Lạc Đường

Chương 16: Tuần trăng mật



Đưa tiễn người rời khỏi kinh thường thường đều ở trên cầu ngoài cửa Chương Nghi. Ở đầu cầu có một đoạn đường cho ngựa, quán rượu quán trà hai bên san sát, hành lang phía trên bên ngoài cửa tiệm buộc gia súc, hành lang phía dưới đầy xe ngựa xe kéo. Trong không khí mơ hồ có mùi hôi thối của phân nước tiểu của súc vật, cùng với bụi đất vàng do xe cộ qua lại, vô cùng hỗn độn.p>Tôi và Lý Hạo giao ngựa cho người làm trong tiệm, đi lên lầu hai. Ở căn phòng đầu phía đông gặp được Trần Thời Hạ và Đạt Lan đang ngồi đối diện. Lý Hạo ôm quyền cười nói: "Kiến Trường huynh, Thanh Trạc huynh, chúng ta đến chậm."

Trần Thời Hạ nhìn nhìn tôi, chần chừ một lát liền đứng dậy nắm tay Lý Hạo, cười nói: "Đâu có, là chúng ta tới sớm! Lý, ặc, Lý cô nương, mời ngồi."

Đạt Lan không bình tĩnh được như anh ta, sửng sốt nhìn tôi thật lâu. Tôi cười với anh ta, anh ta lại đỏ mặt dời tầm mắt.

Lý Hạo nâng chén nói: "Kiến Trường huynh lần này đi, không biết ngày nào gặp lại. Chúng ta lày trà thay rượu, chúc huynh thuận buồm xuôi gió. Đợi lúc huynh trở về nhất định sẽ chuẩn bị rượu ngon tẩy trần cho huynh."

Trần Thời Hạ cũng nâng chén lên, nói: "Được, chúng ta cùng uống chén này."p>

Bốn người chúng tôi ngửa đầu uống một hơi cạn sạch nước trà chua chát trong ly của mình. Sau khi ngồi xuống, Trần Thời Hạ thởi dài: "Từ năm ngoái vào kinh, cũng đã hơn một năm. Vốn xấu hổ khi phải gặp phụ lão, không muốn cứ về nhà như vậy. Tiếc rằng lão mẫu đột nhiên mắc bệnh, mặc dù ta bất tài, nhưng tất nhiên vẫn muốn hầu hạ trước giường, trọn đạo làm con." Nói đến đây, hốc mắt của anh ta có hơi phiếm hồng, chắc là do đã lo lắng cho bệnh tình của mẹ, lại vì biệt ly với bằng hữu mà đau buồn, có lẽ còn không cam lòng khi không thể tái chiến rửa sạch sỉ nhục trước kia ở trường thi. Nhưng anh ta trời sinh bản tính lạc quan độ lượng, bi thương không bao lâu liền bình phục, bắt đầu đàm luận về phong thổ nhân tình của quê hương Vân Nam, bầu không khí lập tức trở nên thoải mái dễ chịu hơn.

Côn Minh Vân Nam, Đại Lý, Lệ Giang đều là nơi tôi muốn đi nhưng vẫn không có thời gian không có cơ hội đến đó. Trong trí tưởng tượng của tôi, nơi đó có hồ Côn Minh, Nhĩ Hải, thiếu nữ ngoại tộc niềm nở xinh đẹp, hoa sơn trà đầy sườn núi, đương nhiên còn có chân giò hun khói Tuyên Uy, qua cầu bún gạo và nồi gà hầm.

Nói đến phong thủy sông núi, Đạt Lan liền thao thao bất tuyệt thảo luận và giải thích. Tôi và Lý Hạo chỉ nghe và nghe. Trần Thời Hạ trêu chọc nói: "Thanh Trạc nếu chịu đặt một nửa tâm tư nghiên cứu của những thứ này vào học vấn, sợ rằng sớm đã có công danh trên người rồi!"

Đạt Lan đỏ mặt, nói: "Ăn chơi giống như đệ, ngồi không ăn thịt thành thói quen, sống vô công rồi nghề, chỉ sợ không ứng phó được với sự vụ rối loạn và việc người xu nịnh."

Ha ha, người này đúng là một loại khác của kiểu người không làm việc đàng hoàng của con cháu Bát Kỳ!

