Lam Y Nữ Hiệp

Chương 22: Nhập chốn thâm cung, si mê Hoàng hậu Mưu đoạt ngôi trời, nạp tướng đồn binh



Thuận Vương tục danh là Chu Vĩnh Thái, vốn là em họ đương kim Minh triều Hoàng đế Vĩnh Lạc.

Khi trước Tĩnh Vương Chu Trường Đức thân sinh của Thuận Vươngvốn là một người đa tình, thấy Mai Hương hoàng thái hậu nhan sắc hoanhường nguyệt thẹn nên phải lòng thường ước ao được cùng người ngọcchung vui một đêm, hôm sau dù có chết cũng hả lòng.

Lợi dụng tình thân mật gia đình và quyền cao chức trọng, TĩnhVương luôn luôn ra vào nơi cung cấm, tìm cách gặp mặt người yêu kỳ đượcmới nghe.

Mai Hương hoàng hậu (lúc đó là Hoàng hậu) tánh tình đoan trangthùy mị nhận thấy Tĩnh Vương là kẻ si tình không đúng đắn, lợi dụng đứctánh thẳng thắn của Hoàng đế trong những buổi yến tiệc gia đình nơi thâm cung, đã một đôi lần thử lời ong bướm. Lần nào Tĩnh Vương cũng bị MaiHương hoàng hậu nghiêm nghị cự tuyệt, và nhắc cho y khỏi quên bổn phậnquân thần.

Hoàng hậu cũng không dám mách thẳng với Hoàng đế việc đó, e xảyra sự xích mích giữa hai anh em có phương hại cho Hoàng gia và triềuchánh. Dù sao, Chu Trường Đức cũng là Thân Vương, bề ngoài cần phải giữuy tín với bách quan. Nhưng ái tình chẳng thuốc mà say, càng bị MaiHương hoàng hậu lãnh đạm cự tuyệt bao nhiêu, Tĩnh Vương càng mê luyến si ngây bấy nhiêu, nhất quyết tìm cách gặp mặt người ngọc để tỏ tình mộtlần chót. Nếu nàng vẫn khăng khăng cự tuyệt, Tĩnh Vương quyết bạo hànhthỏa mãn lửa tình bồng cháy khó bề dập tắt.

Hoàng đế vốn giàu tinh thần thượng võ, hơn nữa là một tay thiệnxạ thường cùng bách quan tổ chức các cuộc săn bắn ngoài khu vực YênKinh. Chuyến săn nào cũng có Tĩnh Vương Chu Trường Đức túc trực bên nhàvua.

Một hôm biết trước dự định cuộc săn bắn của Hoàng đế, Chu Trường Đức cáo lỗi không dự viện lẽ bất an. Nhà vua cũng không ép và truyềnngự y đến Vương phủ chẩn mạch hốt thuốc. Khi ngự y tới, Tĩnh Vương nóirằng trong người mệt mỏi xoàng, không cần phải dùng thuốc uống mấy chỉnhân sâm sẽ mạnh ngay. Vô tình ngự y ra về, Tĩnh Vương vội vàng vàoHoàng cung quyết thi hành ý định. Không qua chánh môn, Tĩnh Vương đeođoản kiếm nhập thâm cung theo cửa riêng. Quen với lối đi lại thân mậtcủa vị thần vương ấy, ngự lâm quân và bọn thái giám chỉ hỏi qua loa vàđể cho Tĩnh Vương vào nội cung, nơi Hoàng hậu Mai Hương ngự.

Thấy Tĩnh Vương một mình nhập cung, trưởng đoàn cung nữ lạy chào xong, hỏi :

- Chẳng hay có việc chi cấp bách mà Vương gia vào nội cung không báo trước cho Hoàng hậu hay? Chắc Ngài sẽ không bằng lòng.

Tĩnh Vương xua tay :

- Chà! Nếu việc không cơ mật thì ta vội vã vào đây làm chi cho mất công? Hoàng hậu đâu?

Trưởng đoàn cung nữ tên là Phượng Bình Nhi vốn là một người túctrí đa mưu. Xưa nay, nàng đã nhiều phen để ý đến thái độ ngạo mạn củaTĩnh Vương, nhưng nàng cũng thấy Hoàng hậu, người đoan trang đáng kính,nên tự hiểu ngấm ngầm theo dõi Tĩnh Vương mỗi khi y vào cung, viện lẽ nọ điều kia để được Hoàng hậu tiếp đón.

Chuyến này, Hoàng đế đi săn vắng, Tĩnh Vương túc trực bên vuatrong cuộc ngự xa, nay bỗng nhiên thấy y đột ngột vào cung tìm gặp Hoàng hậu thì lẽ cố nhiên Phượng Bình Nhi phải dự đoán và nghi ngờ ngay. Nàng hỏi :

- Tiện thiếp tưởng Vương gia theo Thánh hoàng ngự xạ hôm nay?...

Đã vội vàng lại bị Phượng Bình Nhi cản hỏi lôi thôi, Tĩnh Vương giận lắm, nhưng cố nén tâm cười :

- Chuyến này có khác những lần trước đâu mà người lấy làm lạ! Ta thân thể bất an. Đang nằm nghỉ, chợt nhận được mật báo, nên ta muốntrình bày với Hoàng hậu trước khi quyết định. Ngươi vào ngay báo vớiNgười rằng ta xin triều kiến. Gấp lắm nhé!

Nhìn cặp mắt Tĩnh Vương, Phượng Bình Nhi lượng đoán ngay vì Vương gia này không nói thiệt.

- Xưa nay, Hoàng hậu ít khi tự tham dự việc triều trung mà không có Thánh thượng ở bên, khá xin Vương gia, hoặc đình vụ này lại chờThánh thượng trở về, hoặc xin Ngài sang bên Tể tướng phủ hiệu triệu chưquan thường trực quyết định, như vậy danh chánh ngôn thuận hơn. Tiệnthiếp có trách nhiệm tra cứu sự xuất nhập trong cung Hoàng hậu, vậy cũng xin Ngài lượng tính hiểu cho.

Đã gấp gặp mặt người đẹp cho thỏa tình mong ước thi hành loạnkế, lại bỗng dưng bị một tên Trưởng đoàn cung nữ vô danh tiểu tì cản trở làm mất bao nhiêu thì giờ vàng ngọc. Tĩnh Vương nổi giận đùng đùng, tay mân mê chuôi kiếm. Tuy vậy, y thấy cặp mắt phượng lanh lanh cương quyết của Phượng Bình Nhi thì cũng chột dạ vì Phương nữ có quyền nơi cung cấm của Hoàng hậu, dù quyền cao chức trọng biết mấy mà không có sắc lệnhcủa Hoàng đế hay Hoàng hậu thì cũng chẳng qua nơi cấm phòng này.

Tĩnh Vương dịu giọng :

- Phượng Bình Nhi! Ngang bướng làm trì trễ công việc người cóbiết là đắc tội không. Ta mệt mỏi cần xong việc rồi mau mau về phủ nghỉ. Khá vào báo cho Hoàng hậu nghe.

Phượng Bình Nhi nghĩ thầm:

"Y muốn gặp Hoàng hậu cũng được, ta sẽ đứng đó, dù y bạo dạnbiết mấy cũng chẳng dám càn dở. Nếu nhất quyết ngăn cản như vầy, lỡ tađoán sai, làm trì trễ quốc sự, e mang tội tầy đình".

- Xin tuân lệnh. Vương gia hãy nán chờ tiện thiếp vào báo ngay, xem Hoàng hậu định đoạt thế nào.

Nói đoạn, nàng bảo mấy cung nữ ở lại đó mặc nàng tự kỷ vào hậu cung báo.

Xưa nay, Mai Hương hoàng hậu vẫn quý mến Phượng Bình Nhi vì tánh tình cương trực trung thành của nàng, được coi như một người em, Phượng Bình Nhi càng ra sức phụng sự, công việc trong hậu cung răm rắp đâu vào đấy, trên được Hoàng đế và Hoàng hậu sùng ái, dưới được bọn cung nữ vàthái giám kính nể.

Hôm ấy, Mai Hương hoàng hậu đang ngồi tựa kỷ đọc cuốn Xuân Thu Chiến Quốc, thì Phượng Bình Nhi vào quỳ tâu :

- Muôn tâu mẫu hậu, có Tĩnh Vương xin vào hầu.

Mai Hương hoàng hậu dịu dàng :

- Phương Bình Nhi! Đã bao lần ta cho phép em được tự nhiên, đừng có ra quỳ vào lạy. Chị em ta thường ngày trông thấy nhau, thủ lễ nhưvậy mất cả tự nhiên. Vậy từ nay, em bằng nghe lời ta. Trừ phi có Thánhthượng nhập cung, nghe chưa?

Phán xong, chợt nghĩ đến Tĩnh Vương xin yết kiến, Mai Hương hoàng hậu hơi căn đôi mày liễu :

- Thân Vương có nói chi thêm không? Người xin yết kiến với tư cách gì?

- Bẩm thưa Hoàng hậu, Tĩnh Vương nói có việc cơ mật quốc sự cần trình qua với Hoàng hậu vì Thánh thượng ngự xa chốn kinh thành.

Ngẫm nghĩ giây lát, Mai Hương hoàng hậu truyền :

- Mời Thân Vương vào phòng ngự, chúng em cũng nên quanh quẩn kín đáo gần đó, không được đi xa nghe?

- Dạ xin tuân lệnh.

Mai Hương uể oải đứng lên ra trước gương, sửa lại mái tóc mâyđen huyền làm nổi hẳn khuôn mặt trái xoan xinh đẹp với nước da trắng như ngà của nàng.

Hai cung nữ lấy chiếc lam bào thêu long đem đến. Mai Hương xỏtay áo chờ cung nữ cài khuy xong, nàng nghiêm chỉnh bước ra ngự phòng,hai cung nữ theo sau.

Một cung nữ khác đã chạy ra báo trước cho khách biết có Hoànghậu tới. Ngự phòng trang hoàng theo thể thức điện Ngự triều của đức Vua.

Cung nữ hô lớn :

- Hoàng hậu đã tới.

Rèm gấm hồng đều vén lên, Hoàng hậu đủng đỉnh bước ra vừa lộng lẫy uy nghi với chiếc lam bào xanh biếc.

Trông thấy người ngọc, Tĩnh Vương sung sướng hồi hộp, tim đập như trống trận.

Tĩnh Vương vái dài (Các thân vương khi ra vào nơi cung cấm được miễn lạy) đưa mắt nhìn Mai Hương :

- Kẻ hạ thần vào đây làm rộn chốn thâm cung trong lúc Hoàng hậuđang nghỉ ngơi, thiệt đáng tội muôn vàn. Chẳng hay Ngài có được khang an không?

Khẽ gật đầu chào lại, Mai Hương hoàng hậu khẽ cười để lộ hàm răng trắng ngà, cất tiếng nhẹ nhàng uyển chuyển.

- Nhờ ơn Thánh thượng, quốc gia thái bình, tôi cũng được hưởnglây sự bình an khang hảo. Vương gia có việc chi cần dạy bảo? Xin mời antọa.

Dứt lời, Mai Hương hoàng hậu uyển chuyển tiến ngự trên long ỷ.

Tĩnh Vương ngồi xuống chiếc ghế ở bệ dưới :

- Muôn tâu Hoàng tỉ, việc mà kẻ hạ thần trình bày đây tối ư cơ mật, thiết tưởng...

Tĩnh Vương ngừng nói, đưa mắt nhìn mấy tên cung nữ đang đứng hầu.

Hiểu ý, Mai Hương hoàng hậu mỉm cười, bảo cung nữ :

- Cho các ngươi lui bước. Chừng nào cần, ta sẽ gọi :

- Bọn cung nữ vội vàng kín đáo đi lùi, biến vào sau các rèm cửa nặng nề bằng gấm thêu hoa.

Chờ cho bọn cung nữ đi khỏi, Tĩnh Vương nói :

- Hôm nay đáng lẽ phải theo Hoàng Huynh săn bắn, nhưng thần bất an, cáo bệnh ở nhà.

Dùng lối xưng hô thân mật như vậy. Tĩnh Vương dụng ý để MaiHương cũng phải gọi mình với danh từ thân hơn. Nhưng nàng rất bình tĩnh, nghiêm nghị :

- Vương gia đang lúc không được khang kiện, nhập cung, tất có điều hay dạy bảo, vậy xin cứ tùy tiện kẻo phí thì giờ quý báu.

Trước nét mặt đẹp nhưng cương nghị của Mai Hương hoàng hậu, Tĩnh Vương thấy ngài ngại, nhưng tên đã đặt lên dây rồi, không bắn cũngchẳng được, nên đánh bạo :

- Bữa nay kẻ hạ thần vào đây không với tư cách của Tĩnh Vươngxin ra mắt Minh triều Hoàng hậu, mà với tư cách của Chu Trường Đức saubao đêm tương tư hồn mộng, lửa tình nung nấu can trường, thương nhớ mộtMai Hương khắc khoải sầu lạnh lẽo chốn thâm cung.

Nghe giọng nói si tình đốn mạt của Chu Trường Đức Mai Hương đỏ mặt nghiêm nghị dằn giọng :

- Ta yêu cầu Vương gia ra khỏi nơi này ngay và khuyên Ngài đừng mơ tưởng hảo huyền kẻo sau này hối không kịp đó.

Trước thái độ cứng rắn nghiêm nghị đoan trang của Mai Hương, Chu Trường Đức nhận thấy đang đứng trước một tình thế tiến thối lưỡng nan,không bạo động không được.

Nghĩ vậy, Chu Trường Đức đứng lên tiến tới bực điện bày long ỷ,nơi Mai Hương hoàng hậu đang ngồi. Nhưng khi vừa đặt chân lên bực thứnhất thì có tiếng lanh lảnh vang lên ở phía sau.

- Muôn tâu Hoàng hậu có lệnh chỉ truyền dạy?

Giật mình, Chu Trường Đức quay lại thì không phải ai xa lạ,người vừa nói đó là Phượng Bình Nhi gọn gàng trong bộ võ phục, đeo bảokiếm bên sườn. Sau Phượng Bình Nhi có mười cung nữ đồng phục, kiếm tuốttrần sáng loáng.

Tuy có học qua năm, ba thế võ, nhưng vốn người trác táng, tựlượng không địch nổi đoàn cung nữ phòng vệ của Mai Hương hoàng hậu, ChuTrường Đức không ngờ con người tuyệt sắc như Mai Hương kia mà lại quyếtliệt, thờ ơ, lãnh đạm trước mối tình say đắm của mình như vậy. Biết tính sao bây giờ!

Liều thân, bạo hành với Mai Hương không nổi vì sẽ vấp phải bứctrường thành cung nữ phòng vệ kia, mà ra về thì chắc chắn hậu quả sẽkhông hay. Mai Hương sẽ tường trình với Hoàng đế vụ này, tránh sao khỏiđổ vỡ?

Tĩnh Vương đang băn khoăn khó nghĩ, thì Mai Hương hoàng hậu đã mỉm cười, bảo phượng Bình Nhi :

- Vương gia bàn việc cơ mật đã xong, các ngươi khá tiễn Người ra khỏi Hoàng cung để mau về nghỉ kẻo nhọc thể bất an.

Trước sự đuổi khéo và kín đáo của Mai Hương hoàng hậu, Tĩnh Vương không biết làm thế nào hơn là xá dài, bái từ Hoàng hậu ra về.

Phượng Bình Nhi đưa Tĩnh Vương ra Hoàng cung, trở về phục lệnh.

- Em thừa biết cái dã tâm của Tĩnh Vương nhưng cũng nên kín đáo, nếu để Hoàng thượng biết việc này thì hậu quả không hay cho y. Gây mộtmối thù giữa người trong Hoàng tộc là một việc chẳng nên làm. Em hiểuchưa?

Phượng Bình Nhi nhất nhất vâng tiếp.

Từ đó Tĩnh Vương bẽ mặt thường cáo lỗi không dự các bữa yến thân mật trong Hoàng cung, hơn nữa còn đem lòng thù oán cho rằng chính nhàVua là bức tường phân cách mình với Mai Hương. Nếu không có nhà Vua, vịtất Mai Hương kia đã hững hờ với mối tình si mê của mình.

Về phần Mai Hương cũng rất tâm lý, nàng lo sợ Tĩnh Vương đem tâm hãm hại Hoàng đế, nên nàng bịa lời khuyên Vua bổ nhiệm Tĩnh Vương xuống một trọng trấn miền Nam, Như vậy, Tĩnh Vương có một phận sự trước triều đình, và với thời gian cùng với sự cách trở quan san vạn dặm, lửa lòng y sẽ tắt và tắt hơn cả mối thù bất chánh.

Không hề nghi ngờ, Hoàng đế khen phải hạ chiếu chỉ bổ Tĩnh Vương xuống đất Giang Nam. Tĩnh Vương ra đi, căm tức, hậm hực, cho rằng nhàVua đày mình xuống miền Nam để báo thù vụ mạo thượng trong cung bữa nọ.Vị Vương gia đó thề chỉ trở về Yên Kinh với tư cách một vị tân Hoàng đếchớ không chịu kém nữa. Mối thâm thù mà Tĩnh Vương tự tạo ra đối với nhà Vua ngày một sâu rộng và cũng là đầu mối vu hoán ngôi tạo phản sau này.

Lúc đó vào giữa thời toàn thịnh của Minh triều. Tĩnh Vương cómưu phản cũng không phải dễ dàng. Trước hết, cân được lòng dân và cácquan lại trong triều, sau nữa phải đầy đủ binh hùng tướng mạnh. Tạo được một lực lượng đầy đủ như thế giữa lúc quốc gia đang vững chắc, muôn dân đang hưởng đời sống an bình, quả là điều vạn nan. Bởi vậy, hết năm nọsang năm kia, Tĩnh Vương cũng chẳng mưu đồ nổi đại sự, cho đến khi tuổiđã cao thì dự tính kia hoàn toàn vô vọng. Tĩnh Vương có ba người contrai là Chu Vĩnh Thái, Vĩnh Bình, và Vĩnh An, cùng ở cả với cha tại KimLăng.

Chu Vĩnh Thái khá nhất được Tĩnh Vương tin cậy hơn cả. TĩnhVương bịa ra một chuyện thâm thù với dòng trên họ Chu tức là nhà Vua dạy lại cho các con mưu đồ hoán ngôi sau này báo huyết hận. Hoàng đế bănghà truyền ngôi cho Thái tử Trường Chinh lấy hiệu là Vĩnh Lạc hoàng đế.Ít lâu sau, Tĩnh Vương cũng quy tiên, Chu Vĩnh Thái được tập ấm thay cha lãnh tước Thuận Vương. Chu Vĩnh Binh được bổ nhậm phủ Trường Sa, cònChu Vĩnh An thì bổ nhậm Hàng Châu.

Sở dĩ Thuận Vương vận động cho hai em đi hai nơi đó là có mụcđích gây thanh thế tiện việc chiêu binh tướng cần dụng cho sự mưu phảnsau này. Không được thượng võ, cương quyết như Tiên Đế, Vĩnh Lạc hoàngđế hiền đức quá đến nỗi thành nhu nhược. Nhất là từ khi Mai Hương hoànghậu quy tiên, các bầy tôi trung thành cứ về già, kẻ mất, người cáo lãođiền viên, triều chánh thay đổi rất nhiều.

Gian thần chuyên quyền, thành thử con các bầy tôi trung thầntrước kia được tập ấm phò Vua đâm ra chán nản. Kẻ bực tức từ quan, người bị quyền gian hãm hại. Quan Thái Sư Trần Chí Hòa cậy thế con gái sungquý phi được Thiên tử sủng ái, lộng hành chuyên quyền, yểm nhẹm nhiềuviệc mà Vĩnh Lạc không hay biết chi hết. Các quan trong triều và ở cácnơi, ai chịu luồn lọt Trần thái sư thì giữ vững được tước vị. Trái lại,kẻ trung can thì hoặc bị đuổi đi những nơi xa xôi nguy hiểm hoặc bị cấtchức đuổi về.

Dân chúng bị sách nhiễu lầm than cùng cực, trong nước giặc cướpnổi lên như rươi, xưng hùng, xưng bá, chiếm cứ nhiều khu thiên hiểm anhhùng giang sơn nhất khoảnh.

Nhân cơ hội ấy, Thuận Vương Chu Vĩnh Thái một mặt thâm giao vớiTrần thái sư và bọn quyền thần trong triều, một mặt liên kết với cácquan hàng tỉnh, bè lúc của gian thần, và ngấm ngầm chiêu nạp bọn lục lâm tặc đạo để lấy chỗ đồn binh, nạp tướng. Thế lực Thuận Vương ngày cànglớn mà trong triều Vĩnh Lạc hoàng đế vẫn u mê không hay biết gì hết,tưởng muôn dân được hưởng Thái bình với lòng hiền đức của nhà Vua. Tuyvậy, cũng còn một số trung thành nhờ có sẵn binh quyền trong tay hànhđộng gần như tự trị, và cũng nhờ có lực lượng ấy nên bọn gian thần không dám ư thao túng. Đó là quan Bình Bắc đại nguyên soái Mã Thành Long đóng đại binh theo hình tam giác ở miền Bắc tại Đồng Quan, Cư Dung quan vàNhạn Môn quan.

Mã Thành Long vốn dòng dõi tướng môn cháu của Mã Địch Quốc mộttrong những vị khai quốc công hầu khi xưa đã từng theo Minh Thái Tổ đánh đuổi quân Nguyên đem lại nền tự do độc lập cho Hán tộc. Người thứ hailà quan Trấn thủ Tứ Xuyên Hà Thiên Hùng, nội điệt của tướng tiên phonghồi lập quốc Hà Thiên Hùng. Người thứ ba tức Thủy sư Đề đốc Đàm Bá Phụcđóng thủy trại tại Trấn giang thành, dòng dõi của vị công thần thủy lựcĐàm Bá Thành khi xưa.

Từ ngày Thái Minh Tổ lập quốc đến nay, ba họ Mã, Hà, Đàm đời nào cũng dày công hãn mã, triều đình sủng ái nhất mực. Nguyên soái Mã Thành Long có hai con trai là Mã Thành Hổ, Mã Thành Báo va một con gái là MãKim Loan.

Cả ba anh em họ Mã cùng đang thời niên thiếu, dòng dõi tướng môn, người nào cũng võ nghệ cao cường, sức khỏe trấn áp tam quân.

Mã Thành Hổ hai mươi bảy tuổi, thiện dụng ngọn giáo sắt, mặt đẹp như ngọc, da trắng, môi đỏ tựa thoa son, nên trong quân ai cũng gọi làNgọc Diệp Hổ. Tuy lớn tuổi rồi, Mã Thành Hổ chưa lập gia đình, chỉ suốtngày luyện tập võ nghệ cùng hai em và chư tướng, hoặc săn bắn trong rừng rậm, núi sâu. Trái lại với anh, Mã Thành Báo da ngăm đen, râu quai nónmọc tua tủa như rễ tre, mắt to mày xếch, tánh tình nóng nảy, vóc ngươilực lượng, hai cánh tay mạnh tới bẩy, tám trăm cân. Mã Thành Báo thiệndụng cây đại phủ nặng nề, trên chiến trường xông xáo giữa đám địch quântrăm vạn như vào chỗ không người. Không bao giờ chịu vận đai giáp. MãThành Báo chỉ ưa vận chiếc áo bào đỏ tím hoa đeo lớn như chiếc bát. Bởivậy, ba quân mới tặng chàng tước hiệu Hoa Ban Báo. Hoa Ban Báo năm ấyhai mươi bốn tuổi mà cũng như Ngọc Diện Hổ, chưa có bạn sửa túi nângkhăn. Mã Kim Loan là con út mười bảy tuổi, mặt hoa da phấn, xinh đẹp bội phần, nhưng vì con nhà tướng nên từ cử chỉ đến cách đi đứng y hệt contrai. Năm mười ba tuổi, Mã Kim Loan được cha cho phép theo một ni cô đạo hiệu Chiêu Vân, trụ trì tại Ngũ Phật tự ở Lai Bình Loan, bên kia cửa ải Cư Dung, vào núi học tập kiếm pháp và phi hành thuật. Ba năm sau, nghệthuật đã tinh vi, ni cô Chiêu Vân ban cho đồ đệ cặp song kiếm và dẫnnàng về tận nơi doanh trại trả lại cho vợ chồng Mã nguyên soái.

Một hôm, Mã Thành Hổ và Mã Thành Báo cùng theo cha ra võ trangxem chư tướng luyện tập võ nghệ. Như thường lệ, Mã Kim Loan cũng đượcNguyên soái cho theo xem.

Thấy con gái từ ngày ơ Ngũ Phật tự trở về ít nói hơn trước vàcũng chỉ luyện tập như thường chớ không trổ tài nghệ chi đặc sắc cả, Mãnguyên soái bèn nhân dịp ấy, bảo Mã Kim Loan :

- Bữa nay, nhân trước mặt tam quân, con đã học được võ thuật gìđặc sắc thiết tưởng cũng nên trổ tài một phen trước là cho cha anh xem,sau là để chư tướng cùng tam quân biết tài lực chớ? Con chẳng lạ gìthông lệ trong quân: nếu tướng bất tài thì khó điều khiển chúng!... Tatrông cậy ở con để gây thêm uy tín dòng họ Mã đó.

Nghe cha nói, Ngọc Diện Hổ và Hoa Ban Báo nhìn Mã Kim Loan, mỉm cười :

- Từ ngày theo sư phụ Chiêu Vân luyện tập lối công phu nhà nghềcủa bực kiếm khách, Mã Kim Loan đã luyện luôn được cả đức trầm tĩnh, kín đáo.

Nhưng hiện tại nàng vẫn theo cha hàng ngày ra vào nơi hổ tướng,biết đâu một ngày kia nàng sẽ chẳng theo cha anh xông xáo chốn satrường? Chi bằng cũng nên tiện dịp này trổ tài nghệ thuật riêng cho mọingười hiểu nàng chẳng phải là kẻ hữu danh vô tài!

Nghĩ đoạn, Mã Kim Loan thưa :

- Cha đã dạy, con đâu dám trái lời. Vậy xin cha cho mấy đại đội xạ quân ra ngay trước võ đài để con sử dụng.

Mã nguyên soái mừng rỡ, ra lệnh cho phát âm viên truyền gọi bađại đội cung thủ và báo cho ba quân biết Mã tiểu thư biểu diễn võ nghệ.

Phát âm viên vâng lệnh cầm loa hô lớn :

- Bớ tam quân! Mã tiểu thư được lệnh Mã nguyên soái biểu diễn võ nghệ. Cần ba đại đội cung thủ chỉnh tề hợp ngay dưới khán đài.

Ba quân nghe lệnh, vui mừng, vỗ tay hoan hô, cổ võ vang động cảvõ trường. Chỉ trong khoảnh khắc, ba đại đội cung thủ đã đứng thành hàng trước khán đài.

Mã Kim Loan gài song kiếm chéo trên lưng, ra trước hổ trườngvòng tay vái Mã nguyên soái, rồi chuyển đi ra trước khán đài, nhảy phóng xuống trước đoàn quân cung thủ. Mọi người mục kích nàng liệng mìnhxuống võ trường, lẹ làng như chiếc lá rụng. Tràng pháo tay lại vangđộng. Ai nấy đều chăm chú xem viên nữ tướng tương lai ấy lại hành độngthế nào. Mã Kim Loan dàn đám quân cung thủ thành hình tròn, loạt quỳ,loạt đứng.

Khi trên đài ra lệnh, các người cứ nhằm ta mà bắn. Bắn chừng nào hết cả ống tên thì ngừng tay, nghe?

Ba đại đội dạ rân.

Mã Kim Loan đứng ra giữa, tuốt song kiếm đứng thẳng, mặt hướnglên khán đài nơi Mã nguyên soái ngồi cùng các vị tướng quân và mấy vịvăn quan. Hai lưỡi kiếm phản chiếu ánh mặt trời lóng lánh. Mã Kim Loannhìn Ngọc Diện Hổ gật đầu. Biết ý, Mã Thành Hổ bảo phát âm viên ra lệnhbắn.

Đoàn cung thủ nhằm đúng người Mã Kim Loan bắn như mưa rào, nhưng nàng đã hoa kiếm múa vùn vụt, làn kiếm sáng loáng bao bọc lấy nàng nhưtuyết tỏa, sương ta, như muôn ngàn cánh hoa lê rụng tơi bờị. Giây lát,đoàn cung thủ đã bắn hết tên đều tản cả hai bên. Mọi người đang chú ýnhìn, Mã Kim Loan đã ngừng tay kiếm. Quanh chỗ nàng đứng, tên bị gạtxuống chất thành một đống tròn như vẽ. Tiếng hoan hô lẫn pháo tay nổidậy khắp tứ phía. Trên đài, Mã nguyên soái hân hoan nghe những lời catụng của chư tướng.

Gài kiếm vào vỏ, Mã Kim Loan cất mình chạy vùn vụt ra tới châncột cờ, nhún mình phi thân đứng hẳn lên ngọn, chân co chân duỗi, hai tay xòe ra như con đại bằng, quay khắp bốn phía rồi mới liệng mình xuốngđất lướt như chiếc én buổi đầu xuân. Đoạn nàng phi hành như bay lên khán đài, nghiêm chỉnh đứng trước mặt Mã nguyên soái, hơi thở nhẹ, mặt không biến sắc.

Mã nguyên soái sung sướng vui mừng nói :

- Cho con về chỗ.

Sau cuộc biểu diễn ấy, trên thì chư tướng dưới có tam quân, ainấy đều khâm phục tài nghệ của Mã Kim Loan, và cũng từ đó suốt trongquân, cô gái họ Mã có tước hiệu Phi Vân Yến. Thời gian này cùng chặp với cuộc Nam du của Lam Y nữ hiệp và Đơn Đao Chu Đức Kiệt.

Từ ngày phải thuyên chuyển xuống Kim Lăng, Tĩnh Vương hoàn toànkhông hành động được theo ý muốn, vì hồi ấy Minh triều toàn thạnh.

Theo lời trăng trối của cha lúc lâm chung, Thuận Vương Chu VĩnhThái mới dùng của cải súc tích, lợi dụng tình thế đã vững chắc của mìnhgiao dịch rộng, và nhất là dân tình oán hận đám quan tham, lại nhũng đểbành trướng thế lực nạp tướng chiêu binh.

Chánh sách dùng người của Thuận Vương là chỉ cần người có dũnglực, võ nghệ cao cường, gác bỏ ra ngoài vấn đề đức độ. Cho nên, nhữngtay lục lâm thảo khấu cũng được dong nạp. Thuận Vương thường hứa vớichúng chừng nào chiếm được thiên hạ, lên ngôi cửu ngũ, sẽ phong chochúng quyền cao tước hậu. Trái lại, bọn cường khấu, anh hùng đại đạo dựa vào thế lực lớn của Thuận Vương, hành động công khai, cướp của giếtngười mà vẫn được quan lại làm ngơ.

Vị Vương gia khôn ngoan ấy lập cả một chương trình hành động rất lớn lao.

Lập lôi đài hoặc ở Kim Lăng hoặc ở nơi nào có bè cánh để thâunạp người tài, hay tìm cách hạ sát những anh hùng ra mặt đối lập vớimình. Luôn luôn mở các hội vui có tính cách đua tài về võ thuật để câuanh hùng tứ xứ. Phái bộ hạ thân tín đi các nơi lập chùa chiền miếu mạo,giả tu hành để lấy chỗ đồn tướng tụ binh. Chiêu nạp bọn cường khấu sơnlâm, hay phát bộ hạ đi lập trại đồn quân dưới hình thức tặc đạo.

Trong mấy chục năm trời, vây cánh của Thuận Vương mỗi ngày mộtlớn, tích thảo đồn lương ngày một nhiều. Một số lớn quan lại miền GiangNam đều quy thuận Thuận Vương, chờ ngày khởi binh chống lại triều đìnhđoạt ngôi cửu ngũ.

Thấy thanh thế đã mạnh, Thuận Vương ngang nhiên cho xây dựng lại Vương phủ theo thể thức cung nhà vua tại Yên Kinh, đi kiệu Cử Long, tán vàng, long bạc, dùng nghi vệ của một bực Hoàng đế.

Thuận Vương còn cho may sẵn cả bào long cổn, mão cửu thiên, chỉchờ dịp khởi binh thâu phục thiên hạ là chánh thức lên ngôi Hoàng đế.

Các quan tùy tòng và tướng tá tay chân cũng được phong trướcsẵn. Tuy chưa ra mặt, nhưng họ được ưu đãi ngang hàng với các quan tạitriều.

Phần văn quan không phải ai xa lạ, chính là mấy viên quan vẫn ăn lương cao lộc hậu của Yên Kinh được bổ nhậm Kim Lăng, nay mưu phản ngầm theo Thuận Vương hòng sau này chiếm phần ngôi cao cả với tân vương: Thủ phủ quan, Bành Giang Hiếu, Thống đốc Kim Lăng, và hai phụ quan Ôn HànhNhân, Võ Phong Thuần.

Bên võ tướng mới là phần tử đáng kể.

Thuận Vương rất tự hào đã thâu dụng được nhiều nhân tài, nên thường nói trong khi tửu hứng :

- Với những con người sắt ấy ở quanh Cô gia thì triều đình YênKinh đứng vững sao nổi! Bộ Ngũ Hổ Tướng của ta có thể gọi là vô địch.Ngay đến Ngũ hổ của Ba Thục hay Tống triều thuở trước cũng chẳng bằng!

Thuận Vương nói câu này có ý khinh thường cả Ngũ Hổ Tướng BaThục là Quan, Trương, Triệu, Mã, Hoàng đã từng phò Lưu Huyền Đức địnhlập lại triều Hán, và Ngũ hổ đời Tống Nhân Tôn: Địch, Thạch, Trương, Lý, Lưu, đã từng đánh bại quân Tây Hạ, chinh phục Tây Liêu lấy Chân Châu Kỳ về cho vua Tống, phá tan Nam quân Nùng Chí Cao đem lại an cư lạc nghiệp cho miền Hoa Nam. Mà thiệt vậy, Ngũ Hổ Tướng của Thuận Vương toàn lànhững tay hảo hớn giang hồ hắc đạo có công phu luyện tập rất đáng kể bản lãnh liệt vào hạng siêu việt khuấy nước, chọc trời, coi binh tướngtrong triều Yên Kinh chẳng vào đâu. Đó là :

- Phi Thiên Hổ Hoàng Bách Thắng, đứng đầu Ngũ hổ lãnh ấn Bình Bắc đại nguyên soái.

- Quá Sơn Hổ Triệu Đại Bằng.

- Cẩm Mao Hổ Dư Đông Bích.

- Thanh Diện Hổ Tống Võ Cường.

- Bạt Sơn Hổ Hầu Văn Bảo.

Hoàng Bách Thắng năm ấy ba mươi sáu tuổi, vóc người to lớn đầugấu lưng hùm, hai cánh tay có sức khỏe ngàn cân, thiện dụng cây trượngbát xà mâu mã, chiến cũng như bộ chiến đều hay. Y là đệ nhất đồ đệ củaThiên Không hòa thượng trên La Phù sơn cõi Lãnh Nam.

Quá Sơn Hổ Triệu Đại Bằng thiện dụng cây đại đao ba mũi, và CẩmMao Hổ Dư Đông Bích thiện dụng đinh ba là hai đồ đệ siêu đẳng của ThiếtCước đạo nhân trong Động Đình hồ.

Hai người này cùng ba mươi hai tuổi nổi danh trong giới hắc đạomiền Nam, đi tới đâu gieo rắc khủng khiếp đau thương đến đó khiến dânchúng cứ nghe tên không thôi cũng khiếp sợ như tử thần đã tới sau lưng.

Thanh Diện Hổ Tống Võ Cường ba mươi tuổi, mặt mũi sần sùi nổinhững lằn gân xanh lè, cao lênh khênh, gầy đét, nhưng toàn thân cứng như thép, thiện dụng cây Ngô Công côn bằng sắt rất nặng nề. Ít nói, tánhnóng như lửa, giết người không biết ghê tay. Không ai hiểu lai lịch củahọ Tống, chỉ biết y gốc tích người Trung Quốc, nhưng lúc bé lưu lạc sang Tây Tạng. Mãi đến sau này mới trở về đất nước xứ sở chuyên bảo vệ chocác đoàn khách thương mang hàng hóa từ miền Tây Trung Quốc vào đất TâyTạng bán.

Về sau, Tống Võ Cường theo lời Tôn Hoàn là quân sư của Thuận Vương về Kim Lăng đầu bôn và được trọng dụng ngay.

Khi mới về Kim Lăng ra mắt Thuận Vương, các bộ hạ khác thấy tướng mạo y xấu xí gầy ốm nên có vẻ khinh thường.

Họ Tống biết vậy nhân thể muốn trổ tài cho Thuận Vương coi vàlàm khiếp đởm các người khác, y bèn nhằm chiếc khánh bằng đá lớn như mặt bàn nhảy lên đấm một trái Thôi sơn...

Chiếc khánh đá dày dặn bị bể tan ra từng mảnh khiến mọi ngườiđều khen Tống Võ Cường thần lực. Thuận Vương cũng mừng rỡ biệt đãi yngay.

Đệ ngũ hổ là Bạt Sơn Hổ Hầu Văn Bảo năm ấy hai mươi lăm tuổi,vốn là con trai cả của tay thảo khấu anh hùng Hầu Văn Lượng, tước hiệuThác Tháp Thiên Vương, chiếm cứ cả một vùng Thập Vạn Đại Sơn ở ranh giới Lưỡng Quãng.

Hầu Văn Bảo thiện dụng cặp song phủ nặng mười hai mươi cân, xông vào giữa muôn quân như vào nơi không người. Sắc mặt đen sì, râu quainón dìm ra như rễ tre, cổ to, ngực lớn, hai cánh tay bắp thịt nổi lênnhư thừng chão. Hầu Văn Bảo ra quân không chịu mặc giáp, chỉ vận chiếcáo đen hở ngực, ngắn tay, chân quấn xà cạp, dận hải xảo.

Bạt Sơn Hổ còn có tài phong búa bách phát bách trúng. Cây búanặng nề ấy do cánh tay sắt của Hầu Văn Bảo phát ra bổ trúng người, thìđịch thủ dầu có anh hùng sức khỏe biết mấy cũng phải táng mạng ngay tứcthì...

Thuận Vương từ ngày thâu nạp được Hoàng Bách Thắng, Triệu ĐạiBằng, Dư Đông Bích, Tống Võ Cường thì có ý lập Ngũ Hổ tướng đã lâu, song còn thiếu một người đệ ngũ, bèn bàn với Thần Cơ quân sư Tôn Hoàn.

Lúc đó Phi Không cũng đã đầu bôn Thuận Vương rồi, hàng ngày đi lại thân thiết với quân sư.

Tôn Hoàn đem chuyện Thuận Vương muốn thành lập Ngũ Hổ tướng. Phi Không nói :

- Tôi có quen một người võ nghệ siêu quần sức lực có thể liệtvào hạng vô địch, trong giới cường khấu ai cũng biết tiếng, nếu đượcngười ấy phò tá thì hay lắm.

- Y năm nay bao nhiêu tuổi? Ở đâu?

- Y năm nay ngót năm mươi rồi, hùng cứ ngọn Thập Vạn Đại Sơn ở giáp Lưỡng Quãng.

- Nếu thế thì khi nào y chịu về đây ở? Ta nên tìm cách liên lạc và chiêu nạp để y đòn binh nơi đó còn hay hơn.

Phi Không cười lớn :

- Nếu y ưng thuận đầu bôn Kim Lăng thì ta sẽ thành công cả haiviệc: tìm được Đệ ngũ hổ và gây được một vây cánh nữa ở Thập Vạn ĐạiSơn...

Tôn Hoàn nheo mắt lại không hiểu, Phi Không mỉm cười nói tiếp :

- ... Như quân sư đã biết, Thập Vạn Đại Sơn là một nơi thiênhiểm hiện do Thác Tháp Thiên Vương Hầu Văn Lượng hùng cứ, danh tiếng lẫy lừng. Hầu Văn Lượng võ nghệ xuất chúng, lực năng cử đỉnh thế khả bạtsơn, trong giang hồ ai cũng biết tiếng. Y có người con trai lớn là HầuVăn Bảo tài nghệ chẳng kém gì cha, thiện dụng cặp song phủ lợi hại vôcùng. Vì lẽ ấy, tôi muốn chiêu nạp Hầu Văn Lượng gây thêm thanh thế choVương gia và dụ Hầu Văn Bảo về Kim Lăng nhập bộ Ngũ Hổ tướng thì khôngcòn gì xứng đáng bằng.

Thần Cơ quân sư Tôn Hoàn nghe nói cả mừng, vỗ vai Phi Không gia sẽ trọng thưởng... gái đẹp rượu ngon, muốn chi cũng được.

Phi Không cười híp mắt :

- Xin vâng. Từ ngày về đầu bôn, tôi cũng chưa có công lao chi cả để đền ơn tri ngộ. Chuyến này tôi sẽ cố, may ra thì thành công.

Hòa thượng sửa soạn lên đường ngay cho kẻo chúa công trông đợi.

Hầu Văn Lượng vẫn coi Phi Không như sư huynh, hai bên giao dịchthân mật. Phi Không chắc chắn thế nào cũng thành công, nên mới nhận điđể gây thêm uy tín với Thuận Vương. Kể ra Thuận Vương rất trọng đãi PhiKhông vì lẽ y là một tay giang hồ thần võ. Và là sư thúc của Vô Địchtướng quân Hoàng Bách Thắng. Với Phi Không, Thuận Vương còn hi vọng thâu nạp được nhiêu đầu đà về làm bộ hạ cần dùng cho việc chinh phục thiênhạ sau này. Quả nhiên, như Phi Không dự tính, Thác Tháp Thuận Vương HầuVăn Lượng nhận lời liên lạc với Kim Lăng. Họ Hầu cùng đi với Phi Khôngvề Kim Lăng hội kiến với Thuận Vương. Hai bên đều thỏa thuận mọi điềukiện. Thuận Vương sắc phong cho Hầu Vãn Lượng chức Thập Vạn Hầu, chờ sau này bình xong thiên hạ, dời đô lên Yên Kinh, sẽ thăng thưởng sau. HầuVăn Lượng lãnh sắc phong trở về sơn trại cho Hầu Văn Bảo xuống Kim Lănggia nhập Ngũ Hổ.

Thế là thành lập xong Ngũ Hổ tướng. Thuận Vương luôn luôn thânchinh ngự khán các cuộc diễn binh tập luyện ba quân tại võ trường.

Phi Thiên Hổ Hoàng Bách Thắng tỏ ra có tài thao lược song toànđáng mặt đại tướng. Còn bốn tướng kia, mỗi người một vẻ oai hùng sát khí đằng đằng.

Thần Cơ quân sư Tôn Hoàn hoạt bát, mưu mẹo, binh thư đồ trận làu thông, ngoài ra còn rất thạo về môn nhâm độn, tà thuật Bạch Liên giáo.

Bạch Liên giáo là một giáo đạo chuyên về bàng môn tả đạo (tức tà thuật khởi xuất ở Trung Quốc từ Nguyên triều, tại đất Loan Thành, sanhquán của Bạch Liên giáo tổ Hàn Sơn Đồng).

Hàn Sơn Đồng là con của Hàn Thế, tự nhận là dòng dõi vua Huy Tôn nhà Tống.

Lập nên giáo giới Bạch Liên, Hàn Sơn Đồng có ý gây thế lực vàphong trào bài Nguyên (quân Mông Cổ chiếm cứ Trung Quốc lập thành Nguyên triều) hưng Hán.

Các giảng đường trước hết dùng để truyền giáo thuật và truyền bá tinh thần cách mạng lật đổ Nguyên triều.

Như nước ngấm lần lần, Bạch Liên giáo được phổ thông khắp cõiTrung Nguyên, nhưng tinh thần dân chúng thấp kém, dị đoan, nên mục đíchcách mạng của giáo phái bị phổ biến sai lạc. Bởi vậy, về sau giáo thuậtlấn áp hẳn mục đích cách mạng, và cũng vì lẽ ấy, khi Hàn Sơn Đồng tạthế, Bạch Liên giáo bước hẳn sang con đường tà thuật lợi dụng tính dịđoan của dân chúng làm nhiều điều hỗn loạn dâm bôn, khiến bọn Giang HồHiệp Khách nhiều phen phải ra tay trừ khử.

Khi Chu Nguyên Chương dấy quân diệt Nguyên triều, cùng các tướng Mã Địch Quốc, Thường Ngộ Xuân, Đám Bá Thành, Hà Thiên Hùng và Từ Đạtvây trận cuối cùng đoạt Yên Kinh (tức Bắc kinh ngày nay) giải phóng chodòng dõi Hán tộc khỏi ách quân Nguyên đô hộ, họ Chu lên ngôi Thái Tổ lập triều Minh, thì con của Hàn Sơn Đồng là Hàn Lâm Nhi thay cha lên ngôiGiáo chủ Bạch Liên.

Trong thời gian Chu Nguyên Chương và chư tướng thâu đoạt lạigiang san, Hàn Sơn Đồng có đem bộ đội theo giúp họ Chu lập nên côngtrạng đáng kể, nhưng đất đai nước nhà vừa thâu hồi được thì Hàn Sơn Đồng lâm bệnh từ trần, Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế thì Hàn Lâm Nhi,con Hàn Sơn Đồn, cũng thay cha giữ chức Giáo chủ cầm đầu toàn thể bộ đội Bạch Liên giáo. Có lẽ cũng tưởng mình là Vua có công lớn trong việchưng Hán diệt Nguyên, nên Hàn Lâm Nhi yêu cầu Minh Thái Tổ cắt đất chiađôi để cùng trị vì thiên hạ.

Giang san vừa thâu hồi được, còn nhiều việc cải cách phải thihành để củng cố đất nước sau một trăm sáu mươi hai năm bị giặc Mông Cổđô hộ, mà bị một Giáo chủ ngông cuồng đòi cắt đất xưng Vương thì quả làmột việc quá sức tưởng tượng. Minh Thái Tổ bác lời yêu cầu của Hàn LâmNhi, một mặt phái Đại nguyên soái Mã Định Quốc cất quân diệt tan bộ độiBạch Liên giáo, bắt Hàn Lâm Nhi xử trảm, thống nhất san hà.

Từ đó, trong dân gian, tuy dư đảng Bạch Liên hãy còn nhưng hoạtđộng trong vòng tà giáo mê hoặc mọi người lấy tiền chớ không mon men vào địa phận chính trị nữa. Đến đời minh Vĩnh Lạc, Giáo chủ Bạch Liên CốDuy Thanh có dạy được nhiều đồ đệ vừa về võ thuật vừa về tà giáo. Bọn đồ đệ ấy tản mác đi các nơi truyền giáo gây lai thanh thế cho giáo phủ.Trong đó có Tôn Hoàn là người thư nhì đầu bôn cho Thuận Vương. Tôn Hoàncòn liên kết với sư muội của y là Đường Trại Nhi hoạt động ở Nam Xươngphủ, tỉnh Giang Tây. Đường Trại Nhi còn ít tuổi, mặt hoa da phấn xinhđẹp bội phần, võ nghệ khá và tà thuật giỏi nhưng rất dâm dâm dật... Đólà chuyện sau.

Ngoài Ngũ Hổ tướng đóng ngay tại Kim Lăng, Thuận Vương còn cóviên tướng tiên phong dũng mãnh dị thường họ Điêu tên Thiêu Phượng, hỗndanh Trại Nguyên Khánh vì chàng sử dụng cặp bát giác đồng chùy mạnh nhưcuồng phong bão táp.

Điêu Thiên Phượng đầu bô Thuận Vương từ năm hai mươi bốn tuổingay sau khi thành lập Ngũ hổ tướng, được Thuận Vương rất trọng đãi sắcphong cho ấn tiên phong.

Họ Điêu tâu :

- Vương gia cho lãnh trọng chức thiệt hân hạnh cho kẻ hạ thần về đầu bôn. Nhưng hạ thần e ba quân không phục, nên yêu cầu Vương gia chotriệu tập đủ các hàng binh tướng tại võ trường thử sức cùng hạ thần, nếu đủ tư cách chừng đó mới dám nhận. Như vậy danh chánh ngôn thuận hơn.

Thuận Vương nghe Điêu Thiên Phượng nói phải, vả lại cũng muốnthưởng thức xem thực lực của y thế nào, nên ra lệnh cho các hàng binhtương biết ngày thao diễn để chọn lựa tướng tiên phong, nhân tiện khaimạc giáo trường mới luôn thể.

Võ trường cũ chật hẹp không tiện cho các cuộc thao diễn binhtướng mỗi ngày một đông của Thuận Vương, Thần Cơ quân sư Tôn Hoàn dâng ý kiến xây dựng giáo trường mới ở ngoài thành Kim Lăng, theo bản đồ chính tay quân sư lập thành. Thuận Vương chấp nhận đề nghị ấy trao toàn quyền cho Tôn Hoàn cáng đáng việc canh tân đó. Tôn Hoàn đôn đốc thợ thuyềnxây dựng suốt trong bốn tháng trời mới hoàn thành một đấu trường rộnglớn tân kỳ, lấy tên là Kim Lăng đại giáo trường. Tân giáo trường vừa xây dựng xong thì Trại Nguyên Khánh Điêu Thiên Phượng cũng vừa tới đầu bôn. Vì lẽ đó, Thuận Vương mới có ý khai mạc giáo trường bằng cuộc tranh ấntiên phong.

Hôm đó cờ xí rợp trời cắm khắp chung quanh giáo trường. Trênkhán đài treo đèn kết hoa rực rỡ muôn phần. Quân lính nhung trang gọnghẽ, gươm đao tuốt trần sáng loáng giữ trật tự khắp trong và ngoài giáođường, tránh cho dân chúng được phép vào xem khỏi hỗn độn, chen lấn. Từcổng chính giáo trường đến cửa Bắc thành Kim Lăng, hai hàng binh sĩnghiêm chỉnh chống giáo đứng chờ Thuận Vương và các quan tùy tùng.

Đúng giờ ấn định, cờ mở trống rung, lính phát ngôn bắc loa báoVương gia sắp tới. Mở đầu bằng viên tướng chỉ huy ba đại đội Ngự lâmquân cỡi ngựa đi đầu, đoàn quân đi hàng sáu rất đều và tề chỉnh, tay tảđeo khiên, tay hữu cầm đao tuốt trần. Kế đến Thuận Vương, y phục nửa văn nửa võ, tay giáp tay bào đội mũ đầu mâu, cỡi ngựa trắng đi giữa, Bên tả là Thần Cơ quân sư Tôn Hoàn, bên hữu, Vô Địch tướng quân Bình Bắc đạinguyên soái Hoàng Bách Thắng lực lưỡng, vận giáp sắt, bào gấm đen hoabạc, đầu đội mão đầu mâu ngù đỏ, chân dận ủng đen đầu hổ, lưng đeotrường kiếm oai phong lẫm liệt, cỡi ô mã to lớn. Đi sát ngay sau là haithế từ Chu Trấn Quốc và Chu Bảo Quốc theo học võ trên La Phù sơn theolời giới thiệu của Nguyên soái Hoàng Bách Thắng, mới hạ sơn về Kim Lăng.

Chu Trấn Quốc đeo giáp vàng, bào vàng cỡi ngựa hoàng thổ, ba quân quen gọi là Kim thế tử.

Chu Bảo Quốc đeo giáp bạc bào trắng cỡi ngựa trắng nên có mỹ danh Ngân thế tử. Hai anh em cùng đẹp tướng oai dũng.

Đi tiếp sau hai Chu thế tử là bốn vị hổ tướng: Quá Sơn Hổ TriệuĐại Bằng, Cẩm Mao Hổ Dư Đông Bích, Thanh Diện Hổ Tống Võ Cường và BạtSơn Hổ Hầu Văn Bảo. Bốn vị tướng quân này đai nịt giáp sắt bào đen, lưng đeo trường kiếm y hệt Nguyên soái Hoàng Bách Thắng. Bởi vậy Ngũ hổtướng mới có tên Ngũ hắc hổ. Người nào cũng oai phong hùng dũng sát khíhiện ra mặt, cỡi toàn ngựa đen con nào cũng là giống chiến mã to lớn dịthường. Hàng văn quan đi sau bốn hổ tướng.

Sau cùng, đi sắp hàng năm, có trên sáu mươi viên tướng tá tùytòng, người nào cũng bào giáp gọn ghẽ, cỡi chiến mã lẫm liệt. Đoàn người ngựa rất đỗi oai phong hùng mạnh kéo vào giáo trường giữa tiếng hoan hô rầm rầm của dân chúng. Đến trước khán đài, tướng nào quân ấy đã chờ ởđó đỡ dây cương dắt ngựa ra phía sau. Quan khách vừa an vị đâu đấy, thìmột hồi trống vang động báo hiệu các tướng tranh ấn tiên phong đến.

Một đoàn mãnh tướng giáp mã gọn gàng dóng ngựa đi hàng hùng dũng tiến vào giáo trường. Người ta đếm được mười sáu tướng mỗi người mộtmàu bào khác nhau.

Đoàn nhân mã oai hùng ấy tiến đến trước khán đài đứng hằng giơ tay chào.

Xướng ngôn viên trên đài bắc loa giới thiệu :

- Đây là mười sáu vị tướng quân của bản thành và các nơi về dự tranh ấn tiên phong.

Một hồi trống, chiêng rung động chào lại chư tướng. Tiếp theo là tràng pháo tay của các từng lớp khán giả khen ngợi hoan hô.

Xướng ngôn viên nói :

- Mời chư tướng về trại bên đông.

Các tướng buông tay xuống, chỉnh đốn phóng ngựa về một dãy lềuvải ở phía đông giáo trường. Trên nóc lều cắm cờ hiệu theo màu sắcriêng, thêu tước vị và tên họ của từng tướng một. Mỗi lều có mươi tênquân thuộc giữ ngựa hầu hạ mỗi khi cần đến. Từ cung mã đến võ khí, thứnào cũng có đôi, phòng hờ khi cần đến thì có ngay.

Một hồi trống nữa vại vang động ở cổng giáo trường. Mọi ngườichăm chú nhìn ra, thấy một viên mãnh tướng phi ngựa vùn vụt nhập trường.

Viên tướng đó vóc người vạm vỡ, đầu quấn khăn võ già tréo mộtchiếc lông chim đại bàng, mặc bào trần màu đỏ thẫm thêu bông đen, quầnvà ủng đen thêu bông đỏ. Tay áo săn ngược để lộ hai cánh tay chắc nịch,lông lá xồm xàm. Ngực áo cũng phanh ra hở bộ ngực nở nang, lông dai mượt như lông gấu. Mới nhìn qua, ai cũng nhận thấy viên mãnh tướng ấy có sức mạnh tiềm tàng kinh khủng. Hợp với chủ, con ngựa mình trắng loang đen,bờm và đuôi trắng toát như cước, ức dồ, đầu cất cao, yên cương đen tuyền dát bạc lóng lánh, hai bên ức gài cặp bát giác đồng chùy đúng tầm tay.Pháo tay vang dậy khắp võ trường chào đón viên hổ tướng oai hùng ấy. Đólà Trại Nguyên Khánh Điêu Thiên Phượng.

Họ Điêu phóng ngựa như bay tới trước khán đài ghìm mạnh. Contuất mã bị ghìm bất thình lình, cất cao hai vó trước đứng dựng ngược hívang lừng, quay đi mấy vòng mới chịu đứng yên. Nghiêm chỉnh dữ dội nhưpho tượng đồng, Điêu Thiên Phượng giơ thẳng tay chào Thuận Vương và quan khách trước khán đài.

Xướng ngôn viên loan :

- Trại Nguyên Khánh Điêu Thiên Phượng, người treo ấn tiên phong thách thức cuộc tranh hùng hôm nay!

Hồi chiêng trống vang lừng chào lại.

Xin mời Điêu tướng quân về trại bên Tây sửa soạn.

Điêu Thiên Phượng rẽ phắt ngựa sang hướng Tây, phi vùn vụt nhưbay về lều riêng giữa muôn vạn tiếng hoan hô vang dậy cả góc trời.

Trên khán đài, Thuận Vương cười đắc ý liếc nhìn mọi người.

- Quân sư thấy người ấy thế nào?

Tôn Hoàn hân hoan :

- Tâu Vương gia, nhờ hồng phúc của Ngài, Trời mới sai viên thầntướng đó xuống hạ giới giúp Ngài bình thiên hạ thâu phục san hà lên ngôi cửu ngũ đó.

Thuận Vương vuốt râu ghé sang bên Vô Địch tướng quân Đại nguyên soái hỏi :

- Theo mắt nhà nghề, Nguyên soái thấy Trại Nguyên Khánh thế nào?

Nghiêm nghị, Hoàng Bách Thắng buông mấy tiếng :

- Dám bẩm Vương gia, người này dùng được!

Thuận Vương mỉm cười phất tay áo ra phía xướng ngôn viên.

Người này như đã thuộc lòng chương trình bắc loa loan :

- Xin chư vị tướng quân sẵn sàng cung tiễn. Bắt buộc phải ngự mã bắn tên. Ai bắn trúng hồng tâm luôn ba phát sẽ được chấm nhất.

Đang ồn ào bàn tán trong giáo trường bỗng yên lặng như tờ, ai nấy đều hồi hộp theo dõi cuộc tranh đấu.

Bầu trời xanh ngắt, gió thổi nhẹ nhưng cũng đủ bay muôn vạn lácờ gài quanh giáo trường. Mười bảy chiếc hồng tâm dựng sẵn theo bàng chứ nhất cách mặt khán đài hai trăm bước.

Trên đài loan :

- Cuộc xạ tiễn bắt đầu. Mời số Một, Nam Xương Lý Tấn Thành ra đấu trường!

Từ lều số Một bên đông, một tướng giáp bào màu nâu phóng ngựa ra như bay, lượn qua khán đài.

Tùng! Tùng! Tùng! Ba tiếng trống hiệu vang lên. Lý Tấn Thành rẽngựa chạy theo dọc vạch vôi trắng cách đích số một một trăm năm mươibước, phát luôn ba mũi tên.

Xướng ngôn viên có trách nhiệm ghi điểm ở khu đặt hồng tâm, loan to :

- Hai mũi trúng đích, một mũi hơi lệch sang bên tả.

Tràng pháo tay vang dậy.

Lý Tấn Thành ngả cung vòng qua khán đài về lều riêng.

Trên đài lại loan :

- Thỉnh đệ Nhị, Hàng Châu Khương Quỳnh ra đấu trường.

Một tướng bào thiên thanh từ lều số Hai phi ngựa ra trước khán đài, và cũng như đệ Nhất chạy theo vạch vôi bắn ba mũi tên.

Xướng ngôn viên coi hồng tâm loan :

- Trúng đích cả ba phát, nhưng chệch, không đều.

Tùng! Một tiếng trống ghi hảo điểm. Tiếng hoan hô vang dậy khắp giáo trường.

Khương Quỳnh hớn hở vòng ngựa qua khán đài về lều cá nhân. Và cứ lần lượt như vậy cho đến tướng đệ Thập Lục.

Người chệch cả ba mũi tên, kẻ chệch hai hay một. Cũng có ngườitrúng cả, được ghi hảo hai điểm bằng một tiếng trống, nhưng vẫn lệch lạkhông được đều theo điều kiện "ưu điểm". Nhưng dù sao, với tài xạ tiễnấy, khi ra trận cũng thừa sức bắn trúng đối phương rồi.

Loa trên khán đài vang lên :

- Lần chót, thỉnh Trại Nguyên Khánh Điêu Thiên Phượng ra đấu trường.

Tiếng vó ngựa đập trên mặt đất như trống rền, họ Điêu tay cầm thiết cung phi ngựa sát khán đài.

Thuận Vương lo lắng ra mặt, nói với Quân sư và Nguyên Soái :

- Mười sáu tướng vừa rồi mà chưa ai được lãnh ưu điểm! Họ Điêu có tài cũng chỉ đến ghi một tiếng trống thôi!

Thần Cơ quân sư nghiêm trọng im lặng. Còn Vô Địch tướng quân Hoàng Bách Thắng chỉ khẽ gật đầu mỉm cười :

- Điêu Thiên Phượng lướt luôn hai vòng ngựa dưới khán đài rồi bắn luôn ba phát tên vào cỡ cách hồng tâm hai trăm bước.

Ba mũi trúng cả hồng tâm hàng ngang!

Tiếng vỗ tay hoan hô vang dậy lẫn với ba tiếng trống đổ ưu điểm.

Thuận Vương mừng quá, khen :

- Cô gia biết mà! Điêu tướng quân quả là nhân tài!

Hoàng Bách Thắng chỉ tay :

- Kia! Vương gia coi...

Thuận Vương vội nhìn xuống đài thấy Điêu Thiên Phượng đang phingựa chạy vòng, lúc gần tới khán đài, y đứng hẳn người lên hai bàn đạpluôn ba mũi tên nữa, chờ ngựa chạy qua hẳn mặt khán đài mới ngồi xuốngyên.

Xướng ngôn viên phía hồng tâm loan to :

- Trúng theo hàng dọc cả ba mũi. Mũi tên cũ ở giữa bị chẻ đôi!.

Tùng! Tùng!Tùng! Ba tiếng trống nữa ghi ưu điểm ưu điểm giữatiếng hoan hô của khán giả. Điêu Thiên Phượng rẽ ngựa vào gần khán đàicúi đầu chào, rồi phi thẳng về lều cá nhân bên hướng Tây. Thuận Vương vỗ tay tỏ ý ban khen riêng cho họ Điêu.

Về tới lều, Điêu Thiên Phượng nhảy xuống ngựa. Một tên quân đỡdây cương, trong khi tên khác dâng chiếc khăn bông vò nước nóng. ThiênPhượng đỡ lấy lau mặt, lau tay. Một tên khác dâng ly rượu đầy giải lao.Thiên Phượng uống một hơi hết. Trong khi đó ở các lều bên Đông, mười sáu tưởng cũng xôn xao về tài xạ tiễn của Trại Nguyên Khánh.

Khương Quỳnh nói với mấy người :

- Phải nhận là y bắn khá hơn ta thiệt. Nhưng còn phần võ nghệ chưa biết thế nào! Sẽ xem!...

Lý Tấn Thành hằn hộc :

- Không lẽ chúng ta thua y cả sao? Nếu một chọi một không đượcthì ta họp lại quần cho y mộc trận thất điên bát đảo! Anh em chịu không?

Tướng Trần Gia Đồ cũng ở Hàng Châu nói :

- Không được! Theo luật lệ, một chọi một thôi. Trừ phi y tháchthức cả bọn ta thì lại là lẽ khác!... Dù sao cũng đánh cho y biết taychờ sợ chi? Một được, hai thua mà!

Khương Quỳnh lắc đầu :

- Được đã đành, nếu thua cả thì sẽ mất thể diện với đủ mọi người đó!.

Mười sáu tướng đang bàn tán thì từ khán đài kêu loa vang :

- Chư tướng tranh ấn tiên phong, hãy sửa soạn đấu với Trại Nguyên Khánh Điêu Thiên Phượng.

Ai nấy đều tản ra trở về lều lên ngựa. Quân dâng lên Lý Tấn Thành cặp roi sắt.

Phí lều bên Tây, Điêu Thiên Phượng cũng lẹ làng lên ngựa. bốnquân bê hai ngọn chùy bát giác bưng lên, Điêu Thiên Phượng đỡ lấy cầmchập vào một tay, còn tay kia thì quấn cương ngựa quanh trụ yên mộtvòng.

Xin mời Điêu tướng quân và Lý tướng quân bên lều đệ Nhất nhập trận!

Hai viên mãnh tướng cùng thúc ngựa phi tới vòng vôi tròn trướckhán đài. Tám vó ngựa đạp xuống đất rắn bật thành ầm ầm như sấm vang.Hai ngựa vừa giao nhau, Lý Tấn Thành hoa roi vụt luôn một ngọn ngang đầu họ Điêu. Thái Thiên Phượng cúi xuống tránh ngọn roi đó. Cả hai ngựacùng chạy quá trớn ra ngoài vòng vôi... Nhưng quay lại ngay nhập trận,Lý Tấn Thành đánh hụt đòn đầu nổi giận hạ độc thủ, tay tả nhầm đầu quậttréo tay hữu nhằm co lưng đối phương quật ngang. Hai đòn đồng thời đượctung ra mạnh mẽ, nguy hiểm theo thế Chung Cổ Bình Tiên.

"Rầm!".

Một tiếng chát chúa vang lên. Khán giả hồi hộp nhìn kỹ. ĐiêuThiên Phương chuyến này không né, vung cặp bát giác đồng chùy gạt trúngcặp roi sắt văng cao lên trên không rớt ra xa đến năm sáu trượng... LýTấn Thành toạc hổ khẩu vai, hai cánh tay tê buốt, nhăn nhó, vội thúcngựa chạy về lều. Quân tùy thuộc đỡ xuống ngựa. Y sĩ phụ trách vội chạytới săn sóc. Một tên thuộc hạ chạy ra vòng đấu lượm lặt cặp roi về. Mọingười nhận thấy hai cây roi cũng bị cong veo.

Toàn thể giáo trường như muốn vỡ vì những đợt hoan hô liên miênvang dậy. Trên đài, các quan đều run rẩy trước hiệp đấu rùng rợn.

Nét mặt nghiêm trọng, Thuận Vương hỏi ý kiến Vô Địch tướng quân :

- Nguyên soái coi có nên cho tiếp tục trận đấu hay thôi? Cô gia xảy ra cuộc vong mạng thì thiệt mất một người bộ hạ.

Hoàng Bách Thắng lắc đầu :

- Đó là mặt trái của nghề võ tướng tránh sao được? Xin Vương gia cứ cho tiếp tục. Kẻ nào nhát gan đừng lên ngựa.

Giữa lúc ấy, bỗng nổi lên một hồi trống vang báo có khách tới cổng giáo trường.

Một vị nữ tướng trạc mười bảy tuổi, mặt hoa da phấn như tiênnga, đôi mày liễu xếch ngược vận bạch giáp lam bào, tay cầm ngọn thiênphương hạo kích, cưỡi con Bạch Mã tiến vào giáo trường. Theo sau là mộttoán người nữ binh phóng ngựa thành hàng đôi. Trên khán đài và quầnchúng đều nghiêng đầu nhìn.

Quân sư Tôn Hoàn ghé đầu, nói nhỏ với Thuận Vương.

- Lan Anh quận chúa tới.

Thuận Vương kinh ngạc, ghé hỏi hai Thế tử ngồi phía sau.

- Ủa! Ta đã tưởng Lan Anh không đến dự cuộc tranh ấn tiên phong. Đến trễ thế này chắc có chuyện chi chăng.

Phải viên nữ tướng trẻ tuổi vừa tới là Quận chúa Chu Lan AnhĐiêu Thiên Phượng ngạc nhiên dừng ngựa nhìn, khen thầm vẻ cân quắc anhhùng của người mới tới.

- Chao ôi! Đẹp! Tuyệt đẹp! Ước chi ta cùng nàng giao đấu một trận mới thỏa tình! Con cái nhà ai thế này.

Chợt nhìn lá cờ hiệu do một nữ binh cầm, Điêu Thiên Phượng đọc"Chu Lan Anh quận chúa". Chàng giật mình thúc ngựa về lều thì gặp ngaycặp thứ ba của thiếu niên nữ tướng đó nhìn.

Về phần Quận chúa tới trễ, vừa ra khỏi cổng thành tiếng reo hòđã vang từ giáo trường tới tai nàng. Nóng ruột phóng ngựa phi thật lẹnhập võ trường. Liếc nhìn thấy toàn thể giáo trường, mọi người đang chăm chú nhìn mình, và trước khán đài, một viên dũng tướng bào đỏ, tay cầmbát giác đồng chùy... Nàng khen thầm viên tướng ấy oai hùng thật, nhưngkhi thấy diện mạo hung dữ như Thiên lôi của y thì nàng vội đảo mắt nhìnthẳng lên khán đài. Bởi vậy, Điêu Thiên Phượng mới vô tình được hưởngkhóe phượng thứ ba của nàng Quận chúa anh thư bạch giáp lam bào đó.

Tới trước khán đài, Chu Lan Anh liệng họa kích cho nữ binh, gọngàng nhảy xuống ngựa, uyển chuyển theo bực thang thượng đài. Quỳ một gối trước mặt Thuận Vương, nàng thỏ thẻ giọng oanh vàng.

- Thân mang giáp trụ không hành đại lễ được, kính mong Phụ vương lượng thứ.

Thuận Vương đỡ nàng dậy.

- Cho phép con tự nhiên. Ta đã ngờ là con không đến dự lễ?

Chu Lan Anh đứng dậy :

- Bẩm Phụ vương, con bất chợt dở chút việc tổng cung nên đến trễ, thiệt đáng tội muôn vàn.

Thuận Vương mỉm cười :

- Cho con an tọa bên các anh con.

Chu quận chúa nghiêng đầu thi lễ cùng Quân sư, Hoàng nguyên soái và các hàng văn võ quan tướng tá. Mọi người đều cung kính đứng lên đáplễ.

Chu Lan Anh gọn gàng thẳng thắn, vòng ra hàng ghế sau ngồi bênThái tử Chu Bảo Quốc. các tướng tá và văn võ bá quan ai cũng có lần biết mặt Quận chúa, riêng đệ Bạt Sơn Hổ Hầu Văn Bảo tuy đầu bôn được trênmột năm nay, mà chưa có dịp nào được hân hạnh gặp nàng.

Nghe tiếng đồn về nhan sắc hãn hữu và tài võ nghệ siêu quần củaChu quận chúa, Hầu Văn Bảo vẫn ao ước được gặp xem có danh bất hư truyền không?

Bỗng dưng bữa nay thấy mặt, vị đệ ngũ hổ thiếu niên tướng quân hồn xiêu phách lạc, tự nghĩ.

- Trời ơi, đẹp thiệt! Cái đẹp quí phái anh thư cũng đáng để tônthờ... Hừ! Thế mà vừa rồi tên mãng phu họ Điệu dám dừng ngựa lại trângtráo nhìn nàng! Thắng mấy viên tiểu tướng quèn kia, y đã tưởng mình làthiên tướng nhà trời, mục hạ vô nhân! Nếu không vướng chân Ngũ hổ này ta sẽ cho y một bài học song phủ xem ấn tiên phong về tay ai!...

Càng nghĩ, mặt họ Hầu càng đỏ gay gắt, bất giác nghiến răng kènkẹt, khiến Thanh Diện Hổ Tống Võ Cường ngồi bên cạnh ngạc nhiên hỏi nhỏ.

- Hầu hiền đệ trúng phong hay sao mà run rẩy nghiến răng vậy.

Như tỉnh cơn mê, Hầu Văn Bảo trấn tĩnh.

- Ngu đệ cảm thấy như tự mình đánh trận vừa rồi, hào hùng quá nên vô tình để lộ ý tưởng, Tống đại ca chớ cười nhé.

Tống Võ Cường lắc đầu mỉm cười, yên lặng, vì tiếng loa đã vang dậy.

- Thỉnh Điêu tướng quân và Khương tướng quân sửa soạn nhập đấu.

Chu Lan Anh hỏi Thế tử Trấn Quốc.

- Điêu Thiên Phượng là viên mãnh tướng cầm bát giác đồng chùy đó, phải không hiền huynh?

Chu Trấn Quốc gật đầu :

- Chính y đó. Phụ vương thâu nạp được y là một việc rất đáng kể.

Chu Lan Anh đưa mắt nhìn hai bên lều, thấy hai tướng cùng lênngựa sẵn sàng chờ lệnh. Tùng! Tiếng trống hiệu vừa phát ra, tám vó ngựachồm lên phi thẳng ra phía trước. Khương Quỳnh buông cương ngựa cặp chặt cây giáo sắt vào nách, phóng ngựa như bay nhằm ngực đối phương thọctới. Điềm tĩnh nhưng dữ dội, Điêu Thiên Phượng cũng phi ngựa nhắm thẳngmũi giáo đó phi tới như thách thức... Khán giả hồi hộp, trống ngực đậpmạnh hơn trống trận đang thúc giục vang dậy ở bên khán đài...

- Choang! Ngọn giáo sắt cong gập hẳn lại dưới sức gạt nặng nềncủa đồng chùy. Khương Quỳnh toạc hổ khẩu văng mình lăn xuống đất.

Con ngựa mất chủ hoảng hốt chồm lên hí vang, nhưng đã bị con Lôi Phong của Điêu Thiên Phượng chồm tới bổ luôn hai vó trước trúng ức ngãlộn sang bên, thiếu chút nữa đè phải Khương Quỳnh. Họ Khương nhăn nhó ôm sườn không dậy được. Bọn bộ hạ thuộc ở lều Nhi vội chạy ùa đến khiêngKhương Quỳnh về lều, trong lúc mấy tên khác dắt ngựa và lượm cây giáo bị cong. Thì ra, họ Khương cặp cây giáo chặt quá, cố tình xã một mũi trúng ngực đối phương, dè đâu Điêu Thiên Phượng sức mạnh như thần gạt mạnhđến nỗi bị gãy mấy lóng xương sườn.

Khán giả thấy Điêu Thiên Phượng hạ hai tướng đối thủ dễ dàng như vậy, đều lắc đầu thè lưỡi khen họ Điêu có sức mạnh vô địch, quả xứngđáng hỗn danh Trại Nguyên Khánh.

Thuận Vương bảo nhỏ Tôn Hoàn :

- Khi xưa Bùi Nguyên Khánh cũng chỉ mạnh đến thế là cùng.

Hạ xong Khương Quỳnh, Điêu Thiên Phượng liếc nhìn lên khán đài có ý tìm Lan Anh quận chúa rồi mới quay ngựa trở về lều.

Trên khán đài, Bạt Sơn Hổ Hầu Văn Báo chú ý thấy vậy nên bựcmình ngồi không yên chỗ. Nhất là chàng nhận thấy Quận chúa thích chí, vỗ tay hoan hô kẻ chiến thắng.

Sau mấy đợt hoan hô vang dậy, giáo trường bỗng trở nên nghiêmtrang vì ai cũng nhận thấy cuộc tranh tài mỗi lúc một thêm hào hứng,nhưng quả rất nguy hiểm, có thể hại tới sanh mạng người được...

"Tùng!..."

Tiếng trống gọi đấu lại vang lên. Trần Gia Đồ nhận ra họ Điêu có sức mạnh vô địch nên không dám xem thường như Lý Tấn Thành và KhươngQuỳnh.

Chàng cũng cặp cây đinh hai vào sườn, phóng ngựa tới vòng đấu.

Ai cũng đoán Trần Gia Đồ sẽ bị đòn theo họ Khương.

Nhưng không! Ngựa hai bên vừa tới vòng đấu thì Trần Gia Đồ sẽ phất ngựa sang bên tả nhường ngựa họ Điêu quá trớn mấy bước.

Thừa thế, Trần Gia Đồ đâm luôn mũi chĩa đôi vào hông đối thủ.

Đòn đánh tuy lẹ, nhưng họ Điêu đoán được ý định của Trần Gia Đồ nên gạt nhẹ khí giới địch sang bên.

Trần Gia Đồ bị gạt rung cả hai cánh tay, khen thầm quả đốiphương dũng lực vô song, nên cố tránh không động chạm tới cặp chùy củahọ Điêu mà chỉ dùng đòn lẹ.

Nhưng Điêu Thiên Phượng không những mạnh mà còn lanh lẹ vô cùng. Trong khi Trần Gia Đồ còn đang chơi vơi vì hai cánh tay bị tê buốt,chàng áp ngựa tới sát địch thủ quất tréo một chùy.

Đòn đánh gần vừa lẹ vừa mạnh, không dám đỡ cũng chẳng dám gạt,Trần Gia Đồ vội nhào xuống ngựa thoát thân, để con ngựa chịu đòn thế.

Trúng một trùy nặng như núi Thái Sơn đúng giữa lưng, con ngựakhuỵu bốn vó lăn ra đất hí lên mấy tiếng, nhưng cũng vùng đứng lên đượcchạy vùng ra xa.

Sở dĩ con vật không chết là nhờ ở bộ yên dày độn trên lưng, trái lại xương sống sẽ bị nát vụn.

Còn đứng trong vòng chiến, Trần Gia Đồ nhảy tới xiên một mũi vào đùi Điêu Thiên Phượng.

Ngọn chùy vụt xuống như chớp, Trần Gia Đồ chỉ kịp buông tay chạy ra khỏi chỗ vạch vôi tỏ ý chịu thua. Cây đinh hai bị chùy vụt trúngcong, gập lại văng tới chân khán đài.

Tiếng trống điểm dứt cuộc đấu thứ ba.

Trái với thường lệ, họ Điêu đứng giữa vòng chiến hướng sang bên Đông hô lớn.

- Hỡi chư vị Tướng quân! Nếu còn muốn dành ấn tiên phong xin mời cả ra đây cùng Điêu mỗ đấu một lượt cho đỡ mất thì giờ.

Các tướng Đông thấy họ Điêu quá ư dũng mãnh, tự liệu một đấu một tất không chịu nổi, chi bằng nhân dịp y thách thức, hợp nhau lại đấumột trận xem sao.

Thế là tất cả cùng lên ngựa cầm khí giới kéo rốc tới trước khán đài vây tròn Điêu Thiên Phượng vào giữa.

Các võ khí va vào nhau chí chát lắm khi tóe lửa ghê người.

Điêu Thiên Phượng hoa cặp bát giác đồng chùy như bay dương đôngkích tây, xông xáo như mãnh hổ giữa bầy hổ, đi đến đâu đối phương dạt ra đến đấy.

Tuy hung hăng, họ Điêu cũng không muốn mất cảm tình với mọingười, gây mối thù oán vô ích lợi, nên chàng ra sức đánh, nhè khí vớicủa đối phương, trúng cái nào, cái ấy bị văng liền ra xa.

Trận hỗn đấu tiếp diễn kịch liệt.

Các tướng bị loại lần đầu chỉ còn bốn người cố đánh, Điêu ThiênPhượng ra sức đàn áp khiến họ phóng ngựa chạy cả ra ngoài vòng chiến.

Một hồi chuông trống vang lừng chấm dứt cuộc chiến.

Các bại tướng lần lần đều kéo về bên Đông. Riêng mình TrạiNguyên Khánh Điêu Thiên Phượng đứng lại giữa đấu trường như một vị thầntướng.

Tiếng xướng ngôn viên gọi lớn.

- Vương gia truyền lệnh còn tướng nào bất phục muốn tranh ấn tiên phong, xin thỉnh vào cùng Điêu tướng quân.

Giây lát, xướng ngôn viên lại nói :

- Thỉnh Điêu tướng quân thượng đài lãnh ấn.

Điêu Thiên Phượng gài cặp chùy vào hai bên hông ngựa, ném dâycương cho mấy tên bộ hạ đã tá túc gần đó, từ tốn lên đài, quỳ trên đệmda hổ trước mặt Thuận Vương.

Quân sư Tôn Hoàn dâng hộp ấn và lá cờ. Thuận Vương tiếp lấy đứng dậy.

Mọi người trên đài cũng nghiêm chỉnh đứng theo.

Tiến lên mấy bước, Thuận Vương tuyên bố.

- Kể từ bữa nay, thất nguyệt đệ nhị thập tứ nhất, Giáp Dần niên, Cô gia Thuận Vương, Kim Lăng Trấn thủ quan, sắc phong Tướng quân ĐiêuThiên Phượng chức Tiên phong trong bộ đội Chu gia Vĩnh Thái.

Kính cẩn, Điêu Thiên Phượng cúi đầu lãnh ấn, cờ.

- Mạt tướng, Điêu mỗ, nguyền cùng Thiên Địa, phụng sự Chúa công cho đến cuối cùng dù thịt nát xương tan cũng cam lòng.

Thuận Vương lùi về ghế ngồi.

Điêu Thiên Phượng đứng dậy bái Quân sư Tôn Hoàn và Đại nguyên soái Hoàng Bách Thắng.

Trước khi xuống đài, chàng không quên đưa mắt nhìn Quận chúa Lan Anh khiến Bạt Sơn Hổ Hồ Văn Báo nổi giận, sắc mặt đỏ gay.

Tiếng loa loan lớn cho mọi người biết.

- Điêu tướng quân đã chánh thức nhận lễ tiên phong.

Ba hồi chiêng trống chấm dứt lễ khai mạc tân giáo trường và cuộc tranh ấn tiên phong.

Sau khi Thuận Vương và đoàn tùy tùng ra khỏi giáo trường, dânchúng mới kéo nhau về lũ lượt như nước vỡ bờ. Ai nấy đều bàn tán khenngợi thần lực của Điêu tướng quân.

Đầu bôn dưới trướng Thuận Vương còn có hai tay giang hồ hắc đạo cự phách nữa là Ân Định và Bao Chí Cường.

Ân Định võ nghệ cao cường có tài đánh cửu tiết nhuyễn tiên (thứ roi sắt có chín khúc nhập lại) và tài kỵ mã.

Bởi vậy họ Ân mới có tước hiệu Phi Phong Ngô Công. Trong khingựa đang phi nước đại, Ân Định có thể luồn qua bụng ngựa từ bên nọ sang bên kia, phóng cửu tiết nhuyễn tiên bất người đánh trúng địch thủ rồithu roi cầm gọn trong tay như thường.

Thấy Ân Định có tài đặc biệt, Thuận Vương giao phó cho y nhiệm vụ tập luyện đoàn kỵ mã quân tại Kim Lăng.

Còn Bao Chí Cường có tài đánh quyền giang hồ lão luyện theo Hầuphái ở Quý Châu được Thuận Vương cho nhậm chức Tổng Võ Sư Đoàn dạy toànthể hai vạn cấm quân ở Kim Lăng và trông coi tổ chức các lôi đài để thâu nạp anh hùng tứ xứ về đầu bôn.

Vì Bao Chí Cường giỏi quyền cước nên giới giang hồ tặng cho y tước hiệu Thần Quyền Vô địch.

Về phía tăng ni, ngoài bọn Kim Cương tự ra, còn có nhiều đầu đàvề đầu bôn Kim Lăng. Bọn này lãnh nhiệm vụ tuyên truyền gây thanh thếcho Thuận Vương và dụ dỗ người đồng giới, đồng đạo về quy thuận.

Ngoài các vị tướng tá, Thuận Vương còn có ba người con đáng liệt vào giới anh hùng thượng mã.

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv