu.
Trước kia, Hầu Văn Lượng thấy cả hai cũng có tài võ nghệ nênđịnh giới thiệu về Kim Lăng cho Thuận Vương, ngôi cao bổng hậu. Quen với đời sống phiêu bạt, lưu động nay đó mai đây. Chử, Đặng cũng chối từkhông tham dự. Đó là một điều may mắn cho họ, nếu không thì có lẽ lúcnày cả hai cùng hoặc bị tử trận, hoặc bị bắt giải về Yên Kinh cùng đồngbọn Kim Lăng tặc tướng rồi...
° ° °
Nói về Tam hiệp, Thiết Xích Tử cùng Trương Nghĩa, người nhà của quan Trường Sa, rời phủ thành xuống lối Cẩn Châu.
Tới đâu bốn người hỏi thăm đường vào Thập Vạn Đại Sơn.
Con đường này khá lớn vì là lối thông thương thuyết huyết mạch từ Cẩn Châu qua Định Châu, thuộc địa phận Phúc Kiến.
Khách thương qua lại không ít. Họ đi thành đoàn đông, nhờ cácphiêu cuộc ở Cẩn Châu hay Định Châu bảo vệ Sự bảo vệ này không có nghĩalà định đối đầu với Thác Tháp Thiên Vương hùng cứ Đại Sơn, nhưng để đốiđầu với các lục lâm lẻ tẻ khác Riêng với Hầu Văn Lượng dưới thời ThuậnVương không những lực lượng đã mạnh mà uy thế cũng ghê gớm, huyện quanCẩn Châu cũng phải e nể nữa là các tiêu sư tầm thường Bởi thế, nhiềungười biết mình, trăm trận đánh trăm được, các tiêu sư đều chẳng ai bảoai, mà đều dùng mánh khóe "ngoại khoa" giao dịch, thương lượng ngầm vớisơn khấu Thập Vạn, yêu cầu ngơ việc chặn đường mãi lộ, cho các thươngđoàn được qua lại trót lọt Tùy theo sự hàng hóa nhiều ít, khi đi qua đại sơn, Hầu Văn Lượng phái người ngầm kiểm điểm, bắt các tiêu sư nộp mộtsố bạc bách phần tương đối Các tiêu sư không kém, "mánh lới" cùng vớibọn đầu mục có phận sự kiểm điểm thương đoàn, "vi thiềng" và đóng íttiền đi. Bọn đầu mục thấy phát tài, chịu điều đình ăn thông với tiêu sư, Hầu Văn Lượng và các đầu lãnh ở trên núi biết đâu mà dò Lúc đó nhờ sốbạc do Thuận Vương cung cấp nuôi binh, Hầu Văn Lượng mãi trông coi cácviệc khác hệ trọng hơn là sự thâu "mãi lộ ngầm" của tiêu sư, nên cáctiêu sư thả cửa ăn thông với bọn đầu mục Đại lộ quan trọng giữa hai miền Cẩn Định song bị Đại sơn án ngữ ngay vào quãng gần giữa, thành thử chỉcó lữ điếm ở hai bên đầu đường. Phần giữa gần sơn trại quá, không một ai dám thành lập tửu quán, sợ bị sơn khấu quấy nhiều. Vả lại, Thác ThápThiên Vương cũng ra lệnh cấm nhặt, bắt bộ hạ dò thám, tuần tiễu khắpvùng lân cận, nếu kẻ nào dại dột mon men đến đó, thì bắt ngay sơn trạiđiều tra. Hầu Văn Lượng còn cấm các tiều phu không được vào núi đốn củitìm cây Sau khi em Thuận Vương trấn nhiệm Trường Sa bị triệu hồi YênKinh và tân quan thay thế, Hầu Văn Lượng còn nghiệt nữa về đủ phươngdiện. Bọn đầu mục bị kiểm soát chặt chẽ, không thể thông đồng với cáctiêu sư được như trước nữa. Phiêu cuộc phải nạp đủ số tiền tương đối với thương đoàn qua khu vực Đại Sơn, một phân bạc cũng không thiếu Haingười, Hoàng Trọng Hà và Tôn Vương không thận trọng, trá hình làm tiềuphu vác rìu vào rừng sâu thuộc phạm vi Đại Sơn vờ đốn củi, dò thám tìnhthế hiểm tuấn của ngọn núi nên sa lưới sơn khấu ngay Hoàng, Tôn khôngcòn chối cãi được nữa. Đời ai lại dám đi một mình vào một khu hoang sơnhư Đại Sơn đẵn củi.
Đẵn bán củi cho ai? Nhất là quanh vùng thiếu chi rừng hoang đốn củi mà lại tới đó.
Hoàng, Tôn hấp tấp không hiểu tình hình đã vội "lạc lõng" ngayvào giữa khu vực nguy hiểm, nên để bại lộ việc phủ quan Trường Sa địnhchinh phạt thảo khấu.
Sự sơ hở của phủ quan phái người bất đắc lực đi do thám một việc quan trọng, sự kém cỏi vụng về Hoàng Trọng Hà và Tôn Vương trong côngtác đã làm giật mình cho Hầu Văn Lượng, khiến họ Hầu vội vàng củng cốlực lượng thủ Đại Sơn. Trong trường hợp, nếu ý định đảng khấu không bịtiết lộ, tất việc hành quân không đến nỗi khó khăn trước một đối phươngkhông phòng bị.
Tam hiệp và Thiết Xích Tử đi hết ngày hôm đầu sau khi rời Cẩn Châu, nghỉ lại tửu quán bên đường.
Chu Đức Kiệt hỏi chủ quán :
- Từ đây qua Thập Vạn Đại Sơn còn bao nhiêu xa nữa.
Chủ quán nhìn mấy người, đoạn trả lời :
- Còn hai ngày đường nữa thì qua Đại Sơn. Sáng mai khách quenlên đường, đi một mạch không bị sự cản trở thì hoặc sẩm tối ngày mốt,hoặc sáng sớm ngày thứ ba thế nào cũng tới nơi. Nội ngày mai còn đi quacác thôn trang như dọc đường từ Cẩn Châu đến đây, sáng ngày thứ ba, làng mạc và tửu điếm thưa lần lần.
- Tại sao vậy?
- Có một bọn cường khấu chiếm đóng Đại Sơn từ lâu rồi, nếu không ai dám ở gần khu vực ấy cả.
- Nghĩa là sang ngày thứ hai, ba, tư chúng tôi phải chuẩn bị vì không có lữ quán trúng độ đường.
- Dạ, trước kia thì như thế đó. Song ít bữa nay, đoàn kháchthương ở Định Châu về qua đây cho chúng tôi biết rằng có hai tân tửuquán mới thành lập ở ngay khu Đại Sơn sạch sẽ và đàng hoàng lắm. Quýkhách không sợ lỡ độ đường nữa.
- Người nào dám dựng tửu điếm gần sơn trại cũng gan dạ lắm nhỉ?
Chủ quán gật đầu :
- Gan dạ thiệt đó! Nhưng không nghe nói xảy ra chuyện gì cả, tức là an ninh. Có lẽ bọn sơn khấu không chú ý tới mồi nhỏ? Dù sao quý vịcũng nên tiểu tâm.
Hôm sau, năm người lên đường. Phong cảnh thiệt đẹp. Đồi núi chen chúc, thỉnh thoảng lại có thôn xóm xa, gần dựng bên suối nước trongveo.
Lam Y nói :
- Phong cảnh nơi đâu y hệt miền Bắc, ngắm không chán mắt.
Thiết Xích Tử nói :
- Hồ Nam là phần đất thuộc Trung Hoa cổ kính sông dài, suốirộng, rừng núi hùng vĩ chập chùng không khác chi đất Bắc, chẳng nên sobì với vùng Giang Nam và mấy nơi duyên hải.
- Hôm qua nghe chủ quán nói chuyện với gia huynh về tửu điếm gần Đại Sơn, tiên sinh có ý tưởng gì không?
Thiết Xích Tử gật đầu :
- Có chứ! Các vị tất không lạ gì việc sơn khấu thường phái nhânviên "Nhỡn Mục điếm" để tiện bề dò xét kẻ qua, người lại, quan sát thấysự gì lạ hay nguy thì báo về cho sơn trại ngay. Hai điếm mới thành lậplấy phần tổ chức của cường khấu Đại Sơn đó.
Âu Dương Nữ nói :
- Chắc chắn như vậy. Nếu lập tửu quán sinh nhai được trong vùngĐại Sơn thì từ trước đến nay đã bao người làm rồi, lẽ nào chờ đến bâygiờ bỗng nhiên mọc ra hai quán như tự trên không rớt xuống thế! Ta sửasoạn kế hoạch đi thì vừa. Tiên sinh, cô muội và Chu huynh lập sẵn chương trình hành động chưa?
Lam Y nói :
- Tiểu muội biếng nghĩ lắm. Xin nhường ba vị. Dù thế nào, chiềunay cũng phải để Trương Nghĩa ở lại tửu quán. Đem y vào Đại Sơn e lịchkịch lắm, thêm khó cho sự hành động.
Mọi người khen phải. Chu Đức Kiệt nói :
- Đối với Hầu Văn Lượng không những ta là khách qua đường, qua ngưỡng cửa trại giặc, mà còn là kẻ thù.
- Họ Hầu tất phải biết tin con y là Bạt Sơn Hổ tử trận trong Vương phủ mà điều khiển trận chiến là chúng ta. Mối thù đó...
Âu Dương Nữ nhìn Đức Kiệt :
- Tiểu muội đang tự hỏi kẻ nào biết được việc chúng ta điềukhiển trận đánh trong Vương phủ Kim Lăng mà báo cáo cho Hầu Văn Lượng.
- Chà! Thiếu gì? Hoặc là bọn thủ hạ của Hầu Văn Báo, hoặc bọn đầu đà, và có lẽ và Tần thị và Hoa cô nương Đới Ngọc Hoàn.
Thiết Xích Tử gật đầu :
- Chu hiệp nói phải. Như hồi ở Sơn Phu, sau khi thất bại, Tầnthị đã chẳng về nương nhờ Kim Lăng là gì? Nay thất bại nữa, lẽ nào chúng không về Đại Sơn nương thân chờ thời.
Chu Đức Kiệt nói :
- Bản lãnh như Tần thị không tầm thường hai lần chiến, hai lầnbại nên mụ tặc đạo ấy và Đới Ngọc Hoàn nương náu ở Đại Sơn, tất kểchuyện chiến đấu trong Vương phủ. Do đó, Hầu Văn Lượng thấy e nể bọn tahơn vì y suy xét rằng Kim Lăng tướng mạnh quân đông, ta còn chẳng sợ nữa là nơi sơn trại thảo khấu.
Mỉm cười, Âu Dương Nữ hỏi Đức Kiệt :
- Chu huynh định nói gì? Chúng e nể thì sao? Mà không e nể thì cũng sao.
- Ngu huynh tính thế này... thế này... Được không hả Trương tiên sinh và nhị vị hiền muội?
Thiết Xích Tử khen phải :
- Hành động lối ấy tôi ưa lắm. Thiệt ra rất đàng hoàng. Tiên lễhậu binh. Nếu chúng không chịu, ta cứ việc "hậu binh" giữa ban ngày logì Lam Y đồng ý :
- Kế đó nghe được. Trong trường hợp chúng trở mặt, ta sẽ áp dụng lối "Đơn đao Giang Đông phó hội vậy".
Chiều hôm ấy vào quán trọ, Chu Đức Kiệt dặn Trương Nghĩa :
- Bây giờ sắp sửa thâm nhập vùng Đại Sơn đem ngươi đi theo không tiện, ngay như chúng ta cũng để cả hành trang lại quán. Ngươi khá coigiữ cẩn thận, ở lại đây cho đến khi ta trở lại nghe.
- Dạ tôi hiểu rồi, quý vị có thể trông cậy ở tôi.
Hồi đó, tiết cuối Thu, trời hơi lạnh. Ngoài y phục mang sẵn trên người, mỗi người chỉ đem theo một chiếc áo trấn thủ và mấy thứ cần dùng phòng khi cắm trại, còn thì để lại tửu quán.
Không vướng víu, Tam hiệp và Thiết Xích Tử cho ngựa đi lẹ hơn,nên xế chiều hôm thứ ba thì đi tới một bơi rừng bạt ngàn, trùng điệp,hùng vĩ. Xa xa dựa bên suối, một tửu điếm rộng rãi khang trang, lá chiêu bài vàng Chử đỏ gài trên thân cây đại thọ trước cửa điếm.
Chu Đức Kiệt dặn Thiết Xích Tử :
- Cẩn thận sự xưng hô nhé! Chúng ta là bạn đồng hành. Ba anh emtôi dùng hai Chữ "tiên sinh" như thường, nhưng đối với chúng tôi, tiênsinh đừng dùng Chữ "Hiệp" lộ liễu quá.
Thiết Xích Tử mỉm cười :
- Dạ, tôi hiểu rồi, đại ca ạ. Coi kìa, bọn tiểu nhị nghe tiếngvó ngựa đã ùa ra đón khách... Ồ, lại có cả một bà lực lưỡng nhường kia!Mới nhìn đã thấy vui mắt rồi!
Lam Y bình phẩm :
- Hừ! Tửu điếm ở giữa nơi sơn cước mà có thứ phụ nữ này đáng nghi quá. Chúng ta giả đò đi thẳng xem thế nào, nhé.
Một tên tiểu nhị chạy thêm ra mấy bước gọi :
- Mời quý khách ngừng bước nghỉ thôi. Gần đây không có tửu điếm nào nữa đâu. Đi thêm sẽ lỡ độ đường.
- Thiệt vậy không? Hay ngươi trí trá để rước khách?
Tiểu nhị chỉ tay về tửu điếm :
- Lẽ nào chúng tôi dám trí trá, vả lại bổn điếm khang trang nhường này, quý khách không vừa ý sao?
Nhìn qua tửu điếm một lần nữa, rẽ ngựa đến trước cửa nhảy xuống trao cương cho tiểu nhị.
Thiết Xích Tử lững lờ nhìn lá chiêu bài gài ở thân cây đại thọ :
- Tây Phương điếm!
Mẫu Đại Trùng Tiết Cẩn Hoa vì chính mụ đăm đăm nhìn bốn con tuấn mã, khen thầm ngựa quý, đoạn đon đả đón khách :
- Mời quý khách quá độ vào bổn điếm nghỉ ngơi. Cơm rượu, ngonlành, hỏa đầu giỏi, khang trang sạch sẽ, chắc quý vị sẽ được vừa lòng.
Vừa nói, Mẫu Đại Trùng vừa nhận xét bốn người mới đến và hỏi tiếp :
- Quý vị từ đâu qua đây? Đang đi Định Châu phải không?
Chu Đức Kiệt đáp :
- Từ Trường Sa qua đây, và không đi Định Châu.
Câu nói của chàng có sức mạnh khiến cho Mẫu Đại Trùng mất bìnhtĩnh. Ai cũng nhận thấy sự ngạc nhiên thoáng hiện trên nét mặt tinh quái của mụ ta Nhận thấy cái hở xúc động của mình vì hai tiếng "Trường Sa",Mẫu Đại Trùng nói lảng :
- Quý khách lấy mấy phòng?
- Hai phòng liền nhau, hay một phòng lớn cũng được.
Mẫu Đại Trùng dẫn bốn người vào nhận căn phòng lớn nhất.
Cất hành lý, rửa mặt xong xuôi, tất cả cùng trở ra thực phòng lựa thồi, gọi thức ăn.
Tiểu nhị hỏi Thiết Xích Tử lớn hơn cả :
- Quý khách dùng rượu không?
- Có lấy hai hồ rượu hảo hạng.
Tiểu nhị trở vào, lát sau bưng các món ăn, rượu và bốn chiếc ly bàu ra thồi. Y rót rượu hầu.
Chờ tiểu nhị rót sang ly thứ hai. Chu Đức Kiệt úp hai chiếc ly của Lam Y và Âu Dương Nữ xuống thồi nói :
- Hai ly đủ rồi, hai người không uống.
Giữa lúc đó, Mẫu Đại Trùng ngồi ở quầy hàng vội lên tiếng bảo tiểu nhị :
- Sao ngươi lại lấy lầm thứ rượu không được ngon thế này? Ta nghe rõ ràng quý khách gọi rượu tốt mà.
Dứt lời, mụ bước lẹ đến thồi bốn người nói mấy câu xin lỗi, tự tay rót hai ly rượu đầy vào hồ thiếc, rồi mắng tiểu nhị :
- Chứng nào vẫn tật ấy, hay quên. Vào lấy rượu ở bình sứ ra đây!
Mụ quắc mắt nhìn tên tiểu nhị đang luống cuống không biết hành động thế nào cho trúng ý chủ nhân.
- Thưa, hồ thiếc mà... hồi nãy...
Mẫu Đại Trùng át giọng :
- Lấy ngay rượu ở bình sứ ra đây, đó mới là rượu ngon! Lẹ lên, lấy thêm cả ba chiếc ly khác nữa. Mau!
Tiểu nhị luống cuống cầm hai ly dở và hai hồ rượu thiếc vào nhàtrong. Lát sau, y bê hai bình sứ và mấy ly sạch bầy trên khay tươm tấttrở ra Mẫu Đại Trùng tự tay rót rượu mời Thiết Xích Tử, Chu Đức Kiệt vàrót đầy ly thứ ba, uống một hơi cạn.
- Bây giờ mới là rượu hảo hạng, mời quý khách dùng cho khỏengười kẻo đi đường xa mệt nhọc. Tên tiểu nhị này đãng trí hay sơ suất,người vui lòng tha lỗi.
Lam Y nhìn ba bạn đồng hành, mỉm cười, cầm bình rượu rót đầy lycho Âu Dương Nữ, cho nàng và rót luôn vào ly của Mẫu Đại Trùng đoạn kéoghế mời ngồi.
- Chủ quán cũng là chỗ bạn gái, ngồi đây nhắm nháp nói chuyện cho vui.
Mẫu Đại Trùng đàng hoàng ngồi xuống ghế, không chút câu nệ :
- Tiết Thu ở giữa miền rừng núi khá lạnh, quý khách có muốn hâm rượu, tôi sẽ sai đem lò lửa lên.
Lam Y lắc đầu :
- Uống thế này vừa ngon, hà tất phiền thêm. Nào xin mời...
Nàng và Âu Dương Nữ nưng ly. Mẫu Đại Trùng uống theo. Thiết Xích Tử đang khát, hối tiểu nhị đổi ly lớn, uống luôn một chập như trâu vụcnước hết nhẵn cả hai bình, đoạn gọi luôn hai bình khác, tự rót mời MẫuĐại Trùng.
Viên nữ đầu lãnh lăn lóc đã nhiều giữa bọn thảo mảng cường tặccũng phải ngạc nhiên về tửu lượng vô song của Thiết Xích Tử càng uốngcàng tỉnh không biết say. Mụ còn sợ hơn nữa về mánh lới giang hồ lãoluyện đổi rượu của bốn vị quý khách. Mụ chú ý đến hai thanh trường kiếmcủa Lam Y, Âu Dương Nữ và cây Thiết Tinh Đơn Đao của Chu Đức Kiệt và bavòng thiết xích đen sì của Trương Tam Sơn. Mẫu Đại Trùng tự nhủ: "Hẳnđây là những món bảo khí hữu dụng của nhà nghề, khác xa với những thứ võ khí thông thường của khách trường hành mang theo phòng thân!" Tuy chưabiết bốn người đó thuộc nhân vật nào, những linh tính báo cho mụ biếtrằng họ chẳng phải thường nhân. Bởi vậy, Mẫu Đại Trùng nảy ý kiến bắt họ giải sơn trại, đoạt các món võ khí mà mụ cho là hảo hạng và bốn contuấn mã lực lưỡng đầy sinh khí.
Trong khi bốn người rửa mặt, Mẫu Đại Trùng thừa dịp dạy tên tiểu nhị nếu khách gọi rượu sẽ bỏ thuốc mê vào hồ thiếc đem ra. Tiểu nhị thi hành đúng lệnh chủ. Chẳng dè, "cao cờ" gặp "cờ cao". Lối dùng rượu"lanh ly" của Chu Đức Kiệt đã đánh sai lạc cả mưu mô của viên nữ đầulãnh cường sơn.
Khách hiện diện bốn người, hai nam hai nữ trung hào kiệt Lão hán đeo xích sắt và anh chàng tuấn tú kiêu dũng kia "đổ" vì rượu có thuốcmê ngấm mạnh đã đành, nhưng còn hai nữ kiệt không uống, biết rượu hãmthuốc mê dĩ nhiên hai cây trường kiếm ghê gớm kia sẽ chẳng chịu nằm gọntrong vỏ.
Bỗng dưng gây ra một trận xô xát ích lợi để làm gì?
Không bắt nổi, thà rằng để họ đi còn hay hơn. Lập Tây Phươngđiếm, đại đầu lãnh Hầu Văn Lượng chỉ có một mục đích phòng ngừa bắt cácthám tử Trường Sa và bọn Lam Y nữ hiệp nếu họ đến quấy rầy sơn trại.
Hai tay cân quắc anh hùng kia, một vận võ phục sắc lam thật, một võ phục tím huyền nhưng không chắc thiếu nữ lam y đã hẳn là Lam Y nữhiệp. Phụ nữ dùng nhiều sắc áo, biết đâu người ấy đã chẳng vô tình mangtrúng màu sắc của vị Nữ hiệp lừng danh thời đại ấy.
Tính kỹ hơn, bốn người lướt qua ngựa qua điếm định đi thẳng,chẳng muốn dừng chân. (Đây cũng là một mánh lới đánh lạc sự nghi ngờ của lục lâm tặc điếm do Tam hiệp sắp đặt từ hôm trước), nếu chính mụ, MẫuĐại Trùng không hò bọn tiểu nhị chạy ra đón khách.
Suy tính như vậy, nên Mẫu Đại Trùng vội vờ vĩnh mắng át tên tiểu nhị thay "rượu" lành cho khách uống. Mụ còn đích thân uống trước một ly cho khách khỏi nghi ngờ.
Bốn tay giang hồ hiệp khách thừa biết như vậy, cười thầm. Cẩnthận hơn nữa, Lam Y e nữ chủ quán ngậm trước thuốc giải mê nên nèo MẫuĐại Trùng đồng ẩm. Nàng thừa hiểu đang cụng ly cùng cường khấu ở giữakhung cảnh Đại Sơn của dãy Thập Vạn hiểm tuấn.
Tuy vậy, Mẫu Đại Trùng còn thắc mắc ở điểm hành lý "quá nhẹ" của bốn quái khách trường hành.
Đường xa, dặm thẳng, lẽ nào mỗi người chỉ mang theo một bọc áonhỏ xíu? Vô lý quá! Họ đã chẳng nói là từ Trường Sa phủ qua đây đó ư?Hay là họ khôn khéo và mưu tính gì đây?
Mẫu Đại Trùng hỏi :
- Quý khách từ Trường Sa qua đường này không đi Định Châu thì đi đâu? Con lộ này dẫn tới Định Châu thuộc đất Phúc Kiến.
Lam Y nói :
- Chẳng giấu gì chủ điếm, chúng tôi thuộc đoàn mãi võ lớn lưuđộng từ Bắc chí Nam. Mới đây diễn Trường Sa. Đi tới đâu may mắn cũngđược thập phương tử quý mến hoan nghênh, số tiền thâu khá nhiều. Chẳngdè, trong đoàn có mấy kẻ tham lam, ẵm trọn túi bạc dông nhất. Còn lại ba anh em tôi và gia thúc (Lam Y chỉ Thiết Xích Tử). Chúng tôi theo vếtbọn manh tâm xuống Cẩn Châu. Sau mấy ngày thăm dò, có người nói là cómột bọn chúng đi đường này. Họ tả hình dáng, y phục rất trúng nên chúngtôi vội bỏ cả hành lý ở lữ quán Cẩn Châu đuổi theo. Chẳng ngờ đường quádài, lạc lõng tới đây, Đại Nương có thấy bọn sáu người qua khu nàykhông?
Lam Y đóng kịch khéo khiến Mẫu Đại Trùng lúc đó tưởng thật.
Mụ đáp :
- Không. Tôi có mặt ở tửu điếm cả ngày mà không thấy toán ngườinào có vẻ thuộc mãi võ đoàn đi qua cả. Hay là người ta chỉ lầm đường cho cô nương? Mãi võ đoàn thuộc tỉnh nào?
Lam Y không do dự :
- Tế Nam phủ, Sơn Đông. Phiêu bạt hơn năm nay rồi mà chưa hồi cố hương, nghĩ đến buồn. Bây giờ còn vẻn vẹn bốn người, không lẽ cứ tiếptục hành nghề mãi kiếm tiền độ đường mới hòng về được hương quán. Chánnản quá, gia thúc bàn muốn giải nghệ. Mà giải nghệ thì sinh nhai bằngcách nào?
Mẫu Đại Trùng nghĩ thầm:
"Trông bọn này cũng chẳng phải tay vừa. Chi bằng đang lúc sơntrại cần nhiều người, ta rủ chúng ở lại Đại Sơn tụ họp, hay biết nhườngnào".
Mụ thở dài ra dáng ái ngại :
- Trước kia, tôi cũng phiêu bạt mãi võ khắp nơi, tốn công, hạisức mà rút cuộc chẳng ăn thua nên xoay nghề khác, mới đây, gặp đượcngười quen giúp vốn mở ngôi tửu điếm này và được an thân.
Âu Dương Nữ nói :
- Đại nương may mắn gặp người quen, chớ chúng tôi biết quen ainơi đất khách quê người này? Ai hơi đâu bỏ tiền ra giúp đỡ? Ăn xài quenrồi, mai mốt đây chẳng biết ra sao thế nào?
Mẫu Đại Trùng tóm trúng cơ hội :
- Vị ân nhân của tôi ở gần đây, nếu quý vị cần giúp, tôi sẽ vuilòng giới thiệu. Người ấy cũng là một tay thảo dã anh hùng, hào phónglắm.
Chu Đức Kiệt nói :
- Chúng tôi những bốn miệng ăn ai chứa nổi, chỉ e phiền Đại nương thêm khó chịu cho lệnh ân nhân.
Mẫu Đại Trùng đẹp ý :
- Không sao! Không sao, tôi chỉ e quý vị không chịu theo lời...
Nói tới đây, mụ bỗng im bặt. Mụ đâm ra ngờ vực, không hiểu saonên hay không nên? Bốn người này có thật là những tay giang hồ mãi võkhông? Khó lượng đoán quá! Coi chừng kẻo bị Thác Tháp Thiên Vương quởtrách.
Lam Y thừa biết viên nữ đầu lãnh Đại Sơn đang suy tính gì. Nàng kín đáo đưa mắt nhìn Âu Dương Nữ đoạn hỏi Mẫu Đại Trùng :
- Dù là người có bản lãnh, can trường một mình điều khiển lữđiếm giữa khu hoang độc này, đại nương không thấy thoái chí sao? Tôiphục lắm đó...
Bị xoi mói đúng chỗ, Mẫu Đại Trùng trả lời bâng quơ :
- Chà! Mới đầu cũng thấy ngại, sau ở mãi cũng quen.
Âu Dương Nữ hỏi :
- Nghe nói khu vực này có toán sơn khấu chiếm đóng, chúng không quấy nhiễu đại nương ư?
Mẫu Đại Trùng thản nhiên :
- Tiểu điếm này còn có gì đáng giá cho bất cứ ai để ý tới nữa?Tiền bạc thì không có nhiều, vật dụng trong quán sơ sài không đáng kể,cường khấu đâu thèm ngó tới.
- Dù sao, bọn sơn tặc ấy nay mai cũng bị chinh phạt. Kháchthương sẽ qua lại con lộ này được dễ dàng và thôn dân lân cận sẽ khỏisống trong cảnh lo sợ ngày đêm Thiết Xích Tử vờ mắng át Âu Dương Nữ :
- Chà, điệt nữ lắm lời quá! Đảng khấu làm việc bí mật quân sự, không thuộc bổn phận ta, bép xép làm chi.
Mẫu Đại Trùng giật mình nhưng trấn tĩnh được ngay. Mụ thắc mắc, vờ vĩnh :
- Nói chuyện với tôi thì có gì đáng ngại? Tôi cũng mong quanquân thành công, khách thương qua lại đông đảo, bổn điếm mới hòng pháttài chớ!... Tin đó có chắc chắn không hả tiên sinh. Đã là bí mật quân sự làm thế nào mà chư vị biết được?
Ngần ngừ giây lát, Thiết Xích Tử đáp :
- Tiểu nữ dã trót lỡ lời, tôi cũng chẳng dấu diếm làm chi.Nguyên chuyến vừa rồi ở Trường Sa, chúng tôi nhận thấy quan quân đượcđiều động từ các nơi đến rất đông. Nhờ sự hành nghề mãi võ, chúng tôilen lỏi đây đó, làm quen được với mấy viên bộ tướng mới hiểu rằng đạiquan trấn thủ Trường Sa không những huy động bản bộ quân, mà còn được sử dụng các bộ đội Hán Dương, Ngân Khánh, đến giúp tảo trừ tặc khấu ThậpVạn Đại Sơn. Đoàn quân hùng hậu ấy mà tới đây, thì dù sơn tặc đầy đủbiết mấy cũng chẳng chống cự nổi.
Giọng nói, nét mặt thực thà của Thiết Xích Tử khiến Mẫu Đại Trùng tin ngay.
Nữ đầu lãnh cố gợi chuyện :
- Trước khi khai trương bổn điếm, các hảo hán Đại Sơn đã lập sơn trại từ nhiều năm rồi, lẽ nào bây giờ quan quân mới nói tới chuyệnchinh phạt. Chắc hẳn phải có chuyện gì?
Chu Đức Kiệt nói :
- Có lẽ bọn tặc đạo trêu chọc chi đó, nên đại quan trấn nhậmTrường Sa mới quyết định một việc lớn lao như công cuộc trừ đảng khấusắp tới đây.
Lam Y cười :
- Đã đi ăn cướp cũng còn hay dở đói! Nay mai mới biết thân.
Mẫu Đại Trùng cố thản nhiên ngồi im. Mụ nghĩ tới Hầu Văn Lượngbắt giam hai nhân viên của Trường Sa phủ: Hoàng Trọng Hà và Tôn Vương.Trà nước xong, trời đã tối mịt.
Mọi người sửa soạn vào phòng nghỉ ngơi. Chu Đức Kiệt bảo tiểunhị dẫn xem tàu ngựa. Tửu điếm khá rộng rãi, phòng ốc, bếp nước, sânvườn sau ngăn nắp. Một dòng nước nhỏ chảy từ khe núi phía sau điếm quavườn. Cổng hậu đóng chặt. Trong tàu, ngoài bốn con ngựa của bốn ngườimới tới, còn có hai con khác nữa.
Bọn tiểu nhị lăng xăng dọn dẹp, sửa soạn qua đêm.
Đức Kiệt trở về phòng, đóng cửa lại.
Chàng đến bên Lam Y, và Âu Dương Nữ đang tì tay lên thành cửa sổ nhìn ra ngoài trời sương lam phủ mờ mờ.
Lam Y nói nhỏ :
- Tĩnh tai nghe động tĩnh, mụ chủ quán chẳng ngồi yên đêm nay đâu.
Nói đoạn, nàng khép cửa sổ, Âu Dương Nữ quay vào tắt đèn.
Thiết Xích Tử ngồi lù lù trong góc giường mắt nhắm nghiền nhưpho tượng. Trong điếm, mọi người cũng đã đi ngủ, hoàn toàn im lặng.
Đêm sơn cước thiệt âm thầm lặng lẽ. Độ chừng khoảng ngót canhhai, chợt có tiếng động bất thường từ đâu vọng nhẹ tới. Thiết Xích Tử mở choàng mắt trừng trừng nhìn Tam hiệp vừa đứng phắt dậy.
Chu Đức Kiệt ghé tai bảo nhỏ Lam Y, Âu Dương Nữ :
- Tiếng mở cổng sau. Theo xem!
Dứt lời, chàng quay ra nơi Thiết Xích Tử vẫn ngồi y nguyên :
- Tiên sinh ở lại, bọn tôi ra xem có chuyện gì.
Im lặng, Thiết Xích Tử vẫy tay ra hiệu bảo mọi người tùy tiện.
Lẹ làng như ba con vượn, Tam hiệp mở cửa sổ nhảy ra ngoài, phithân lên nóc điếm nằm sát xuống mái quan sát, mỗi người nhìn ra mộtphía. Bỗng Đức Kiệt đập vai Lam Y, Âu Dương Nữ chỉ ra hướng chênh chếchphía sau tửu điếm. Hai người nhìn theo. Trong màn sương lam ngắt, mộtbóng đen đi rất lẹ vòng phía hữu ra mặt tiền. Tam hiệp nhận ra là MẫuĐại Trùng. Mụ ngoái đầu nhìn toàn thể khu tửu điếm, rồi vùn vụt chạythẳng tho mặt đường.
Chờ chủ quan khuất sau bóng cây, Lam Y nói nhỏ :
- Theo xem, chắc mụ ta lên sơn trại.
Tam hiệp nhảy xuống đất êm ru, len lén ra mặt lộ, lẩn sau các gốc cổ thụ um tùm cành lá như những con quỷ khổng lồ.
Mẫu Đại Trùng còn chạy phía trước ngay lộ. Tam hiệp theo dõikhông một tiếng động. Võ phục sẫm màu, ba người hòa mình trong bóng tốigiữa ngàn cây thoăn thoắt như ba con vượn.
Không nghi ngờ, Mẫu Đại Trùng chạy được một quãng chừng bốn, năm trăm sải liền rẽ sang phía hữu.
Sợ mất hút, Tam hiệp lẹ chân chạy tới nơi, núp sau đại thụ nhìntheo. Đó là con đường nhỏ dẫn tới một trái núi cực kỳ hiểm tuấn vớinhững mô đá nhấp nhô, thành đá chênh vênh ẩn hiện trong bóng cây.
Mẫu Đại Trùng vẫn lù lù ở phía trước. Mụ đi lẹ không chạy nữa.
Được một quãng ngắn, bỗng có tiếng quát nhỏ, tuy nhỏ những cũng đủ vọng đến tai Tam hiệp giữa chốn sơn lâm yên lặng âm u :
- Ai đó?
- Ta đây, Tây Phương điếm.
- Mời đầu lãnh qua.
Mẫu Đại Trùng rẽ luôn vào sau các mô đá, khuất bóng.
Lam Y nhìn bao quát, chỉ tay lên các mô đá lớn :
- Chuyển vòng qua các mô đá mới theo được.
Tức thì, lẫn trong bóng tối, băng qua mặt tiểu lộ, Tam hiệp phithân lên mỏm đá thứ nhất, chuyển theo hướng mà ba người phỏng đoán lốiđi của viên nữ đầu lãnh Đại Sơn. Ước chừng đã qua hẳn nơi có lâu la canh phòng, Tam hiệp ngồi thụp trên mỏm đá lớn nhận định. Quả nhiên có lốinhỏ lên dốc.
Mẫu Đại Trùng vẫn lẹ bước phía trước. Kẻ trước, người sau, theonhau, vòng vèo. Đường mòn dẫn tới một cổng đá lớn có vọng lâu. Bên trong ánh đèn le lói.
Lần này, Mẫu Đại Trùng lên tiếng trước.
- Hứa đầu lãnh thức hay ngủ. Tôi quá quan với việc gấp.
Một thứ tiếng ồ ồ đáp lại :
- Có việc gì không? Về sơn trại khuya thế này?
- Không tiện về sớm. Giờ này mới đi được.
- Món bở hả?
- Bở cái gì! Có tin qua trọng, cần gặp Hầu đại ca ngay định đoạt.
Sau mấy câu trao đổi, có tiếng cổng mở, đóng rồi cảnh vật lại âm u yên lặng như thường.
Lam Y châu đầu cùng hai bạn đồng hành bàn tính. Nàng nói :
- Chúng xây dựng thành ải nơi đây. Phải vượt thành mới vào được. Đêm khuya thế này chắc bọn sơn tặc chỉ canh phòng nơi cổng, chớ khôngphân tán ra hai bên thành đá đâu. Thử xem!
Tam hiệp lặng lẽ chuyền trên các mô đá cao vào tới thành đá xâyliền với vách núi. Quả như Lam Y tiên đoán, không có quân canh trên mặtthành. Ba người phi thân lên mặt tường nằm xuống nhìn vào trong.
Mẫu Đại Trùng đã đi khuất. Tam hiệp quan sát hai bên vách đáthiên nhiên cao sừng sững. Khu trống ở giữa hai vách đá là bức tườngthành dài rộng kiên cố, bên trong và bên ngoài ăn thông bởi cái cổng màviên nữ đầu lãnh vừa qua. Phía trong cũng có nhiều mô đá lớn nhỏ.
Tam hiệp chuyền xuống mặt đất len lỏi lần vào phía trong. Bangười thấy tốp lâu la canh phòng trên vọng lâu trông thấy, nên không dám chuyền trên các mỏm đá. Đường thoai thoải dốc.
Lát sau, tới khúc tay tả, Tam hiệp bắt kịp Mẫu Đại Trùng đang đi phía trước mặt.
Đồng thời, có tiếng chân toán lâu la tuần phòng, sáu tên đao tuốt trần.
Gặp Mẫu Đại Trùng chúng ngập ngừng bước chào, rồi lại tiếp tục đi.
Chờ toán tuần phòng đi khỏi, Tam hiệp bắt đầu tiến thì vừa lúc viên nữ đầu lãnh rẽ sang phía tay hữu.
Âu Dương Nữ nói nhỏ :
- Địa thế này chắc còn ải môn nữa mới vào tới sơn trại.
Lam Y đáp :
- Phải đấy. Đường bắt đầu dốc nhiều.
Kẻ trước, người sau, vòng vèo lên dốc, quanh co mãi mới tới đệ nhị ải môn.
Chuyến này, kinh nghiệm hơn, Tam hiệp lẩn mình trong bóng tối,chuyền trên các mô đá đến tận chân tường thành, nơi xa cổng trại, đứngáp lưng vào tường nghe ngóng, không thấy gì lạ mới phi thân lên mặtthành. Lúc đó, Mẫu Đại Trùng đã vào cửa quan.
Phía trong là sơn trại, nếp dọc, nếp ngang, sân đá thiệt rộng lớn.
Vào trước, Tam hiệp nằm áp trên mái nhà ngang, nhìn Mẫu Đại Trùng băng qua sân. Một tên lâu la cầm đèn lồng đi trước.
Mụ lên thẳng khu đại sảnh, đi vòng ngoài hành lang vào phía sau tới căn nhà lớn ở trung tâm sơn trại.
Tam hiệp chạy xuôi theo mái nhà ngang, ước lượng từ đó sang máiđại sảnh không vừa tầm chân bèn nhảy xuống sân, chạy vụt vào góc đạisảnh, phi thân lên nóc êm ru, lần vào phía trong thì vừa lúc Mẫu ĐạiTrùng đứng giữa cửa căn phòng đầu cùng một người nữa cao lớn.
Mụ bảo tên lâu la cầm đèn :
- Cho phép người lùi bước, không phải chờ nữa.
Tên lâu la đi trở ra.
Tam hiệp toan chuyển sang nóc căn nhà trung ương thì toán tuầnphòng từ đầu căn nhà bên hữu đi tới. Chúng im lặng đi qua phía dưới,tiếng giày lệt xệt.
Chờ bọn tuần canh đi khỏi, Chu Đức Kiệt thì thào :
- Chắc đầu bên căn nhà kia, nơi có ánh đèn là phòng đại đầu lãnh. Qua đó, rút ngói nghe đi.
Đồng ý, ba người phi thân sang mái ấy, Lam Y nằm áp xuống nhẹ tay rút ngói.
Chu Đức Kiệt, Âu Dương Nữ chăm chú nhìn, lát sau thấy ánh sánglờ mờ xiên qua mái bởi một kẽ ngói, thì biết là Lam Y đã hành động xong. Lam Y ghé tai nghe, trong khi Đức Kiệt và Âu Dương Nữ cũng nằm rạpxuống mái nhìn quanh.
Trong căn phòng phía dưới, ngọn đèn dầu pha lê đặt trên kỷ bêntường soi sáng khắp mọi nơi. Sự bày biện đơn giản nhưng sang trọng vàthiệt gọn mặt. Mẫu Đại Trùng và người hồi nãy ngồi bên án thư nóichuyện. Không ngờ là bị theo dõi, hai sơn tặc bình tâm nói lớn nhưthường thành thử Lam Y nghe rõ mồn một câu chuyện dở dang...
Viên nữ đầu lãnh đang kể rõ việc bốn người tới trọ tại TâyPhương điếm và mọi sự cho người nọ nghe. Mụ kể rất rành mạch không thiếu sót chút gì, thỉnh thoảng lại dùng danh từ "Hầu đại ca" nên Lam Y biếtđại hán ấy là Hầu Văn Lượng.
Nghe tới đoạn mụ định dùng thuốc mê bắt bốn người giải về sơn trại, Lam Y cười thầm:
"Bọn bây lừa nổi chúng ta còn khó lắm!".
Kể chuyện xong, Mẫu Đại Trùng hỏi :
- Bây giờ đại ca tính sao? Khó bắt lắm. Công việc cấp bách chỉ có đêm nay, qua ngày mai muốn làm gì càng khó khăn thêm.
Hầu Văn Lượng nhíu cặp lông mi chổi xệ :
- Sao đầu lãnh không thử dùng "muội hương".
- Cho thuốc mê vào rượu, chúng còn chẳng mắc mưu nữa là dùngmuội hương, thế nào chúng cũng phòng bị. Chúng mà biết thì không thể nào tránh được xô xát, không ích lợi gì cho ta cả.
- Tôi nghi ngờ chúng là gian tế có ý dò xét cho thủ phủ Trường Sa.
- Không dám nói chắc. Vì ta nghi ngờ nên trông họ giống đủ mọithứ người: Do thám cho Trường Sa, mãi võ hiệp khách... Bởi vậy, đã cólúc, tôi muốn dụ họ lên sơn trại, song lại e tự vạch áo cho người xemlưng.
Hầu Văn Lượng xua tay :
- Đầu lãnh đừng tự ý mời chúng lên đây. Nếu chúng thực tình nghe danh sơn trại, thì tự khắc đến đầu bôn mới đúng lý. Hay là...
- Hay là sao?
- Ta phái quân tướng xuống giúp đầu lãnh áp tới bắt trong khi chúng đang ngủ say?
Mẫu Đại Trùng lắc đầu :
- Tôi không chủ trương dùng võ lực. Chắc chắn họ sẽ chiến đấutới cùng. Phần thắng chưa chắc đã nghiêng về ai. Tức là bất lợi cho tarồi. Đại ca chớ khinh thường, họ không như hai tên gian tế bắt đượctrước đây đâu. Theo ngu ý, họ không là do thám tử của Trường Sa, vì lẽđã vô tình nói cho ta biết sự huy động của bộ đội Trường Sa. Đó mới làviệc đáng lo. Tôi vội về sơn trại báo riêng cho đại ca biết cũng vì lýdo ấy. Đại ca cần phải định đoạt việc giam giữ hai tên thám tử của phủthành. Theo ý bốn người nọ, Trường Sa huy động quân đội muốn đánh sơntrại cũng vì một lẽ riêng. Lẽ riêng ấy há chẳng phải là việc ta giam cầm hai người nọ sao?
Hầu Văn Lượng cau mặt :
- Bắt được gian tế không cầm tù thì còn làm thế nào hơn? Tôi không hạ lệnh chém là may rồi.
Mẫu Đại Trùng suy nghĩ giây lát :
- Tôi khuyên đại ca đối đãi với hai tên gian tế cho tử tế. Choăn, cho mặc và liệu bề phóng thích ngay. Trì trễ ngày nào có hại cho tangày đó. Nếu sau này lỡ xảy ra chuyện gì, đại ca đừng có trách tôi không bày tỏ ý kiến. Hiện thời, tôi đã nói hết lời.
Dứt lời, Mẫu Đại Trùng đứng lên muốn ra về tửu điếm.
Hầu Văn Lượng đưa tay ra hiệu :
- Hãy khoan! Tôi còn muốn hỏi điều này.
- Đại ca cứ dạy.
- Đầu lãnh có ngờ trong bọn bốn người ấy có anh em Lam Y nữ hiệp không?
Người tráng sĩ, hai thiếu nữ, có lẽ họ là ba người mà Tần mẫu Ngô Công đã gặp ở Kim Lăng?
Nói tới đây, Hầu Văn Lượng tươi tỉnh vì đã tìm được giải pháp. Y nói tiếp :
- Hay là sáng mai, tôi phái Tần lão mẫu và Đới Ngọc Hoàn đến Tây Phương điếm nhận mặt xem sao?
Mẫu Đại Trùng đáp :
- Đới Ngọc Hoàn ở bên Đông Phương điếm, sáng mai kéo được y về e trễ mất, chi bằng phái Tần thị xuống là đủ rồi. Nhưng đại ca cần phảicăn dặn lão mẫu một điều.
- Điều gì?
- Đại ca thừa biết Tần lão mẫu và Đới Ngọc Hoàn có mối đại thù cùng Lam Y chứ gì?
Hầu Văn Lượng gật đầu :
- Phải. Một người thù giết con, một người thù giết phụ mẫu, ngay như tôi cùng thù ba người ấy, nhất là anh em Chu gia, vì cái chết HầuVăn Báo.
- Thù trúng chỗ hay không, tôi không dám bình luận, như hiệntại, ta phải đặt tình trạng Đại Sơn lên trên hết mọi việc. Một khi nóitới quyền lợi chung của sơn trại, thì các mối tư thù đều phải được gácbỏ sang bên. Lam Y hạ sát con của Tần thị và song thân Ngọc Hoàn là dophải tự vệ trong vụ hắc điếm. Còn Bạt Sơn Hổ thân làm võ tướng, giữ chân đệ ngũ hổ, trong việc chiến trận sanh tử là thường, đại ca không nênquy cả mọi hiềm thù vào bọn Lam Y, vì nếu là anh em Lam Y không dự trậnthì bộ đội của Triều đình cũng không bỏ vụ đánh Kim Lăng. Lấy việc tưlàm công tôi e hỏng cả đại sự.
Hầu Văn Lượng cau mặt khó chịu :
- Nghĩa là đầu lãnh muốn tôi và mọi người đừng đả động gì tới bốn người nếu trong ấy có Lam Y?
- Đúng thế. Suy nhận ra thì hiểu. Một khi chúng đã dám tới đây.Một sơn trại hữu danh, mà chỉ đi vỏn vẹn có bốn người, tất chúng phảitin tưởng một vào bản lãnh của chúng bất chấp cả toàn thể Đại Sơn. Hailà chúng có hậu thuẫn ghê gớm, dù ta không muốn nhượng bộ, cũng sẽ phảinhượng bộ. Bởi hai lẽ này, tôi thấy cần đặt quyền lợi của sơn trại ĐạiSơn lên trên hết. Nhưng lúc này, Kim Lăng đã đổ, ta cô thế, không nênhành động khiến quan quân phải chú ý tới chúng ta.
Đại ca từng nghe thuật vụ đánh Kim Lăng vương phủ chớ gì. Trongkhi các anh hùng hào kiệt hành động ngay tại trung tâm Kim Lăng thì bộđội triều đình đã bao vây khắp mọi nơi... Biết đâu kế hoạch đó khôngđược áp dụng lần thứ hai với khu vực Đại Sơn này.
Nghe Mẫu Đại Trùng thuyết một hồi, Hầu Văn Lượng nhận là mụ nóicó lý, và đặt quyền lợi Đại Sơn lên trên hết. Họ Hầu bảo Mẫu Đại Trùnghãy nán lại giây lát để y kịp suy nghĩ.
Trong khi Hầu Văn Lượng chắp tay ra sau lưng, đi đi lại lạitrong phòng, Mẫu Đại Trùng lấy cây điếu đặt trên án nhồi thuốc bào rítmột hơi.
Lát sau, Hầu Văn Lượng đứng sững lại trước mặt, Mẫu Đại Trùng mà rằng :
- Được lắm. Sáng mai, tôi sẽ nhờ Tần lão mẫu xuống tửu điếm nhận diện xem có Lam Y trong bọn bốn người khách trọ không, và cam đoankhông cho Tần thị gây chuyện. Còn việc thả hai tên thám tử của TrườngSa, tôi sẽ cứu xét ngay. Đầu lãnh trở về kẻo trễ.
Trên nóc nhà, Lam Y không cần nghe thêm nữa và cũng không cần áp viên ngói lại như cũ, ra hiệu cho Chu Đức Kiệt, Âu Dương Nữ theo nàng.
Ba người theo lối cũ trở ra đại sảnh.
Lam Y móc túi dạ hành lấy ngọn Liễu Diệp phi đao cắm chặt vàocánh cửa đại sảnh rồi cùng Đức Kiệt, Âu Dương Nữ theo đường cũ trở vềtửu điếm đẩy cửa sổ nhảy vào phòng.
Thiết Xích Tử đang ngả lưng trên giường ngồi nhỏm dậy nói :
- Tam hiệp về trễ thế.
Lam Y nhắc lại câu chuyện nghe lỏm được giữa Hầu Văn Lượng và mụ chủ quán kể cho mọi người nghe.
Âu Dương Nữ hỏi :
- Sáng mai, Tần thị khỏi xuống tửu điếm nhận diện vì chiếc phi đao gài ở đại sảnh, cô muội hành động thế nào?
Lam Y đáp :
- Chúng ta sẽ hành động thế này... thế này... được không?
Ba người đồng ý khen phải.
Sáng hôm sau, Tam hiệp, Thiết Xích Tử dậy sớm ra thực phòng điểm tâm.
Mẫu Đại Trùng cũng đã ngồi ngoài quầy hàng. Mụ hỏi :
- Quý vị có được ngon giấc không?
Thiết Xích Tử cười ha hả :
- Tôi uống rượu say, ngủ giá trời kia có sụp đổ cũng không biết.
Âu Dương Nữ nói :
- Ba anh em tôi trái lại, trằn trọc không ngủ được. Đã vậy lạicòn tiếng chân thú rừng đi quanh tửu điếm rình mồi nên càng mất giấc.
Viên đầu lãnh nghi ngờ :
- Thú rừng nào? Từ ngày khai trương tửu điếm này chưa bao giờ có chuyện đó.
- Chắc đại nương ngủ say không để ý đó thôi. Đêm qua, thú rừngvề hai lần. Chuyến đầu vào quãng giữa canh hai, chuyến thứ nhì không quá canh ba. Nghe tiếng chân nhỏ lắm. Nó đi quanh tửu điếm một vòng rồi mới dông thẳng.
Mẫu Đại Trùng càng nghi ngờ dữ, chăm chú nhận xét. Mụ nghĩ thầm:
"Giờ đó mình vào sơn trại và từ sơn trại trở về điếm, không ngờ mấy đứa này thính tai đến thế sao".
Lam Y mỉm cười :
- Đại nương nghĩ thầm gì mà thần người ra thế?
Mẫu Đại Trùng giật mình, nói chống :
- Tôi nghĩ đến chuyện thú lớn ra tới đây, có lẽ phải tìm cách bẫy thú mới khỏi nguy hiểm.
- Không bẫy thì có ngày nguy thiệt đó.
Mẫu Đại Trùng nóng ruột không hiểu vì lẽ gì mà sáng bạch rồi Hầu Văn Lượng chưa cho Tần thị tới nhận diện.
Nhác nhìn, Tam hiệp thừa hiểu mụ đang suy tính sự gì.
Chu Đức Kiệt gọi tiểu nhị sai thắng ngựa và chàng cũng theo ngay chúng ra tầu ngựa.
Mẫu Đại Trùng hỏi Lam Y :
- Quý khách lên đường ngay bây giờ?
- Phải.
- Về Cẩn Châu chăng?
- Không. Đuổi theo nốt ngày hôm qua xem có bắt kịp bọn lấy tiền bạc của chúng tôi không.
- Làm chi mất công vậy? Chúng không qua đường này. Vả lại phía trước kia lâu la Đại sơn chặn đường.
Lam Y cười khanh khách vỗ vào bọc hành lý nhỏ đeo trên lưng :
- Lo gì! Tiền bạc không còn mấy tí, tôi muốn cho cả chúng chorồi. Không lẽ bắt chúng bắt chị em tôi lên sơn trại cho đại vương phonglàm áp trại phu nhân sao?
Mẫu Đại Trùng càng nóng ruột, không hiểu vì lẽ gì Tần thị chưa xuống tới nơi. Mụ tự nhủ:
"Chà! Mặc kệ! Hơi đâu mà bận tâm! Báo cho biết trước, Hầu đại ca trì trễ không trách cứ nổi ta".
Chu Đức Kiệt trở ra trước cửa điếm dắt bốn con tuấn mã.
Lam Y trả tiền hàng, Mẫu Đại Trùng cố neo :
- Nếu không đuổi kịp bọn kia, quý vị nên trở về đây, tôi sẽ giới thiệu người quen, bổ ích lắm, đỡ phải phiêu bạt mãi võ.
Lam Y lên ngựa ngoái cổ lại nói :
- Được lắm! Chuyến đó sẽ liệu sau.
Nói đoạn, nàng thúc ngựa bạch mã theo kịp ba người, Âu Dương Nữ nói :
- Mụ đầu lãnh mải nhận diện chúng ta nên không chú ý tới đến mấy chữ Lam Y trên đầu dải đai lưng.
Mẫu Đại Trùng đứng ở cửa điếm trông theo bốn người đi khuất khỏi dãy cây mới trở về biên giấy, sai lâu la tiểu nhị cầm về đại trại.
Nói về Hầu Văn Lượng sáng hôm sau dậy sớm như thường lệ, đai nịt gọn gàng lên đại sảnh tụ họp cùng các đầu lãnh trước khi người nào việc nấy.
Bỗng tên lâu la chuyên việc mở cửa đại sảnh dọn dẹp, hớt hơ hớt hải chạy tới gõ cửa tư phòng.
- Bẩm Đại vương ra mau, có sự lạ!...
Họ Hầu vội mở cửa phòng, hỏi :
- Việc chi mà rộn lên thế?
Tên lâu la run rẩy, mặt tái mét :
- Bẩm Đại vương, lạ lắm... lạ lắm...!
Hầu Văn Lượng vội giận ngắt lời :
- Có nói ngay không? Ta cắt lưỡi bây giờ...
- Thưa có... có một ngọn... một ngọn phi đao... gài... gài trên cửa đại sảnh...
- Bậy nào!
- Bẩm... bẩm... có thiệt... con không, không...
Bỏ tên lâu la ríu lưỡi đứng đó, Hầu Văn Lượng lẹ bước ra khỏi phòng lên thẳng đại sảnh.
Quả nhiên, có lưỡi phi đao sáng ngời cắm trên cánh cửa thiệt. Giải đao màu lam phất phơ trước gió sớm.
Rút phi đao xuống đấy, Hầu Văn Lượng đọc vội hai Chử Lam Y viết bằng sơn trắng nổi bật trên giải lụa lam sẫm.
Đờ người, Hầu Văn Lượng thốt ra một câu :
- Lam Y!...
Nhìn quanh thấy mấy tên lâu la đứng quanh đó đang há hốc miệng ra sợ hãi nhìn mình. Họ Hầu gắt :
- Bây còn nhìn gì nữa? Muốn sống thì gõ kiểng thỉnh các đầu đà lên sảnh ngay!
Dứt lời, Hầu Văn Lượng đẩy cửa sảnh ngồi phịch xuống ghế giữa,lật đi lật lại ngọn phi đao sáng loáng, nét mặt đăm đăm, đoạn liệng ngọn đao keng một tiếng lên mặt án, ngây người nhìn thẳng ra sân.
Tuy chưa đến giờ tụ họp, nghe tiếng kiểng "cấp thỉnh", Lưu ĐứcQuan, Tần thị, Đặng Kim Thanh cùng bọn đại đầu mục vội vàng chạy lên đại sảnh.
Hầu Văn Lượng bực mình gắt :
- Giờ này Hứa Khải Liêm và Chử Thiện còn chưa về ư?
Hai đầu lãnh này có phận sự trấn ngoài ải đệ nhất và đệ nhị vừavề tới sơn trại, thấy lâu la nói "cấp thỉnh", liền vội vàng kéo nhau lên sảnh.
Năm người cùng ngơ ngác nhìn lần lượt ngọn phi đao và đại đầulãnh. Ai nấy đều im lặng không dám phá tan bầu không khí nặng nề đangbao trùm toàn thể.
Nhìn từng người một, Hầu Văn Lượng đưa tay mời mọi người an tọa. Y dằn giọng chỉ ngọn liễu điệp phi đao trên án :
- Quý vị đầu lãnh hãy coi xem lưỡi phi đao này của ai?
Lưu Đức Quan với tay lấy ngọn liễu điệp phi đao rồi chuyền choĐặng Kim Thanh ngồi kế bên, và sau cùng đến Tần thị ngồi bên tả Hầu VănLượng.
Sắc mặt tái sẵn, Tần thị càng tái thêm. Mụ đặt lưỡi dao xuống chỗ cũ, nhăn nhó, khó chịu.
Hầu Văn Lượng chậm rãi :
- Thế là Lam Y đã tới! Chúng ta đang lo củng cố phòng nó thì nó đã không... phụ lòng trông đợi mà... đáp lễ ngay!
Nhìn quanh một vòng, Hầu Văn Lượng nhận xét như muốn biết rõ ảnh hưởng của câu y vừa nói ngấm nhuần trên nét mặt từng người. Các đầulãnh cúi đầu đăm đăm nhìn ngọn liễu điệp phi đao nằm trên án. Bầu khôngkhí trong đại sảnh đã nặng nề mỗi lúc một khó thở thêm.
Tiếng của Hầu Văn Lượng cất lên mạnh như tiếng đồng la đập thẳng vào tai cử tọa :
- Canh phòng cẩn mật như lúc này, Lam Y vào cũng như ra êm ả,không một ai hay biết, đường núi độc đạo, quá đợt quân canh vượt hai cửa ải... Hừ! Vừa khinh miệt, vừa hào nhã thật!... Đối với Lam Y, mạng hènmọn của toàn thể chúng ta không đáng để nàng hạ kiếm! Nàng không thèmchấp chớ không phải nàng không muốn giết! Quý vị đã nghe rõ và hiểunhiều ý nghĩa vụ gài đao nơi đại sảnh chưa?.
Các đầu lãnh tím mặt im lìm.
- Không còn lối nào khác dẫn tới sơn trại ngoài sự phải qua conđộc đạo có canh phòng. Vậy đêm qua, nhị vị đầu lãnh Hứa Khải Liêm và Chử Thiện phụ trách việc trấn ải môn canh phòng như thế nào, giải thích tôi nghe?
Hai đầu lãnh bị gọi đích danh đưa mắt nhìn nhau.
Chử Thiện nói :
- Đêm qua tôi thức suốt chớ không hề chợp mắt. Lúc nữ đầu lãnh Mẫu Đại Trùng về sơn trại gọi cổng, tôi biết và trả lời ngay.
Được trớn của Chử Thiện, Hứa Khải Liêm cũng nói như vậy.
Hầu Văn Lượng xua tay mà rằng :
- Tôi không nói tới việc nhị vị thức hay ngủ. Nhưng muốn nóiviệc phân phối quân canh phòng. Hẳn là đã khinh thường, nghĩ rằng đêmtối giữa chốn rừng núi hoang vu này, còn ai lẻn vào sơn trại nữa, nênnhị vị đã buông lơi hai dãy vách đá ở hai bên ải môn. Lam Y đã do đúngchỗ nhị vị sơ hở đột nhập sơn trại. Có thế không?
Hứa Khải Liêm, Chử Thiện im lìm.
Hầu Văn Lượng nói tiếp :
- Tôi yêu cầu tất cả các vị đầu lãnh từ nay hết sức thận trongtrong việc canh phòng đêm cũng như ngày. Trong vụ xảy ra đêm qua thìhiểu, bảo vệ sự an ninh đây có tánh cách chung cho toàn thể sơn trại lànơi căn cứ của anh em chúng ta. Vậy bất cứ người nào cũng phải cố gắngnhư đã nhiều lần tôi bày tỏ. Trong tình thế hiện tại, uy thế nhờ KimLăng và thủ trấn Trường Sa đã đổ, ta chỉ còn trông cậy vào lực phòng vệ. Tôi nhắc lại bổn phận phải làm của tất cả chúng ta, có thế thôi. Cũngnhư tôi, hẳn quý vị đã nghe đại danh Lam Y. Nay nàng đã "quá bộ" tớiđây, chắc còn trở lại nữa. Tôi muốn bàn việc đối phó. Đêm qua, Lam Ycùng ba người nữa trọ tại Tây Phương điếm. Mẫu Đại Trùng nghi ngờ khôngbiết thực hư nên trở lại sơn trại báo tôi hay mấy việc quan trọng. Tôiđịnh nhờ Tần lão mẫu sáng nay xuống tửu điếm nhận diện, nhưng khỏi cầnvì ngọn liễu điệp phi đao này cũng đủ báo danh rồi.
Tần thị nói :
- Nếu Lam Y qua trọ tửu điếm, Mẫu Đại Trùng không dùng thuốc mê hay muội hương mà bắt có dễ dàng không?
Hầu Văn Lượng cười khẩy :
- Mẫu Đại Trùng không dại gì mà không biết cách sử dụng lối mónấy. Lão mẫu còn nhớ việc bên Sơn Phu chớ? Dùng lối lặt vặt ấy lừa khôngnổi bọn Lam Y. Chúng khôn khéo đã thừa dịp Mẫu Đại Trùng về sơn trại,theo dõi và đột nhập gài liễu điệp phi đao báo danh.
Đặng Kim Thanh nói :
- Đại ca cho chúng tôi kéo xuống tửu điếm bắt nàng.
Hầu Văn Lượng lắc đầu :
- Nếu việc chỉ dễ dàng như thế, tôi đâu phải lo lắng khi nhắc đến bọn Lam Y.
- Nàng đến địa phận Thập Vạn Đại Sơn vào hẳn sơn trại, tức là có chuyện liên can tới chúng ta rồi. Nếu càng e ngại chúng ta đông hơn thì đã không lộ hình tích. Tôi hiểu có xuống tửu điếm chắc không bắt nổi,nên tôi bỏ ý nghĩ viển vông đó đi.
Tần thị bực mình :
- Lam Y bản lãnh tuyệt vời, tôi không dám phản đối, song chẳngnên tâng bốc nó như thần thánh đến nước bó tay ngồi im chịu đòn. Từngnày người chúng ta không đánh nổi nó hay sao? Trại chủ mặc tôi cùng anhem xuống tửu quán tróc nó về đây báo thù.
Hầu Văn Lượng nghiêm nét mặt :
- Thiết tưởng người hiểu biết Lam Y nhiều nhất là lão mẫu mớiphải. Vương phủ Kim Lăng có dư lực lượng không? Sao không bắt nổi nàng?Trái lại, kẻ bị chết, người bị bắt ráo trọi, đừng nói chi số người không đáng kể của chúng ta. Nếu lão mẫu nói tới thù ư? Bạt Sơn Hổ Hầu Văn Báo tử trận trong Vương phủ, tôi đã quên nó đâu? Nhưng liệu xem chúng ta có đủ tư cách báo thù hay không? Hay là dở thói ra thì toàn thể sơn trạisẽ tan nát ngay? Bởi vậy tôi đang tính nói với lão mẫu bỏ mối thù riêngsang bên và chỉ tôn trọng quyền lợi chung của toàn thể sơn trại.
Tần thị trố mắt yên lặng. Mụ thừa hiểu, nhưng vì thù ghét Lam Y quá đáng nên mụ muốn liều mạng thử xem sao.
Điềm đạm từ nãy chỉ ngồi nghe, nhận xét, Lưu Đức Quan lên tiếng :
- Theo ý Hầu đại ca, Lam Y tới đây có mục đích gì?
Nhìn họ Lưu, Hầu Văn Lượng nói :
- Lam Y đến thẳng Đại Sơn, vào tửu điếm thuộc thành phần Đại Sơn tức là nàng chủ tâm rồi. Không thể lấy mánh khóe giang hồ lục lâm lừanổi nàng. Nàng không e sợ mới vào hang hổ. Từ tửu điếm, nàng lên sơntrại, không đốt phá, không nhờ dịp bất ngờ gây chiến, lợi thế cho nàngbiết bao? Chỉ gài lai mũi đao báo danh thay vì danh thiếp đoạn hiền lành ra đi, tức là con người ấy không có ý xâm phạm căn cứ của chúng ta,cũng như y không muốn cùng ta đấu chiến nên ta không dở dói dùng võ lựcchống đối nàng. Lam Y đến Đại Sơn không có ý gây hấn, tất phải có mụcđích hòa bình chi đó, lẽ nào nàng rảnh thì giờ tới đây biểu diễn nghệthuật trêu chọc chúng ta hay sao?
Lưu Đức Quan hỏi :
- Đại ca giải thích tánh cách hành động của Lam Y, nhưng chưa nói tới mục đích của cuộc viếng thăm Đại Sơn của nàng.
Hầu Văn Lượng cười mà rằng :
- Hiền đệ đòi hỏi nhiều quá. Tôi biết sao được con người ấy muốn gì? Nhưng hiểu rằng nàng có chuyện chi đó mới đến thăm sơn trại.
- Tôi rất tiếc không gặp bọn Lam Y xem có phải dòng họ tiêu sưChu Đức Văn ở Sơn Đông không. Nếu là dòng họ thiệt chẳng nên đánh.
- Hừ! Đừng có tiếc, bọn ấy chưa đi khỏi đây đâu.
Đặng Kim Thanh hỏi họ Hầu :
- Trong trường hợp Lam Y bạo gan tới sơn trại, đại ca định xử trí thế nào?
Hầu Văn Lượng thản nhiên :
- Khách đến thì phải tiếp cho đàng hoàng tử tế chớ sao?
- Tại sao ta không sửa soạn phục binh đao phủ và cung thủ hạ đồng loạt, đỡ phải chiến đấu có hơn không?
Hầu Văn Lượng thở dài :
- Tôi đã nói là không được. Những người ấy rút đao kiếm còn lẹhơn tên bắn. Phải tiếp ở đại sảnh, phục binh xa quá, đánh không kịp. Thà đừng dở thói đó cho xong. Họ dám vào thẳng đây, biết đâu không có vòngquan binh đã thắt chặt bên ngoài sơn trại rồi.
Đặng Kim Thanh không nói gì, nhưng vẻ bất mãn hiện rõ trên mặt y.
Tần thị cũng đăm đăm, khô khan, sắc diện tím bầm, nhìn thẳng xuống sàn gạch.
Hầu Văn Lượng gọi hai đầu mục bảo :
- Hai người cấp tốc xuống ngay tửu điếm triệu nhị đầu lãnh Đới Ngọc Hoàn và Mẫu Đại Trùng lên ngay, hữu sự.
Dứt lời, Hầu Văn Lượng nói với các đầu lãnh hiện diện :
- Quý vị nên tề chỉnh, truyền lệnh lâu la sẵn sàng chờ tôi sai bảo.
Khi đó, trời đã sáng hẳn. Khí núi lẫn sương đêm còn bao phủ khắp Đại Sơn.
Hầu Văn Lượng rũ áo đứng dậy về phòng điểm tâm.
Các đầu lãnh, người nào việc ấy, mỗi người một ngả. Duy có Hứa Khải Liêm, Chử Thiện vừa qua đêm canh phòng nên được nghỉ ngơi.
Đáng lẽ hôm đó tới phiên Lưu Đức Quan và Đặng Kim Thanh canhphòng hai ải môn, nhưng theo lệnh Hầu đại vương, Lưu, Đặng cùng ở lạisơn trại.
Sang cuối giờ Mão, Đới Ngọc Hoàn về sơn trại trước.
Hầu Văn Lượng bảo riêng nàng :
- Tôi vội triệu cô nương về sơn trại là vì bọn Lam Y lẩn quấttrong khu vực này, e thù địch gặp nhau, cô nương nóng nảy gây chuyện lớn có thể bị thiệt mình. Vụ Lam Y này do tôi định đoạt, yêu cầu toàn thểcác đầu lãnh không tự ý hành động. Cô nương hiểu chưa?
Đới Ngọc Hoàn không hiểu thái độ của đại đầu lãnh ra sao, nên cứ vâng lời rồi trở ra tìm Tần thị hỏi chuyện.
Từ hai năm nay, hai người luôn gần nhau. Tần thị tứ cố vô thân,coi Đới Ngọc Hoàn như cháu ruột. Đới Ngọc Hoàn cũng vậy, lang thang côicút sau trận đánh bên Sơn Phu hắc điếm, nàng lấy làm may lại được gặpTần thị săn sóc trông nom nàng không khác chi bà nội thương cháu ruột.Họ đồng cảnh, đồng thuyền nên dễ mến nhau là thế.
Nghe Đới Ngọc Hoàn hỏi về tình hình sơn trại và Lam Y tới khuvực Đại Sơn từ bao giờ, Tần thị lúc đó đang ngồi trên phiến đá nhìnxuống sườn núi, mụ bực mình đáp :
- Chà! Điệt nữ hỏi làm chi thêm bực tức? Hầu Văn Lượng nghechuyện Lam Y nhiều quá nên đâm ra nhát gan không dám đương đầu cùng bọnchúng nữa. Y coi Lưu Đức Quan như quân sư. Họ Lưu nói gì cũng nghe màcâu chuyện của Đức Quan không có gì lạ hơn là tài đơn đao pháp của Chugia. Ta phát ngán, điệt nữ ạ! Nhiều lúc muốn bỏ đi ngay.
Mụ thuật việc Lam Y lén nhập sơn trại gài phi đao báo danh cho Đới Ngọc Hoàn nghe.
- Ồ...! Thế bọn chúng cũng táo gan lắm đấy chứ? Chẳng trách Hầuđại vương giật mình lo sợ. Thiên hạ mênh mông mà thiệt chẳng đủ rộng. Ta đi đâu cũng luôn gặp Lam Y. Lánh về nơi sơn cốc hiểm trở này chưa đượcbao lâu, con yêu nghiệt đó lại xuất hiện. Nhắc tới nó muốn lắm lúc điênđầu.
Tần thị nói :
- Dễ giải quyết lắm, có chi khó đâu? Tỉ dụ, bọn chúng gan liềuvào sơn trại lần nữa, Hầu Văn Lượng cho mai phục quân cung thủ sau cácmỏm đá lớn đầy dẫy bên đường vào, chừng nào thấy người lạ là cứ việcbắn. Bọn Lam Y dù có cánh, bay cũng chẳng kịp.
- Lão mẫu đã đưa ý kiến ấy ra chưa?
Tần thị lắc đầu thở dài :
- Chưa kịp nói, y đã chặn họng luôn bằng câu "không được thù cánhân", ta bực mình mặc kệ. Vả lại có nói, y cũng chẳng nghe đâu.
Đới Ngọc Hoàn suy tính giây lát nói :
- Hay là ta cứ việc tự ý lẻn nấp sau các hốc đá, chừng nào chúng vào thì hạ sát.
- Không được! Biết chúng tới lúc nào? Ngày hay đêm? Hầu VănLượng thấy ta vắng mặt sẽ phái người đi lùng, trách cứ thì còn ra thểthống chi nữa. Phục kích kiểu ấy phải nhiều tay cung thủ mới hiệunghiệm. Tên bay tứ phía bất ngờ, chúng mới không kịp đề phòng. Riêng hai tay cung chúng mình thì vừa nghe dây cung bật, chúng có thể nhào lánhngay. Thôi, mặc kệ muốn ra sao thì ra. Xong chuyện này chúng ta sẽ đinơi khác lập tửu điếm sinh sống riêng, tự do tự tại hơn. Sống trong cảnh này là nương nhờ người ta chớ không có tánh cách tự nghĩa nữa. Hầu VănLượng nhát gan, có ngày chết cả trong núi đó.
Trong khi Tần thị và Đới Ngọc Hoàn tâm sự với nhau thì Hầu Văn Lượng và Lưu Đức Quan cũng không bỏ trống thì giờ.
Họ Hầu sai lâu la mời Lưu Đức Quan đến tư phòng thăm hỏi ý kiến.
- Hiền đệ có dự đoán gì về sự hiện diện của bọn Lam Y trong khu vực Đại Sơn không?
Lưu Đức Quan đáp :
- Có chứ. Suy rộng ra chút ít thì sẽ hiểu. Từ trước tới nay chưa bao giờ trại này đụng độ với bọn Lam Y, tức là không phải vì thù hiềmhay muốn lập công, mà chúng tới đây. Trong thiên hạ, nhan nhản sơn trạinào chúng đi kiếm từng nơi một để gây chuyện với mọi người sao?
Hầu Văn Lượng hỏi :
- Theo ý hiền đệ, Lam Y đến Đại Sơn vì lẽ gì?
Lưu Đức Quan không do dự :
- Chắc không ngoài vụ hai tên thám tử Trường Sa.
- Thả chúng thì có khác chi thả hổ về rừng?
- Không thả không xong chớ! Khi đó mới là thực sự ra mặt chốngchọi không những với Lam Y mà còn cả với quan quân nữa. Bởi vậy, ngay từ khi mới đến, tiểu đệ đã nói với đại ca nên liệu đối xử với hai tên đóthiệt tử tế cũng không ngoài mục đích phòng ngừa tình hình hiện tại. Thế nào nội nhật, bọn Lam Y cũng tới. Đại ca nên tiếp cho thiệt oai nghiêmđàng hoàng và cần nhất đừng gây hấn. Được như vậy mới là thượng sách.
Hầu Văn Lượng thân mật vỗ vai Lưu Đức Quan mà rằng :
- Hiền đệ và Tiết Cẩn Hoa quả là hai người cộng sự đáng quý. Cơsự sẽ rối nát nếu ngu huynh không có lời bàn trúng lý lẽ của nhị vị.
Hai người còn đang bàn định thì quân vào báo :
- Bẩm đại vương, có bốn người xin lên sơn trại yết kiến. Hiệncòn chờ cả dưới chân núi. Hai đàn ông và hai thiếu nữ, hoàn toàn võtrang.
Hầu Văn Lượng đưa mắt nhìn Lưu Đức Quan, đoạn nói :
- Cho mời vào. Các ngươi phải đàng hoàng, không được lấc cấc láo nghe? Họ cưỡi ngựa hay đi chân? Có xưng danh không?
- Thưa, họ cưỡi ngựa. Một thiếu nữ xưng danh là Lam Y nữ hiệp.
- Nếu vậy, giữ ngựa lại dưới chân núi, không được xâm phạm gì nghe.
- Dạ!
Tên lâu la đi khỏi, Hầu Văn Lượng bảo họ Lưu :
- Hiền đệ ra khỏi đại sảnh tụ tập mọi người, y phục đai nịt cẩnđắc, võ trang đầy đủ, dàn quân cho thiệt nghiêm chỉnh, ngu huynh sẽ rangay.
Nói về Tam hiệp, Thiết Xích Tử theo đường cũ rẽ ngựa đến thẳng lối vào sơn trại.
Một toán lâu la núp bên đường nhảy xổ ra chặn đường gươm đao tuốt trần.
Một tên quát :
- Ngừng lại! Sao đường lớn không đi, rẽ vô đây làm gì?
Chu Đức Kiệt nói :
- Các ngươi làm gì mà chặn đường thiên hạ? Ta muốn đi đâu thì đi chớ?
Tên đầu mục quát :
- Đi đâu tùy ý, nhưng đường nhỏ này là cấm địa. Trở ra ngay!
- Ô hay! Các ngươi nói lạ, ta lên thăm đại đầu lãnh, cũng ngăn lối sao? Liệu thần hồn kẻo lãnh phạt trượng đó.
Tên đầu mục nhìn bốn người, giây lát mới hỏi :
- Đại đầu lãnh làm chi? Coi chừng lầm núi?
Chu Đức Kiệt mỉm cười :
- Tên Hầu Văn Lượng và đây là Thập Vạn Đại Sơn.
Đầu mục thấy nói trúng, bèn hạ giọng :
- Đã vậy, xin cho biết và chịu khó chờ đây, có lệnh mới được vào.
Lam Y bảo tên đó :
- Ngươi khá thông báo ngay là có Lam Y nữ hiệp tới thăm. Nhớ dặn Hầu Văn Lượng đừng để ta chờ lâu nghe!
Tức khắc, đầu mục quay lại dặn nhỏ một tên lâu la kíp phi mã vào đại trại. Trong khi ấy, Tam hiệp và Thiết Xích Tử xuống ngựa, cột cương vào cành cây bên lộ. Bọn lâu la vẫn đứng phòng hờ, tò mò nhìn bốn người lạ.
Lát sau, có một tên lâu la từ sân trại xuống. Viên đầu mục hỏi :
- Vưu Tứ đi đâu vậy?
Đến gần bạn, Vưu Tứ nói nhỏ mấy câu rồi đi thẳng ra đầu đường rẽ về phía tửu điếm thuộc Mẫu Đại Trùng.
Chờ một hồi lâu nữa, tên lâu la được phái lên sơn trại báo khách hồi lâu mới phi mã trở xuống.
- Đại vương tôi thỉnh quý vị lên đại trại. Xin theo tôi. Để ngựa lại đây!
Dứt lời, tên đó nói nhỏ với viên đầu mục mấy câu, rồi chạy lên trước dẫn đường.
Lúc tới khúc có nhiều mỏm đá ở hai bên lối đi, Lam Y và Âu Dương Nữ phi thân lên đầu mỏm đá bên tả chuyền vào. Đồng thời, Chu Đức Kiệtvà Thiết Xích Tử cũng chuyền trên các mỏm đá bên phía hữu.
Tên lâu la ngừng bước, ngơ ngác nhìn.
Chu Đức Kiệt biết y không hiểu bốn người sở dĩ hành động như vậy là vì e bọn sơn tặc phục binh ở hai bên đường. Chuyền trên các mỏm đácao, mọi người sẽ quan sát được toàn diện.
Tới cửa ải thứ nhất, Tam hiệp và Thiết Xích Tử nhảy xuống đườngqua cửa như thường. Nhưng từ ải thứ nhất vào tới ải trong, bốn người vẫn áp dụng lối chuyền qua các mỏm đá vào đại trại.
Trên sân rộng lâu la đứng nghiêm chỉnh thành hàng hai gươm đaotuốt trần, thương giáo sáng quắc dàn ở hai bên vào đến đại sảnh. Quâncanh cổng trại đánh một tiếng cổng báo khách.
Một tiếng cồng khác từ trong sảnh vang lên, viên đầu mục phụ trách ở đó, lễ phép cúi đầu mời.
- Mời quý vị tiến sảnh!
Lam Y đi giữa, Chu Đức Kiệt đi bên hữu, Âu Dương Nữ đi bên tả,Thiết Xích Tử đoạn hậu. Cả bốn ung dung nhàn nhã, thản nhiên tiến vàogiữa hai hàng lâu la dữ tợn.
Trên sảnh, Hầu Văn Lượng ngồi chính giữa, bên hữu có Lưu ĐứcQuan, Đặng Kim Thanh, Chử Thiện. Bên tả có Tần thị, Hứa Khải Liêm, ĐớiNgọc Hoàn.
Tam hiệp thừa biết chúng dàn binh "tự trình bày" cho thêm phầnoai vệ. Thực lực của bọn sơn tặc này cũng không có gì đáng ngại, nếuchúng chỉ nguyên vẹn có thế này thôi. Tổng cộng, chúng có tám tướng kểcả đại vương sơn trại.
Hiện thời, có một ghế trống, Tam hiệp liên tưởng đến nữ chủ quán Tây Phương điếm.
Kìa! Có cả Tần thị và Đới Ngọc Hoàn. Thì ra chúng kéo cả về đâysau khi được tha mạng ở Kim Lăng. Nét mặt Tần thị khó đăm đăm, căm hờnnhư muốn nuốt sống kẻ thù đang đi lù lù trước mặt.
Trái lại với Tần thị, Đới Ngọc Hoàn chầm chậm nhìn Chu Đức Kiệtvà Âu Dương Nữ đi bên Lam Y. Có lẽ hai người đính hôn với nhau rồi trông khác lắm. Đới Ngọc Hoàn liên tưởng đến hôm Đức Kiệt và Lam Y vào tớiSơn Phu quán. Ngay phút đầu, nàng mê tít vẻ tuấn kiệt của anh họ Chu.Bây giờ, trông chàng vẫn ưa nhìn quá đi mất! Thù Lam Y chớ không tài nào nàng thù ghét nổi con người này! Ước gì bắt sống được chàng... trôngthiếu nữ đi bên Lam Y mới thiệt đáng ghét, nhưng Đới Ngọc Hoàn mong được ở địa vị nàng. Đới Ngọc Hoàn nghĩ liên miên tới Đức Kiệt giữa bầu không khí nặng nề bao trùm khu đại sảnh.
Mỗi người nghĩ một cách. Lưu Đức Quan giật mình khi trông thấybốn khách lạ từ cổng trại tiến vào. Họ Lưu có cảm tưởng như chính vịtiêu sư hữu danh vùng Sơn Đông, Trực Lệ xưa kia, Chu Đức Văn đích thânvào sơn trại. Chắc bọn này là dòng dõi Chu gia rồi. Không còn nghi ngờnữa. Từ nét mặt đến hình dáng, ngay cả lối tóc bới ngược để trần, ChuĐức Kiệt là hiện thân của thân phụ chàng.
Kìa thanh đơn đao nữa. Thường thường ai cũng đeo đao tréo saulưng, cán đao nhô lên vai hữu cho tiện rút. Trái lại nhà họ Chu đeo cánđao sang vai trái vì sử dụng được cả hai tay như nhau. Lối buộc dây đeocũng khác người. Hai giải tréo trước ngực nhưng còn thêm một dải vònglưng thắt múi ra trước bụng.
Chính Lưu Đức Quan cũng bắt chước lối buộc của tiêu sư họ Chu và nhận ra rằng thanh đao được nịt vào người, xây sở rất dễ dàng chớ không lỏng lẻo như chỉ buộc hai dây trên vai.
Cô gái áo lam chính giữa và cô đi bên trông thực căn quắc anhthư. Hai thiếu nữ cùng đẹp, đẹp quắc thước anh hùng khiến người "biếtnhìn" phải cảm phục kính nể, chớ không có ý nghĩ đen tối quàng xiên nhưphàm phu tục tử. Còn người có tuổi đi phía sau! Nếu người đó đi mộtmình, không ai để ý đến thật. Trái lại, cùng đi với Lam Y, Lưu Đức Quannhận ngay ra là một tay quái hiệp...
Trong đời phiêu bạt, họ Lưu đã từng gặp hạng người ấy rồi.
Phần Hầu Văn Lượng đã biết rõ thành tích của bọn Lam Y, nay được đối diện mới biết lời đồn quả thiệt không sai. Khí phách anh hùng củatoàn thể bốn người đang ung dung, đi giữa khu địch thù, thoạt trông làthừa hiểu rồi. Họ không khinh địch, nhưng tin ở tài sức cá nhân và đồngđội của bốn người.
Kìa, họ bước thong thả, đưa mắt nhận xét nhìn quanh, quan sátkhắp nơi, dù nhất cử nhất động cũng không qua nổi cặp mắt sáng ngời ấy.
Họ sẵn sàng phản ứng. Tam hiệp và Thiết Xích Tử vào tới gần thềm của đại sảnh đều đứng dừng lại.
Lam Y nhìn thẳng vào mặt Hầu Văn Lượng trong khi Chu Đức Kiệt, Âu Dương Nữ Thiết Xích Tử lần lượt đưa mắt quan sát toàn khu.
Hầu Văn Lượng cất tiếng hỏi :
- Vị nào là Lam Y nữ hiệp?
Lam Y đáp :
- Tôi đây!
- Nữ hiệp lên sơn trại gặp tôi có việc chi không?
- Không những là có việc mà là việc hệ trọng cho sơn trại.
- Xin cứ nói, tôi nghe.
Lam Y nhìn quanh một lượt, đoạn nói :
- Đầu lãnh là chủ, tôi là khách, phải chăng lối tiếp đãi của quý tại lúc nào cũng dàn bày như hôm nay. Nếu là một thói quen đối với bấtcứ một ai thì cứ việc để y nguyên. Trái lại, nếu đầu lãnh định ra uy tầm thường như vậy, xin vui lòng dẹp đi. Ta sẽ ôn tồn nói chuyện sau.
Câu nói có hiệu lực như một ngọn roi quất vào mặt toàn thể từđầu lãnh đến lâu la khiến ai nấy đều xôn xao, ngoại trừ Hầu Văn Lượng và Lưu Đức Quan.
Hầu Văn Lượng mỉm cười mà rằng :
- Nếu Hiệp Nữ thấy vướng thì tôi xin chiều ý.
Lam Y cười khẩy trả miếng :
- Cả một Vương phủ Kim Lăng còn chẳng thấy vướng nữa là nơi "tiểu trại" này.
Chỉ Tần thị và Đới Ngọc Hoàn, Lam Y nói tiếp :
- Đầu lãnh không tin, xin cứ hỏi hai người này đã được ai "tha về" nên hôm nay mới còn ngồi nơi kia.
Tần thị nổi giận đứng vùng dậy như muốn xô xuống quyết sống cùng kẻ thù, nhưng Hầu Văn Lượng đã giơ tay ngăn lại.
- Khoan! Đừng bạo động!
Lam Y nói tiếp :
- Sự hiện diện của hai người này ở đây có hại cho cuộc đàm phán, vậy tôi yêu cầu thứ nhất hạ lệnh cho mọi người ra khỏi khu đại sảnh,thứ nhì tiếp đãi cho đàng hoàng. Tôi đến đây với tư cách một ngườikhách, mong đầu lãnh nên giữ địa vị chủ nhân ông mà đối đãi. Trái lại,tiếp khách kiểu này thói thường của sơn trại, đầu lãnh cứ nói, tôi sẽvui lòng bất phép.
Chạm lòng tự ái, nhưng thấy Lam Y dõng dạc nói phải. Hầu Văn Lượng bèn đáp :
- Được lắm, nếu Nữ hiệp muốn được an tâm hơn, tôi sẽ chiều ý.Nhưng có gì bảo đảm lời nói của Nữ hiệp về phương diện an ninh của tôi?.
- Người anh hùng không bao giờ hành động ám muội. Chúng tôi đứng giữa sơn trại còn chẳng e ngại, huống chi đầu lãnh tiếp khách tại gia?
Tắc kỳ ngôn lộ, Hầu Văn Lượng đứng lên, yêu cầu các đầu lãnh, lâu mục ra khỏi đại sảnh, dẹp hai hàng lâu la sang hai bên sân.
Các đầu lãnh đều hậm hực khó chịu về thái độ nhu nhược của HầuVăn Lượng. Họ không nhận thức được cái nguy mà chỉ biết rằng về "lượng"họ đông hơn, về thế họ lợi hơn, vì bốn kẻ địch đang nhấn mình giữa khutrung tâm sơn trại. Họ đã quên mất cái phẩm và thế vô hình bao quát củađối phương.
Đối với Đặng Kim Thanh, Chử Thiện và Hứa Khải Liêm chỉ văn kỳthanh, bất kiến kỳ hình về Tam hiệp, thì còn có thể tha thứ được. NhưngTần thị và Đới Ngọc Hoàn đã hai lần kinh nghiệm về tài sức đối thủ màvẫn u mê, ngu muội, bực tức về cách xử sự của tháp Thiên vương quả hếtchỗ nói.
Chẳng trách với bản lãnh khá cao, Tần thị đánh đâu thua đấy. Dođược Lam Y tha chết, cho chạy trong trận đánh Vương phủ Kim Lăng mụ vẫn"ngang nhiên" chạy để hiện thời giở thói ngang ngạch, quật cường quả làmù quáng vậy. Với năm mươi năm kinh nghiệm, lăn lóc trong chốn lục lâm,Tần thị vẫn "dở" đến nước ấy, tất mụ chỉ quen đàn áp, xông xáo trong đám lục lâm hạ tầng, cho nên nay giao tiếp với chỗ rộng rãi hơn, Tần thịluôn luôn đi từ cái khờ nọ đến cái dại kia, mà vẫn chưa biết dại.
Hầu Văn Lượng cũng sống trong giới lục lâm đại đạo. Y đã mấtngười con độc nhất - Bạt Sơn Hổ Hầu Văn Báo - trong trận đánh ở KimLăng, lòng căm thù anh em Chu gia còn ghê gớm hơn Tần thị rất nhiều vìBạt Sơn Hổ là một tướng tài, kiệt hơn Lã Ưùng Đăng, con của Tần thị bịtử trận trong vụ hỏa thiêu Xích Hoa viện bên Sơn Phu rất nhiều.
Họ Hầu vẫn dằn nỗi mối thù cay độc ấy để tiếp "ngoại giao" Tamhiệp ngay tại nơi sơn trại thuộc quyền sát phạt của y, tức Hầu Văn Lượng biết suy tính, hiểu tình thế hơn, mà không dám làm một việc quá sứcmình.
Sở dĩ Hầu Văn Lượng và toàn thể sơn trại Đại Sơn được tồn tại là cũng nhờ ở sự tri nhân tri giả vậy.
Thấy mọi người xôn xao e họ công phẫn hỏng đại sự, Lưu Đức Quan ngăn ngừa ngay :
- Xin Tần lão mẫu và quý vị hiền đệ bình tâm, nhốn nháo lúc nàykhông nên, mặc đại đầu lãnh hành động. Chúng ta thuộc quyền Hầu đại cachỉ có bổn phận phải theo. Bốn người kia là khách, ta là chủ, dù saocũng phải "lịch sự" trước mới được.
Nhờ có Lưu Đức Quan ổn định mọi người bên ngoài, Hầu Văn Lượngmới an tâm tiếp khách trong đại sảnh. Việc này không phải ngẫu nhiênHầu, Lưu hai người đã bàn định với nhau từ hồi sáng sớm rồi.
Tam hiệp và Thiết Xích Tử đứng nguyên chỗ, chờ mọi người bên Đại Sơn dẹp hết sang hai bên, rồi mới từ từ vào đại sảnh theo lời mời củaviên đại đầu lãnh. Phân ngôi khách chủ, Lam Y nữ hiệp ngồi đối diện vớiHầu Văn Lượng cùng phía với Âu Dương Nữ. Chu Đức Kiệt Thiết Xích Tử ngồi tréo sang hai bên họ Hầu. Như vậy, hai nữ hiệp có thể phòng ngừa phíasau cho Chu Đức Kiệt, Thiết Xích Tử. Trái lại hai người này cũng vậy.
Hầu Văn Lượng thừa hiểu đối phương không tin mình, bèn tự tháo ngọn Thác tháp, võ khí ưa dùng, đặt ngang trên án.
Y hối lâu la dưng trà, tự rót ra một ly uống trước, sau đó mới mời khách.
- Quý vị thân lên sơn trại có điều chi dạy bảo?
Lam Y nói :
- Thấy đại đầu lãnh là người hiểu biết, chúng tôi vui mừng cảmphục. Sự việc rất giản dị. Trước đây, quý trại bắt được hai nhân viêncủa Trường Sa phủ, phải không? Một người bị bắt trước và một bắt sau.
Nhìn Lam Y giây lát như muốn thăm dò sự hiểu biết của vị Nữ hiệp kỳ tài ấy, Hầu Văn Lượng gật đầu :
- Có thế.
- Hai người đó còn sống không?
- Không những còn sống mà còn được đối đãi đàng hoàng.
Lam Y mỉm cười :
- Hay lắm. Cử chỉ ấy giúp đầu lãnh tiến được một bước dài rồi.Tôi nhấn mạnh rằng họ là thân tín của quan tân trấn thủ Trường Sa. Vịđại quan này muốn thấy hai người đó được trở về nhà. Trái lại, tân quansẽ trả bất cứ giá nào miễn là lấy được họ về, dù sống hay chết.
- Nghĩa là Nữ hiệp tới đây với mệnh lệnh của trấn thủ Trường Sa "lấy" họ về?
- Đầu lãnh đừng cố ý lầm lẫn. Chúng tôi không hề biết mệnh lệnhcủa ai cả và bất cứ trong trường hợp nào. Hành động theo công lý là mụcđích duy nhất của chúng tôi và của toàn giới Giang Hồ Hiệp Khách. Nếuđầu lãnh giữ vững lập trường tôi lặn lội tới quý trại với mệnh lệnhTrường Sa thì tôi xin kiếu từ, không dám "giúp" đầu lãnh nữa.
Nói đoạn, Lam Y nữ hiệp cùng ba người đứng cả dậy.
Hầu Văn Lượng vội chịu nhún :
- Xin đừng nóng nảy. Tôi lỡ điều gì, Nữ hiệp cứ thẳng tình giảng giải. Đã là hảo hán, đầu đội trời, chân đạp đất, tay vung ba thước kiếm vạch ra một lối đi trong thiên hạ, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, đãtương kiến lúc này, can chi ta bỏ lỡ dịp tìm hiểu biết nhau.
Thấy Hầu Văn Lượng tánh tình hào sảng, bốn người ngồi xuống như cũ.
Lam Y nói :
- Mới đây, có việc qua Trường Sa, do một việc dính líu tới quanTrấn thủ phủ thành, vị quan ấy đã nhờ chúng tôi giúp việc xuất quânchinh phạt Đại Sơn, đòi hai người bị cầm về. Chúng tôi chỉ nhận giúp tự ý lấy họ về xét rằng người nào cũng có gia đình trông đợi. Xét về phươngdiện Đại Sơn, tôi thấy cầm giữ họ bất lợi, nên chúng tôi không quản ngại tới đây làm một việc nhất cử lưỡng đắc. Hai người kia được tái hội giađình, mà quý trại đây cũng tránh được phần... binh lửa.
Hầu Văn Lượng nói :
- Nữ hiệp và quý vị hồ hải đã nhiều, tất dư hiểu lệ luật sơntrại. Vì vấn đề an ninh tôi phải bắt hai người ấy, và cũng muốn gìn giữan ninh cho sơn trại, tôi đã cầm họ lại phòng sau này có con tin traođổi. Nay Nữ hiệp đã yêu cầu thả họ về, hành động ấy quá chênh lệch cóhại cho Đại Sơn.
- Đầu lãnh nhìn tình thế qua một khía cạnh thôi. Thả hai nhânviên Trường Sa, đầu lãnh tỏ ra có thiện chí không đương nhiên chống trảtriều đình và phạm tới lòng tự ái của Trường Sa. Riêng một điều ấy cũngđã đủ cho Trường Sa ngưng việc xuất quân ít nhất trong một thời giandài. Đầu lãnh sẽ nhân cơ hội đó củng cố sơn trại, phòng vệ chắc hơn bâygiờ nhiều lợi biết nhường nào? Hai người kia được về với gia đình, tấtsẽ ca tụng tấm lòng nhân ái của đầu lãnh, Trường Sa sẽ bớt nghĩ tới nơiđèo heo hút gió này, và biết đâu không bỏ hẳn việc phát quân?.
Hầu Văn Lượng suy nghĩ giây lát :
- Nữ hiệp không thể bảo đảm hoàn toàn về vụ chinh phạt Đại Sơn nếu tôi thả hai mật vụ viên về Trường Sa?
Lam Y cười mà rằng :
- Đầu lãnh đòi hỏi quá sức chúng tôi. Nếu e sợ quan quân chinhphạt, đầu lãnh nên thiêu hủy sơn trại trở lại đời sống bình thường nhưmọi người. Bổn phận quan quân là diệt trừ đảng khấu, tôi can thiệp saonổi. Hiện thời, tôi chỉ biết với sự trung gian có thể dành cho quý trạimột thời gian khá lâu để đầu lãnh tùy nghi lo liệu, hơn nữa đầu lãnh còn có hy vọng là nội vụ sẽ êm... Riêng phần tôi, khuyên đầu lãnh đừng bỏcơ hội này mà lợi bất cập hại.
Trước lời lẽ cứng rắn vừa ôn tồn hợp tình hợp lý của Lam Y nữhiệp, Hầu Văn Lượng tự xét phải theo chớ không thể hành động được nữa.
- Tôi tin ở Nữ hiệp và quý vị. Vậy Nữ hiệp muốn lãnh hai người đó bây giờ thế này sao?
- Tôi lãnh họ ngay. Sớm ngày nào có lợi cho đầu lãnh ngày đó.
Tức thì, Hầu Văn Lượng vỗ tay truyền gọi mục truyền lệnh :
- Ngươi ra nói với Lưu đầu lãnh xuống ngục thất tha hai ngườibắt trước đây, và đưa họ lên đại sảnh. Sửa soạn cho họ đủ hành trang,tiền bạc ăn đường. Cấp tốc!
Hồi lâu, đầu mục dẫn hai người bị bắt tới.
Lam Y thấy cả hai đều khỏe mạnh, bèn hỏi :
- Hai người là Hoàng Trọng Hà và Tôn Vương?
Hoàng Trọng Hà đáp :
- Dạ, chính chúng tôi.
Hoàng, Tôn hai người khúm núm nói mấy lời cảm ơn. Tam hiệp,Thiết Xích Tử đứng dậy cáo từ, có cả Mẫu Đại Trùng đứng lác đác ở haibên sân chuyện trò. Mẫu Đại Trùng đứng với Lưu Đức Quan, Tần thị với Đới Ngọc Hoàn và Hứa Khải Liêm, Đặng Kim Thanh với Chử Thiện.
Chu Đức Kiệt, Thiết Xích Tử đi kèm hai bên Hoàng Trọng Hà và Tôn Vương. Lam Y, Âu Dương Nữ rảnh rang đi sau. Đoàn người ra tới khu thềmđại sảnh.
Hầu Văn Lượng nói với bốn hiệp khách :
- Quý vị hãy dừng chân cho tôi dẹp bọn mọi người hãy qua sân.
Đoàn người ngừng lại, Lam Y bảo Hầu Văn Lượng :
- Đại đầu lãnh e các tướng hành động khó dễ chớ gì? Quân lệnhbất nghiêm như vậy giữ sao nổi sơn trại? Cuộc thăm viếng đây lại là cơhội để đại đầu lãnh thử nghiệm xem quân lệnh của đầu lãnh có được tôntrọng hay không.
Hầu Văn Lượng tái mặt :
- Hầu mỗ xin thân đưa quý vị ra tới tiền trại.
Lam Y nữ hiệp mỉm cười :
- Khỏi cần! Vào được thì ra được không dám phiền hà đầu lãnh quá nhiều.
Nói đoạn, nàng vẫy tay ra hiệu bảo Đức Kiệt, Thiết Xích Tử cứ việc tiến.
Hầu Văn Lượng đành đứng lại trên thềm gọi vội Lưu Đức quan, Mẫu Đại Trùng :
- Nhị vị đi trước dẫn đường quý khách xuống sơn trại, mau!
Tức thì, hai người này chạy vội lên phía trước dẫn đường.
Đoàn người vừa qua được nửa sân tới gần chỗ Tần thị chống thiếttrúc trượng đứng cùng Đới Ngọc Hoàn phía bên tả, và Đặng Kim Thanh, ChửThiện đứng bên hữu.
Bốn người này chỉ cách đoàn hiệp khách đang đi ở giữa sân độ chừng sáu bảy sải tay.
Hầu Văn Lượng đứng trên thềm chống tay lên sườn, trừng trừng nhìn họ...
Nhưng Tần thị đã phóng mình tới quật lẹ một thiết trượng lên đầu Chu Đức Kiệt lúc đó đi gần mụ nhất.
- Coi trượng ta đây! Chết này!
- Hỗn!
Tiếp theo tiếng quát ấy, một làn đao xanh lè vung lên như chớpgiật. Cây thiết trượng của Tần thị bị tiện đứt đôi rớt "xoảng" một tiếng xuống sân gạch, đồng thời lưỡi đơn đao Thất Tinh xẹt qua đầu mụ hớt đứt băng búi tóc xuống mặt Tần thị. Mụ sợ hãi chạy lùi về phía Đới NgọcHoàn, thì giữa lúc ấy Đặng Kim Thanh phóng luôn một ngọn phi đao nhằmlưng Lam Y nữ hiệp. Quay phắt lại với tay bắt ám khí, Âu Dương Nữ rúttrường kiếm "soạt" một tiếng, trừng trừng nhìn toàn thể bọn sơn tặc, sẵn sàng thọ địch. Nhưng một mũi phi đao nữa do họ Đặng phóng ra xẹt lẹ tới mặt Lam Y. Nàng đưa tay bắt luôn ám khí thứ hai ấy, thì mũi thứ ba đãbay tới bụng. Nàng phóng cước tả đá "búng" ngang mũi phi đao bật văng ra góc sân.
Đặng Kim Thanh đưa tay toan phóng ám khí nữa thì lẹ như cắt,Thiết Xích Tử quát vang tựa sấm động nhào tới vung thiết xích "xoảng"một tiếng quấn trúng cổ tay Đặng tặc, giựt mạnh.
Đặng Kim Thanh kêu rộ lên một tiếng, toàn thân y bị rút lên khỏi mặt sân văng đến trước mặt Thiết Xích Tử, lăn lóc ôm cổ tay gẫy lìa,rên la không ngớt miệng.
Tất cả mọi sự chỉ xảy ra trong giây phút khiến Hầu Văn Lượng nhìn thấy hẳn hoi mà không kịp can thiệp.
Y chạy tới ra giữa sân mắng ầm ĩ bọn bộ hạ, mặt mũi đỏ bừng mắc cỡ cùng bốn vị hiệp khách.
Không để cho Hầu Văn Lượng kịp xin lỗi, bốn hiệp khách đã tức thì tiến qua sân ra cổng trại.
Từ đó xuống đến dưới núi, Lam Y và Âu Dương Nữ nhường Chu ĐứcKiệt, Thiết Xích Tử bảo vệ Hoàng Trọng Hà và Tôn Vương. Hai nàng chuyềntrên các mỏm đá phòng ngừa phục binh.
Lưu Đức Quan, Mẫu Đại Trùng đi trước dẫn đường có nói, bốn người cũng chẳng nghe nào sau vụ đánh trộm vừa rồi.
Xuống tới chân núi, Lam Y bảo Mẫu Đại Trùng và Lưu Đức Quan :
- Tôi gửi lời nhị vị đầu lãnh cảm ơn Hầu đại vương đã tiếp đón chúng tôi thiệt nồng hậu.
Mẫu Đại Trùng nói :
- Mọi người đã tự ý hành động ngoài ý muốn của đại đầu lãnh chúng tôi...
Lam Y nhảy phắt lên ngựa. Chu Đức Kiệt đèo Hoàng Trọng Hà, Thiết Xích Tử đèo Tôn Vương.
Trước khi dóng ngựa cùng Âu Dương Nữ ra mặt đại lộ, Lam Y phónghai mũi phi đao bắt được hồi nãy của Đặng Kim Thanh cắm phập vào gốc cây gần đó mà rằng :
- Nhị vị đầu lãnh trả lại cố chủ, với cổ tay gãy lìa ấy liệu y còn sử dụng nổi ám khí sau lưng ngươi không!...
Nàng cười ròn rã, vẫy tay chào thúc ngựa đi thẳng.
Hôm sau về tới quán trọ nơi để Trương Nghĩa chờ, Chu Đức Kiệt biên một phong thơ đưa cho Hoàng, Tôn hai người :
- Nhị vị cùng Trương Nghĩa về thẳng Trường Sa đưa phong thơ nàycho Hoàng Đại quan. Nên thận trọng đường trường, đừng trì trễ. Trường Sa trông chờ nhiều lắm đó.
Hoàng Tôn vái tạ ơn bốn hiệp khách đã cứu mạng, đoạn đeo hành lý tức tốc lên đường nhằm nẻo Cẩn Châu.
Ba người ấy đi khỏi, Thiết Xích Tử nói :
- Bây giờ ta cũng qua Cẩn Châu mới có đường về Võ Đang sơn.
Ở lại quán trọ một ngày, Tam hiệp, Thiết Xích Tử trở bước Cẩn Châu đi đường hướng Đông Bắc lên Võ Đang sơn.
Ngày đi đêm nghỉ, chẳng bao lâu tới nơi thì trời đã xế chiều.Lúc đó, Trương Tam Vân vừa ở Võ Đang sơn về đến cổng trang, chợt trôngthấy bốn kỵ sĩ dóng ngựa từ xa tới, liền đứng lại nhìn.
Nhận ra Thiết Xích Tử cùng đi với một nam, hai nữ, Tam Vân nghĩ thầm :
- Quái, sao trưởng huynh chuyến này về sớm vậy?
Bốn người tới nơi xuống ngựa, Thiết Xích Tử giới thiệu Tam hiệp.
Trương Tam Vân thi lễ mà rằng :
- Nghe đại danh qua lời của gia huynh từ lâu, nay mới được diện kiến, thật quý hóa vô cùng.
Tam hiệp đáp lễ, nói mấy lời khiêm tốn. Trông mà nực cười,Trương Tam Sơn thô kệch bao nhiêu thì Trương Tam Vân, trái lại, nho nhãbấy nhiêu. Mi thanh, mục tú, nước da trong sáng, Tam Vân để râu ba chòmđen lánh dài ngang đai lưng vận bào xanh, chân dận thảo hài, y hệt nhosinh.
Gia nhân ra đón ngựa, Trương Tam Vân mời khách vào trang. Không thấy hai con đâu, Trương viên ngoại hỏi gia nhân :
- Công tử và tiểu thư đi đâu vắng nhà?
- Thưa, thiếu gia và tiểu thư đi săn chiều mới về.
Tam Vân hỏi Thiết Xích Tử lúc đó vừa vào chào mẫu thân xong trở ra :
- Sao chuyến này trưởng huynh về sớm thế?
- Ngu huynh vừa ở Trường Sa qua Thập Vạn Đại Sơn, bây giờ mới về đây đó.
- A, có việc chi qua Trường Sa. Có ghé thăm vợ chồng Tam Nương không?
- Chính vì việc của Tam nương, ngu huynh mới đi Trường Sa.
Thiết Xích Tử đem việc nhờ Tam hiệp đi Trường Sa giúp vợ chồngHoàng Hoa Chiếm, trừ thủy khấu ở khu hoang địa, sau đó qua sơn trại ĐạiSơn, kể lại một lượt cho Trương Tam Vân nghe.
Trương Tam Vân nói :
- Nay đã có công về nhà lại nhân dịp Tam hiệp qua chơi, trưởnghuynh nên nghỉ ngơi lâu lâu rồi hãy đi. Như vậy tiểu đệ có thì giờ đàmđạo cùng quý vị hiệp khách.
Thiết Xích Tử đáp :
- Tam hiệp và ngu huynh chỉ nán lại được vài ngày, rồi lại lênđường ngay. Chuyến này ngu huynh theo Trại Mạnh Thường và Tam hiệp lênYên Kinh.
Chu Đức Kiệt nói :
- Có giải pháp này hay hơn cả. Trương tiên sinh vẫn ở lại nhà được nhiều ngày hơn và vẫn lên kịp Yên Kinh với chúng tôi.
Thiết Xích Tử vội hỏi :
- Giải pháp nào?
- Từ Võ Đương chúng tôi qua Thiếu Lâm tự thăm Chiêu Đức thiềnsư, sau đó mới về Tô Châu cho kịp khởi hành lên bắc. Tiên sinh ở lại nhà ít lâu liệu tính ngày đi thẳng Tô Châu trước và báo cho nhạc phụ biếtrằng ba chúng tôi sẽ về sau. Có được không?
- Như thế càng hay. Gia đệ luôn luôn trách tôi không chịu ở nhà, trăm lần y cả trăm. Y còn trách tôi uống rượu nhiều mới khổ chứ. Quý vị xem, từ nãy đến giờ ngồi nói chuyện dùng trà suông, trùng rượu đục sắpthủng bao tử mà không có lấy một bụm rượu uống.
Mọi người phì cười. Trương Tam Vân nói :
- Huynh trưởng đi đã uống nhiều hơn khiếp quá.
Nói đoạn, Trương Tam Vân hối gia đình dọn lẹ tiệc rượu đem lên.Trong khi chờ rượu, Viên ngoại mời Tam hiệp vào tư phòng cất hành trangvà thay áo rửa mặt.
Lát sau, năm người vừa khởi sự uống rượu chưa xong tuần đầu, thì Trương Tam Võ, và Trương Nhị Nương, con trai và con gái của Trương TamVân đi săn về.
Tam Võ vác trên vai một con nai khá lớn. Gia nhân chạy ra đỡ lấy mồi săn.
- Thưa thiếu gia và tiểu thư. Đại bá đã về, có đem theo ba người khách nữa.
Trương Tam Võ hỏi :
- Ngươi đã báo cho Viên ngoại biết chưa?
- Thưa, vừa lúc ấy. Viên ngoại cũng ở Võ Đang sơn xuống. Hiện thời mới ngồi vào thồi rượu xong.
Nhị Nương bảo các gia nhân :
- Nếu vậy hay lắm, các ngươi khá làm thịt luôn con vật này và bảo hỏa đầu làm luôn món nhắm đem lên thồi tiệc nhé.
Nói đoạn anh em họ Trương kéo nhau lên khách sảnh tiến vào thực phòng ra mắt bá phụ Trương Tam Sơn.
Trương Tam Vân bảo hai con :
- Các con khá đến chào Tam hiệp mà con vẫn ao ước được diện kiến đi.
Tam Võ và Nhị Nương mừng rỡ, cung kính đến trước mặt Tam hiệpvái chào, ba người thấy anh em Tam Võ khôi ngô tuấn tú cân quắc anh thưthì khen thầm. Tam Võ trạc hai mươi một, hai mươi hai, còn Nhị Nươngtrạc mười tám, mười chín tuổi.
Lam Y nữ hiệp kéo ghế bảo Nhị Nương ngồi vào chỗ giữa nàng và Âu Dương Nữ, Chu Đức Kiệt cũng mời Tam Võ ngồi kế bên chàng.
Thiết Xích Tử cười ha hả :
- Điệt nhi, điệt nữ ưng ý nhé? Hai người ao ước biết mặt nên ta thỉnh Tam hiệp về đó.
Trong thời gian mấy ngày, Tam hiệp ở chơi Trương gia trang, thăm viếng Võ Đang sơn, Tam Võ và Nhị Nương quấn quýt lấy ba người khi đàmluận, lúc luyện võ, hỏi han nhiều chuyện. Vì là con nhà võ chính tôngnên bản lãnh Tam Võ và Nhị Nương được chân truyền. Bốn hôm sau, Tam hiệp từ tạ lên đường. Ba cha con Tam Vân mến khách lưu lại không được bàytiệc tiễn hành ngoài Mai Hoa đình, lưu Tam hiệp lại một ngày mới chiatay.
Khi đó tiết trời cuối thu bắt đầu lạnh, Tam hiệp vận áo ấm theođường lên hướng Đông bắc tiến vào địa phận Tuyền Châu ở phía bắc Hồ Namranh giới giữa ba tỉnh Phúc Kiến, Giang Tây, và Hồ Nam. Tuyền Châu thuộc phần đất Phúc Kiến, núi non trùng điệp, rừng cây xanh bạt ngàn.
Vào tới địa phận Tuyền Châu, Âu Dương Nữ hướng dẫn Lam Y và Chu Đức Kiệt sang Đặng Phong huyện nghỉ lại một đêm.
Huyện này khá lớn nhà cửa san sát, buôn bán tấp nập sầm uất lạthường. Tiếng rằng thuộc phần đất Phúc Kiến, nhưng dân cư lẫn lộn hai xứ Hồ Nam, Giang Tây.
Âu Dương Nữ dẫn anh em Chu gia đến "Môn Sanh quán" ở bắc môn huyện thành.
Nàng giải thích :
- Quán này lấy tên "Môn Sanh" không phải vô nghĩa. Chủ quán họHồng tên Gia Đức, năm nay trạc tuổi phụ thân ở nhà, vốn là môn sanhThiếu Lâm tự. Lão đại bá thân sanh ra Hồng Gia Đức, năm nay tuổi dư bátthập cũng xuất thân Thiếu Lâm tự. Họ Hồng ở Phúc Kiến đời đời buôn bán ở Đặng Phong huyện.
Người mới đến Đặng Phong huyện hỏi đường lên Thiếu Lâm tự đềuđược mọi người chỉ đến "Môn Sanh quán". Người cũ về thăm nhà, vấn an sưphụ dĩ nhiên cũng qua đó trọ trước khi vào núi. Hai Chữ "Môn Sanh" củatửu quán này do lão đại bá Hồng Gia Cường đặt ra từ lúc người còn thiếuthời.
Ngày nay cứ hỏi đến Môn Sanh quán thì toàn Đặng Phong huyện aiai cũng biết, kính cẩn nhìn người hỏi đường vì họ tin rằng đó là ngườicủa Thiếu Lâm tự, hoặc đến xin theo Thiếu Lâm học nghề.
Trước đây, năm nào phụ thân và tiểu muội đến viếng Tung Sơn,chuyến nào cũng ngụ lại Môn Sanh quán. Hồng Gia Đức cùng học một khóavới phụ thân và đồ đệ thuộc hàng thứ mười của khóa ấy.
Tam hiệp xuống ngựa trước cửa quán núp dưới bóng cây mấy rặng liễu xanh rờn.
Tiểu nhị chạy ra đón khách và nhận ra ngay Âu Dương Nữ :
- Kính chào Âu Dương tiểu thơ. Bữa nay Đại công chủ (Âu Dương Tòng Thiện) không cùng đi?
Ném cương ngựa cho tửu bảo, Âu Dương Nữ đáp :
- Gia phụ bận việc không đi. Hồng Gia thúc có nhà không?
- Thưa có, mời tiểu thư vào quán.
Tam hiệp giở hành trang trên ngựa ra, qua sân rộng bước lên thềm quán thì vừa lúc Hồng Gia Đức rảo bước đi ra.
Âu Dương Nữ chắp tay vái :
- Kính chào thúc thúc được an khang? Năm nay gia phụ có việc lên Bắc nên không cùng đi.
Dứt lời, nàng giới thiệu Lam Y và Chu Đức Kiệt với họ Hồng :
- Đây là nhị vị hiệp khách Sơn Đông, đích điệt của Đức Võ Thượng Nhân đó.
Anh em Chu gia vái chào. Hồng Gia Đức đáp lễ :
- À, ra nhị vị đây là Lam Y nữ hiệp và Chu Đại hiệp đó? Hồi đầunăm, Sư trưởng (Chiêu Đức thiền sư) viễn du về có nói tới quý vị. Hỏithế này không phải, nhưng theo lời Sư trưởng thì hình như hai người họChu và Âu Dương thông gia với nhau thì phải?
Âu Dương Nữ đỏ mặt e thẹn khẽ gật đầu.
Lam Y vui vẻ đáp :
- Thưa tiên sinh đúng vậy đó. Âu Dương tiểu thơ đây và gia huynh Chu Đức Kiệt đã đính hôn từ cuối năm ngoái. Sang Xuân này sẽ thành hôn.
Âu Dương Nữ thẹn thùng đỏ mặt gay gắt.
Hồng Gia Đức mỉm cười :
- Càng hay chớ sao! Mối duyên này thắt chặt tình hữu nghị giữaThiếu Lâm với bắc phái. Đức Võ Thượng Nhân và Sư trưởng thân mật khác gì anh em đồng môn!... Nào xin mời tất cả vào quán rửa mặt nghỉ ngơi, sẽchuyện trò sau.
Tam hiệp vào quán lấy phòng trọ, sửa soạn xong xuôi trở ra thựcphòng dùng bữa trưa. Hồng Gia Đức thân với gia đình Âu Dương đãi rượu.
Họ Hồng hỏi Chu Đức Kiệt :
- Ba vị hiền điệt ở Tô Châu về thẳng đây hay du ngoạn các nơi khác?
- Thưa thúc thúc, chúng tiểu điệt từ Tô Châu vào trường Sa, sauqua Thập Vạn Đại Sơn ngược lên Võ Đang sơn mới về Đặng Phong huyện.
- Ủa, đi vòng dữ a.
Âu Dương Nữ đỡ lời họ Chu, thuật lại vụ giúp Thiết Xích Tử và Trường sa, nhập sơn trại Đại Sơn cho Hồng Gia Đức nghe.
Họ Hồng lấy làm thích thú khen ngợi luôn miệng.
- Mọi năm, nếu Trại Mạnh Thường sư huynh không về chơi Tung Sơnđược, thường sai phái Tòng Cát, Tòng Đức đi thay, có lẽ sắp về cả đây.
Âu Dương Nữ đáp :
- Nhị vị gia huynh chuyến này cùng theo phụ thân lên Yên Kinh. Tiểu nữ qua Tung Sơn với nhiệm vụ báo cho Sư trưởng hay.
- Năm nay số môn đồ nhập và mãn khóa có nhiều không?
Hồng Gia Đức nói :
- Kể từ cuối năm ngoái đến giờ, số người xin nhập môn tăng nhiều phần, nhưng sau thời gian thử thách, Chiêu Đức sư huynh lọc được mươingười. Còn số mãn khóa có mười lăm người thì năm người được chánh thứchạ sơn, mười môn sanh kia phải ở lại với khóa sau. Tháng trước, Ngũ Chấn sư huynh cùng từ Tam Vân tự Quảng Châu về chơi mới đi được ít ngày.
Xong bữa, Âu Dương Nữ hướng Lam Y, Chu Đức Kiệt thăm thú huyệnĐăng Phong. Lúc trở về thì vừa lúc gặp đại lão bá Hồng Gia Cường vừa đithăm bà con ngoại huyện lững thững về nhà.
Tam hiệp bèn cung kính lạy chào.
Hồng Gia Cường năm ấy bát tuần, trầm hầm khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, râu tóc bạc phơ, tóc bạc như cước.
Âu Dương Nữ nói riêng với anh em Chu gia :
- Đại lão bá vẫn tập luyện hàng ngày, sử dụng cây Hồng côn tuyệt kỷ.
Lam Y hỏi :
- Hồng Gia Đức thúc thúc không có con trai sao?
- Có ba người: Hồng Gia Mạnh, Gia Cương và Gia Đông. Không hiểu tại sao vắng nhà.
Hồng Gia Đức nghe thấy, nói :
- Chúng mới ra cửa bể Sán Đầu lấy hàng, chừng hai mươi ngày nữa mới về được.
Sáng hôm sau, Tam hiệp sửa soạn vào Tung Sơn.
Tung Sơn ở về hướng Bắc cách huyện Đăng Phong tám dặm, chu vihơn một trăm bốn mươi dặm. Tung Sơn gồm có hai dãy núi. Dãy phía đông là Thái Thất sơn, dãy phía tây là Thiếu Thất. Thái Thất sơn ở chính giữaĐăng Phong huyện cao hơn hai ngàn tám trăm trượng, vách đá nhấp nhô lởmchởm rừng cây chỉ mọc phía chân núi.
Thiếu Thất sơn ở hướng Tây bắc tiếp giáp với Đăng Phong huyện,cao tám trăm sáu mươi trượng. Phân tách ra như vậy, nhưng người khôngtìm hiểu thường gọi chung cả là Tung Sơn.
Thái Thất sơn hiểm độc hơn Thiếu Thất. Đỉnh núi chót vót luôn bị bao phủ bởi mây ngàn trắng xóa. Trái lại, ngọn Thiếu Thất u nhã hơn bao phủ bởi rừng Thiết mộc, (thứ cây trái đã dẫn giải trong một đoạn trướcpho L. Y. N. H) Đỉnh Thiếu Thất sơn không có chóp núi, phẳng lì thiênnhiên, rộng rãi trên năm ngàn trượng vuông, và cũng là nơi ngôi chùadanh tiếng Thiếu Lâm tự được xây dựng, nào tam quan, đại điện tiền hầu,nào thiền cung, trai cung, nào võ sảnh, võ phòng, dãy dọc, dãy ngang.Lối lên Thiếu Thất từ đời nọ qua đời kia được sửa sang cẩn thận nên rấtdễ đi. Khách thập phương thường niên lên chùa dâng hương không ít.
Dưng hương và ngoạn cảnh. Trên đường mòn từ Thiếu Thất sang Thái Thất sơn, khoảng giữa có Lộng Nguyệt hồ. Hồ này sâu tới bốn trượng,hình tròn như mặt trăng, hình trong, hoa dại mọc chung quanh càng thêmtăng vẻ đẹp thiên nhiên của cảnh vật. Thường nhật đứng lên trên ThiếuThất sơn, nhìn xuống người ta cảm tưởng như nước hồ xanh rêu, đồng màuvới cỏ cây, nếu không được chỉ dẫn cũng khó phân biệt được đâu là hồ,đâu là cây cỏ. Khi du khách dưng hương lễ Phật, theo đường phía sau chùa xuống vãng cảnh kỳ hồ, không khỏi lấy làm lạ vì nước hồ trong vắt nhưlưu ly.
Những đêm trăng sáng, từ mười hai, mười ba đến ngày hai mươi mỗi tháng, từ Thiếu Lâm tự nhìn xuống thì lạ thay toàn thể mặt hồ phảnchiếu ánh trăng vàng, trong vanh y hệt cả vành trăng lớn từ không trungrớt xuống nằm giữa đường sang Thái Thất sơn. Bởi vậy thành tên LộngNguyệt hồ do các sư trưởng tiền triều truyền lại. Trong bộ "Võ ThuậtTùng Thư" đoạn nói về Thiếu Lâm tự có ghi rõ Lộng Nguyệt hồ thành tên từ đời Nam Tống nhưng không ghi rõ do vị Thiền sư nào đặt tên.
Ở hướng Nam ngọn Thiếu Thất cách chân núi chừng trên một dặm, có một đầm nước rộng tới mươi mẫu. Quanh đầm lau sậy mọc đầy, nhưng phíagiáp với triền núi. Sư trưởng Thiếu Lâm tự phái các môn đồ xuống sửasang thiệt quang đãng, để du khách có nơi ngự thuyền. Bên đầm có mộtngôi đình hoa bát giác thiệt lớn lợp đá xanh góc mái cong cong, làm chỗnghỉ chân cho khách thập phương thưởng ngoạn cảnh đầm. Gần đình bátgiác, là mấy gian nhà cỏ của gia đình người thủ trụ.
Người thủ đình này được Sư trưởng cho phép trông coi một đoànmươi chiếc thuyền hoa. Khách dưng hương ngự thuyền tuy không phải muốn,nhưng ai nấy đều hảo tâm tặng tiền nước, nên thủ đình nhờ đó sống dư dảcùng gia đình, tự ý sửa sang ven đầm trồng những rặng liễu xanh rờn đẹpmắt.
Mỗi năm tới mùa thu, trời xanh quang đãng, có từng bày nhạn bayqua thường lầm mặt hồ lộng với trời xanh nên có bầy sà hẳn nhào xuốngnước tưởng mặt đầm trong sáng như gương là vòm trời thứ hai. Bởi vậytrải qua nhiều đời, Trí Dũng thiền sư, sư phụ của Âu Dương Tòng Thiệncũng đặt thành tên Lạc Nhạn đình.
Trong thời gian họ Âu Dương từ cha chí con, theo học võ nghệtrên Thiếu Lâm tự, Tòng Thiện tiền lắm bạc nhiều, bỏ ra sang sửa, khaiphá, lập nhiều công đức đối với nhà chùa, cho nên thời ấy nói tới ÂuDương thì từ môn đồ lão ấu cho đến cả khách dưng hương quen thuộc đềubiết rõ.
Về môn học thủy công, sư trưởng Thiếu Lâm tự thường cho môn đồtập luyện lúc ở Lạc Nhạn đầm, khi ở Lộng Nguyệt hồ. Lạc Nhạn đầm thuộcmặt tiền, nhiều du khách, tập thủy công có phần không tiện nên thờiChiêu Đức thiền sư, người chuyên cho đồ đệ luyện thủy công ở Lộng Nguyệt hồ sau núi.
Đi men Lạc Nhạn đầm vòng sang hướng Đông nam, có một lối xâythành bực đá vòng vèo lên sườn Thiếu Thất sơn, cách mặt đất độ trămtrượng, du khách tới Trấn Võ động. Động đá này ăn sâu vào trong núi, nên trong có một phiến đá lớn thiên nhiên, vuông vắn nhắn lì. Vách đá cũngnhẵn như mài. Trên phiến đá lớn ấy nơi giáp vách động, bày một lư hươngbằng đồng đen lớn cắm đầy chân nhang mới cũ. Trên vách đá, nơi giáp vớilư hương khắc một hàng chữ đề: "Đạt Ma thiền sư Tham thiền chi linh vị".
Nói về Trấn Võ động, pho Võ Thuật Tùng Thư có ghi đoạn sau đây:
Xưa kia, vị thần tăng Đạt Ma vân du tới Tung Sơn Thiếu Thất, thấy cảnh sắc hùng vĩ, u nhã nên dừng gót giang hồ ở đây.
Trước kia xây dựng ngồi chùa Thiếu Lâm tự, Đạt Ma sư tổ ở ngaytrong Trấn Võ động. Nơi bày lư hương tức là chỗ vị thần tăng ngày ngàytham thiền nhập định suốt trong thời gian Thiếu Thất sơn còn phôi thai.
Ngày nay, các môn đồ thường nhật xuống thắp nhang thờ trongđộng, những hôm trời tối âm u, đã nhiều người phảng phất thấy bóng vịthần tăng hiện trên vách đá, lung linh mờ tỏ nhưng họ quả quyết là trông thấy rõ rệt hình dáng Sư tổ tham thiền nhập định.
Khách thập phương hành hương cũng vậy. Đã có người từng trôngthấy bóng vị Thần Tăng phảng phất hiện trên vách đá nên lời đồn lan rộng khắp nơi, khách dưng hương vào Thiếu Lâm tự cầu phúc đông đảo vô cùng.
Từ thời Trí Dũng, thiền sư phải cắt đặt hai vị hòa thượng ởthường trực trong Trấn Võ động luôn luôn hương khói, chớ không sai pháimôn đồ ngày hai lần lên nhang như các thời trước nữa.
Kể từ ngày Đạt ma sư tổ ngừng gót giang hồ lại Trấn Võ động,Thiếu Thất sơn xây dựng Thiếu Lâm tự cải tổ ngôi chùa thành lớn hơn buổi sơ khai, tổng cộng có tới chín năm trời, vị Thần Tăng ấy luôn luôn ngồi nhập định ở nơi đặt lư nhang hiện tại.
Đó là lịch sử Trấn Võ động trong Thiếu Thất sơn mà thiên hạ quen miệng gọi riêng là Tung Sơn. Thiệt ra danh từ Tung Sơn là chỉ định toàn thể cả hai dãy núi Thái Thất (cao nhất) và Thiếu Thất.
Sở dĩ Thiếu Lâm tự Đạt Ma sư tổ xây cất trong Thiếu Thất sơn vìngọn núi này bằng phẳng tiện lợi hơn. Nhờ địa thế rộng lớn ấy nên từ đời nọ qua đời kia, các vị sư trưởng luôn luôn cải cách hoặc xây dựng thêmthành thử chùa Thiếu Lâm trở nên một trong nhưng ngôi chùa lớn nhấtTrung Nguyên, hơn cả Ngũ Đài sơn.
Thiếu Lâm tự có một lịch sử lâu dài như vậy, dĩ nhiên phải qua nhiều đời sư trưởng.
Trong nghĩa trang, nơi an nghỉ ngàn năm của các hòa thượng trụtrì và những người khác giúp việc nhà chùa, ở chân Thất Thái Sơn trôngvề hướng Nam. Khách dưng hương thường qua bên đó lễ phần mộ Đạt Ma sưtổ.
Theo luật lệ nhà chùa, các tiểu tăng trụ trì khi từ giã cõi trần đều được hỏa táng bên Thái Thất sơn, thể xác còn lại chỉ là đống tro và chôn nổi trong mộ phần. Cũng vì Thiếu Lâm tự có nhiều thân chủ, nên khu luyện võ của các môn đồ được ngăn ra riêng biệt không bận rộn vì dukhách lễ chùa.
Trong khu bảo điện thập phần rộng rãi, cột cây súc lớn hàng ôm,có thờ tượng đức Thích Ca Mâu Ni, cao mười bốn thước. Pho tượng lớn thứhai là Đức Di Lặc, thếp vàng nuột, ngồi hai tay ôm bụng phệ hở rốn ra mà cười. Tiếp đến tượng Thập Bát Kim Cương và trăm linh tám vị La Hán cỡlớn bằng người thật. Thập Bát Kim Cương đứng theo mười tám thế võ củabài Kim Cương lôi quyền. Trăm linh tám vị la hán cũng vậy, mỗi pho tượng biểu danh một thế võ, họp lại thành bài La Hán quyền, một bài võ danhnổi tiếng của chùa Thiếu Lâm tự. Tượng hai ông Thiện, Ác đặt ngay bênhiên rộng lớn Đại Hùng bảo điện. Phía trong bảo điện, là khu thờ đức Đạt Ma sư tổ. Tượng đức Đạt Ma tham thiền cao bảy thước sơn son thếp vàng.Một bên bày linh vị sư trưởng, một bên linh vị chư tăng.
Tam Quan xây toàn thạch. Trên tầng thứ nhất bắc ngang hai cây xà bằng gỗ súc chịu được sức nặng của mỗi cái chuông lớn cao mười haithước nặng ngàn bốn trăm cân. Chuông này có bốn núm vú. Khi đánh chuông, bốn vị tăng phụ trách khu Tam Quan phải dùng bốn chiếc chầy bằng cây,đầu bịt da treo thòng từ xà nhà ròng xuống lần lượt dộng vào trái chuông khổng lồ ấy. Tiếng chuông vang động quanh vùng, dội khắp trong dãy núiThiếu thất, Thái thất vang đến tận Đăng Phong huyện và các thôn ở quanhvùng.
Tam hiệp vào đến Thiếu Thất sơn bèn rẽ ngựa lên núi. Đi tới đâu, Âu Dương Nữ giải thích tới đó cho Lam Y và Chu Đức Kiệt nghe. Đường núi đi vòng. Khi sang tới hướng Nam, Âu Dương Nữ chỉ tay mà rằng :
- Hiền huynh và cô muội coi kìa. Mặt nước sáng như gương kia làLạc Nhạn đầm. Mỗi mùa thu, đứng trên núi trông bày nhạn bay qua rồi bỗng nhiên chúng nhào xuống mặt đầm, quả là một cảnh hiếm có.
Chu Đức Kiệt hỏi :
- Có con nào lên được không?
- Hiền huynh biết rằng chiếc nhạn khi bay thì hai cánh thả xuôi, như cánh chiếc tên thành thử chúng lao đầu xuống nước sâu quá bị ngụpmất tới quá nửa.
- Nhạn là giống sơn điểu không chịu nước, những con nào bay lênđược. Rốt cuộc chẳng được bao xa, và nhào nữa để chẳng bao giờ lên đượcnữa.
Lam Y vui vẻ ròn rã :
- Chúng ta lên Thiếu Lâm tự trúng mùa, chắc sẽ được xem cảnh lạc nhạn.
Âu Dương Nữ gật đầu :
- Phải đó! Chúng nhằm mùa này đây.
Ba người thủng thẳng buông lỏng cương ngựa ngắm cảnh sắc tuyệt vời, lòng nhẹ lâng lâng thoát tục.
Lam Y nói :
- Mỗi chuyến gặp cảnh đẹp đăng sơn, ngu muội cảm thấy sung sướng thư thái và chẳng quên được kỷ niệm xưa. Rừng cây bạt ngàn, đá núichênh vênh nhắc lại cả quãng đời ấu xa nhà giữa chốn sơn cao vực thẳm,phần nhớ cha, anh, phần lo thân thế. Cũng may Đức Võ thúc thúc chăm locho như một người con, vừa khuyên bảo, vừa truyền nghệ mới nguôi đượcsầu hoài hương, thọ đạo chuyến đầu suốt sáu năm trường đằng đẵng.
Chu Đức Kiệt thở dài :
- Ba năm nay xa cách quê hương, phần mộ song thân đã đành cóngười trông nom hương khói, nhưng tâm can vẫn thắc mắc không khuây.
Âu Dương Nữ cảm động khi nghe anh em họ Chu nhắc nhở chuyện xưamà chẳng khỏi cạnh lòng phận gái rồi đây theo chồng, xa cách song thân,gia đình Nam Bắc xa xôi.
Nhát nhìn thấy Âu Dương Nữ chiêu đăm, Lam Y biết câu nàng vừa nói ảnh hưởng, xúc động cô gái họ Âu Dương.
Nàng tươi cười nét mặt cười vang :
- Gớm, mới có thế mà hiền tẩu đã chạnh lòng mất vui! Chúng ta là khách giang hồ, nay đó mai kia thì sự xa xôi, chẳng thành vấn đề. Khicần gặp cứ đi là tới, lo gì? Thời gian hoàn toàn trong tay ta mà.
Bị đoán trúng tâm lý, Âu Dương Nữ hơi đỏ mặt, bắt chước Lam Y cười ròn rã vui vẻ như thường. Nàng nói :
- Chuyến này khi rời Yên Kinh, chúng ta về Bình Dương huyện và thăm thú đất Sơn Đông.
Chu Đức Kiệt âu yếm nhìn Âu Dương Nữ, nhưng vội quay đi ngay vì bốn mắt vừa gặp nhau trong khoảnh khắc.
Lam Y sung sướng nhìn hai người. Đó là ước vọng của nàng. Baolâu nay, nàng ao ước dòng họ nhà nàng có người nối dõi. Mộng đó giờ đâyđã gần thành hiện thực. Lam Y nói lớn như muốn xua đuổi nét buồn khoảnhkhắc vừa bao phủ ba người.
- Chà! Toàn thể gia đình là chúng ta đây, luôn có nhau mà, buồn cái nỗi gì!
Dứt lời, nàng cười vang khiến hai người cũng cười theo. Ba người đi tới hướng Bắc đến một khu quang đãng trông thẳng Thái Thất sơn. ÂuDương Nữ xuống ngựa, buông cương thả cho ăn cỏ quanh đó. Lam Y, Chu ĐứcKiệt hành động theo. Gần đấy có mấy gốc lão tòng hình thế tuyệt đẹp. Tam hiệp ngồi lên tảng đá lớn bên gốc tòng. Âu Dương Nữ chỉ định trơ đá của Thái Thất sơn mà rằng :
- Hiền huynh và cô muội hãy nhìn kỹ xem giống hình gì?
Anh em Chu gia ngắm kỹ giây lát, không ai bảo ai mà cùng nói :
- Sọ người!
Âu Dương Nữ gật đầu :
- Phải đó. Và đám mây trắng che phủ hẳn phía trên giống thứ gì?
Lam Y nói ngay :
- Giống hệt mớ tóc trắng xóa dính trên đỉnh sọ người.
Bởi vậy đỉnh ngọn Thái Thất sơn có tên là Hoa Cái phong. Đứngđâu cũng nhận ra nếu không đứng nguyên chỗ này. Dù rằng đứng ngay trênđỉnh Thiếu Thất sơn, cũng nhìn về một phương hướng như chúng ta đangnhìn đây cũng không thể nào nhận thấy Hoa Cái phong, ngoại trừ riêng một chỗ này. Thế mới lạ chứ?
Trong cuốn Cổ thư của riêng phái Thiếu Lâm tự truyền lại từ ngày thành lập chùa do các vị Sư trưởng giữ, truyền từ đời nọ cho đời kia có ghi rằng phía dưới Hoa Cái phong hướng Tây bắc có Tiên Cô động lấp saurừng cây.
Hồi nãy mới ra khỏi Đăng Phong huyện, ta có cảm tưởng như rừngcây chỉ mọc dưới chân Thất Sơn. Nhưng bây giờ khác hẳn, đứng đây, tathấy rừng cây lan tràn lên tới gần Hoa Cái phong.
Chu Đức Kiệt nói :
- Hiền muội nói phải. Vì từ phía Đăng Phong huyện, tầm mắt bịtoàn thể Thiết Thất Sơn che lấp, người ta chỉ thấy có Hoa Cái phong nhôlên qua Thiếu Thất, nên tưởng như không có cây mọc bên Thái Thất, nhưngTiên Cô động có gì?
Âu Dương Nữ lắc đầu :
- Đạt Ma sư tổ ghi sơ lược về Tiên Cô động trong cuốn Cổ thưnhưng cho đến nay chưa có vị Sư trưởng nào chú thích thêm điều gì về ảiđộng ấy cả, tuy rằng có tổ chức đăng sơn tìm kiếm.
Rừng cây chi chít, rễ cây đan vào nhau chằng chịt lẫn gai, lácây dày đặc, càng vào sâu càng tối om không còn biết Đông, Tây, Nam Bắclà đâu nữa có lẽ Tiên Cô động bị cây lấp lối đi rồi nên không ai thấy.Hoặc giả là không có chăng?
Chu Đức Kiệt không chịu :
- Đã ghi trong Cổ thư là chuyện đại, nhất là do Đạt Ma sư tổ ghi chép đâu phải chuyện chơi? Không thể nào không có được.
Âu Dương Nữ nói :
- Về Tiên Cô động, năm thứ hai đời Nguyên Võ Tông, vị Huyền Không sư trưởng thời ấy có ghi một đoạn như tiểu muội kể đây.
Năm Võ Tông đệ nhị nguyên niên, có một vị đạo sĩ không biết làbao nhiêu tuổi, đạo hiệu Khinh Hạc, da đỏ bóng lên như trái táo, caolênh khênh lên Thiếu Lâm tự ngủ nhờ một đêm.
Sáng hôm sau, Khinh Hạc đạo sĩ hỏi thăm Huyền Không sư trưởng lối sang Thái Thất sơn.
Sư trưởng nhìn đạo sĩ hồi lâu :
- Đạo trưởng sang Thái Thất làm gì?
Khinh Hạc điềm nhiên đáp :
- Bần đạo phảng phất mê thấy có vị tiên cô bạch y dẫn đường vào động trong Thái Thất nên muốn vào đó thăm thử xem sao.
Huyền Không sư trưởng mỉm cười khuyên vị đạo sĩ nên bỏ ý định đó đi.
Khinh Hạc hỏi :
- Bần đạo chỉ yêu cầu Sư trưởng cho biết hai điều. Thứ nhất, bên Thái Thất sơn có Tiên Cô động hay không? Thứ nhì lối vào Thái Thất?
Huyền Không chăm chú nhìn đạo sĩ y thể một quái nhân :
- Tiên Cô động hữu thanh nhưng vô hình, bần tăng khuyên đạo trưởng bỏ ý định khám phá đó đi.
- Tại sao Sư trưởng không muốn bần đạo tìm hiểu?
- Đạo trưởng nên biết rằng hiện thời người đang đứng trên phầnđất Thiếu Lâm tự, Thái Thất thuộc phần Tung Sơn, Thiếu Lâm tất bần tănghiểu vụ Tiên Cô động hơn ai hết.
Khinh Hạc đạo sĩ cứng cổ :
- Vị tất! Nếu hiểu hơn ai hết thì phải biết Tiên Cô động.
E Khinh Hạc đạo sĩ không hiểu ý nghĩa câu mình nói, Huyền Không sư trưởng giảng giải:
- Bổn tự đã tổ chức nhiều lần thám thính. Không những hiện đạimà ngay từ các thời đại trước cũng đã có những cuộc thám hiểm tương tựnhư vậy, rút cuộc vô hiệu quả và còn tai hại là khác nữa. Bởi vậy, bầntăng khuyên Đạo trưởng đừng cố công vô ích.
- Đoàn tổ chức có những ai?
Huyền Không sư trưởng mỉm cười :
- Nhân viên thám hiểm toàn bộ là "người của Thiếu Lâm tự".
- Đại sư quên không nói thám hiểm gì mới được chớ?
- Thám hiểm Tiên Cô động.
Khinh Hạc tươi hẳn nét mặt :
- A! Nếu vậy cái kỳ động ấy không còn ở trong khu vực "giấc mơ" mà là việc có thật rồi.
Huyền Không bực mình :
- Cả đoàn thám hiểm Thiếu Lâm suốt bao đời nay còn chẳng đạt nổi kết quả tốt nữa là Đạo trưởng đơn thân xông xáo? Bần tăng chỉ biếtkhuyên như vậy, nếu Đạo trưởng khăng khăng mực không ngại hiểm nguy thìxin cứ việc tiến hành.
Khinh Hạc đắc chí cười ha hả :
- Một việc hữu hình như thế, lại thêm có Bạch y tiên cô thỉnhtay lẽ nào bần đạo bỏ cho được! Vậy xin Sư trưởng vui lòng chỉ lối vàoThái Thất.
Huyền Không thiền sư trả lời :
- Đạo trưởng quyết tâm đi lẽ nào bần tăng giữ mãi! Vậy hãy vuilòng nán lại chốc lát để bần tăng kịp sửa soạn lương khô thân tặng. Rừng hoang dày đặc, đạo trưởng phải đem theo các dụng cụ cần thiết chớ.
- Sư trưởng đã có tâm giúp đỡ, bần đạo vui lòng nhận lương khô. Còn dụng cụ thì chỉ xin lãnh một thanh đoản đao.
Huyền Không thiền sư hối tiểu tăng lấy lương khô bầu nước, đálửa, một cuộn đuốc và một thanh giới đao, đích thân đưa tặng Khinh Hạcmà rằng :
- Một lần cuối, bần tăng tha thiết mong đạo trưởng bỏ ý định vào Thái Thất sơn. Nên nhớ rằng đây là một trong năm ngọn núi cao nhấtTrung Nguyên.
Khinh Hạc lãnh tặng vật và thay vì câu trả lời, đạo sĩ hỏi đường vào Thái Thất sơn.
Huyền Không thiền sư đành dẫn Khinh Hạc đạo sĩ ra phía sau núi chỉ đường qua Lộng Nguyệt hồ vào Thái Thất sơn.
Sư trưởng Thiếu Lâm tự tiễn biệt đạo sĩ như thể tiễn một người đi không bao giờ về nữa.
Người dặn với :
- Nếu Đạo trưởng bị trở ngại, cứ trở về đây nhé.
Khinh Hạc vẫy tay chào đi thẳng. Huyền Không có ý chờ, một ngày, hai ngày, ba ngày, tưởng thế nào vị đạo sĩ kỳ dị ấy cũng thoái chí trởvề, chẳng dè Khinh Hạc đi biệt tích. Muốn tránh thắc mắc, Huyền Không tổ chức các môn đồ theo người đi kiếm lục lạo khắp những nơi mà chân người có thể len lỏi tới được. Nhưng vô hiệu, Khinh Hạc hoàn toàn mất tích.Một số người trong chùa đồ rằng có lẽ Khinh Hạc là một vị đại tiên đãtìm thấy Bạch y tiên cô ngộ đạo thiệt thọ chăng. Trái lại, một số đồng ý với Thiền sư cho rằng thám hiểm Tiên Cô động chỉ là một ảo ảnh. KhinhHạc đã chết bỏ xác trong rừng hoang rồi. Thuyết nào cũng có nghi vấn vàcâu chuyện Khinh Hạc chìm lắng trong lịch sử Tiên Cô động của nhà Chùa.
Anh em Chu gia nghe Âu Dương Nữ kể chuyện xong vị đạo sĩ kỳ dịvào Tiên Cô động lấy làm ngậm ngùi, không biết phê bình ra sao cả.
Lam Y hỏi :
- Từ ngày ấy không còn vị nào thám hiểm Thái thất sao?
Âu Dương Nữ lơ đãng nhìn lên Hoa Cái phong, chậm rãi :
- Có chứ! Một vụ thám hiểm do người ngoài tổ chức sau vụ Khinh Hạc đạo sĩ ngót hai năm sau.
Chu Đức Kiệt hỏi :
- Và chuyến này nhân viên đoàn thám hiểm cũng là giới đạo mơ Tiên?
Âu Dương Nữ lắc đầu :
- Không. Gọi là đoàn thì quá đáng vì họ chỉ có... hai người, vàhai người thường không thuộc đạo, giáo nào cả. Họ gốc người Quảng Chi di cư lên Tuyền Châu đã lâu năm, sau lại vào Tân Mật huyện, giáp ngọn Thái Thất sơn. Cả hai cùng trạc tam tuần trang phục theo lối võ trang khỏemạnh.
Một người họ Lý tên Thành, còn người kia là Vương Đắc Thông. LýVương rủ nhau lên Thiếu Lâm tự xin phép Huyền Không thiền sư cho thámhiểm Thái Thất sơn Tiên Cô động. Thiền sư từ chối:
- Bần tăng không muốn cấm ai hỏi, song rất tiếc không thể làm hài lòng nhị vị.
Vương Đắc Thông phản đối :
- Trước kia, Sư trưởng còn thuận cho Khinh Hạc đạo sĩ vào TháiThất sơn thám hiểm, lẽ nào chúng đệ đủ dụng cụ đăng sơn, địa bàn phongđăng, lương thực cần thiết mà Người từ chối ư?
Thiền sư nhất quyết lắc đầu :
- Chính vì bần tăng quá nể Khinh Hạc nên việc y mất tích ngàynay còn nặng nề trong tâm. Nếu hồi ấy bần tăng cương quyết như lúc này,có lẽ Khinh Hạc đạo sĩ còn sống. Thôi bỏ ý định điên rồ ấy đi kẻo lợibất cập hại.
Biết cố nài nỉ cũng vô hiệu quả, Lý Thành, Vương Đắc Thốn đànhra về nhưng không thể bỏ được tánh hiếu kỳ ấy, hai người bèn sửa soạndụng cụ đăng sơn thiệt đầy đủ lẻn vào chân núi Thái Thất, cố len lỏivòng ra phía ngoài Lộng Nguyệt hồ là nơi có đường leo lên ngọn núi ghêgớm, đầy vẻ bí mật ấy. Đi vòng chân núi từ phía Tân Mật huyện vào đếngần Lộng Nguyệt hồ cũng hết trọn một ngày rồi. Sáng hôm sau, Lý, Vươngkhởi sự vào rừng, quyết khám phá kỳ được Tiên cô động.
Đến xế chiều, hai người thất thểu ra khỏi rừng, quần áo ráchbươm, mày sứt đầy máu, đầu tóc rối bù, diện mạo phờ phạc. Họ lê bước vào chân ngọn núi Thiếu Thất, mệt quá đi không nổi nữa và té gục ngay ở đó. May thay, vừa lúc đó có mấy tăng đồ ở rìa núi Thiếu Thất trông thấy một người thất thểu đi qua Lộng Nguyệt hồ liền chạy vào báo cho Sư trưởng.Huyền Không vội chạy ra xem, nhưng vì cao quá, không thể nào nhìn rõđược. Hai người chỉ là hai chấm nhỏ li ti lúc chuyển lúc ngừng trên thảm cỏ xanh rờn bên Lộng Nguyệt hồ.
Xưa nay, nếu có người đi qua con đường nhỏ từ Thiếu Thất sangtất phải qua Thiếu Lâm tự và phần nhiều là du khách, sau khi phương tiện đường xuống phía sau chùa mới ra được Lộng Nguyệt hồ.
Thắc mắc, thiền sư liền phái ba tăng đồ bản lãnh đã khá cao rồixuống xem. Ba người này chuyền thẳng xuống núi theo đường tắt, vừa tớinơi thì đúng lúc Lý Thành, Vương Đắc Thống kiệt sức té khuỵu xuống đó.Họ bèn cõng hai người lên Thiếu Lâm tự. Xuống dễ, lên khó, gia dĩ lạihai người, mãi tối mịt mới về tới chùa.
Thiền sư nhận ra Lý, Vương là hai người đã có lần lên núi xinphép được thám hiểm Thái Thất. Biết rằng họ đã trộm phép mình tự ý thựchiện chương trình đăng sơn, nhưng không hiểu họ đã làm thế nào lần mòđược lên chân ngọn núi Thái Thất vì phải công phu lắm mới đi vòng đượclối huyện Tân Mật. Thiền sư cho đồ đệ đem họ vào phòng dùng thuốc cấpcứu ở trên chùa ba ngày mới lành mạnh.
Lý, Vương thoát chết lên Phương trượng lạy tạ Thiền sư và thúthật cuộc phiêu lưu mạo hiểm đăng sơn. Thì ra, họ cố len lỏi qua rừngcây gai góc dầy đặc, luôn tay chặt, phát lấy đường đi. Càng vào sâu cành lá càng rườm rà tối mịt không còn chút ánh sáng, nhưng nhờ có ngọnphong đăng, họ cố tiến. Bất đồ đi tới một nơi đá mọc thẳng lên theo thếbích lại chắn ngang lối đi. Tuy có ngọn phong đăng chiếu sáng, nhưng sức sáng không đủ tỏa lên cao, Lý Thành, Vương Đắc Thống bảo nhau là đã tới chân núi rồi, nay chỉ còn việc... leo cao. Hai người nghỉ ngơi chốc lát và sát đầu bám vào thành đá leo lên. Đá rêu trơn như mỡ, cố leo lênđược vài thước lại tụt xuống như trước.
Lý Thành bảo họ Vương :
- Đi vòng xem sao, tất sẽ gặp lối thoát dễ đi hơn.
Thì ra, đấy chỉ là tảng đá lớn mọc ở giữa đám cây chằng chịt,sức sáng phong đăng soi không thấu nên họ tưởng là đã tới chân núi. Đivòng hồi lâu mới thoát qua tảng đá đó. Len lỏi không bao xa, họ gặp tảng đá thoai thoải dốc, dễ trèo hơn. Chuyến này, kinh nghiệm hơn Lý, Vươngbảo nhau đi vòng tìm đường. Mãi cũng không thấy đường nào khác, mà kimđịa bàn thì cứ chỉ thẳng về phía tảng đá ấy.
Vương Đắc Thống bảo họ Vương :
- Đây là chân núi rồi, đăng sơn thôi.
Hai người lại hì hục leo, được độ hơn một trượng, rêu trơn quá.Lý Thành ở trên té trước chạm phải Vương Đắc Thống theo sau, nên cả haicùng lăn xuống mặt rừng. Ngọn phong đăng rớt theo tắt ụp tối mò.
Lý, Vương hoảng sợ, quờ quạng lần mò tìm mãi mới thấy.
Đánh lửa đốt phong đăng, hai người nhìn nhau lắc đầu, thoái chí.
Vương đắc Thống nói :
- Lý đại ca ơi, thôi, kẻo mục xương trong này mất.
Lý Thành nhìn bạn, y phục may bằng thứ vải dày đến thế mà ráchtả tơi vì bị gai rừng móc thủng, chân tay sứt sát, rớm máu. Nhìn lạimình cũng vậy. Họ Lý rút trong bọc ra lấy ve thuốc bôi vào các vếtthương cho bạn và mình.
Khí núi, hơi rừng ẩm ướt lạnh thấu xương. Tiếng thú lạ lùng, gớm khiếp từ từ phía vọng tới, khiến hai người có cảm tưởng như đang sốnggiữa địa ngục trần gian.
Nghỉ xả hơi, Lý Vương thất thểu len lỏi trong đường cũ trở rêu.Chẳng dè vừa đi được một quãng, thì bỗng nghe tiếng ào ào trên vòm lágần đó. Cả hai cùng nghĩ bụng: "Quái, không gió sao lá cây động mạnh!".Sắc diện tái mét, Lý Vương cố nhận xét mới thấy một khúc mình con trănlớn bằng thân cây nhỏ đang trườn trên cành cây... Thôi không ai bảo ai,hai người chạy bừa trở ra bất cần gai góc, văng mất cả đồ lề, vật dụng.Cũng may chạy đúng đường, hai người ra thoát khu rừng đen tối, kinhkhủng! Thở hồng hộc, Lý Vương cố chạy một quãng ngắn nữa mới lăn cả ramặt đất nằm đại hồi lâu, mới dắt nhau lần về phía Thiếu Thất sơn...Thiệt ra, Lý Thành, Vương Đắc Thống không đi được bao xa. Những tảng đámà họ cố leo đó là thứ đá mọc ở rừng sâu chớ làm chi đã vào được tớichân Thái Thất. Trái núi này tứ phía vách đá bích lập không có lối lên,riêng từ hướng Lộng Nguyệt hồ đi tới, đứng xa trông thấy sườn núi thoaithoải khả dĩ đăng sơn được, thì lại vướng u lâm nguy hiểm.
Lam Y lơ đãng nhìn Thái Thất sơn, nàng nói :
- Đạt Ma sư tổ đã nói tới động Tiên Cô tất phải có, lẽ nào người chỉ một việc vu vơ ảo ảnh.
Chu Đức Kiệt gật đầu :
- Trải bao thế kỷ, cây rừng lan tràn lấp hẳn cửa động. Bây giờ,muốn kiếm ra, ít nhất phải đốt phá hết cây rừng. Trong trái núi cao lớn, hùng vĩ nhường kia, tìm cửa động quả thiệt vạn nan.
Bỗng chàng ngừng nói, lắng tai nghe. Lam Y cũng vậy.
Một tiếng chuông vang liên tiếp chấn động cả một vùng. Tiếng đókéo dài, rền rĩ lịm dần trong gió thổi phần phật tung cả những khóm láthiết mộc dày đặc. Lam Y ngơ ngác.
- Trên chùa đánh chuông chăng? Chuông lớn lắm hả tiểu muội?
Âu Dương Nữ lắc đầu :
- Không. Trên Tam Quan có chuông lớn thiệt, nhưng những hồichuông bình minh hay thu không âm thanh ấm áp, truyền cảm nhẹ lâng lângnhư ru hồn thế nhân.
Trái lại tiếng vang vừa rồi khởi đầu như núi đổ thác gầm, saulại rền rĩ oán than tựa muôn vạn tiếng khóc vọng phu... Đó là tiếng sóng hồ lùa vào hốc đá bên phía bắc Thái Thất sơn.
Nguyên phía ấy, núi Thái Thất có một cái hồ diện tích có tớitrăm mẫu. Nước ăn vào chân núi thành hang rộng, hốc sâu. Nhưng buổi êmtrời, gió yên sóng lặng, mặt hồ trong vắt tựa khối pha lê. Nhưng gặp cơn gió lốc, đột nhiên sóng bốc cao, dồn vào hang núi ầm ầm như muôn vạnchuông khánh gõ vang khua động toàn khu. Khi sóng rút ra khỏi hang,không khí bị dồn ép trong hang cuộn theo bật lên tiếng rền rĩ oán thannhư chúng ta vừa nghe thấy.
Kìa, hiền huynh và cô muội coi kìa, gió còn lùa mạnh xào xạctrong khóm lá, bởi đây là chút dư phong từ phía Thái Thất lọt về đấy.
Bởi vậy người ta mệnh danh vùng nước bạc bên Thái Thất là Thạch Chung hồ.
Nghe Âu Dương Nữ giảng giải rõ rệt, tỉ mỉ về toàn khu Tung SơnThiếu Lâm tự, anh em Chu gia thấy quý mến nàng thêm về đức tánh chịu khó sưu tầm tìm hiểu. Nàng quả xứng danh là một cao đồ Thiếu Lâm phái.
Tam hiệp lên ngựa tiến bước, không bao lâu tới mộït ngọn suốiróc rách chảy. Trong lòng suối ngâm đầy những khúc thiết mộc đủ cỡ.
Âu Dương Nữ chỉ những khúc cây ấy mà rằng :
- Những khúc cây này ngâm trong nước cho tới khi nào vỏ cây mụcra hết mới được Thiền sư cho đem về chùa tạc khí giới. Dùng ngọn Hồngcôn nhẹ nhàng, đằm tay hơn các thứ côn khác nhiều, hơn hẳn Thiết côn một điểm.
Ba người vượt qua thạch kiều rẽ sang tay hữu đi vào khu vực tamquan thì vừa gặp hai vị tăng đeo mỗi người một bọc hành lý đi tới.
Đó là Khinh Thanh và Kỳ Dương Tăng. Nhận ra người quen, hai vị tăng đó dẹp vào bên đường chắp tay vái chào. Kỳ Dương Tăng nói :
- Mô Phật. Âu Dương tiểu thư chuyến này về Thiếu Lâm có một mình sao?
Tam hiệp xuống ngựa đáp lễ. Âu Dương Nữ nói :
- Mô Phật. Gia phụ và gia huynh mắc bận không về Tung Sơn được. Đây là Chu gia Bắc Hiệp. Sư trưởng có nhà không?
- Thưa có, hồi nãy Người nhắc tới Âu Dương lão bá luôn. Mời nhịvị và tiểu thư vào chùa, anh em bần tăng phải xuống Đăng Phong huyệntụng kinh bên Đằng gia trang.
Tam hiệp cúi đầu tiến bước. Chờ ba người đi khỏi, hai vị tăng mới tiếp tục xuống núi.
Qua tam quan, Âu Dương Nữ dẫn Lam Y, Đức Kiệt theo lối đi vòngsang bên tả vào phía sau chùa cho ngựa vào tầu giao cho hai tiểu tăngphụ trách khu ấy, rồi mới đeo hành lý lên thẳng thiền phòng.
Các tiểu tăng và môn đồ đều niềm nở chào hỏi.
Một người nói :
- Sư trưởng hiện đang ở sân giữa, mời ba vị tới đó.
Lam Y, Đức Kiệt theo Âu Dương Nữ đi vòng vào, qua mấy dãy nhàdọc tới sân lớn Chiêu Đức thiền sư ngồi xếp bằng tròn trên phiến đá bêngốc cổ tùng cực lớn, bóng tỏa mát giữa sân. Thiền sư thấy có cả anh emChu gia cùng đi với Âu Dương Nữ liền đứng lên. Tam hiệp tiến tới lạychào, thiền sư đỡ dậy, nói với anh em Chu gia :
- Chẳng mấy khi nhị vị hiền điệt qua chơi hân hạnh cho bổn tựbiết nhường nào. Mời về phòng cất hành lý đã. Bần tăng chờ trên kháchsảnh.
Nói đoạn, Chiêu Đức vỗ tay gọi tiểu tăng truyền lệnh sửa soạnphòng ốc cho ba người mới đến. Lát sau, Tam hiệp lên khách sảnh ngồihàng dưới, hầu Thiền sư.
Chiêu Đức hỏi thăm Trại Mạnh Thường, Âu Dương Nữ thong thả trình bày mọi sự và nói luôn việc Minh Thành tổ tứ hôn Âu Dương Tòng Đức vàNhạc Lan Anh.
Thiền sư hân hoan :
- Tiếc quá, bần tăng không tiện dịp đi hội. Yên Kinh ở xa, không thể mỗi lúc rời chùa đi được.
Âu Dương Nữ đưa trình phong thư của Trại Mạnh Thường :
- Thưa sư phụ, trước khi khởi hành lên Bắc, phụ thân con có thiết đãi tiệc kính mời sư phụ thế nào cũng lên Tô Châu chủ lễ.
Thiền sư đón cây phong thơ mở ra xem, đoạn hỏi :
- Đức Võ Thượng Nhân không về dự sao?
Lam Y thưa :
- Gia thúc trước khi vào Côn Luân có dặn rằng sẽ cố về cho kịpđại lễ ở Tô Châu. Đệ tử tính ngày đi chắc thế nào cũng về trước ngàykhởi lễ.
- Ba vị hiền đồ vãng cảnh chùa ít ngày rồi về trước sửa soạn,bần tăng sẽ đi sau. Nhân đây có hai món tặng vật mừng vợ chồng Tòng Đứcvà Chu Hiệp cùng Âu Dương hiền đietä, xin vui lòng nhận trước, tập luyện cho quen sử dụng.
Tam hiệp ngơ ngác không hiểu món tặng vật gì kỳ lạ phải tập luyện sử dụng ngay tại chùa.
Thiền sư biết vậy mỉm cười, đi thẳng về thiền phòng. Lát sau,Người cầm ba chiếc túi vải đỏ đựng một vật gì dài hơn cánh tay đặt lêntrên án kêu đánh "cộp" một tiếng.
Thiền sư mở miệng túi rút ba cây đồng giản bóng loáng, mỗi cây một kiểu: vuông, lục lăng, chín đốt.
Người nói :
- Thứ giản này do bần tăng mới chế ra và tạo thành. Sau hai nămnghiên cứu, sự sử dụng hiện thời thập phần hoàn hảo. Giản này còn mộtkiểu bát giác, dành cho Tòng Đức. Trong ba cây trên án đây, hai cây làtặng vật nhân dịp vui mừng của Âu Dương hiền điệt cùng Chu đại hiệp. Cây thứ ba, bần tăng thân tặng Lam Y nữ hiệp để đánh dấu cuộc viếng thămThiếu Lâm tự lần thứ nhất.
Bây giờ tùy ý ba hiền điệt lựa chọn, bần tăng sẽ giảng giải sau, ba cây cùng một hiệu lực, chỉ khác nhau về hình dáng.
Âu Dương Nữ vui vẻ hai tay nưng ba thanh đồng giản hình thức cực kỳ trau chuốt, đồng cân lượng, đưa đến trước mặt Lam Y :
- Mời cô muội lựa trước.
Lam Y cười mà rằng :
- Thứ gì hiền tẩu cũng nhường, y hệt tánh cách hiền huynh như vậy.
Chiêu Đức thiền sư vui lây :
- Dĩ nhiên, huynh tẩu bao giờ cũng nhường cô muội, nhất là vị cô muội ấy lại là Lam Y.
Lam Y đứng lên vái Thiền sư :
- Đại sư ban cho, đệ tử xin bái lãnh.
Nói đoạn, nàng lựa cây chín đốt, xoay đi, xoay lại xem thấy đúc một hàng chữ chìm ở cán giản: "Liên Khúc Cửu Châu".
Âu Dương Nữ đến trước mặt Chu Đức Kiệt. Chàng đứng lên bái tạThiền sư, rồi lựa cây lục lăng đưa lại Âu Dương Nữ, còn chàng cầm lấycâu giản vuông.
Tam hiệp ngắm nghía ba cây giản. Đầu giản có ba lỗ nhỏ bằng đầuđũa, đầu giản có bốn nút, một chính giữa, ba nút ở bên đều đặn thànhhình tam giác. Cây giản của Âu Dương Nữ có khắc dòng chữ: "Liên Châu Lục Lăng Đồng Giản". Cây giản của Chu Đức Kiệt khắc: "Liên Châu Phương Đồng Giản". Lam Y hỏi Chiêu Đức thiền sư :
- Bạch sư trưởng, cách sử dụng liên châu giản như thế nào?
Thiền sư đón lấy cây Liên Khúc Cửu Châu của nàng mà rằng :
- Ba vị hiền điệt coi kỹ. Trong lúc giao tranh, sử dụng thứ giản này vẫn mạnh mẽ như các thứ giản thường ngày. Duy trong lúc cấp bách,giản liên châu có công dụng như cây: "Đồng Sang: súng đồng" đáng lẽ bắnbằng đạn thì ta bắn bằng thứ tên nhỏ xíu như đây.
Thiền sư lấy trong tay áo cà sa ra một hộp đựng đầy tên nhỏ, cật bằng đồng lớn hơn chiếc trâm gài tóc dài độ hơn một tấc, để lên án thư. Người lấy ba mũi tên bỏ vào ba cái lỗ ở đầu giản, vỗ vào chân giản mấycái cho tên tuột hẳn vào trong. Đoạn, Thiền sư đưa ngón tay cái bấm vàonút giữa, và xoay nút đó sang bên hữu nghe "cách" một tiếng Như thế này, ba mũi đã vào đúng ổ của nó trong cán giản rồi, sẵn sàng để bắn vàtrong lúc giao đấu, người dùng thứ giản tha hồ quật vụt không sợ tênvăng đi mất. Nếu muốn bắn, cứ bấm ba cái nút nhỏ này. Bắn mũi một haybắn "liên châu" cũng được.
Lam Y hỏi :
- Bạch sư trưởng sức mạnh của mũi tên bao xa?
- Trong vòng hai mươi bước, sức mạnh của mũi tên dù gần xa vẫnnguy hiểm như thường. Cơ quan đặt trong cán giản rất giản dị chắc chắn,không bao giờ hư được. Bần tăng thử lại đi thử lại nhiều lần bằng quấtgiản vào thân cây trai liên tiếp cả trăm cái thiệt mạnh, mà sức phát tên vẫn điều hòa như ý muốn.
Âu Dương Nữ nói :
- Thưa sư phụ, liên châu giản này nặng tới mười lăm cân?
Thiền sư gật đầu :
- Đúng mười lăm cân, không hơn, kém. Thứ đồng này được lọc rấtkỹ không bao giờ bị lan. Chất lan đã được lọc hết. Hãy coi lối phát tên!
Nói đoạn, Thiền sư cầm giản đứng lên ra giữa sảnh hoa lên mấyvòng, rồi bất chợt bắn luôn một phát tên nhằm lưng chiếc ghế bằng gỗthường dựng trong góc sảnh.
Mũi tên phát lại cắm phập vào lưng ghế sâu tới một đốt ngón tay. Người bắn luôn hai phát liên châu nữa, cũng vậy.
- Ba vị hiền điệt coi. Cách sử dụng giản dị lắm. Thử xem sẽ biết!
Thiền sư trao cây cửu khúc trả Lam Y. Tức thì, Tam hiệp nạp tênvào giản theo cách thức Thiền sư vừa chỉ bảo và lần lượt bắn thử vàolưng ghế, đoạn đến cả đó xem. Sức cắm sâu của từng mũi tên một đều đặnnhư nhau.
Thiền sư lần lượt rút bật cả mười hai mũi tên nhỏ ra, mũi nàocũng thẳng tắp không hề bị cong veo. Người cầm cây giản của Đức Kiệttháo cái "hoa sen" ngắn cán và thân giãn.
- Các hiền điệt coi. Cán và thân giản có khớp khít khao, khớpnày được bao bọc bởi cái hoa sen đầy đặn này thành toàn thể cây giảnliền nhau chắc chắn như thể có một khối. Bây giờ, vặn cái khớp này, cángiản sẽ rời hẳn ra và ta trông thấy cơ quan phát tên ở bên trong. Lầnđồng đúc bao bọc dầy như thế này, bần tăng cả quyết không khi nào sứcgạt đánh trong lúc giao đấu có thể phương hại tới cơ quan giản dị pháttên đặt trong cán giản.
Tam hiệp nhận xét tỉ mỉ, khen thầm cách chế hóa tinh vi liên châu giản của Thiền sư.
Ba người sẵn có căn bản luyện tập nên sử dụng cách thức phát tên được như ý ngay.
Chiêu Đức lấy ba hộp tên khác đưa cho Tam hiệp :
- Mỗi hộp này đựng một trăm mũi tên, các hiền điệt bản lãnh caosiêu, chắc không bao giờ dùng hết. Chỉ cần thỉnh thoảng nhỏ mấy giọt dầu vào trong cán giản cho cơ quan đặt trong đó được trơn, có thế thôi.
Tam hiệp nhận mỗi người một hộp tên và lồng liên châu giản vào túi như cũ.
Âu Dương Nữ là cựu môn đồ quen thuộc rồi không kể. Thiền sư coianh em Chu gia là nhân vật đã có thành tích giang hồ, là bậc thượngkhách của nhà chùa, nên đích thân hướng dẫn đi thăm các nơi trong khuvực Thiếu Lâm tự, giới thiệu với chư tăng và các môn đồ.
Lúc bấy giờ tại Thiếu Lâm tự có hai vị hòa thượng đồng niên tứtuần, y bát cao hơn cả, bản lãnh cũng đứng vào bậc trưởng tràng. Một vịđạo hiệu là Mã Định tăng, vị kia là Dã Vân tăng. Mã Định lực lưỡng, nởnang như hộ pháp. Trái lại, Dã Vân cao lênh khênh, mảnh khảnh như chiếchạc, nhưng quắc thước lạ lùng. Hai vị hòa thượng này vẫn thay thế ChiêuĐức thiền sư trong khi người vân du đây đó.
Họ thay phiên nhau mỗi người một tuần trông coi khu vực thuộcthành phần nhà chùa, nghĩa là kinh lễ, truyền đạo cho chư tăng hàngdưới. Hết tuần, họ lại chuyển sang khu vực truyền võ nghệ cho các môn đồ cả tăng lẫn tục bên võ đường hoặc tự lực, hoặc dưới sự kiểm soát củaChiêu Đức thiền sư tùy trong trường hợp.
Cho nên, theo sự nhận định của toàn thể mọi người trong ThiếuLâm tự thời bấy giờ, Mã Định Tăng, và Dã Vân Tăng là hai người có hyvọng sẽ được thay thế Thiền sư giữ ghế sư trưởng, khi Chiêu Đức tịch,nếu không có vị tăng nào khác vượt bậc.
Vượt được Mã Định và Dã Vân không phải là chuyện dễ dàng mà bất cứ nhân viên nào trong chùa cũng có thể đạt được.
Trước hết, hai hòa thượng này quy y từ nhỏ. Kinh kệ làu thông, đạo hạnh cực dày, đủ tư cách đảm nhiệm một ngôi đại thiền viện.
Về phần công phu, cả hai cùng khổ luyện trên mười năm từ quyềnthuật, thập bát ban đến các môn phi hành, khinh thân, nội ngoại công,điểm huyệt đều thâu nhận được đầy đủ.
Nói về công phu khổ luyện, nhà chùa không cứ gì truyền riêng cho các môn đồ quy y với mục đích đào tạo người thay thế Sư trưởng viêntịch. Môn đồ không quy y đủ sức, kiên tâm chịu theo đến cùng bực cũng có thể ở lại chùa cho tới khi nào hoàn toàn thành công, thâu nhận, thựchành được hết các môn, pháp võ thuật. Đạt tới mức độ siêu đẳng này, mônđồ còn phải theo đủ về y khoa, nội y cũng như ngoại y thuộc ngành võ,mới có thể gọi là hoàn toàn.
Sau khi thành đạt, môn đồ không quy y sẽ được hạ sơn tùy ý. Đólà trường hợp của Trại Mạnh Thường Âu Dương Tòng Thiện và các con. Nhiều khi, các môn đồ này phần ở chùa đã lâu, mến cảnh, mến thầy, quy y luônkhông huyền tục nữa. Nhưng không phải ai cũng đi tới mức siêu đẳng này.Thường thường các môn đồ không quy y chỉ ở lại chùa trong thời hạn năm,sáu năm, chuyên luyện các môn võ nghệ thực hành, đủ sức tự vệ là đếnthời kỳ hết hạn học, xin từ thầy xuống núi về nhà lập nghiệp hoặc ra thi võ làm quan binh, hoặc đi buôn, hoặc mở phiêu cuộc nhận lãnh bảo đảmviệc chuyên chở hàng hóa cho khách thương, hoặc mở võ đường thâu nhậnhọc trò. Số môn đồ này không ít, cho nên hàng năm Thiếu Lâm tự tung nổira ngoài đời một số người "thuộc phái Thiếu Lâm" thuộc hàng bản lãnh võsư.
Cũng bởi Thiếu Lâm là "lò" sản xuất võ sư, nên các vị Sư trưởngmới đặt ra cách khảo thí bắt buộc môn đồ nào muốn hạ sơn sau thời gianchuyên luyện võ nghệ thực hành phải qua hàng "Mộc nhân, Mộc mã" mới tớicửa Xuất sơn.
Qua được con đường khảo thí này, Sư trưởng an tâm rằng vị môn đồ hạ sơn ấy ít nhất đủ sức tự vệ, trong khi giao đấu không đến nỗi bị hạngay, làm mất tiếng môn phái. Với trình độ qua "Mộc nhân, Mộc mã" môn đồ xuất sơn được liệt vào hạng trên cỡ trung bình, khả dĩ tin cậy đượcviệc "giao tiếp" với các ngươi của môn phái khác. Nhưng họ chưa đượcliệt vào mức thượng thặng tiêu biểu cho toàn phái Thiếu Lâm. Cách đàotạo luyện môn đồ của các võ phái khác cũng tương tự như vậy, song thường thường các môn phái khác không thâu nhận môn sinh đông như Thiếu Lâmnên cách tổ chức lựa lọc không được quy củ như môn phái này.
Dưới thời Chiêu Đức ở Thiếu Lâm, các võ phái danh tiếng như CônLuân mà vị Sư trưởng tiền bối là Đức Võ Thượng Nhân tiêu biểu cho toànthể Bắc phái. Nga Mi, Không Động, Võ Đang, Sơn Đông (tức Bắc Thiếu Lâm)chưa thành lập.