Trần Thời hạ cười nói: "Thanh Trạc đúng là "lòng không ham muốn vất vả, thân không muốn làm đầy tớ phục dịch, trốn tránh tục danh, thuận thời sống an ổn", chẳng như chúng ta suốt ngày nôn nóng mưu cầu với phục dịch!" Lời này nếu là người khác nói thì còn có loại ý tứ châm chọc chua chát, nhưng nói ra từ miệng của Trần Thời Hạ, lại là nói Đạt Lan thì không hề ảnh hưởng đến sự vui vẻ giữa bằng hữu với nhau.

Sau đó, Trần Thời Hạ và Lý Hạo lại nói đến đề tài "kinh doanh giúp nước", tôi và Đạt Lan hai người rãnh rỗi đành phản tán gẫu về thiên văn vật lý, núi sông linh tinh. Đạt Lan nói thu thập rất nhiều thiên thạch, làm tôi rất thích thú.

Nói chuyện khoảng chừng hơn một giờ, thấy cũng không còn sớm, chúng tôi liền vén màn, muốn đưa tiễn Trần Thời Hạ qua cầu. Mới ra khỏi quán trà liền gặp Lão Tứ và Chu Tòng Thiện lần trước. Chúng tôi ngồi xe la chậm rãi đi, Chu Tòng Thiện khẩn thiết lôi kéo Trần Thời Hạ dặn dò, bảo anh ta nhất định đừng để lỡ kì thi mùa xuân năm sau.

Con đường đá bằng phẳng không dài, rất nhanh đã đi tới đầu cầu, Trần Thời Hạ rưng rưng phất phất tay với chúng tôi, trèo lên xe đi. Chúng tôi nhìn theo chiếc xe la của anh ta hòa vào dòng xe ngựa rời Kinh, dần dần đi xa, biến mất.

Lúc cáo biệt Chu Tòng Thiện, lại trông thấy Chung Bình đánh xe cho ông ta. Cậu ta thấy tôi, gọi một tiếng "Lý cô nương", sau đó cúi chào thỉnh an. Chu Tòng Thiện nghi hoặc nhìn cậu ta, lại nhìn tôi. Tôi "ừm" một tiếng, không quan tâm đến ánh mắt sắc nhọn của Chu Tòng Thiện, đánh ngựa rời đi.

Chạy một vòng quanh vùng ngoại ô với Lý Hạo, qua giữa trưa mới đi về, dù sao ban nãy ăn những thứ ở quán trà cũng đói rồi. Thấy sắp đến cửa nhà, cho dù từ xa đã thoáng nhìn thấy ở góc đường, Chung Bình khoanh tay đứng trước xe ngựa. Điều này hiển nhiên không phải là chiếc xe ngựa của Chu Tòng Thiện đi ban nãy.

Tôi xoay người xuống ngựa, nói với Lý Hạo: "Đệ về trước đi, tỷ còn có chút việc." Nói xong đưa dây chương Bạo Tuyết cho cậu ta.

Nhưng cậu ta cũng nhảy xuống ngựa, kéo tôi lại nói: "Tỷ, tỷ đi đâu vậy?"

Tôi rút tay về, nói: "Tỷ có hẹn với một người, đệ cũng đừng quan tâm nữa. Trở về làm bài tập hình học đi, buổi tối tỷ sẽ kiểm tra." Nói xong liền đi tới xe ngựa.

Quay đầu trông thấy Lý Hạo còn đứng ở đó, tôi liền thủ thế đánh cậu ta, cậu ta liền bước từng bước quay đầu lại rồi đi.

Chung Bình đặt ghế nhỏ xuống cho tôi, tôi xua tay tỏ ý không cần, nhẹ nhàng nhảy lên xe. Vừa mới vén rèm đã bị người ta dùng lực, ngã vào lòng ngực quen thuộc.

Tôi ngẩng đầu cười hỏi: "Chàng đang đợi ta?"

Anh ta vân vê tóc mai của tôi, đỡ tôi ngồi xuống, cười nói: "Hôm nay ngồi với ta."

"Chàng gọi ta đến là để ta ngồi yên chỗ này sao?" Tôi ngồi ở mép giường, tay trái giữ cằm chống trên bàn gỗ liêm sơn đen.

Cuối cùng anh ta cũng ngẩng đầu lên từ trong đống công văn, dùng giọng điệu dỗ dành tiểu hài tử nói: "Lúc này ta không rãnh, nàng ngoan ngoãn ngồi đó đi."

Phỏng chừng không đầy một chốc, tôi đã nói: "Chàng bận việc thì ta về trước."

Anh ta vỗ về nói: "Nếu thấy buồn chán thì mang ghế đến ngồi bên cạnh ta."

Ài, anh ta kiên quyết kéo tôi làm vật trang trí mà. Dù sao tôi cũng phải tìm chút việc để làm vậy! Vì thế tôi nói: "Ta muốn ăn cái gì đó."

Anh ta vỗ tay "bốp bốp" hai cái, gọi Chung Bình tiến vào, hỏi tôi: "Nàng muốn ăn cái gì?"

Tôi nói, làm cho tôi vài món điểm tâm là được, chỉ đích danh muốn như loại măng tuyết nem rán. Sau đó lại nghĩ nghĩ, nói với Chung Bình: "Làm thêm cho ta một chén trà hồ đào, thêm một chút sữa bò, ít đường, không cần bỏ bột súng. Như vậy sẽ ngon miệng hơn."

Chung Bình nghe xong yêu cầu của tôi, ánh mắt chớp cũng không chớp đáp ứng lui ra.

"Lại có nhiều suy nghĩ cổ quái như vậy." Lão Tứ lắc đầu cười nói, "Ta thấy nàng thật là khó nuôi!"

Tôi không trả lời anh ta, hỏi: "Có sách gì cho ta đọc không?"

Anh ta chỉ chỉ một vài quyển đặt trên bàn, nói: "Ở đó không phải là có sao?"

"Ta không xem kinh phật." Chủ nghĩa duy tâm, thần lực kì quái tôi cũng không xem.

"Còn có hai cuốn "Tống Thư" để bên dưới, nàng tìm xem."

"Khỏi, ta xem rồi."

Anh ta vừa bực vừa buồn cười: "Sách sử xem qua một lần thì không xem lại nữa sao?"

Tôi thuận miệng đáp: "Ta đã thuộc hết rồi." Ai có kiên nhẫn đọc đến lần thứ hai chứ.

"Vậy nàng muốn xem cái gì?"

"Tiểu thuyết chẳng hạn."

Anh ta dứt khoát đáp: "Trong nhà này không có sách đó."

Tôi cau mày trừng anh ta, cuối cùng anh ta nói: "Trên kệ bên kia có một vài quyển ghi chú của ta. Cũng không phải là truyện truyền kì gì, nếu như nàng không xem thì chẳng còn cái khác đâu."

Tôi liền rút cuốn bút ký trên ô sách gỗ tử đàn khảm ngà voi kia, có hai cuốn vốn là tiếng Mãn, tôi lật hai trang lại trả về, chỉ đem một vài quyển tiếng Hán đến giường xem. Mặt trên chi chít chữ viết tay nhỏ xíu, đều là bút tích của anh ta, ngẫu nhiên có sửa chữa chú thích bên cạnh. Nội dung rất hỗn tạp, có chuyện bịa về đời sống, bài học tâm đắc, kiến thức khi đi xa, đương nhiên nhiều nhất vẫn là nhận xét về chính trị. Mặc dù không hề thú vị như tình tiết của tiểu thuyết, nhưng dù sao cũng coi như trò chuyện được chút ít, vừa lật từng trang mà đọc cũng được.

Lúc Chung Bình đi vào đưa đồ ăn, sau khi đặt xuống lại nhanh chân lẹ tay lui ra ngoài.

Tôi vừa ăn điểm tâm vừa đọc, thấy trong đó có một đoạn nói, có một người tên là Thang Bân, lúc đó tuần phủ Nhậm Giang Tô ở Tô Châu muốn làm một cuộc vận động "Cấm dâm từ". Đại khái là nơi đó đánh bài, kĩ nữ lạc tú, lễ phật, hội chùa rất thịnh hành, để chỉnh đốn lại nếp sống xã hội, ông ta nghiêm khắc ngăn chặn những sinh hoạt này, nghe nói cảnh tượng 'nhiều chùa chiền không có dấu vết của phụ nữ, dưới sông không có ca khúc của sáo đàn, hội dâng hương thần linh cũng bãi bỏ, nhạc khúc tươi đẹp chấm dứt' đã xảy ra. Nhưng dường như tác dụng chỉ là tạm thời, không qua bao lâu lại khôi phục như cũ.

Đọc đến đây, tôi không khỏi bật cười. Loại "chấn chỉnh tác phong sinh hoat" này hoàn toàn trái ngược với quy luật của cuộc sống, có hiệu quả lâu dài mới là lạ!

Lão Tứ nghe tiếng, vẫy tay với tôi, nói: "Cười gì vậy? Chẳng lẽ ta viết có gì đáng cười à?"

Tôi liền chỉ đoạn này cho anh ta, anh ta khó hiểu hỏi: "Cái này thì có gì buồn cười đâu?"

Tôi nói: "Người này, nhất định là chưa nghe qua cái gì gọi là "phồn vinh xướng thịnh."

Anh ta không hiểu nhìn tôi, tôi tìm một tờ giấy trắng, viết ra bốn chữ đưa cho anh ta xem. Đúng lúc anh ta đang uống trà, nhìn thấy cái này, một miệng trà đều phun ra trên giấy, sau đó cười to không ngừng. Cuối cùng chờ anh ta bình thường trở lại, mới nói với tôi: "Hóa ra 'xướng' này không phải 'xương' kia, nàng lại có thể nghĩ ra!"

Tôi vò tờ giấy thành một đống, ném sang bên cạnh bàn, nói: "Chàng không cho rằng hắn uổng công vô ích sao?" Mặc dù viết không rõ, trong câu cữ vẫn để lộ ra ý tứ không tán đồng.

Anh ta thở dài, cười nói: "Thang Bân này chính là đệ nhất liêm thần, nhưng làm việc này cũng hơi quá. Tô hàng với Giang Nam là nơi giàu có đông đúc, có nhiều thuyền rượu đào kép công nhân, những người vô sản không nghề nghiệp sẽ kiếm ăn bằng các bữa tiệc múa ca. Hắn cấm đàn ca, hành hương thờ thần linh và diễn kịch, chẳng khác gì chặn con đường sống của nhà người ta. Có thể không làm bọn họ sinh lòng oán hận sao? Đạo trị quốc, thứ nhất là phải ổn định dân chúng, những thứ đó cũng không phải phạm pháp, cấm có ích lợi gì!"

Tôi cười nghe anh ta nói, trong lòng thêm bội phục anh ta vài phần. Xã hội phong kiến Trung Quốc vẫn tuân theo tinh thần "lấy nông làm gốc", kinh thương cũng không được coi là chính đạo, huống hồ là vui chơi giải trí, phục vụ cho sản nghiệp thứ ba. Chủ nghĩa thực tế của ông ta quả thật là quá hiếm!

"Nghe mệt rồi à?" Anh ta thấy tôi vẫn còn đang sững sờ, liền vuốt ve mặt tôi hỏi.

Tôi tựa vào lòng anh ta, khẽ đáp: "Không có."

Anh ta ôm tôi, cúi đầu hỏi: "Nàng ăn cái gì vậy? Mùi rất thơm ngọt"

"Trà đầu hòa lan và hồ đào. Chàng có muốn nếm thử không?" Tôi chỉ chỉ hoa sơn chi trên bàn sơn đỏ.

Anh ta tìm được môi tôi, thì thầm nói: "Không cần. Ta nếm nàng cũng giống nhau thôi..."

Anh ta in lên môi tôi, lướt qua rồi thôi, sau đó lại ngồi đọc công văn. Chỉ là lúc này bắt tôi phải ngồi bên cạnh anh ta. Vì vậy anh ta làm chính sự của anh ta, tôi đọc bút ký của tôi.

Không biết trải qua bao lâu, anh ta nắm bả vai đứng lên. Tôi hỏi: "Vậy là xong sao?"

"Không, phải xong hết mớ hỗn độn này mới là xong." Anh ta rút một quyển sách mỏng, quăng lên bàn, cười khổ nói.

Tôi tò mò nhìn quyển sách anh ta mở ra, chỉ thấy bên trong đầy những con số thu chi nhỏ xíu. Nào là thuế ruộng, thuế muối, chữ vừa nhỏ lại dày, con số biểu đạt bằng tiếng Hán không nói, lại xếp thẳng ngay hàng đầu, nhìn đến hoa mắt. Làm khó anh ta còn lấy ra một bàn tính, đối chiếu kiểm tra từng cái. Tôi xem qua cũng chỉ là tăng tăng giảm giảm, rất dễ dàng, nhưng rất hao tâm tốn sức.

Tôi rất nhanh chẳng còn hứng thú với cái kia, dựa vào ghế nhìn anh ta ghi chép lại tình hình xây dựng phong cảnh Nhiệt Hà và sơn trang nghỉ mát Thừa Đức. Nhìn nhìn lại có thể chợp mắt, ngủ cũng không sâu, cảm giác thấy hơi thở của anh ta tới gần liền tỉnh lại. Anh ta vỗ nhẹ khuôn mặt tôi, hô hấp dịu dàng thổi vào tóc mai: "Nếu mệt thì lên giường đi. Đừng ngủ ở đây, cẩn thận cảm lạnh."

Tôi lại chẳng thấy mệt nhọc, nhưng nhìn trong mắt anh ta có ẩn chứa tơ máu, vẻ mặt hơi mệt mỏi. Tôi duỗi thắt lưng, ngồi thẳng, hỏi: "Hôm nay chàng dậy sớm sao?"

"Qua giờ Dần." Anh ta trả lời.

Vậy không phải là rạng sáng ba bốn giờ sao! Hiện nay tôi cũng tập thành thói quen ngủ sớm dậy sớm, nhưng ít nhất cũng phải ngủ từ chín giờ đêm đến bảy giờ sáng hôm sau. So với lúc một ngày ngủ mười tiếng đồng hồ của tôi mà nói, anh ta thật quá đáng thương! Tôi hỏi: "Hôm nay có ngủ trưa không?"

Anh ta xoa huyệt thái dương, nhìn tôi không nói. Được, không cần phải nói, tôi hiểu rồi. Tôi lại nhìn trên bàn hỏi: "Tính toán xong chưa?"

"Chỉ mới hơn một nửa." Anh ta nhìn sổ sách kia thở dài.

Do dự một hồi lâu, rốt cuộc vẫn không nhịn được, nói: "Ta giúp chàng tính toán."

Anh ta kinh ngạc nhìn tôi, sau đó cười nói: "Nàng? Nàng sẽ tính cái này sao?"

Tôi trả lời: "Cái này thì có gì khó? Nếu chàng không tin, đợi lát nữa tự mình kiểm tra là được rồi."

Anh ta nhìn chằm chằm tôi một hồi lâu, cuối cùng cười nói: "Vậy nàng cứ thử xem."

"Chàng lên giường ngủ một lát đi. Ta làm xong sẽ gọi chàng." Tôi đẩy anh ta nói.

"Không cần, nghe tiếng gảy bàn tính ta không ngủ được." Ánh mắt kia của anh ta hiện rõ là không tin tôi.Ài, không phải là chỉ có bốn phép tính toán cũng bị người ta coi thường chứ? Tôi than thở trong lòng, đành phải cười nói với anh ta: "Ta không cần bàn tính, chàng ngủ đi. Đợi lát nữa xem rồi cười ta cũng không muộn."

Anh ta cũng không nỡ quấy rầy tôi nữa, cười lắc đầu, cầm một cái đệm êm, nghiêng người dựa vào kháng thiếp đi.

Tôi nắm chắc thời gian nghiên cứu thứ đồ trên tay, xem ra là dự toán của hộ bộ, vừa rồi tôi đã phát hiện ra mức hàng bán của sổ sách này, nếu như có chút phức tạp, tôi chỉ sợ cũng không ứng phó nổi. Cũng may nội dung cũng không quá kỹ càng, nếu không làm sao chỉ có mấy chục trang giấy.

"Mười chín vạn tám ngàn bốn trăm hai mươi..." Nhìn thấy cái này tôi bắt đầu nhức đầu. Lấy mấy tờ giấy trắng, dùng chữ số Ả rập so sánh, sau đó tính nhẩm trong lòng, khoảng chừng một tiếng sau thì cơ bản đã hoàn thành. Đây thật sự không tính là cái gì cả, tôi vẫn luôn nhạy cảm với con số, lại nhờ sự dạy dỗ môn toán học của bậc tiểu học Trung Quốc (nếu đổi thành người Mĩ như vậy, không có máy tính thì coi như không thể trừ thêm ba con số, cũng chỉ sợ là hữu tâm vô lực, nói đến máy tính, nếu có thứ này thì thật là tốt). Lại qua mười lăm phút nữa để kiểm tra xem bản thân có tính sai hay không. Tôi hiếm khi nào thận trọng như vậy, có phải là quá cẩn thận rồi không?

"Làm đến đâu rồi?" Anh ta ngủ rất say, lúc này mới tỉnh. Nghe giọng điệu rõ là muốn chê cười.

Tôi vừa chép lại số liệu, vừa trả lời: "Xong rồi."

Anh ta lại gần choàng vai tôi, cười nói: "Nhanh vậy sao?"p>

"Ta chép lại một phần. Chữ số đối chiếu cuối cùng xếp thẳng hàng, chàng xem rồi cái nào thuận mắt rõ ràng thì xem cái đó." Tôi đưa một quyển sổ và một xấp giấy cho anh ta nói. Chữ viết xếp dựng thẳng thật đáng ghét, thế nào mà làm không được vừa xem đã hiểu ngay rồi.

Anh ta nhận lấy lật đi lật lại, nói: "Như vậy sao, thật sự là rất dễ nhìn."

Lúc đến lúc đốt đèn, tôi thấy sắc thời u ám ngoài cửa sổ, nói với anh ta: "Ta phải về."

Không ngờ anh ta cười nói: "Ta tiễn nàng." Tôi còn chưa nói phản đối, anh ta liền ôm lấy tôi nói: "Coi như đi với ta một lát."

Trăng non hình lưỡi liềm treo chênh vênh trên màn đêm màu chàm, thỉnh thoảng vài đám mây trắng trong được thổi tới, bất chợt che khuất ánh sáng của nó. Ánh trăng chiếu rọi lên những bông hoa hòe ven đường, giống như bông tuyết, buông xuống chóp tường dưới mái hiên.

Một tay anh ta cầm đèn lồng giấy, một tay nắm tay tôi, đi giữa phố nhỏ tĩnh mịch. Trong không khí tràn ngập mùi hương của hoa hòe, gió thổi không tan.

Tôi hít vào một hơi, khẽ nói: "Thơm quá."

Anh ta dừng lại, nhìn tôi hỏi: "Không thích mùi hương này sao?"

Tôi thật sự không thích mùi hương nồng đậm. Anh ta luôn luôn rất chu đáo, tôi chỉ lơ đãng nói về quần áo của tôi chưa bao giờ xông hương, về sau không còn ngửi thấy bất kì mùi hương gì trên người anh ta nữa. Nhưng tối nay, mùi hoa này dường như cũng không hề đáng ghét.

Tôi lắc đầu, đáp: "Không có, rất dễ chịu. Đi thêm một đoạn nữa đi."

Anh ta mỉm cười nắm chặt tay tôi, tôi nhẹ nhàng nắm lại, hai người không nói gì chậm rãi bước đi trong ngõ hẽm. Dọc đường chỉ có tiếng xào xạc của lá cây đu đưa trong gió.

Sáng sớm trước khi ra ngoài, nhận được thiệp mời của Thập Tam phái người đưa tới, mời tôi xế chiều đến phủ của anh ta. Nói là gần đây có được một cây đàn rất tốt, âm sắc tuyệt vời, muốn tôi đến thưởng thức. Tôi nghĩ thầm, không phải anh ta uống nhầm thuốc rồi chứ? Phải là phủ anh ta mới thỉnh được một đầu bếp cao siêu, mời tôi đi "thưởng thức" thì mới đúng. Còn nói về đàn, vẫn là tha cho tôi đi! Lúc nhỏ cũng từng bị mẹ bắt đi học đàn, thầy dạy đàn mỗi lần nhìn tôi kéo đàn đều là vẻ mặt đau lòng----đau lòng khi nhìn thấy chiếc đàn violon quý giá bị tôi chà đạp. Có lẽ do lần trước gặp nhau, lúc anh ta nói gì mà "âm hữu ý, ý động âm tùy", tôi thuận miệng phụ họa theo hai câu, anh ta thật là đơn giản. Nhưng thiếp mời đã nhận, đương nhiên là phải đi, chỉ là đến lúc đó đổi "thưởng nhạc" thành "thưởng rượu thưởng món ăn" cũng không sao.

Buổi sáng tôi còn quyết định đi thăm Phương Ngọc Trúc, đã một tháng không đến chỗ cô ấy rồi. Trước đây có mang cho cô một vài quyển sách vỡ lòng, không biết cô có xem chưa? Cô ấy đã biết rất nhiều chữ rồi, mỗi khi có thể đọc được bảng hiệu cửa tiệm trên đường phố hoặc đọc được bài thơ tứ tuyệt dễ nhất cũng làm bọn tôi hưng phấn không dứt. Cũng không biết lòng hăng hái đọc sách biết đọc biết viết mới mẻ này có qua đi hay không.

Đến cửa Tứ Hợp Viện nhà cô, tôi liền cảm thấy không bình thường, chạy vào bên trong lại có thể nhìn thấy cảnh tượng người đi nhà trống. Nhất định là đã xảy ra chuyện gì rồi! Tôi đến chỗ gần đó hỏi một người. Người nọ nói: "À, Phương gia hả. Phương lão đầu thua bạc, người ông ta mượn bạc đến nhà bắt trả nợ, người con trai bị dọa, sáng hôm sau đã qua đời. Bà lão cũng không khóc không ầm ĩ, cứ như không có việc gì. Tối hôm con trai mất lại nhảy giếng tự sát."

Tôi bắt tay anh ta vội hỏi: "Người con gái đâu? Con gái nhà bọn họ sao rồi?"

Người nọ gạt tay tôi ra nói: "Còn có thể ra sao nữa? Không phải bán thân cũng là theo người ta rồi. Căn nhà này cũng đã bị bồi thường rồi."p>

Tôi thấy anh ta không biết, liền đến các nhà hàng xóm hỏi thăm, hỏi liên tiếp vài hộ, đều không biết Phương Ngọc Trúc đi dâu. Tôi chỉ có thể về nhà trước, dựa vào manh mối chỗ đánh bạc và căn nhà bị thế chấp để thăm dò xem chủ nợ là ai, may đâu có thể tìm được cô ấy. Tuy nói là như thế, lòng tôi vẫn cảm thấy rất vô lực. Lúc cô ấy cần giúp đỡ nhất tôi lại không thể giúp, mà sau này...Ai biết tôi còn có thể tìm được cô ấy hay không? Cho dù tìm được, có thể làm gì đây? Tôi cực kỳ chán ghét loại cảm giác không chắc chắn này, trạng thái không có chút đầu mối nào!

Về nhà vẫn thấp thỏm không yên. Ngồi trước bàn uống trà Phổ Nhỉ, lỡ tay đánh đổ, trong lòng giống như bị thứ gì đó đâm phải, đến khi phục hồi tinh thần thì đã làm chén trà rơi vỡ nát. Hồng Nguyệt Nhi kinh ngạc nhìn tôi, vừa thu dọn vừa hỏi: "Cô bị làm sao vậy?"

Tôi không muốn nói với cô nàng về cảnh ngộ của Phương Ngọc Trúc, cũng chỉ thêm một người than thở rơi lệ mà thôi, không giúp đỡ gì được cả. Nhắm mắt lại, bình phục lại cảm xúc, quyết định đi đến chỗ hẹn của Thập Tam.

Ôm một cái tráp trong lòng, là nghiên mực đuôi rồng bằng lưu ly lúc tôi và Lý Hạo thấy được khi đi dạo đến chợ đồ cũ ở Vụ Nguyên. Lúc đầu ông chủ dốc sức khoe khoang với tôi nào là "không tiêu hao nước, lạnh không đóng băng, hà hơi cũng có nghiên", tôi thấy chạm trổ rất tinh tế tao nhã nên liền mua. Giữ lại cho mình là phung phí của trời, vốn định tặng người ta, vừa lúc gặp Thập Tam. Còn chuyện của Phương gia cũng có thể nhờ Thập Tam giúp hỏi thăm.

Xe ngựa đứng ở góc tây cửa lớn, tôi xuống xe, vừa mới nhấc chân vào cửa liền gặp phải một người đi ra. Lão Tứ ngẩng đầu thấy tôi cũng cả kinh. Sắc mặt anh ta có chút tái nhợt, khóe miệng nhếch lên, mặc dù ăn mặc vẫn cẩn thận tỉ mỉ như mọi ngày, nhưng tôi vẫn thấy được vẻ tiều tụy hốc hác. Chúng tôi nhìn nhau một lát, bỗng nhiên anh ta giữ chặt tôi ném ra nơi mọi người đang lui tới. Anh ta bị sao vậy? Lần đầu tiên có hành động không khống chế được như vậy.

Anh ta kéo tôi ra khỏi con đường, vào một tiền viện đầy hoa cỏ, đến một gốc cây liễu già rồi dừng lại. Anh ta vẫn không nói lời nào, nhưng khác với vẻ lạnh lùng vừa rồi, trong ánh mắt tràn đầy bi thương. Sao vậy? Đã xảy ra chuyện gì sao? Tôi không nhịn được xoa nhẹ mặt anh ta, anh ta nhắm mắt lại, đưa tay chặn bàn tay tôi lại, môi vuốt ve lòng bàn tay tôi. Cho dù là anh ta, cũng có lúc đau lòng như vậy. Chúng tôi đều là con người, có một số việc không thể đoán trước được, cũng không thể ngăn cản được.

Tôi vươn tay kia ôm lấy anh ta, anh ta run lên, sau đó ôm chặt lấy tôi. Đợi đến lúc tâm tình từ từ lắng đọng lại, rốt cuộc anh ta cũng buông ra. Lúc này, ánh mắt anh ta đã khôi phục sự bình tĩnh sáng trong lúc trước, nhưng lúc nhìn tôi vẫn có chút dịu dàng. Anh ta lặng lẽ nhìn tôi, tôi muốn hỏi anh ta đã xảy ra chuyện gì, anh ta lại cúi đầu hôn tôi. Nụ hôn này rất nồng nhiệt, khác hẳn những nụ hôn dịu dàng hờ hững trước kia, giống như anh ta đang gắng sức nuốt chửng tôi vậy. Lúc chưa trải qua chuyện này, tôi không hề biết loại chuyện uống nước miếng này sẽ làm đầu óc con người ta trống rỗng như vậy, ngoại trừ đáp trả thì cũng không biết làm gì cả.

Cuối cùng sau khi chấm dứt, hô hấp của tôi còn hơi loạn nhịp. Anh ta lại vừa ôm tôi vừa nhẹ giọng nói: "Ta đi trước."

"Ừ." Tôi đáp trả, sau đó nhìn anh ta rời đi.

Tôi thu hồi ánh mắt, vừa xoay người định vào phòng khách liền trông thấy Thập Tam đứng cách đó không xa. Cậu ta chậm rãi đến gần, dường như rất khốn khổ hỏi: "Cô vào Tứ ca, các người.."

Tôi khẽ gật đầu, đáp lại: "Đúng như ngài chứng kiến." Không ngoài ý muốn nhìn thấy vẻ mặt khiếp sợ của Thập Tam.

Cậu ta dùng một hồi lâu để tiếp thu chuyện bất ngờ này, sau đó giống như lẩm bẩm: "Làm sao có thể? Bắt đầu từ lúc nào..."

Cậu ta không cần tôi trả lời, tôi cũng không trả lời. Vì thế tôi lại hỏi cậu ta: "Chàng ấy bị sao vậy?"

Thập Tam giống như không thể lý giải ý tứ của tôi tựa như nhìn tôi, tôi chỉ nặng nề lặp lại một lần nữa: "Tứ ca ngài xảy ra chuyện gì vậy?"

Cậu ta thở dài, đáp: "Hoằng Huy, trưởng tử của Tứ ca, hôm qua đã chết rồi."

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv