Nói về Nữ Bá Vương Lý Tiểu Hoàn, sau thời gian ở Võ Đang sơn bèn thu xếp xuống Quảng Đông như đã hẹn cùng các môn đồ cao cấp Tây Khương và Thiết Diện Hổ.
Lôi Đại Bàng năn nỉ với thân mẫu đòi cùng đi nhưng Nữ Bá Vương hết sức ngăn cấm. Nàng nói :
- Mẹ đi chuyến này có đông đủ các bực cao đồ Tây Khương, dư sức hạ mẹcon Phương Thế Ngọc, hà tất con phải theo, thêm mất thì giờ tập luyện.Khóa học sắp hoàn tất rồi, mẹ khuyên con nên cố gắng.
Lôi Đại Bàng cằn nhằn :
- Chúng là kẻ thù sát phụ, đáng lẽ mẫu thân chờ con cùng tìm đến tận nhà họ Phương mới trúng lý. Một mình con dư sức hạ mẹ con tên tiểu tặc ấy,can chi phải yêu cầu các nhân vật cao độ Tây Khương giúp đỡ?
Nói đoạn, Lôi Đại Bàng bực tức đứng vùng lên, đi đi lại lại trong phòng.
Thấy con trai lực lưỡng oai vệ, dữ dội như con gấu, Lý Tiểu Hoàn mừng thầm nhưng nàng cố nén tâm, nghiêm nghị :
- Việc ngoại tổ của con bị táng mạng liên hệ đến Tây Khương rất nhiều,cớ sao con nói câu khinh bạc? Bạch Mi lão sư thấy con đang thời kỳ tậpluyện, tiện thể phái cao đồ đi giúp, đáng lẽ con nên biết ơn mới phảiđạo. Với khẩu khí hiện thời, phải chăng con cậy bản lãnh cao siêu màkhinh thường các bực trên?
Dứt lời, Lý Tiểu Hoàn ra vẻ giận dỗi, hầm hầm quay mặt sang một bên.
Lôi Đại Bàng vội quỳ xuống trước mặt thân mẫu, khẩn khoản :
- Nghĩ tới thù cha, con nóng tánh lỡ lời, thân mẫu đừng buồn. Con đâudám khinh miệt các bực thúc phụ? Mẫu thân không ưng thuận cho theo xuống Quảng Đông, con không dám cưỡng lời.
Lý Tiểu Hoàn ôn tồn bảo Đại Bàng đứng dậy :
- Cũng như mẹ muốn báo thù ngoại tổ, con có thù cha phải báo là lẽ tựnhiên. Trong trường hợp hiện thời, đối với mẹ, hai mối thù cha, chồng,tình huyết mạch, nghĩa tào khang, bên nào cũng nặng, lẽ nào mẹ không cho con theo nhất là lúc này bản lãnh con đạt mức siêu việt? Nhưng kẻ thùcủa hai dòng họ Lôi, Lý toàn là người môn phái Thiếu Lâm, một võ pháihữu danh cũng như nổi tiếng đông người, biết đâu sau này, họ không thùngược lại chúng ta? Bởi vậy, mẹ muốn con hoàn tất khóa học cho xứng danh đệ nhất môn đồ Võ Đang sơn. Mẹ lo liệu cáng đáng mọi việc cũng vì không muốn bỏ phí giai đoạn sau cùng hoàn tất công phu luyện tập. Báo xongmối huyết thù, mẹ sẽ trở về đây đón con về nhà vui cảnh điên viên. Hoặcgiả chưa kết thúc được mối báo phục, lúc đó mẹ con ta sẽ toan tính sau.Gọn gàng, biết bao?
Lôi Đại Bàng khẩn khoản :
- Con xin tuân lời mẫu thân nhưng không khỏi lo lắng trong khi mẫu thân xông pha nguy hiểm theo dấu kẻ thù.
Lý Tiểu Hoàn mỉm cười, phượng nhãn xếch ngược :
- Đại Bàng! Con quên rằng suốt bao năm nay mẹ đã từng đơn thương nhấtmã, giao tranh cùng hào kiệt thiên hạ sao? Chuyến này còn có Cao TấnTrung, Mã Hùng, Phương Thất, Bạch Dũng, toàn là những danh thủ nhất, nhì Tây Khương theo giúp, hà tất con phải lo ngại thêm hao tâm tổn tríphương hại đến công phu luyện tập? Đừng quên rằng Bạch Mi lão sư dámphái bốn nhân vật ấy vào Vân Nam tìm Ngũ Mai đòi giải thích về việc MaiHoa Thung Hàng Châu thì đủ hiểu tài lực của họ như thế nào!...
Lôi Đại Bàng nói ngay :
- Giải thích đây có nghĩa là gây sự cùng Ngũ Mai?
Lý Tiểu Hoàn cười khanh khách :
- Chứ sao!
Yên trí hơn, Đại Bàng nói :
- Dù thế nào con cũng yêu cầu mẫu thân tiểu tâm thận trọng?
Tiểu Hoàn gật đầu :
- Đó là lẽ tự nhiên của bất cứ ai trong võ giới.
Đại Bàng phản đối :
- Vị tất! Con suy xét đi nhiều, thấy phụ thân con và ngoại tổ quá ư khinh xuất.
Vô tình, Lôi Đại Bàng đã dùng hai tiếng khinh suất khiến Lý Tiểu Hoànnghĩ đến việc vợ chồng nàng đảm nhận nhiều món tiền lớn của Thiết DiệnHổ lập lôi đài coi rẻ anh hùng thiên hạ. Hành động ấy mới thiệt là khinh suất!...
Số bạc lớn còn đó, nhưng phụ thân nàng, phu quân nàng đã thành ngườithiên cổ, còn có mẹ con nàng thì bỗng dưng đeo nặng mối thù. Dù phải, dù trái, thù cha, hận chồng nàng phải báo. Nàng có thể xả thân liều mạngtrong việc báo thù, nhưng nàng không muốn đứa con thân yêu độc nhất củanàng dính líu vào vụ thù hiềm ấy một khi nàng còn sống.
Với con mặt nhà nghề, Lý Tiểu Hoàn biết con trai nàng - Lôi Đại Bàng -hiện thời là một trong mấy người ngoại đồ mà công phu luyện tập đángliệt vào bực nhất trong mấy võ phái Võ Đang, Tây Khương, Bạch Hạc, Thiếu Lâm. Đó là kể về phương diện võ thuật.
Còn về phần Đại Lực chưa biết chừng Lôi Đại Bàng dẫn đầu với tuổi haimươi của chàng. Chớ sao! Cao Tấn Trung, Mã Hùng, cao đồ của Tây Khươngthì một người ba mươi, một người ba mươi hai. Dù hai người này đang thời dũng mãnh, cũng không lợi thế được như Lôi Đại Bàng - theo ý riêng củaTiểu Hoàn - mới đôi mươi mà đã đạt cao độ.
Về phần phái Bạch Hạc - một võ phái hoàn toàn phụ nữ thời bấy giờ -người ngoại đồ cao độ là nàng Lục Tiểu Vân năm ấy cũng đã hai mươi lăm,hai mươi sáu tuổi, sống độc thân. Tuy nổi danh Đại lực khắp miền Tây bắc Vân Nam, Lý Tiểu Hoàn cả quyết Lục Tiểu Vân có giỏi lắm thì may rangang tay với Lôi Đại Bàng, chớ không thể nào cao hơn được.
Còn Tung Sơn Thiếu Lâm, hình như trước kia - lúc sanh thời - võ sư Lý Ba Sơn một buổi đàm luận về cấp bực môn đồ võ phái, có nói là hiện thờiThiếu Lâm không có loại ngoại đồ cao cấp trực hiện tại Chùa...
So sánh như vậy, Lý Tiểu Hoàn có thể hiểu đại khái tổng quát về địa vịLôi Đại Bàng trong võ giới miền Nam, ngoại trừ Nga Mi chuyên giữ bí mậttên tuổi và cấp bực môn đồ.
Thuyết phục được Lôi Đại Bàng ở lại Võ Đang sơn rồi, Lý Tiểu Hoàn ngượcđường qua Hàng Châu thăm mộ Lôi Lão Hổ rồi mới xuống Quảng Châu vào trọThanh Thiên lầu.
Các môn đồ Tây Khương - Cao, Mã, Phương, Bạch - chưa tới nơi. Nếu tớithì bốn người ấy đã tìm đến nàng ở Thanh Thiên lầu như đã hẹn khi trước.
Tiểu Hoàn bèn đến Thạch Sư lộ tìm Vạn Lương phúc điếm, vừa hay Thiết Diện Hổ và Hòa Thân tới trọ được vài hôm.
Lúc đó Thiết Diện Hổ mới biết tin vụ lôi đài Thủy Nguyệt, nên bảo Tiểu Hoàn :
- Điệt nữ hãy ở đây ít lâu chờ ta dò thêm tin tức, hình như võ sĩ trấnđài bị đả tử thuộc phái Võ Đang và võ sĩ thượng đài là người của ThiếuLâm.
Danh từ hai võ phái ấy có hiệu lực khiến Tiểu Hoàn bốc nóng toàn thân. Nàng hỏi :
- Tôi chưa đi Triệu Khánh ngay được vì Cao, Mã, Bạch, Phương chưa tới nơi. Thúc thúc biết tên hai hảo hán giao đấu chưa?
Thiết Diện Hổ lắc đầu :
- Hiện thời chưa, nhưng chỉ mai, mốt thế nào cũng biết. Nếu đó là vụ lớn chúng ta nên theo dõi xem sao, bằng không thì chờ bốn người kia rồicùng đi Triệu Khánh.
Lý Tiểu Hoàn nói :
- Tôi thiết nghĩ vụ lôi đài Thủy Nguyệt không thể nào tầm thường được,bởi lẽ hai chi nhánh lớn của Thiếu Lâm đều ở cả Quảng Châu. Nếu môn đồThiếu Lâm thượng đài tất họ không thể chối là không biết được. Đã vậy,ngày nào tôi cũng đến đây để thúc thúc cho biết tin tức.
Mấy hôm sau, do Thiết Diện Hổ, Lý Tiểu Hoàn biết rành mạch vụ Hồ Á Kiềnđả lôi đài và nàng biểu đồng tình việc chờ Lữ Bố Anh đến Quảng Châu, sẽđể bọn Cơ phòng theo người cháu Ngưu Hóa Giao là Ngưu Cường từ Đông Hảithôn tới chịu tang, chuyển linh cữu Hóa Giao về Võ Đang sơn, yêu cầuPhùng Đạo Đức thẳng tay can thiệp.
Trong việc này, Thiết Diện Hổ, thêm một lần nữa, đã lợi dụng lòng sốtsắng của Lý Tiểu Hoàn, bảo nàng viết thư dùng lời lẽ thống thiết tả lúcNgưu Hóa Giao lâm chung nhắc đến Phùng sư phụ, và tư cách hống hách củaHồ Á Kiền đã khiến Ngưu Hóa Giao công phẫn trượng nghĩa khinh tài trấnđài với mục đích diệt trừ môn đồ Thiếu Lâm cường bạo.
Trong lúc sốt sắng muốn cả hai phái Tây Khương, Võ Đang hợp nhất diệttrừ Thiếu Lâm để báo hai mối tử thù, Lý Tiểu Hoàn đã quên rằng một khiPhùng Đạo Đức huy động các môn đồ, tất trong số ấy phải có Lôi Đại Bàng, đứa con duy nhất thân yêu của nàng và nàng đã tính để y ngoài cuộc.
Về phần Song hiệp Lã Mai Nương, Cam Tử Long hai người chỉ để ý đến đạithể, biết rằng Lý Tiểu Hoàn còn trọ ở Thanh Thiên lầu và sau khi dò hỏiviên quản lý biết nàng chờ một số người sẽ đến kiếm nàng tại tửu lầu.Ngoài ra Cam, Lã không thấy cần phải theo dõi họ Lý nên không hiểu việcnàng liên lạc với Thiết Diện Hổ.
Mai Nương, Tử Long cần biết đại cương vụ tranh chấp giữa môn đồ các Namphái để tùy thời can thiệp, nếu cần. Trái lại, môn đồ Thiếu Lâm tự đánglẽ phải hoạt động để tìm hiểu hành động đối phương, thì chỉ giữ vai tròthụ động chờ địch thủ trổ đòn nào mới trả lại đòn ấy. Thành thử một mình Thiết Diện Hổ lợi dụng tình thế, ngầm ngấm nhóm ngọn lửa giao tranh,mặc cho các môn võ phái đã sẵn mối tỵ hiềm lại càng thù ghét nhau thêm.
Sẵn lòng ghen tị về danh tiếng với Thiếu Lâm tự, phái Tây Khương khôngtìm hiểu về cái chết của Lý Ba Sơn, vị lão sư Trưởng phái tức thì nổigiận, cậy mạnh, sai phái môn đồ đi tìm Ngũ Mai trả thù. Khôn khéo, muốnchằng việc này với việc kia, tạo nên một hậu thuẫn mạnh mẽ, Lý Tiểu Hoàn hẹn các môn đồ kiệt hiệt Tây Khương về Quảng Châu sẵn sàng giao chiếncùng Miêu Thúy Hoa, Phương Thế Ngọc, mở đường lối khai chiến cùng ngườithuộc Thiếu Lâm tự.
Lôi kéo được Tây Khương vào vòng chiến rồi, Thiết Diện Hổ vẫn lo khólòng đẩy nổi Võ Đang vào cuộc giao tranh vì lẽ Lôi Lão Hổ không phải làđồ đệ chánh thức của Phùng Đạo Đức.
Đang lúc băn khoăn chưa biết hành động theo thể thức nào thì cơ hội độcnhất vô nhị đã đến với Thiết Diện Hổ: vụ Thủy Nguyệt lôi đài Quảng Châuvới cái chết của Ngưu Hóa Giao. Cơ hội hoàn hảo theo ý mong muốn và dĩnhiên Thiết Diện Hổ khai thác triệt để...
... Nhắc lại việc Cao Tấn Trung, Mã Hùng, Phương Thất, Bạch Dũng từ biệt Bạch Mi lão sư, đi tìm Ngũ Mai yêu cầu giải thích về vụ Thiền sư đả tửLý Ba Sơn.
Bốn người ra khỏi đất Tây Khương, qua Lâm Nguyên huyện thuộc Tứ Xuyên,vẫn theo sơn đạo vào Tây bắc Vân Nam, đến huyện Quan Đồ. Đường lối xuyên sơn không rừng thì núi, hiểm trở vô cùng, phong cảnh thập phần hùng vĩ.
Tới huyện Quan Đồ, Cao Tấn Trung bảo Mã, Phương, Bạch :
- Ta vào quán trọ gửi ngựa và hành trang, sau sẽ đi Long Sơn (tức làBạch Hạc sơn, người ngoại xứ vẫn quen gọi tên cũ mà Cao Tấn Trung lại là người Tứ Xuyên tiếp giáp với Vân Nam).
Phương Thất nói :
- Cái đó tùy ở đường từ Quan Đồ vào Long Sơn gần hay xa.
Mã Hùng nói :
- Phương sư đệ yên trí, vào Long Sơn gần chớ không xa. Gặp Ngũ Mai, ta cần phải gọn gàng. Đem ngựa theo vướng víu lắm.
Bốn người vào tửu quán nghỉ ngơi một ngày, hôm sau mới vào Long Sơn.
Ngay chân núi Long Sơn có một trang trại lớn trên hai trăm nóc nhà tranh ngói lẫn lộn nhưng khang trang nhất mực. Đó là Hoàng Hoa trại thuộc gia đình Ngũ Mai thiền sư, Trại chủ là người em đứng vào hàng thứ ba dướiNgũ Mai, tên là Hoàng Hoa Kỳ Thắng, năm ấy tuổi mươi chín tuổi.
Họ Hoàng Hoa vào thung lũng Long Sơn, khai thác lập thành nông trại từđời vua Sùng Chinh nhà Minh và truyền nghiệp cho đến Ngũ Mai mới đượcHồng Mi thiền sư đem về Thiếu Lâm tự truyền nghệ và phát võ từ đó.
Dân Hoàng Hoa trại phần đông là họ Hoàng Hoa và thêm mấy họ Lục, Quan,Ngũ, xuất phát bởi những gia đình trước kia đã theo họ Hoàng Hoa vàokhai khẩn khu vực Long Sơn.
Dân Hoàng Hoa trại tự túc đủ mọi phương tiện. Tới khi Ngũ Mai thành tàivề trụ trì Long Sơn tự, thấy khu ấy có giống hoang mã kiêu dũng, nên dạy em trai là Kỳ Thắng phương pháp bắt hoang mã gây giống, trước còn báncho huyện Quan Đồ, sau bán lan ra các miền lân cận và xuống tới thủ phủCôn Minh.
Người Vân Nam quen gọi là giống Long Sơn Mã. Giống ngựa này cao lớn kiêu hùng, sức chạy cũng như đi đường trường rất bền bỉ, đến Trung Hoa DânQuốc vẫn còn nổi tiếng Long Sơn Hảo Mã Trại chủ Hoàng Hoa Kỳ Thắng không được may mắn theo học võ thuật như Ngũ Mai nên nguyền sau này sẽ chocác con theo bá mẫu để chuyển dòng họ nông gia thành võ gia.
Người đồ đệ đầu tiên của Ngũ Mai là Thái Hòa ni cô, xứ sở ở Côn Minh.Người thứ nhì là Thái Diên người Khai Hóa, cũng thế phát như Thái Hòa.Hai người nội đồ này đều được Ngũ Mai dốc lòng truyền nghệ để sau nàythay thế trụ trì Long Sơn tự.
Về sau, chọn lựa trong Hoàng Hoa trại, Ngũ Mai thâu nhận con gái nhà họLục, họ Quan, họ Ngũ là Lục Tiểu Vân, Quan Thái Cô, Ngũ Tam Xuân cùng ba người cháu gọi bằng bá mẫu (con Kỳ Thắng) là Hoàng Hoa Nữ, Hoàng HoaNhị Lang và Hoàng Hoa Nương.
Long Sơn tự là nữ thiền viện, nên Hoàng Hoa Nhị Lang được đặc cách lênLong Sơn tự nhờ Ngũ Mai chuyên luyện cho đến năm mười bốn tuổi thì phảixuống ở hẳn Hoàng Hoa trại tập luyện cùng các bạn trai khác do Ngũ Maihay Thái Hòa ni cô hàng ngày xuống võ trường chỉ dẫn.
Nội đồ Trưởng tràng Long Sơn tự thời bấy giờ có Thái Hòa bốn mươi lămtuổi, tiếp tới có Thái Diên ni cô ba mươi tuổi. Phần ngoại đồ cao cấp là nàng Lục Tiểu Vân được lão ni thâu nhận lên núi trước những người kháctới bốn năm như Quan Thái Cô, Ngũ Tam Xuân, Hoàng Hoa Nữ đồng hạng. Rồiđến Hoàng Hoa Nhị Lang và Hoàng Hoa Nương.
Theo vết Ngũ Mai lão ni, các môn đồ phái Bạch Hạc, ngoài các môn đồ võthuật khác, đều chuyên luyện môn Thương pháp đặc biệt do Ngũ Mai chế hóa ra sau nhiều năm nghiên cứu.
Đó là bài Bạch Hạc Thiết lê Thương. Ngọn thương Thiết lê từ hình thứcđến cân lượng đều được Ngũ Mai lão ni nghiên cứu rất thận trọng. Chấtthép cũng được lọc đi lọc lại theo phương pháp Thiếu Lâm phái và đưaxuống lò dưới Hoàng Hoa trại để đúc.
Có hai thứ thương Thiết lê: hoặc toàn thép, hoặc mũi bằng thép, cán bằng thiết mộc đem từ Tung Sơn về Long Sơn dùng.
Thứ toàn thép nặng tổng cộng có hai mươi cân, còn thứ cán bằng Thiết mộc nặng mười bốn cân. Tuy hai thứ nặng nhẹ khác nhau, nhưng công dụng cũng lợi hại tương đương, cán Thiết mộc rắn chắc không kém gì thép.
Sở dĩ Ngũ Mai lão ni chế tạo ra hai thứ cán toàn thép và cán thiết mộclà cố tùy nghi cho các nữ môn sử dụng từ lúc mới khởi luyện cho đến khithành tài. Ngoài thương pháp, Ngũ Mai còn luyện cho các môn đồ luyện các môn đồ phép phóng thương bách phát bách trúng rất lợi hại.
Về môn phóng thương, trong các môn đồ nội, ngoại trên Long Vân tự haydưới Hoàng Hoa trại, ngoài vị trưởng Thái Hòa ni cô, lúc bấy giờ có LụcTiểu Vân và ba chị em Hoàng Hoa Nữ, Hoàng Hoa Nhị Lang, Hoàng Hoa Nươnglà người có tài nhất. Mỗi khi vào sâu trong núi săn thú lớn, bốn ngườiấy chỉ chuyên dùng Thiết lê thương hạ mồi chớ không dùng cung tiễn.
Vào tới thung lũng Long Sơn, bọn Cao Tấn Trung thấy Hoàng Hoa trại khang trang kiên cố, choán hẳn chân núi phía Tây và toàn thể thung lũng đượckhai khẩn gọn gàng, đẹp mắt thì không khỏi ngạc nhiên.
Cao Tấn Trung nói :
- Ồ, không ngờ nơi Long Sơn này lại có một thế giới nông nghiệp đặc biệt như vậy! Từ Quan Đồ huyện tới đây, có ba thôn trang nhưng không một nơi nào gọn gàng, lớn lao như sơn trang này.
Mã Hùng chỉ các vọng lâu cao ngất ở bốn phía trang thôn mà rằng :
- Sơn trang được phòng vệ cẩn mật dường kia, hẳn phải có một số người theo học phái Bạch Hạc.
Lúc bấy giờ đã quá Ngọ, bốn môn đồ Tây Khương đi vòng qua cổng trangnhận xét, thấy tấm biển vắt ngang trên trang môn đề ba đại tự Hoàng HoaTrại. Thôn dân làm việc ngoài rẫy, trên nương đều đã nghỉ tay dùng bữadưới bóng cây rậm mát.
Phương Thất lẩm bẩm :
- Thôn trang nào cũng có một vài tửu điếm rải rác ngoài đầu trang, riêng nơi này không có gì ráo trọi, như bất cần khách qua đường!
Cao Tấn Trung cười :
- Phương sư đệ quên rằng trước khi vào khu vực này, người ta đã cho biết là không có hàng quán nào cả ư?
Phương Thất đáp :
- Quên sao được, nhưng tiếc thay cho một thôn trang ở giữa khung cảnhhùng vĩ ngoạn mục đường này mà thiếu tửu điếm, quả là sự sơ sót đángnói.
Cao Tấn Trung chỉ một mục đồng đang véo von thổi sáo trên mình trâu dưới bóng cây dương lớn.
- Ta đến kia hỏi thăm chú bé đường lên núi lối nào.
Bốn người liền đến thẳng gốc dương.
Thấy người lạ đi tới, mục đồng ngừng tiếng sáo, chăm chú nhìn hết người lại đến võ khí đeo bên sườn.
Cao Tấn Trung cất tiếng hỏi :
- Hỡi chú mục đồng, đường lên Long Sơn hướng nào vậy?
Lẳng lặng nhìn bốn người lạ giây lát, mục đồng hỏi lại :
- Tráng sĩ lên Long Sơn làm chi?
Bị hỏi ngược lại, Cao Tấn Trung khó chịu nhìn ba người sư đệ, đoạn bảo mục đồng :
- Ta hỏi chú bé chỉ đường thì cứ nói có được không, can chi nhiều lời?
Mục đồng ừ hử mà rằng :
- Tôi hỏi như vậy là có lợi cho tráng sĩ đó!
- Ủa! Sao lạ vậy? Có lợi gì?
- Tráng sĩ có biết trên Long Sơn có gì không?
- Sao lại không? Có Long Sơn tự chớ gì!
- Đó là ngôi nữ thiền viện, không một ai được phép lên đó cả.
Cao Tấn Trung khó chịu :
- Nhưng ta có việc muốn gặp Ngũ Mai lão ni, người khá chỉ đường ta cho tiền ăn quà.
Nói đoạn, họ Cao móc túi lấy tiền, nhưng mục đồng xua tay nói :
- Khỏi cần, tráng sĩ đã nhất định lên núi thì cứ đi vòng sau hướng Đôngsẽ thấy lối. Nếu gặp sự không may thì đừng trách tôi không nói trướcnhé?
Dứt lời, mục đồng đưa ống sáo lên môi tiếp tục thổi. Tiếng sáo véo von dìu dặt trong gió thoảng buổi trưa hè miền sơn cước.
Bọn Cao Tấn Trung lẳng lặng đi thẳng sang hướng Đông, theo đường mòn lên núi. Tới cổng chùa, bốn người nhìn quanh nhận xét, đoạn toan đẩy cửabước vào thì chợt nghe tiếng chân bước trên lá khô sột soạt ở phía sauvọng tới.
Bốn người cùng quay phắt lại.
Một thiếu nữ trạc ngoài đôi mươi gọn gàng trong võ phục màu chàm, chândận thảo hài, tay vác hai ngọn thiết thương ngù đỏ, lẹ làng bước tới.Thiếu nữ ngừng bước, nhìn chằm chằm bọn người lạ.
Trước vẻ hùng dũng, quắc thước thư anh ấy, bốn môn đồ Tây Khương đưa mắt nhìn nhau. Cao Tấn Khương mỉm cười, đoạn đưa tay đẩy cánh cửa chùa.
Nhưng đồng thời, một giọng lanh lảnh vang lên :
- Ai kia? Vào chùa có việc chi? Đây là ngôi nNữ thiền viện, nghe?
Mã Hùng nhìn đồng bọn rồi nói :
- Nữ thiền viện thì nữ thiền viện chớ, bộ cấm người tới hỏi thăm sao?Nếu có lệnh cấm, sao không bế môn từ ngay từ dưới chân núi, để người talên đây làm chi cho mất công? Cô nương... là người trong thiền viện nàysao?
Thiếu nữ gật đầu, mắt sáng như hai vì tinh tú, nhìn mọi người :
- Phải! Quý vị tráng sĩ muốn hỏi ai?
Nàng dựng hai ngọn thương xuống đất.
Cao Tấn Trung nói :
- Tôi muốn gặp Ngũ Mai lão ni.
Thiếu nữ cau mặt :
- Nhưng quý vị vẫn không xưng danh? Hỏi lão ni có việc chi?
Cao Tấn Trung xây hẳn người trở ra, chống tay lên đốc đao, dõng dạc bảo thiếu nữ :
- Tôi từ Tây Khương đến đây có việc gấp. Chắc hai tiếng Tây Khương là đủ đảm bảo để cô nương... khỏi thắc mắc về mục đích hỏi Ngũ Mai lão ni?Còn quý danh là gì? Liên can chi tới lão ni mà căn vặn người ta như vậy?
Thiếu nữ không chút do dự :
- Tôi là Lục Tiểu Vân, môn đồ của lão ni. Nhưng rất tiếc, gia sư đi vắng rồi, quý vị muốn nói điều chi, tôi lãnh hội cũng được.
Cao Tấn Trung cười gằn :
- Rất tiếc, việc đó không thể nói với cô nương được. Tôi cần gặp lão ni, hà tất phải chối từ!
Lục Tiểu Vân quắc mắt :
- Nếu không tin, yêu cầu các người ra khỏi nơi đây ngay! Chùa này không tiếp ngoại nhân.
Mã Hùng cười nửa miệng, lững lờ bảo Cao Tấn Trung :
- Hà tất sư huynh phải phí lời. Chúng ta đến đây để nói chuyện với NgũMai lão ni chớ có biết cô nương đây là ai! Cứ vào chùa sẽ biết thực hư.
Nói đoạn Mã Hùng cùng đồng bọn đẩy cổng chùa đi vào... Nhưng vừa quakhỏi tam quan thì đã thấy thiếu nữ đứng ở bên trong từ hồi nào, cầmngang hai ngọn Thiết lê thương, nét mặt hầm hầm tức giận.
Thì ra trong khi bốn môn đồ Tây Khương đẩy cánh cổng chùa nặng nề để vào trong thì Lục Tiểu Vân đã lẹ như cắt, phi thân lên nóc cổng, vượt quabốn người, vào sân trước chặn đường. Nàng quát lớn :
- Biết điều đứng lại ngay! Không được vô lễ!
Giữa lúc ấy, một ni cô trạc ngoại tứ tuần thủng thẳng từ trong chùa đi ra. Ni cô điềm đạm cất lời hỏi :
- Có điều chi mà rộn chốn thiền môn vậy?
Lục Tiểu Vân vẫn nhìn thẳng ra phía trước, nàng nói :
- Thưa sư tỉ, bốn người này hỏi gặp Sư trưởng, tiểu muội đã nói là Người xuất ngoại rồi mà họ không tin cứ ngang nhiên xâm phạm Thiền môn.
Thái Hòa ni cô - vì chính là người - giả đò hỏi bọn Cao Tấn Trung :
- Thật như vậy không? Bần ni thiết nghĩ quý vị tráng sĩ là người hiểubiết cấm luật trong nữ thiền viện, lẽ nào lại xâm phạm vô lối như vậyđược! Chắc Lục sư muội lầm lẫn sao đó! Muôn vàn xin lỗi, nhưng lão nixuất ngoại được mươi ngày nay rồi. Nếu quý vị cần gặp, hai tháng nữa sẽtrở lại. Hoặc giả muốn tìm gia sư, xin cứ đi Côn Minh.
Cao Tấn Trung sầm mặt lại, trước lời châm biếm của Thái Hòa ni cô :
- Chúng tôi từ Tây Khương đến đây, đường sơn xuyên ngàn dặm lẽ nào lạiđi dễ dàng như vậy. Nếu Ngũ Mai lão ni dặn trước không dám... tiếp thìcứ nói, hà tất phải dối trá mà làm chi!
Thái Hòa điềm đạm :
- Mô Phật. Quý vị dù có là cao đồ Tây Khương thì ít ra cũng biết luật lệ tôn ti trật tự, cớ sao dùng thứ ngôn ngữ không xứng đáng danh phái chút nào, khiến thiên hạ chê cười là hữu luyện mà bất hữu giáo?
Bị chửi mát một lần nữa, Mã Hùng đùng đùng nổi giận tiến lên mấy bước, mặt đỏ gay, quát :
- Chúng ta đến đây muốn nghe Ngũ Mai giải thích mấy điều. Nếu giải đápđược trôi chảy, câu chuyện sẽ giảng hòa. Mau lên Lão ni ra đây! Đừng bắt buộc chúng ta phải vào thẳng nội điện thêm phiền!
Thái Hòa ni cô lạnh lùng đáp :
- Nói thiệt không biết nghe, bần ni là kẻ tu hành nhịn được, nhưng không nên học giận Lục sư muội đây, nghe?
Mã Hùng nói :
- Chúng tôi lên Long Sơn yêu cầu hội kiến cùng Ngũ Mai lão ni để hỏi lão ni giải thích một vấn đề. Cớ sao các người có ý ngăn cản và dùng thứngôn ngữ gây hấn như vậy? Hay là hai người muốn chúng tôi phải buộc lòng tự ý vào nội điện tìm lệnh sư? Nên hiểu rằng nếu sợ thì anh em đã không tới Long Sơn. Vậy, đừng nạt nộ vô ích!
Với giọng cứng rắn, nghiêm nghị hơn trước, Thái Hòa ni cô nói :
- Bần ni với Lục sư muội đã hết lời nói rằng gia sư hiện thời xuấtngoại. Quý vị tráng sĩ không chịu nghe, nhất quyết xâm nhập nữ tu viện,phạm cấm luật. Dĩ nhiên, quý vị sẽ vấp phải sự phản đối của toàn thểnhân viên Chùa này. Bần ni yêu cầu quý vị trở về chờ dịp khác.
Mã Hùng nghi ngờ nhìn Cao Tấn Trung hỏi ý kiến, nhưng Cao Tấn Trung hấthàm ra hiệu bảo Mã, Phương, Bạch cứ kéo thẳng vào nội điện.
Tấn Trung, Mã Hùng xông đi trước, tỏ ý khinh miệt Thái Hòa ni cô và Lục Tiểu Vân. Nhưng một tiếng thét vang lên chói ráy :
- Hỗn xược! Coi đây!...
Một vệt nhoáng như chớp giựt bay vụt qua giữa quãng trống Cao Tấn Trung và Mã Hùng, tiếp theo là một tiếng phập khô khan.
Cao, Mã vội nhảy sang hai bên tránh đòn, ngoái cổ nhìn lại phía sau,thấy ngọn Thiết lê thương cán thép cắm vào gốc liễu lớn ngập đến tận ngù đỏ.
Lục Tiểu Vân đã phóng ngọn thương ấy trổ uy võ cản bọn Cao Tấn Trung.Nàng giơ ngọn Thiết lê thương thứ hai lên ngang vai, quắc mắt nói lớn :
- Ta chưa muốn nhắm yếu hầu các ngươi đó! Hãy trông thân cây liễu đó làm gương! Trở ra ngay!...
Bướng bỉnh, Mã Hùng cất bước tiến lên, nhưng vừa đi được một bước thìLục Tiểu Vân đã phóng luôn ngọn thương thứ nhì, lằn thương rít lên nhưgió cuốn, cắm phập xuống đất ngay trước mũi vỏ ủng của Mã Hùng.
Không nhịn được nữa, Mã Hùng tuốt phắt đơn đao ra khỏi vỏ, toan tiếnđánh Lục Tiểu Vân, thì đồng thời Quan Thái Cô, Ngũ Tam Xuân, Hoàng HoaNương, một người cầm hai ngọn Thiết lê thương từ trong chùa chạy ra đứng dàn cả hai bên tả, hữu Lục Tiểu Vân, người nào cũng gọn gàng, quắcthước.
Hoàng Hoa Nương liệng một ngọn thương cho Lục Tiểu Vân bắt lấy.
Thế là năm vị nữ trung hào kiệt ấy cùng giơ thương, chĩa mũi nhọn vào bốn tráng sĩ Tây Khương, sẵn sàng phóng đánh.
Cao Tấn Trung vội quàn tay giữ lấy cánh tay Mã Hùng bảo y hoãn tiến.
Thái Hòa ni cô nói :
- Bốn người liệu tránh né kịp năm ngọn thương này phóng ra một lượt không? Xâm nhập Long Sơn tự không dễ dàng đâu!...
Hai bên gay go đến mực độ ấy mà không thấy Ngũ Mai lộ diện, Cao TấnTrung suy nghĩ biết rằng quả Ngũ Mai đã đi vắng thiệt. Nếu cố tâm gây sự với bọn nữ hảo đồ Long Sơn thì không những không ích lợi gì mà còn muathêm chuyện vào mình, chi bằng để lúc gặp Ngũ Mai thì dù có tốn côngcũng không sao.
Nghĩ đoạn, Cao Tấn Trung bảo Mã, Phương, Bạch ba người :
- Thôi, Ngũ Mai lão ni đã không có ở nhà, ta vào chùa cũng vô ích, dịp khác sẽ trở lại đây.
Nghe vậy, Mã Hùng, Phương Thất, Bạch Dũng cùng thâu khí giới lại đứng sau Cao Tấn Trung.
Họ Cao hướng về phía nữ môn đồ Bạch Hạc sơn mà nói rằng :
- Nhớ nói lại với lão ni rằng chúng tôi tới Long Sơn để nói chuyện về vụ Mai Hoa Thung Hàng Châu! Lục cô nương phóng thương khá lắm!
Nói đoạn Cao Tấn Trung tiến đến chỗ ngọn thương cắm dưới đất rút phắtlên, lùi sang phía hữu mươi bước rồi phóng tới luôn. Ngọn thương Thiếtlê cắm vào thân cây liễu theo hình thước thợ với ngọn thương do Lục Tiểu Vân phòng hồi nãy.
Cao Tấn Trung cười ha hả :
- Nếu là ngọn giáo Kim xà của Tây Khương thì mũi giáo sẽ xiên qua thân cây.
Dứt lời, y cùng đồng bọn Mã, Phương, Bạch đi ra cổng chùa. Trước khi ra khỏi tam quan, Cao Tấn Trung quay lại nói lớn :
- Nhớ nói với lão ni liệu bề đề bảng cấm địa ngay tận chân núi, nghe!
Không kém, Lục Tiểu Vân trả đũa :
- Chuyến sau còn dám tới Long Sơn, nhớ đi cho đông và đừng quên huy động nhiều người tài giỏi hơn nữa, kẻo đầu voi đuôi chuột như hôm nay thìphiền lắm!
Tấn Trung lẳng lặng ra khỏi tam quan cùng đồng bọn xuống núi.
Bạch Dũng nói :
- Mấy cô ả trên Long Sơn này coi bộ dữ dằn quá!
Cao Tấn Trung nghiêm sắc mặt :
- Dĩ nhiên. Ni cô và Lục Tiểu Vân có vẻ là môn đồ cao cấp của Ngũ Mai.Thoạt tiên, tôi yên trí là lão ni có nhà nên cố ý om sòm cho mụ phải ramặt. Với Ngũ Mai, ta có thể giao tranh với riêng mụ ta thôi. Trái lại,với bọn môn đồ Long Sơn, trận đánh sẽ xảy ra toàn diện và bất lợi cho ta vì chùng đông hơn. Bởi vậy tra rút lui là phải lẽ.
Phương Thất nói :
- Mấy con yêu nữ ấy sẽ nhạo báng ta nhát gan, hả sư huynh?
- Đâu có! Mấy người ấy không phải môn đồ cấp dưới. Họ tự hiểu nếu ở địavị của ta thì cũng nhượng bộ để tránh xô xát bất lợi. Vả lại nếu ta nhút nhát thì đâu dám tới Long Sơn tìm Ngũ Mai?... Dù sao, môn phóng thươngcủa Lục Tiểu Vân cũng tuyệt kỹ không thua lối phóng dáo của Kim xà ở Tây Khương, phóng dáo Kim xà mạnh hơn nhưng không lẹ bằng. Căn cứ vào ngọnthương thiết kế đầu tiên do Lục Tiểu Vân phóng thì đủ hiểu.
Bốn người xuống tới chân núi thì mặt trời đã gác non tây.
Mã hùng nói :
- Mau ra khỏi khu Long Sơn, ngủ lại ở tửu điếm thôn một đêm sáng mai sẽ về Quan Đồ huyện. Chuyến này đi mất công...
Bỗng Mã hùng bỏ dở câu nói, chăm chú nhìn về phía rừng xa xa. Cao, Phương, Bạch lấy làm lạ nhìn Mã Hùng thì gã đã hất hàm nói :
- Coi kìa!
Ba người nhìn theo về phía đầu rừng. Một toán năm người đang tiến lẹ về phía Long Sơn.
Khi họ gần đến nơi, bọn Cao Tấn Trung nhận ta người đi đầu là một thanhniên hảo hán, dong dỏng cao, nước da bánh mật, tay cầm bốn cây Thiết lêthương. Bốn người theo sau trang phục ra dáng gia nhân, khệ nệ khiêngmột con hổ khá lớn, đuôi quét lê thê trên mặt cỏ, một ngọn thương sắtcắm ngập quá nửa trong miệng mãnh thú há hốc, máu đóng keo lại hai bênmép.
Bốn môn đồ Tây Khương chăm chú nhìn thanh niên và xác mãnh hổ, cũng như thanh niên nhìn họ không chớp mắt.
Thanh niên bảo bọn gia nhân :
- Các ngươi khiêng mãnh thú về trại, ta sẽ về sau.
Nói đoạn, chàng đứng lại chần chừ nhìn bốn người lạ hồi lâu mới cất tiếng hỏi :
- Quý vị lên Long Sơn hay từ đâu qua đây?
Trông thấy ngọn Thiết lê thương và xét ngôn ngữ, Cao Tấn Trung dự đoánngay thanh niên là môn đồ phái Bạch Hạc, và là con cháu Trại chủ HoàngHoa.
Thận trọng, Tấn Trung đáp :
- Tôi xin yết kiến Ngũ Mai lão ni, nhưng lão ni... không tiếp.
Không do dự, thanh niên cải chính ngay :
- Bá mẫu tôi đi Côn Minh thật, lẹ lắm cũng phải một tháng nữa mới về Long Sơn.
Dứt lời, thanh niên cúi đầu chào và nói tiếp :
- Tôi là Hoàng Hoa Nhị Lang, Ngũ Mai lão ni là bá mâu tôi và cũng là gia sư. Xin cho biết quý danh và mời quý vị qua tệ trang nghỉ ngơi.
Thấy sự niềm nở, dễ tánh của thanh niên, Cao Tấn Trung đành đáp lời :
- Cảm ơn tráng sĩ! Tôi họ Cao và mấy bằng hữu đây họ Mã, Phương, Bạch.Anh em tôi hữu sự, cần đi gấp. Xin để lần sau sẽ cùng tráng sĩ táingộ!...
Nói đoạn, Tấn Trung đưa mắt ra hiệu cho môn hữu, rồi cũng chào Nhị Lang, đi thẳng.
Thiếu niên họ Hoàng Hoa đứng ngây người ra, không hiểu vì lẽ gì bốn bịhảo hán lạ mặt lại lầm lũi đi ngay như vậy. Chàng toan đuổi theo cố nàihọ về Hoàng Hoa trại để kết giao, nhưng bọn môn đồ Tây Khương lẹ chân đi xa mất rồi, nên chàng cũng mặc không để ý đến nữa.
Trên đường về Quan Đổ huyện, Bạch Dũng nói :
- Các môn đồ Bạch Hạc có lẽ chuyên về thương pháp! Bọn nữ đồ trên LongSơn đều sử dụng Thiết lê thương và tên Hoàng Hoa Nhị Lang vừa rồi, cũngđã phóng thượng hạ ác hổ. Ngọn thương lút đến nửa cán vào mồm mãnh thú,đủ rõ tài bách phát bách trúng và dũng lực của Nhị Lang. Chưa biết chừng Ngũ Mai còn nhiều môn đồ khác nữa trong Hoàng Hoa trại.
Mã hùng bảo Bạch Dũng :
- Đó là sự hiển nhiên, chớ còn có lẽ gì nữa! Hoàng Hoa trại thuộc họ nhà Ngũ Mai, và sư đệ không thấy tên Nhị Lang kêu Ngũ Mai bằng bá mẫu đósao?
Nói đến đây, Mã Hùng quay sang hỏi Cao Tấn Trung :
- Về vụ Ngũ Mai này, Cao huynh nghĩ thế nào?
Tấn Trung đáp :
- Ngày về Long Sơn của lão ni ấy không nhất định, ta chờ sao nổi? Và bịbọn Long Sơn đông đảo, ta quả bất địch chùng, tội chi mang họa vào thântrong lúc này? Phải tổ chức chu đáo mới có thể trở lại đó lần thứ nhì.Kinh địch chỉ uổng mạng vô ích như sư huynh Lý Ba Sơn. Tôi sẽ trình bàytự sự với Bạch Mi sư phụ. Chắc chắn người không quở anh em ta đâu! Bâygiờ, ta nên qua Quảng Đông, tìm Lý Tiểu Hoàn giúp sức nàng hạ cho kỳđược mẹ con Phương Thế Ngọc, sau đó về Tây Khương hiệp bàn cùng Lão sưtùy người định đoạn vụ Ngũ Mai lão ni.
Ai nấy đều khen phải và hôm sau, Cao, Mã, Phương, Bạch từ Quan Đổ huyện qua Quý Châu sang thủ phủ Quảng Châu.
* * * * *
Nói về võ sư Lữ Anh Bố, sau mấy hôm suy nghĩ, võ sư nhận lời mời của Cơphòng tử. Bạch An Phúc mừng rỡ, lấy ba ngàn lượng bạc và mua thêm tặngphẩm quý giá biếu Anh Bố.
Tới Quảng Châu, Bạch An Phúc mời Lữ võ sư về căn nhà mướn riêng cho Ngưu Hóa Giao trước kia.
Không để mất thì giờ, Anh Bố tức khắc đến Thiên Phúc tự làm lễ trước quan tài họ Ngưu.
Trông thấy bộ quan tài quản trong căn phòng tối âm u, soi sáng bởi mấyngọn đèn cầy chập chờn trong khói hương, Anh Bố nghĩ tới người môn hữuthâm giao khi xưa thì không khỏi bùi ngùi thương cảm và càng nghĩ baonhiêu, vị võ sư phái Võ Đang ấy càng thấy giận Hồ Á Kiền bất nhiêu.
Đành rằng đường quyền, ngọn cước vô tình, nhưng người thắng thế vẫn đủthì giờ, đủ lương trí nhân nhượng đả thương đối phương, giành lấy phầnthắng là đủ tỏ thắng, bại rồi, họ tất phải trổ độc thủ sát hại nhânmạng?
Căn cứ vào đó, đủ hiểu rằng Hồ Á Kiền tánh tình độc ác, không nhân nhượng anh em đồng đạo.
Ở Thiên Phúc tự về nhà, Lữ Anh Bố định bụng nghỉ ngơi hai ngày rồi bắttay vào việc. Nhưng Thiết Diện Hổ, Mật vụ viên của Càn Long được tinngay và báo cho Nữ Bá Vương Lý Tiểu Hoàn biết Anh Bố đã tới Quàng Châu.
Vốn là chỗ quen biết cũ, Lý Tiểu Hoàn tức khắc đến thâm Lữ Anh Bố.
Gặp người quen thân gần như đồng phái giữa nơi xa lạ mà chàng đang sửasoạn hành động một công chuyện lớn, Lữ Anh Bố mừng rỡ vô cùng :
- Tôi không ngờ gặp được Lôi phu nhân ở đây, chẳng hay đi đâu qua Quảng Châu.
Lý Tiểu Hoàn đáp :
- Hẳn là võ sư am tường việc tiện phu bị Phương Thế Ngọc đả tử ở Hàng Chây và tiếp ngay đến việc gia phụ thác về tay Ngũ Mai?
Rầu rầu nét mặt, Anh Bố gật đầu :
- Có biết, nhưng không rõ chi tiết. Tôi rất buồn khi hay tin này.
Lý Tiểu Hoàn tượng thuật việc Hàng Châu cho Lữ Anh Bố nghe. Dĩ nhiênnàng dùng lời lẽ kích thích gây mối hận thù môn đồ Thiếu Lâm trong trívõ sư họ Lữ. Nàng nói thêm :
- Tôi đã đem quan tài gia phụ về Tây Khương và được Bạch Mi lão sư pháimôn đồ xuống giúp báo thù. Hiện nay, tôi chờ họ để cùng qua Triệu Khánhphủ tìm mẹ con họ Phương.
- A, thế ra Phương Thế Ngọc cùng mẫu thân y hiện ở Triệu Khánh? Có lẽ họ mới về phủ thành ấy nên tôi không được biết.
- Triệu Khánh là quê hương của họ Phương. Chúng bỏ đất Giang Nam về đấychắc không ngoài ý định tránh tôi theo dõi báo thù. Nhưng tránh đâu chothoát, trừ phi chúng thăng thiên hay độn thổ! Trong thời gian chờ đợicác hào kiệt Tây Khương, tôi không ngờ lại xảy ra vụ Ngưu võ sư bị thácvề tay Hồ Á Kiền, Nên để ý theo dõi thì biết rằng võ sư sẽ về Quảng Châu trấn đài thách báo thù.
Lữ Anh Bố chép miệng thở dài, hằn học :
- Thế ra bọn môn đồ Thiếu Lâm khinh miệt anh hùng thiên hạ một cách quáđáng! Không ngờ Ngũ Mai và Chí Thiện lại làm hư thanh danh cả một đạiphái nổi tiếng kỷ luật xưa nay, Cháu Ngưu Hóa Giao là Ngưu Cường và cáctiểu đồ có nói tới việc chở quan tài về Võ Đang sơn. Thoạt đầu, tôi ehành động ấy sẽ làm phiền lòng Phùng lão sư. Bây giờ trái lại, tôi thấychúng ta hữu lý. Ta cần phải có một hậu thuẫn mạnh mẽ để đương đầu vớingười của Thiếu Lâm.
Nhân dịp tốt, Lý Tiểu Hoàn hùa thêm :
- Tôi tán thành hảo ý ấy. Nếu là tôi thì quan tài Ngưu võ sư hiện thời đã về tới Võ Đang sơn rồi. Bây giờ e khi trễ.
Lữ Anh Bố nói ngay :
- Trễ còn hơn không! Hiện Ngưu Cường và Cơ phòng tử đã lo liệu đầy đủ cho cuộc hành trình, tôi ưng thuận là họ khởi hành ngay.
Nói đoạn, Lữ Anh Bố gọi tên Châu Oai hầu thường trực lên bảo :
- Ngươi qua trụ sở Cơ phòng kiếm Bạch Anh phúc tiên sang, nói là ta đồng ý việc chở quan tài Ngưu võ sư đi Hồ Nam. Ngươi cũng sửa soạn đi theo,nghe?
Chờ Châu Oai đi khỏi, Lý Tiểu Hoàn hỏi Anh Bố :
- Chừng nào võ sư thượng đài?
- Người quân tử cần phải quang minh chính đại. Trước khi trấn đài, tôimuốn đến thẳng nơi Hồ Á Kiền cư ngụ căn vặn cho rõ hắc, bạch để tránhmọi sự thắc mắc sau này.
Lý Tiểu Hoàn ngạc nhiên :
- Nghĩa là võ sư định đến...
Lữ Anh Bố gật đầu :
- Phải, đến Tây Thiền tự.
- Tây Thiền và Quang Hiếu là ổ của bọn Thiếu Lâm, võ sư nên tính cho kỹ.
Anh Bố mỉm cười :
- Chính vì đã tính kỹ nên tối mới hành động như vậy. Lẽ nào môn đồ Thiếu Lâm cậy đông uy hiếp một người đơn thân đến chùa, yêu cầu giải thíchmột vấn đề liên can đến cả hai bên? Nếu thê, về phương diện tinh thầnnghệ thuật, họ chưa đánh cũng đã bại rồi.
Lý Tiểu Hoàn ừ hử mà rằng :
- Liệu ta có thể tin được ở một kẻ thù đã hạ sát ba người trong phái ta không? Võ sư nên tiểu tâm!
Lữ Anh Bố cười ha hả :
- Đành thế, nhưng tâm lý ra, bọn Thiếu Lâm mất danh tiếng không dám bạođộng vô lý do. Vả lại, Tây Thiền tự ở ngay trong đại trấn Quảng Châu,trong trượng hợp xung đột, dù chúng tài giỏi đến mức nào, tôi cũng đủsức chống cự để tìm đường tháo lui. Lo gì! Nhưng có một điều...
Lữ Anh Bố ngừng giây lát, suy nghĩ, đoạn nói tiếp :
- Hiện thời, tôi hành động giữa khu vực đầy rẫy môn đồ Thiếu Lâm tự màhậu thuẫn Võ Đang hoàn toàn không có gì. Nếu mai, mốt các hào kiệt TâyKhương về Quảng Châu, phu nhân có thể yêu cầu họ tiếp tay mỗi khi cầnđến không?
Lý Tiểu Hoàn không do dự :
- Đó là lẽ tự nhiên. Võ Đang, Tây khương cùng chung một mối thù, hàokiệt Tây khương được biệt phái giúp tôi, lẽ nào họ bỏ qua không giúp võsư? Còn việc trấn lôi đài, võ sư nên chờ họ tới Quảng Châu hãy công khai thách đấu.
Về phần Cơ phòng tử, chúng trang hoàng lại lôi đài Thủy Nguyệt và phaođồn luôn võ sư Lữ Anh Bố từ Triệu Khánh phủ về Quảng Châu trấn đài,thách đầu Hồ Á Kiền để trả thù cho sư đệ Ngưu Hóa Giao.
Tin truyền khẩu loan rất mau lẹ trong thị trấn, dân chúng nô nức sửasoạn dự khán trận tranh hùng mà họ tiên đoán là hào hứng, hiếm có.
Bên Tây Thiền và Quang Hiếu biết tin ngay.
Hai hòa thượng Tam Đức, Thái Trí càng tập luyện ráo tiết Hồ Á Kiền.Truyền tất cho chàng nhiều thế Quyền Cước thiệt tinh vi, kỳ hiểm, nhờvậy bản lãnh họ Hồ tiến được một bước dài.
Một mặt, Thái Trí nhờ Phương Hiếu Ngọc và Thanh Thiên lâu báo cho Songhiệp Lã Mai Nương, Cam Tử Long hay việc Lữ Anh Bố đã tới Quảng Châu.
Phương Hiếu Ngọc vừa đến cửa lầu thì gặp ngay Cam, Lã đi ra.
Lã Mai Nương hỏi :
- Phương đại ca đến báo tin Lữ Anh Bố phải không?
Hiếu Ngọc gật đầu :
- Vâng, gã tới Quảng Châu được ba hôm nay rồi, chưa thấy động tịnh chi cả.
Tử Long nói :
- Phương đại ca à, chúng tôi gặp Anh Bố rồi và thấy lo cho Á Kiền.
- A! Nhị vị gặp gã ở đâu?
- Ngay vừa đây, gã đến thăm Lý Tiểu Hoàn và đã đi khỏi. Tiếc quá, sớm chút nữa thì chỉ mặt cho nhân huynh coi.
Lã Mai Nương nói :
- Hiện thời, trong tửu lầu, ai nấy đều bàn tán sôi nổi về trận đả lôiđài Thủy Nguyệt, nên chúng tôi rủ nhau đến Tây Thiền xem ngay nào quyếtđấu.
Hiếu Ngọc nói :
- Tây Thiền, Quang Hiếu cũng chỉ mới nghe đồn thôi và chưa chánh thứcnhận được chiến thư. Vì thế sư huynh Thái Trí phái tôi báo tin nhị vịhay. Ta cùng về Tây Thiền, Thái Trí và mọi người sang cả bên đó rồi.
Mai Nương, Tử Long cùng Phương Thế Ngọc về đến Tây Thiền thì hai hòathượng, Hoàng Khôn cùng các hào kiệt Thiếu Lâm đang tụ tập cả ở võ sảnhsau chùa, xem Hồ Á Kiền luyện song đấu cùng Phương Thế Ngọc.
Mai Nương đem việc Lữ Anh Bố đến thăm Lý Tiểu Hoàn tại Thanh Thiên lầu, nói cho Tam Đức, Thái Trí nghe.
Thái Trí hỏi :
- Gã có trông thấy nhị vị không?
Mai Nương đáp :
- Không, chúng tôi dùng điểm tâm trong góc thực phòng, y đi thẳng đến phòng Lý Tiểu Hoàn.
Nghe vậy, Tam Đức nói :
- Dĩ nhiên Lý Tiểu Hoàn theo dõi vụ lôi đài Thủy Nguyệt và tiếp xúc ngay với Anh Bố khi gã mới tới thị trấn. Vì thế gã mới biết địa chỉ đến thăm nàng ở Thanh Thiên lầu. Vóc dáng gã thế nào?
Nhìn khắp mọi người một lượt, Lã Mai Nương chỉ Lý Cẩm Luân và Đồng Thiên Cân :
- Y hệt Lý, Đồng hai người, duy khác mỗi bộ râu thưa hơn nhiều. Khôngbiết Ngưu Hóa Giao thế nào, nhưng Lữ Anh Bố có dáng dấp một nhân vậttrên trung đẳng của Võ Đang sơn.
Lúc đó Phương Thế Ngọc vừa nhảy ra khỏi vòng chiến, hô lớn tiếng bảo Á Kiền :
- Nghỉ tay đi, thấm mệt rồi hả?
Thở dồn dập, mồ hôi nhễ nhại, Á Kiền rút khăn gài ở đai lưng ra lau mặt, lau cổ, hổn hển :
- Gớm! Phương huynh loạn đả, tiểu đệ hầu đỡ không kịp.
Thế Ngọc cười khanh khách :
- Cá thế Hồ đệ mới khỏi hoa mắt trước địch thủ tiêu hùng chớ.
Nói đoạn, Phương tiểu khách bước tới cung kính chào Mai Nương, Tử Long.
Cam Tử Long vui vẻ vỗ vai Phương Thế Ngọc :
- Lúc này mà Lý Tiểu Hoàn biết hiền đệ ở đây thì vụ Lôi Địch Đài Hàng Châu sẽ tái diễn luôn ở Quáng Châu.
Thế Ngọc nói theo :
- Và Lý Tiểu Hoàn sẽ nhận được bài học đích đáng. Tiểu đệ vẫn chưa nuốt trôi được ngọn cước Bàn Long của mụ ấy!
Lã Mai Nương mỉm cười nhìn Thế Ngọc :
- Thế nào chả có dịp đụng độ với Nữ Bá Vương lần nữa. Nhưng hiện thờihiền đệ không nên lộ diện để tránh cho vụ lôi đài Thủy Nguyệt khỏi làmầm giống giao tranh giữa các võ phái. Chịu thế không?
- Hiền tỷ khuyên bảo, tiểu đệ tất phải tuân lời chớ!...
Chỉ Hồ Á Kiền, Thế Ngọc nói tiếp :
- Mấy tháng nay xa cách, Hồ sư đệ tấn tới về kỹ thuật hiềm vì sức yếuquá, khó tranh thủ với thời gian về phương diện công phu dũng lực.
Cam, Lã khen phải.
Lúc ấy Hồ Á Kiền đã nghỉ xả hơi. Tam Đức hòa thượng cắt Lý Cẩm Luân vàĐồng Thiên Cân luân phiên luyện xong đấu cho Á Kiền, rồi mời mọi ngườivề kinh phùng.
Cam Tử Long hỏi hòa thượng Tây Thiền :
- Sư phụ muốn để cho Á Kiền quen chịu đựng Lý, Đồng hai người để khi gặp Lữ Anh Bố khỏi bị bỡ ngỡ?
Tam Đức gật đầu :
- Phải đó. Bần tăng lượng đoán nếu Anh Bố hơn nổi Đồng Thiên Cân thìcũng chỉ ngang tay với Lý Cẩm Luận là cùng. Hai người ấy vóc dáng tươngtự Anh Bố, Á Kiền sẽ quen với một đối phương cùng tầm vóc đó. Dẫu sao,bần tăng cũng vẫn ngày đêm lo cho tánh mạng y mà không tìm ra giải phápnào cả. Mới hơn ba năm tập luyện, Á Kiền chịu trận với một đối thủ cỡHồng Hy Quan, Lý Cẩm Luân, Phương Thế Ngọc thì cầm chắc cái chết trongtay? Nhị vị đại hiệp có phương kế nào giải cứu nổi Hồ Á Kiền không?
Tử Long nói :
- Còn giải pháp nào hơn là phái người kèm Hồ Á Kiền về thẳng Tung Sơn?Khi Anh Bố đến chùa tìm hoặc khởi chiến thư, sư phụ cứ việc trả lời rằng Á Kiền đã rời Quảng Châu đi nơi khác rồi, chẳng lẽ y bắt buộc ta phảinộp Á Kiền cho y báo thù sao? Nếu y chấp nhất muốn giao đấu, sư phụ cứviệc chỉ định Cẩm Luân, Hy Quan, Á Phúc, Hiếu Ngọc hay Mỹ Ngọc, tùy ýlựa ai đấu thì đấu, cần chi? Thiếu Lâm phái hữu lý và không có vấn đềdanh dự môn phái trong việc này.
Tam Đức chép miệng lắc đầu :
- Kế đó hay thật, nhưng Hồ Á Kiền ương ngạnh trong danh dự cá nhân,quyết không khi nào y chịu đi. Thoảng hoặc bần tăng ép buộc y rời khỏiQuảng Châu, lỡ y trốn về đây, đích thân tìm Lữ Anh Bố thì thành ra bầntăng mang tiếng nhút nhát, dối trá.
Mai Nương nói :
- Việc đó không khó, khi nào nhận được chiến thư ta dùng mông hán dượcđánh mê Hồ Á Kiền, dùng mã xa tải y ra khỏi Quảng Châu chừng vài ngàyđường. Lúc đó mọi sự đã qua. Á Kiền sẽ đành lòng về Tung Sơn chớ sao?
Trầm ngâm suy nghĩ, Thái Trí hưởng ứng :
- Lã nữ hiệp nói phải. Chỉ có giải pháp ấy cứu nổi Hồ Á Kiền. Không lẽchờ y thượng đài giao đấu cùng Anh Bố rồi ta can thiệp đánh hôi ư?...
Giữa lúc mọi người đang bàn tán thì bỗng có tiếng náo động ngoài sântrước, kế tiếp hai tăng đồ chạy vội vào Kính phòng báo với Tam Đức hòathượng :
- Thưa sư phụ, có năm vị hảo hán xin yết kiến, hiện còn chờ cả ở Tam Quan.
Hai hòa thượng và các hào kiệt Thiếu Lâm nhìn nhau.
Tam Đức hỏi tăng đồ :
- Họ có xưng danh tánh và có võ trang không?
- Thưa họ võ trang đầy đủ và không xưng danh, chỉ yêu cầu yết kiến sư phụ.
- Được rồi, bần tăng ra ngay.
Chờ hai tăng đồ đi khỏi, Lã Mai Nương bảo với mọi người :
- Chắc chắn bọn Lữ Anh Bố đó. Sư phụ Thái Trí, Phương gia tam kiệt cùngchúng tôi núp trên đại hùng bảo điện xem. Còn quý vị hãy ra tiếp họ chođàng hoàng xem sao.
Lúc đó đã gần chính Ngọ, vắng khách dâng hương lễ Phật. Song hiệp theohòa thượng Thái Trí đi lối sau lên phương trượng trong khi Tam Đức hòathượng nghiêm trang từ tốn đi thẳng ra sân trước. Các hào kiệt Thiếu Lâm theo Hoàng Khôn đi sau.
Ra đến sân trước, Tam Đức thấy năm hảo hán dũng mãnh đeo đoản khí đứngdàn bên trong Tam Quan, thái độ kiêu hùng không hẳn ra hung hãn, cũng ra lầm lì. Người nào mắt cũng sáng ngời uy dũng.
Các tăng nhân trên phương trượng thấy lạ cũng đứng cả trên thềm đá theo dõi xem việc gì.
Tam Đức lặng lẽ đi vừa nhận xét, thấy mãnh hán đứng đầu bên hữu vóc dáng giống Đồng Thiên Cân. Râu thưa thì đoán ngay là Lữ Anh Bố. Còn bốnngười kia toàn trạc tam tuần trở lại, trang phục áo trấn thủ và lá giápbằng da thuộc theo kiểu dân Tây Xuyên.
Hòa thượng nghĩ thầm: “Năm người này đồng bọn với nhau, cớ sao một người y phục theo lối Quảng, còn bốn người kia y hệt người miền Tây!”
Ra tới đầu sân, Hoàng Khôn cùng các hào kiệt Thiếu Lâm giữ y đứng tạ sang đầu địa diện và đứng bước lại đó chờ động tĩnh.
Khi còn cách năm mãnh hán độ chừng một trượng. Tam Đức hòa thượng đứng lại, một tay chắp lên ngực, khom mình chào :
- A di đà Phật. Quí vị tráng sĩ truyền gọi bần tăng?
Nam hảo hán khẽ cúi đầu đáp lễ, đoạn đứng nghinh ngang như trước, chămchú quan sát tình hình tổng quát lúc bấy giờ trên sân chùa.
Không còn nghi ngờ gì nữa, xét thái độ năm dũng sĩ lạ mặt, Tam Đức hòathượng chắc chắn đó là Lữ Anh Bố và đồng môn hữu nên rất điềm tĩnh, nétmặt quắc thước tinh anh thường nhật bao hàm thêm vẻ từ bi vô bờ bến.
Để đối phó lại thái độ ngang tàng của năm mãnh hán nọ, các hào kiệtThiếu Lâm tự bình tĩnh nhưng rất hiên ngang lặng lẽ nhìn lại họ.
Đứng trong địa hùng bảo điện, Lã Mai Nương thích chí, ghé tai bảo Cam Tử Long chú ý theo dõi tình thế.
- Tình hình cả hai bên cùng găng. Bên Võ Đang có năm người mà hết sứcngang tàng bướng bỉnh. Trái lại, phía Thiếu Lâm tự nhiên nhưng thật uydũng, anh hùng. Nội sự hai bên đối lập nhìn nhau cũng đã thấy rợnngười!...
Cam Tử Long nói :
- Hình như bốn dũng sĩ kia không đồng phái với người đứng hàng đầu phíahữu. Họ trang phục theo dân miền Tây. Môn đồ Tây Khương chăng?
Mai Nương gật đầu :
- Sư huynh nói có lẽ, nhưng họ về Quảng Châu làm gì? Và về đúng lúc tình hình Thiếu Lâm, Võ Đang đang gay go!
- Viên quản lý Thanh Thiên lầu có nói rằng Lý Tiểu Hoàn chờ mấy ngườiquen, có lẽ là bốn môn đồ Tây Khương kia chăng? Chắc họ mới tới hôm nay, trong lúc chúng ta qua Tây Thiền tự cùng Phương Hiếu Ngọc. Sư muội nghe kìa...
Giữa lúc Song Hiện Cam, Lã đang thì thào bàn tán thì ngoài sân chùa TamĐức hòa thượng điềm đạm cất giọng trầm trầm nhắc lại bọn năm dũng sĩ :
- Mô Phật, hình như quý vị tráng sĩ yêu cầu diện kiến bần tăng? Thỉnhquý vị vào khách phòng dùng tạm ly trà và cho bần tăng được biết quýtánh đại danh?
Dũng sĩ đứng đầu hàng bên hữu tiến lên hai bước, tay trái nắm đốc đao đeo bên sườn, nghiêng mình chào đoạn dõng dạc nói :
- Phải chăng hòa thượng pháp danh Tam Đức, trụ trì Tây Thiền tự?
- Mô Phật. Chính bần tăng là Tam Đức.
Dũng sĩ xưng tên :
- Còn tôi đây họ Lữ tên Anh Bố, môn đồ Võ Đang sơn.
Chỉ bốn hảo hán đứng sau, Lữ Anh Bố nói tiếp :
- Đây là bằng hữu đồng bọn của tôi. Hẳn tiện danh tôi nhắc nhở hòa thượng một điều gì?
Lạnh lùng, điềm nhiên, Tam Đức khẽ lắc đầu :
- Mô Phật! Quả nhiên bây giờ là lần thứ nhất bần tăng được nghe đại danh tráng sĩ.
Bốn dũng sĩ đứng sau Lữ Anh Bố cười mũi, đưa mắt nhìn nhau.
Lữ Anh Bố bảo Tam Đức :
- Khá lắm!... Nếu hòa thượng không biết Lữ Anh Bố thì xin tự giới thiệu: tôi là sư huynh của võ sư Ngưu Hóa Giao, trấn thủ lôi đài Thủy Nguyệt.
- À! Thế ra đứng trước ngọn Thái Sơn mà kẻ tu hành này ngu muội khôngbiết gì, quả đáng tội muôn vàn, tráng sĩ rộng lượng bao dung. Xin mờivào...
Lữ Anh Bố ngắt lời :
- Cảm ơn, khỏi cần trà nước bận rộn. Hẳn giờ hòa thượng biết tôi tới đây với mục đích gì rồi, phải không?
Vẻ mặt ngạc nhiên, Tam Đức lắc đầu :
- Bần tăng làm thế nào mà biết được mục đích cuộc viếng thăm bổn tự củaquý vị trang sĩ? Liên can gì tới Ngưu Hóa Giao và lôi đài Thủy Nguyệt?
Lữ Anh Bố khó chịu trước thái độ điềm nhiên và thiệt khéo léo của đối phương.
Anh Bố nghe đồn về Tam Đức đã nhiều, nay diện kiến mới biết quả nhiênđạo hạnh của vị chân tu ấy rất rất cao. Sau đức tánh điềm tĩnh kia tấtẩn náu một bản lãnh cao siêu, dòng lực tiềm tàng đáng kể.
Võ sư họ Lữ hỏi :
- Phải chăng chính hòa thượng đã bế Hồ Á Kiền chạy khỏi Thủy Nguyệt đài? Tên họ Hồ đã đả tử Ngưu Hóa Giao là môn đồ Võ Đang sơn, và là sư đệ của tôi, cớ sao người nói là không liên quan.
Tam Đức nghiêm nét mặt :
- Tráng sĩ và bần tăng là người trong võ giới, đầu đội trời, chân đạpđất không biết khuất tất là gì, vậy ta thẳng thắn nói chuyện. Phải đó,chính bần tăng cứu Hồ Á Kiền ra khỏi Thủy Nguyệt đài, nếu không thì y đã bị mọi người phụ trách lôi đài băm vằm ra từng mảnh rồi. Còn lệnh sư đệ Ngưu Hóa Giao trấn lôi đài, thì mặc nhiên đài chủ đã công khai nhận lấy sự nguy hiểm của việc thủ đài ấy rồi. Hai bên giao đấu hẳn hòi, kẻthắng người bại rõ rệt trước công chúng âu cũng trông thấy chớ đâu cóviệc hạ sát lén lút? Tráng sĩ nên nghĩ cho kỹ.
Lữ Anh Bố cười gằn :
- Nếu sự thật được như vậy, tôi quyết không bao giờ dám hé răng nhưngtrong vụ ấy có những điều đáng kể. Một là Ngưu sư đệ trọng nghĩa khinhtài thấy Hồ Á Kiền áp bức giết chóc Cơ phòng tử Cẩm Châu Đường, nên thủđài để chấm dứt một chuyện tàn bạo cậy mạnh hiếp yếu. Hai là khi võ sĩthủ đài đã trúng đòn té rồi, Hồ Á Kiền còn nhảy tới bồi thêm đòn cố ýsát hại. Tánh háo sát của Hồ Á Kiền đã rõ rệt. Hôm nay, tôi tới đâykhông có ý phiền hà hòa thượng nhưng chỉ tìm gặp Hồ Á Kiền hỏi tội cốsát của y thôi.
Không ngờ Lữ Anh Bố bị người tuyên truyền, luận điệu sai lạc đến như thế, Tam Đức cố tâm giải thích :
- Mô Phật! Tráng sĩ muốn rõ thực hư, nên nghe lý lẽ của đôi bên. Bầntăng chỉ muốn giữ tình hòa hảo trong võ giới chúng ta nên không thiênvị. Cơ phòng tử là kẻ thù sát phụ của Á Kiền nên Kiền đã hạ kẻ thù. Phủquan sở tại công minh xét rõ vụ đó nên Á Kiền mới được hủy án tại ngoại. Sự kiện đó là bằng chứng cụ thể, chứng tỏ Cơ phòng tử Cẩm Châu Đườngkhông phải hạng người tốt. Họ đã thỉnh võ sư, lập Thủy Nguyệt đài tháchthức mạt sát Á Kiền. Lệnh sư đệ Ngưu Hóa Giao tham tài bỏ nghĩa, phạmtới danh dự môn phái và cá nhân, cực chẳng đã, Á Kiền buộc lòng phảigiao đấu. Tráng sĩ nên điều tra xem Hóa Giao đã nhận bao nhiêu vàng bạcvà tặng vật của Cơ phòng tử!...
Chạnh lòng về vấn đề tiền bạc, Lữ Anh Bố trừng mắt nói lớn :
- Hòa thượng bất tất nhiều lời. Tôi chỉ cần biết Hồ Á Kiền có ở đây hay không?
Tam Đức chưa kịp đáp thì Hoàng Khôn thấy Lữ Anh Bố cố chấp, ngôn ngữkhởi đầu bất lịch sự, nên chàng tiến lên tranh luận cốt tránh cho TamĐức là người tu hành, khỏi phải dùng lời lẽ cương cường.
Khôn lễ phép cúi chào Lữ Anh Bố mà rằng :
- Tôi là Hoàng Khôn, môn đồ Thiếu Lâm tự, xin thay Tam Đức sư huynh trảlời câu hỏi của Lữ võ sư. Người ta thường nói, oan gia nghi giải bấtnghi kết, nếu thiệt ra giữa võ sư và Hồ Á Kiền có mối thù. Huống hồ HóaGiao trọng tài khinh nghĩa trấn đài, trong khi giao quyền hỗn chiến, đến ngay anh em cốt nhục cũng khó dung chế được, cớ sao võ sư cho đó là mối thù đến đây lớn tiếng mất hòa khí đồng đạo võ giới chúng ta?
Anh Bố dằn giọng :
- Hừ! Đã biết nói đến tình hòa khí đồng đạo, võ giới, tỉ dụ Ngưu sư đệcó lầm lẫn chăng nữa, thì đánh chó ngó chủ nhà, cớ sao người Thiếu Lâmtự không biết nghĩ tới gia sư Phùng Đạo Đức, bỏ việc thượng đài và phúctrình cấp trên đem việc đó ra trước hội đồng sư trưởng giữ trật tự trong võ giới có hơn không? Nay đánh chết người rồi mới nói tới hòa khí,thiệt là ích kỷ hại nhân. Thôi, tráng sĩ khá nhiều lời, gọi Hồ Á Kiền ra đây là xong chuyện.
Hoàng Khôn cười nhạt :
- Giàu kinh nhiệm như võ sư hạ được Á Kiền liệu Ngưu Hóa Giao có vì thếmà tái sanh được không? Đã không được, mà hòa khí giữa hai phái chúng ta còn thương tổn vì không lẽ chúng tôi khoanh tay nhìn Á Kiền chịu chếtsao? Ta phải dung hòa hai sự kiện để tránh mối hiềm khích Hóa Giao thamtài táng mạng, Á Kiền không biết nhẫn nhịn thượng đài, bên nào cũng cólỗi. Võ sư đáng bực đàn anh của Á Kiền, vậy hãy nhận lấy tam bái tạ tộicủa y và kết thúc vụ tranh chấp phi lý này. Á Kiền là người sơ cấp củaThiêu Lâm, nay tạ tội ngay trên đất thuộc phái Thiếu Lâm, võ sư nên coisự kiện ấy là một danh dự hơn cả thượng đài giao đấu, vì từ trước tớinay chưa bao giờ có chuyện ấy trong lịch sử Thiếu Lâm. Nếu võ sư chấpnhất, sau này lỡ có xảy ra chuyện lớn, thì chớ trách chúng ôi không cốtâm dùng biện pháp hòa bình.
Sở dĩ Hoàng Khôn hành động như vậy là vì khi ở Tung Sơn ra đi, chàngđược Chí Thiện sư trưởng căn dặn phải hết sức hòa hoãn và chỉ tranh đấukhi nào đã dùng đủ mọi phương cách hòa bình mà không thành công.
Đề nghị hữu lý, công bình của Hoàng Khôn có hiệu lực khiến Lữ Anh Bố rất bối rối. Từ chối đề nghị ấy, chàng sẽ lãnh phần trách nhiệm gia tranhtổng quát mà phần thắng đã vị tất về phe chàng.
Nhận lời đề nghị càng khó hơn, vì trước khi đến Tây Thiền tự, chàng nhờLý Tiểu Hoàn giới thiệu các hảo hán Tây Khương mới đến Quảng Châu phụlực, và trước những tân hữu ấy chàng đã nhất quyết gọi đích danh Hồ ÁKiền hẹn y thượng đài giao đấu, vậy không lẽ giờ đây lại đổi ý ưng chokẻ thù tạ lỗi.
Đang lúc Anh Bố phân vân chưa biết cư xử ra sao thì một gã mảnh khảnhtựa nho sinh, nhưng cử chỉ lanh lẹ từ phía sau đại điện chạy ra giữa sân trước, vỗ ngực phản đối Hoàng Khôn :
- Hoàng Khôn sư huynh đề nghị thế không được. Nếu sư huynh dạy nhảy vôđống lửa, Hồ Á Kiền này chẳng dám từ nan, nhưng quyết không khi nào chịu tạ tội với ngoại nhân trên đất thuộc phái Thiếu Lâm! Trước hết, tôikhông tội lỗi chi mà phải tạ ngược như vậy. Sau nữa, Thiếu Lâm tự khôngnên vì một tánh mạng tối tiểu này mà để người ta hiểu lầm rêu rao xuyêntạc rằng môn đồ Thiếu Lâm xử sự hèn nhát. Hèn nhát chớ không phải vì tamuốn giữa hòa khí trong võ phái. Giải thích đã hết điều. Nhượng bộ cũngphải có giới hạn. Chúng ta đã hết sức hòa hoãn, trọng tình giao hảo mônphái, thiên hạ cố tâm phủ nhận lý lẽ chánh đáng, quyết đầu thì ta cứviệc chống đối giao tranh. Kiền này dù chỉ là kẻ môn đồ sơ đẳng ThiếuLâm, tài hèn sức mọn cũng quyết chiến đến hơi thở cuối cùng.
Hướng về phía Lữ Anh Bố, Á Kiền nói lớn :
- Phải chăng tiên sinh là Lữ Anh Bố, môn đồ Võ Đang sơn, tới đây tìm tôi với nhiệm vụ báo thù cho Ngưu Hóa Giao?
Khởi đầu, Lữ Anh Bố thấy Á Kiền vóc dáng thư sinh, so phần đại lực củaNgưu Hóa Giao kém một trời một vực, lẽ nào hạ nổi họ Ngưu? Hơn nữa, ÁKiền tự xưng là môn đồ sơ đẳng, tức là cấp bực còn dưới Hóa Giao, cớ sao Hóa Giao bị táng mạng dưới ngọn quyền, ngọn cước của Á Kiền.
Hai điểm cùng đáng nghi! Hay là bọn môn đồ Thiếu Lâm - xưa nay vẫn nổi danh khôn khéo - đồng lòng với nhau để gạt ta?
Trước thái độ thẳng thắn, đường đường, chính chính nhưng không kém khiêu khích của Hồ Á Kiền, Lữ Anh Bố giận sôi sùng sục, mắng lớn :
- Tên bạch diện yếu tử kia, biết điều tạ tội ta sẽ lượng tình đồng hữubỏ qua vụ này cho, bằng không chớ trách ta không biệt dung tha kẻ dưới!
Á Kiền cười khẩy :
- Lữ Anh Bố! Hãy nhìn kỹ xem mặt ta có phải kẻ sợ sệt, thoái lưu trướcbọn bạo tàn không? Có ngón hay hay thế lạ gì hãy trổ ra ta coi. Giaotranh ngay ở nơi đây hay ở nơi khác ta cũng chấp thuận.
Dứt lời, Á Kiền lanh lẹ nhảy xa cách Hoàng Khôn ra trước bốn, năm thước dài.
Như mãnh hổ vồ mồi, Lữ Anh Bố thét một tiếng vang đông, chồm theo ngựcđối phương tối thẳng một trái Thối sơn dũng mãnh lạ thường, kiến các hào kiệt Thiếu Lâm đều lo thay co kẻ lãnh sức tấn công ấy.
Biết Anh Bố bản lãnh không vừa, nhưng vì danh dự môn phái, và tự ái cánhân, Kiền không thể nhịn nhục nên chịu trận. Chàng vận dụng toàn lực,dùng thế Ma Vương Bát Phiến, đưa cả hai tay gạt bật trái đám Lữ Anh Bốsang bên và toan nhập nội thúc cùi chỏ vô sườn địch, thì đã bị tạt luônbàn tay Tả Cương Đao vào ngang cổ.
Trước đòn địch vừa lẹ vừa nguy hiểm ấy, Hồ Á Kiền nhảy tạt sang bên hữu như một con vượn, tránh khỏi.
Thừa thế, Lữ Anh Bố toan rượt theo đánh nữa thì Hoàng Khôn đã nhảy tớigạt băng cánh tay Anh Bố, chắn đôi hai đấu thủ, miệng quát :
- Khoan tay!...
Tưởng Hoàng Khôn đánh hôi, bốn hảo hán Tây Khương cũng phóng mình nhảy vô vòng chiến.
Về phía hào kiệt Thiếu Lâm, tưởng đối phương muốn hỗn chiến, Hồng HyQuan, Lý Cẩm Luân, Đồng Thiên Cân, cùng đồng thời xô cả ra đối diện vớiMã Hùng, Phương Thất, Bạch Dũng.
Hoàng Khôn hô :
- Không! Ngừng tay hết! Không được loạn chiến.
Tam Đức hòa thượng lanh lẹ bước tới dang tay ra mà rằng :
- Phàm là bực anh hùng hảo hán đã đạt tới cấp độ nào cũng phải xử sự cho đàng hoàng minh bạch. Hoàng Khôn đây ngăn chiến chớ không phải phụchiến, thoạt nhìn ai ai cũng nhận thấy rõ ràng. Quý vị tráng sĩ không có quyền tới bản tự hành động huyên náo chốn Phật đài!...
Chỉ tay về phía hào kiệt Thiếu Lâm tự, Tam Đức hòa thượng nói tiếp :
- Giả thử quý vị vạn nhất cố ý gây chiến ngay tại nơi đây, hãy thử nhìnxem liệu có thể thủ thắng nổi hay không? Bần tăng không muốn mang tiếnglấy thịt đè người? Hồ Á Kiền còn đây, y không muốn trốn tránh, ngangnhiên ra mặt, đường hoàng nhận đấu. Nếu Lữ võ sư nhất quyết cùng y phântài cao hạ, xin cứ việc hạ chiến thư cho minh bạch. Bần tăng thiếttưởng, một môn đồ sơ đẳng của Thiếu Lâm, dẫu có bại trận trước một đốiphương cấp độ cao hơn, cũng không lạ và không nhục nhã, trái lại tánhcan đảm của kẻ chiến bại sẽ do sự kiện hiển nhiên ấy mà được đề cao.Hoặc giả võ sư muốn thi tài nêu danh thiên hạ, thì đây, bất cứ người nào cũng sẵn sàng hầu tiếp võ sư. Như vậy minh bạch biết bao. Nhưng gây hỗn loạn trong Tây Thiền tự thì không được. Bần tăng tha thiết yêu cầu quývị hảo hán tránh cho chư tăng bản tự việc phải dùng võ lực can thiệp,trái với nguyên tắc của kẻ xuất gia đầu Phật.
Bị cái gạt hồi nãy của Hoàng Khôn, Lữ Anh Bố hiểu ngay Khôn là cựu đồThiếu Lâm, nhưng không thể lượng đoán hiện tại đối phương có bao nhiêunhân vật như Khôn?
So sánh về phẩm, chàng có Cao Tấn Trung, Mã Hùng là cao đồ đệ nhất cấpTây Khương và hai đệ nhị cấp Phương Thất, Bạch Dũng giúp sức. Phe chàngkhá mạnh, biết đâu phe Hồ Á Kiền không có mấy người như Hoàng Khôn vàcòn hơn hẳn về nhân số?
Suy xét lời nói vừa rồi của hòa thượng Tam Đức, hữu lý, hào hùng, châmbiếm, khinh mạn thì đủ biểu hiện hiện thời ngoại đồ Thiếu Lâm đầy đủ cảphẩm lượng.
Tuy vậy, mũi tên đã đặt lên cung, không bắn không được. Vì danh dự pháiVõ Đang, vì danh tiếng võ sư của cá nhân chàng, vì sự hiện diện của bốnbằng hữu danh đồ Tây Khương, chàng cần phải tiếp tục truy đánh kẻ đả tửNgưu Hóa Giao. Tình hình biến chuyển như thế nào sau này sẽ hay. Môn đồThiếu Lâm hiện tại tuy đông nhưng chắc chắn rồi đây Phùng lão sư thế nào cũng phái người xuống Quảng Châu trợ chiến.
Lữ Anh Bố toan đáp lời hòa thượng thì Tam Đức nói tiếp, giọng niềm nở :
- Hiện thời, giữa quý vị và bần tăng, chúng ta không những vô hiềm khích mà còn tình đồng đạo, vậy xin thỉnh vào khách sảnh dùng trà đàm đạo.Mấy khi tụ họp được đông đủ như hôm nay?
Không hiểu vô tình hay hữu ý, một lần nữa Tam Đức đặt Lữ Anh Bố vào tình trạng khó xử. Nhưng may thay Cao Tấn Trung cứu cánh bảo chàng :
- Thôi! Lữ đại ca, ta ra về. Bất tất nhiều lời. Thù địch không bao giờ cụng ly chung chén!
Dứt lời, Tấn Trung hầm hầm trở ra Tam Quan. Lữ Anh Bố và Mã, Phương, Bạch theo gót đi thẳng.
Tia hy vọng hòa giải cuối cùng đã tiêu tan trước thái độ cứng rắn và rất hợp lý của Hồ Á Kiền.
Tam Đức, Thái Trí, Hoàng Khôn không trách Kiền, sửa soạn chuẩn bị choKiền chờ ngày thượng đài và luôn luôn căn dặn y rằng sự bại trận là mộtviệc hiển nhiên, vậy không nên chấp nê, khi bắt đầu thấy đuối sức hoặcthấy chống đỡ khó khăn các thế đòn linh diệu của đối phương là khôngđược do dự, nhảy ngay xuống đài chịu thua ngay.
Hoàng Khôn bảo Á Kiền :
- Thượng đài giao đấu cùng một đối thủ tài hơn sư đệ gấp mấy lần đủ tỏlòng can đảm đáng khen. Nếu câu nệ chấp nê, lúc đuối không biết bỏ cuộc, nhận lấy cái chết phi lý mới là kẻ không thức thời, bị thiên hạ chêcười. Bại khi này sư đệ còn đủ thì giờ tiếp luyện cho tới khi đạt tớicấp độ trên và sẽ đích thân tìm Lữ Anh Bố giao đấu để tỏ cho gã biếttánh cương cường bất phục của sư đệ. Đó mới là trực nghĩa của hai chữ“Công Phu” về tập luyện cũng như về chí kiên nhẫn xứng danh hảo hán.Trước kia trên Tung Sơn, Chí Thiện sư trưởng thường giảng rất rõ ràngtrong trường hợp này, sư đệ còn nhớ không?
Hồ Á Kiền cúi đầu nhất nhất tuân lời.
Tuy thế, hai vị hòa thượng Tây Thiền, Quang Hiếu cùng các hào kiệt Thiếu Lâm vẫn thấy lo ngại cho Á Kiền rất nhiều.
Song hiệp Lã Mai Nương và Cam Tử Long ra về Thanh Thiên lầu.
Mai Nương nói :
- Căn dặn Hồ Á Kiền đã đành, nhưng liệu y có tĩnh trí thoái lui đúng lúc không? Giao thuyết dễ dàng, thực hành mới là việc khó khăn, cần kinhnghiệm nhiều, tiến thoái đúng lúc. Á Kiền không phải con người kinhnghiệm về giao tranh. Luyện tập dở dang thấy ngay cái hại nhãn tiền.
Cam Tử Long gật đầu :
- Còn một điều nữa: liệu Lữ Anh Bố có sơ ý để cho Hồ Á Kiền nhảy xuốngđài chịu thua không? Quyền ra, cước phóng dồn dập, nếu Anh Bố quyết tâmhạ Á Kiền báo thù cho Ngưu Hóa Giao, ngu huynh chắc không khi nào y đểđối phương có thời cơ bại tẩu. Chúng ta nên tính thế nào ngầm cứu ÁKiền, không lẽ mặc y lãnh cái chết hiển nhiên như thế sao?
Đang bách bộ trong phòng, Mai Nương ngừng bước nhìn Tử Long :
- Phải đó! Tiểu muội cũng có ý ấy...
Nàng tiến tới bên Tử Long rỉ tai mấy câu. Chàng gật đầu đắc ý cười xòa...
Giữa lúc ấy có tiếng gõ nhẹ ngoài cửa phòng.
Tử Long đứng dậy mở cửa nhường chỗ tên tửu bảo thân tín là Lục Nhị bước vào. Chàng không đợi cho Lục Nhị cất lời :
- Bốn người mà Lý nương tử chờ đã tới Quảng Châu phải không?
Hai mắt tròn xoe, Lục Nhị không khỏi ngạc nhiên :
- Dạ. Họ đến hồi sáng nay, lúc nhị vị ra phố. Lý nương tử đã đi ngay với bốn tráng sĩ ấy, bây giờ còn chưa trở về.
Lẳng lặng, Cam Tử Long móc túi lấy lượng bạc cho Lục Nhị, chàng dặn :
- Được lắm, thấy chi lạ cứ báo cho ta hay, nghe?
Mừng rỡ, Lục Nhị khúm núm tạ ơn, lui ra.
Nói về Lữ Anh Bố cùng tứ kiệt Tây Khương về đến tư thất, bọn Cơ phòngBạch Phúc An, Lý Tiểu Hoàn chờ sẵn ở nhà xúm lại hỏi thăm tin tức.
Cao Tấn Trung thuật cho mọi người nghe. Phần Lữ Anh Bố tức khắc biênchiến thư sai người cầm sang Tây Thiền tự và bảo bọn Cơ phòng phụ tráchviệc báo cáo dân chúng trị trấn về vụ chàng trấn Thủy Nguyệt đài phụcthù cho Ngưu Hóa Giao.
Sau đó Lý Tiểu Hoàn đến Vạn Lương phúc điếm bên Thạch Sư lộ, báo Thiết Diện Hổ biết kết quả việc Lữ Anh Bố qua Tây Thiền tự.
Thiết Diện Hổ xoa tay mừng rỡ, nhưng không khỏi ngạc nhiên bảo Lý Tiểu Hoàn :
- Không ngờ phe Thiếu Lâm phái nhiều môn đồ về Quảng Châu phòng bị sẵnsàng đến thế. Điệt nữ nên dặn dò Anh Bố và bọn Tấn Trung tiểu tâm phòngbị đối phương ám trợ Hồ Á Kiền.
Lý Tiểu Hoàn đáp :
- Họ đã sẵn sàng cả rồi. Nhưng không lẽ bọn môn đồ Thiếu Lâm trợ lực ÁKiền bằng cách sử dụng ám khí? Đây là một trận đấu quyền, lý nào đốiphương dùng tới phi tiêu, phi đao để lưu huyết quá ư lộ liễu? Tôi tinrằng môn đồ Thiếu Lâm không dám hành động như vậy.
Còn việc Hồ Á Kiền dắt ám khí thì lại càng vô hiệu vì Anh Bố dư lực kiểm soát tất cả tác động đối phương.
Thiết Diện Hổ suy nghĩ hồi lâu :
- Dù sao ta cũng yêu cầu phủ quan Lục Tư Vân phát xuất quan quân canhphòng nghiêm cẩn và dành riêng một khu cho môn đồ Thiếu Lâm theo cổ võHồ Á Kiền. Như vậy dễ kiểm soát họ hơn.
Mọi việc được chuẩn bị đầy đủ, dân chúng Quảng Châu đều biết tin vụ Thủy Nguyệt đài, truyền khẩu rủ nhau đi xem.
Trong mấy ngày trước cuộc giao tranh, nội đại trấn Quảng Châu nơi nàothiên hạ cũng bàn tán về vụ đấu võ giữa môn đồ hai phái Thiếu Lâm, VõĐang.
Nhiều người còn phóng đại câu chuyện, nói rằng đã có cả các bực đại sưhai phái ấy cùng về Quảng Châu thách thức nhau thượng đài quyết phân cao hạ.
Cũng có người lại nói là hai vị hòa thượng Tây Thiền, Quang Hiếu sẽ đại diện Thiếu Lâm tự thượng đài thách thức phe Võ Đang sơn.
Mỗi người một luận điệu, bàn tán vô cùng sôi nổi, bất chấp những tờ bácáo dán khắp mọi nơi tuyên bố trận đấu phục thù giữ thủ đài Lữ Anh Bố và võ sĩ thượng đài Hồ Á Kiền.
Trong thị trấn Quảng Châu và các châu, huyện lân cận cũng có một sốngười thuộc phái Võ Đang do tiền nhân truyền lại, nay nghe tin võ sưtrấn đài là đồng phái, họ đến thăm Lữ Anh Bố tự động họp thành đoàn VõĐang chờ ngày giao đấu, rước Anh Bố thượng đài cho thêm phần oai vệ vàcổ vũ luôn thể.
Thêm vào đó còn có đồ đệ Ngưu Hóa Giao và người ở Đông Hải thôn kéo vềQuảng Châu, từ khi hay tin Cơ phòng tử thì Lữ sư bá báo thù. Thành thửđoàn Võ Đang theo phe Anh Võ đông tới vài trăm người.
Bên Thiếu Lâm tự cũng không kém. Các môn đồ gần xa, tân cựu lũ lượt đếnTây Thiền tự và Quang Hiếu tự ra mắt hai người hòa thượng Tam Đức, TháiTrí. Họ tình nguyện họp thành đoàn rước Hồ Á Kiền thượng đài để đối lạiphe Võ Đang.
Chốn thiền môn đang thanh vắng tĩnh mịch, bỗng dưng trở thành tấp nập,nhộn nhàng. Tam Đức, Thái Trí lấy làm phiền muộn, phải ôn tồn giải thích cho họ biết rằng Hồ Á Kiền bị buộc lòng giao trnah cùng Lữ Anh Bố vàtrận đấu Thủy Nguyệt lôi đài là hoàn toàn cá nhân, chớ không phải một vụ tranh tài cao hạ giữa hai môn phái như lời đồn đại. Vậy yêu cầu mọingười khán trận nên điềm tĩnh, bình thường, vô tư, không phe nọ, đảngkia e đi đến hậu quả tạo thành mối hiềm khích lớn giữa các người ngoạicuộc.
Trước sự giải thích của hai hòa thượng, mọi người đều kính nể nghe theo, nhưng trước khi ra khỏi chùa, họ không ngớt tụ tập bàn tán tại các tửuđiếm, trà lầu.
Dĩ nhiên tại những nơi công cộng ấy, người hai phái thường gặp nhau màkhông biết. Thôi thì thồi này tán dương Thiếu Lâm, thồi kia ca tụng VõĐang. Tửu nhập ngôn xuất, người nào cũng mặt mũi đỏ gay, hăng hái, lờiqua tiếng lại không ai chịu nhịn ai.
Trước còn đầu khẩu, sau ra sừng sộ, gây hấn khiến đám thực khách hiền lành sợ hãi bỏ chạy tán loạn, e lãnh phải đòn hội chợ.
Nhân viên tửu quán phải một phen chật vật giảng hòa để tránh các trận loạn đả ghế bay, thồi đổ.
Không khí trong thị trấn những ngày trước buổi khai đài giao đấu rất mực sôi nổi. Nam phụ lão ấu, bất cứ nơi nào, hề khởi chuyện là Thiếu Lâm,Võ Đang.
Trong phường, ngoài phố, các thiếu nhi cũng tập hợp tự nhộn hai phe mônđồ, giả đấu lôi đài. Từ giả đến thật, chúng đánh nhanh chí tử khiến cácbực phụ huynh phải can thiệp và đôi khi - vì trẻ con mích lòng người lớn - thành hiềm khích nhau, xử sự như chính họ là hai phái đối đầu ThiếuLâm, Võ Đang thực sự vậy.
Đương nhiên phủ quan Lục Thọ Vân lấy làm lo ngại, một mặt phái quan quân giữ trật tự khắp mọi nơi, một mặt thỉnh Thị lang Hòa Thân (Trưởng banMật vụ của vua Càn Long) và Thiếu Diện Hổ hội bàn.
Lục phủ quan nói với Hòa Thân :
- Nếu để cho người cổ võ hai phái tiếp tới mức sôi nổi cực độ, bản ty edân chúng sẽ chia thành hai phe loạn đả thì thành loạn trấn mất.
Hòa Thân đáp :
- Không sao. Tôi theo sát tình hình ngoài phố. Có thế mới đúng mực độhoạch sẵn của chương tình. Ngày mai khởi đấu lôi đài rồi, lo gì hai phecổ võ gây thành loạn trấn? Không khí sôi nổi trước khi giao tranh, nhưng một khi hai võ sĩ thượng đài một mất một còn rồi thì bọn cổ động sẽ hết hung hăng ngay. Thiếu Lâm thắng hay Võ Đang thắng, trận đấu này rấtquan trọng và có thể gây hậu quả hiềm khích rất lớn lao, ít nhất giữahai phái hiện tại. Đạt kết quả mong muốn, lệnh ty cũng có phần côngtrạng không nhỏ, tôi sẽ phúc trình Hoàng đế thăng thưởng. Hiện thời công việc giữ gìn trật tự nơi lôi đài xong cả chưa?
- Thưa, xong rồi. Khu dành riêng cho môn đồ Thiếu Lâm cũng đã sửa soạn xong. Thượng quan tính bên nào sẽ thắng?
Hòa Thân mỉm cười nham hiểm, nhìn Thiết Diện Hổ :
- Thiết tướng quân biết rõ chuyện ấy hơn tôi.
Biết ý Hòa Thân nhường lời mình, Thiết Diện Hổ nói :
- Trận đấu ngày mai đây rất chênh lệch. Hồ Á Kiền sẽ bị Lữ Anh Bố nuốtchửng dễ dàng. Như vậy, bên Thiếu Lâm sẽ mất một mạng thay vì trong vụHàng Châu trước kia Võ Đang, Tây Khương mỗi phái thiệt một nhân tài.Thật ra tôi không toại ý, nói về công vụ, nếu Hồ Á Kiền bị đả tử. Tráilại, tôi mong rằng Lữ Anh Bố phải trúng tử thương thì mới gây được mốixúc cảm mạnh mẽ và thúc đẩy hai phái Võ Đang, Tây Khương quyết tâm hợpnhất tận tình khu trừ Thiếu Lâm bất cứ ở nơi nào. Nhưng khó lắm! Á Kiềnăn sao nổi Anh Bố.
Lý lẽ của Thiết Diện Hổ khiến phủ quan Lục Thọ Vân rùng mình trước vấnđề sinh mạng con người. Biết làm thế nào? Lục Thọ Vân là đường quanthuộc triều đình.
Hôm sau, ngay từ sáng sớm, dân chúng Quảng Châu đã lũ lượt ra khu Y Linh miếu dành chỗ tốt đứng xem lôi đài. Người đông nườm nượp như kiến cỏ.Ban trật tự thi hành phận sự.
Thủy Nguyệt đài trang hoàng cờ xí lộng lẫy oai nghiêm. Trong cùng sânđài, bày một chiếc bành kỷ trải nệm da hổ dành riêng cho đài chủ. Haibên, giàn hai võ khí thành hàng chữ nhất: dao, mác, giáo, thương, mâu,kích lưỡi thép sáng loáng.
Dưới đài, khu dành riêng cho môn đồ hai phái chia thành hai bên tả, hữucó cắm cờ xanh chữ đen. Một bên để Thiếu Lâm, một bên để Võ Đang.
Khán giả đứng sau hai khu đó và tràn sang hai bên lôi đài.
Sáng sớm hôm ấy, sau khi bí mật qua thăm Tây Thiền tự, Lã Mai Nương vàCam Tử Long trở về tửu lầu y trang thường phục, Mai Nương vận giả trai y hệt một phong lưu nam tử.
Hai người có ý rình, thấy Lý Tiểu Hoàn vận võ phục đi từ sớm.
Đến khu Y Linh miếu, Cam, Lã đi quanh quan sát một lượt thấy chỗ nàocũng nườm nượp những người là người, duy có bên tả đài giáp với hồ nước, người xem đứng đến sát bờ hồ nhưng không ai ra nổi chỗ gò đất nổi trênmặt nước cách bờ độ hơn một trượng.
Mai Nương nói :
- Ta ra gò đất kia, vừa thảnh thơi vừa gần lôi đài tiện theo dõi trận đấu, sư huynh tính thế nào?
Cam Tử Long đồng ý :
- Chúng ta dư sức nhảy ra đó, nhưng hành động như thế lộ liễu quá, e bất tiện.
- Ngay bên bờ có cây đa, ta trèo lên cây, lần theo cành rồi buông mình xuống mỏm đất sẽ tự nhiên hơn.
Nói sao làm vậy, Lã Mai Nương, Cam Tử Long đạt ý rất dễ dàng.
Trên bờ, một số người cũng bắt chước leo lên cây và nhờ Cam, Lã đỡ xuống gò đất, nhưng cuối cùng cúng có mấy người vụng về té xuống hồ ướt hết,nên không ai theo ra nữa.
Thành thử trên gò có tới hơn mười người kể cả Song hiệp, như vậy có lẽ tự nhiên hơn, không ai chú ý.
Tử Long ghé tai bảo Mai Nương :
- Từ đây vào tới Lôi đài vừa cỡ tay. Hai góc đài bên kia xa mất chút ít, ngu huynh hơn ngại lỡ khi thế trận chuyển sang bên kia mà Á Kiền lâmnguy thì sao?
Mai Nương nói :
- Chúng ta tùy cơ ứng biến vậy. Ngoại trừ chỗ này, nơi nào cũng đôngnghẹt khán giả, khó hành động lắm. Nếu hơi xa thì ráng mạnh tay chútcũng được.
Mai Nương và Tử Long còn đang bàn tán và quan sát đám đông thì Cơ phòngtử và phe Võ Đang sơn rầm rộ ủng hộ võ sĩ trấn đài đến nơi.
Lữ Anh Bố cưỡi ngựa đỏ và đến trước lôi đài mới hạ mã liệng cương cho bọn đồ đệ Ngưu Hóa Giao theo hầu, rồi từ tốn lên đài.
Lực lưỡng trượng phu, Anh Bố bỏ áo dài khoác ngoài vắt lên thành ởchưởng, lộ ra bộ võ phục tuyệt đẹp: áo xanh nền hoa đen ngắn tay, quầnvà ủng võ cổ ngắn đen tuyền, lưng thắt sa sô đới buông mối ngắn. Cổ tayquấn giấy đỏ khiến cánh tay hữu luyện đã lớn lại càng gân guốc thêm, dữdội lạ thường.
Từ từ bước lên lôi đài, Anh Bố nghiêng mình chào khán giả.
Mọi người vỗ ta hoan nghinh vang động cả một vùng trời. Nhân lúc ấy, số người phe Võ Đang nhao nhao hô lớn :
- Hoan hô Lữ Anh Bố...! Đả đảo Hồ Á Kiền!...
Nghiêng mình chào lần nữa, Anh Bố cất tiếng nói lớn :
- Kính chào chư tôn quân tử. Tôi là Lữ Anh Bố, môn đồ Võ Đang sơn, hômnay trấn lôi đài Thủy Nguyệt, trọng nghĩa, khinh tài, vì tình môn hữutrả thù cho Ngưu Hóa Giao đã bị Hồ Á Kiền đả tử ở đây cách đây khônglâu. Mục đích tôi trấn đài chỉ nhằm giao đấu cùng Hồ Á Kiền chớ không có ý hầu tiếp các anh hùng hảo hán thiên hạ, vậy cúi mong chư vị lượng thứ và miễn nghị.
Dứt lời, Lữ Anh Bố trở vào ngồi lên chiếc bành kỷ trong cùng đài.
Trong khi ấy thì Mai Nương, Tử Long chợt nhận ra một người quen mặt đứng lẫn trong đám khán giả trên bờ hồ. Đó là một trong bốn hảo hán phò táLữ Anh Bố hôm nọ đến tìm Hồ Á Kiền tại Tây Thiền tự.
Tử Long nói :
- Tên này lẩn lút có ý chi đây? Hay là gã cũng ám trợ cho họ Lữ?
Mai Nương lắc đầu :
- Không phải đâu, Anh Bố dư sức thắng Á Kiền hà tất phải ám trợ? Chắcchúng đứng tản ra mấy nơi đề phòng bất trắc đấy thôi. Thôi khi nào tiểumuội hành động, sư huynh nên chú ý phòng bị gã ấy, e gã trông thấy ta và lỡ có phương tiện cản trở chăng!
Nói về Hồ Á Kiền, sáng hôm ấy chàng sậy trễ hơn mọi ngày để lấy sức. Đại nịt gọn ghẽ, đeo Hộ Tâm kính xong, Kiền ra võ sảnh tụ họp cùng các mônhữu.
Theo chỉ định của Tam Đức hòa thượng, chỉ có Cầm Thượng Ân, Chu ThếHùng, Thạch Thiên Long và Liễu Bách Thắng công khai phò tá Hồ Á Kiền ralôi đài, còn các hào kiệt khác: Hoàng Khôn, Hồng Hy Quan, Tạ Á Phúc,Đồng Thiên Cân, Lương Bá Tòng và Phương gia tam kiệt thì trà trộn vàođám khán giả để tránh tiếng đông người.
Tuy vậy, những người thuộc môn phái, hoặc hâm mộ môn Thiếu Lâm, sáng hôm đó cũng tập hợp ngoài Tam Quan, Tây Thiền tự, mời Hồ Á Kiền lên ngựa và họ xếp hàng chỉnh tề đưa võ sĩ thượng đài ra đến khu Y Linh miếu.
Thấy Á Kiền đến nơi, các khán giả vô tư đều vỗ tay hoan hô ầm ầm. Nhưnghọ không khỏi bàn tán lo thay cho Á Kiền trước một đối phương như Lữ Anh Bố.
Những ai trước đây khán trận Ngưu Hóa Giao - Hồ Á Kiền lại càng lo ngạihơn cho anh chàng thư sinh võ sĩ một khi đã đấu tay ngang với Ngưu HóaGiao thì sao chịu nổi bực sư huynh như Lữ Anh Bố?
Phần Hồ Á Kiền, không phải là chàng không biết lo ngại, không tự lượngsức. Chàng biết Anh Bố rất võ dũng và nắm chắc phần thua. Nhưng thuacũng quyết đấu vì danh dự môn phái và cá nhân.
Chàng ước mong chừng nào đuối sức, chậm tay sẽ có dịp nhảy xuống đài rút lui kịp thời, bằng như Anh Bố độc dữ quá thì cũng đành cầm cự cho đếnlúc tử trận chớ sao?
Suy tính như vậy nên Hồ Á Kiền thản nhiên như không. Thượng đài đả Lữ Anh Bố lần này là bổn phận của chàng.
Không như Anh Bố, Á Kiền xuống ngựa từ ngoài Y Linh miếu, đoạn cùng mọingười phò tá đi thẳng vào khu dành riêng cho Thiếu Lâm. Cởi áo ngoài lại đó, Kiền phi thân lên lôi đài vòng tay cung bá toàn thể khán giả :
- Kính thưa chư vị quân tử. Vị nào đã mục kích Ngưu Hóa Giao trước đâytrấn lôi đài Thủy Nguyệt như thế nào, tất thừa hiểu tiện sinh thượng đài nhận đấu không phải vì lý do hiềm thù như người ta đã cố ý bày đặt rađể che đậy mặt trái của nhiệm vụ trấn đài.
Trước sự thách đức quá đáng, tiện sinh nhận giao tranh hoàn toàn vì danh dự cá nhân chớ không đặt vấn đề môn phái. Đây là trận đấu giữa Hồ ÁKiền - môn đồ sơ đắng Thiếu Lâm tự với võ sư Lữ Anh Bố mà chư vị đã hằng nghe danh.
Nghe địch thủ biện thuyết như vậy, Lữ Anh Bố bực tức đứng phắt dậy toantrần tình nhưng biển người đang hoan hô cổ võ Hồ Á Kiền vang động, nênđành trừng trừng căm tức nhìn Hồ Á Kiền.
Á Kiền nói :
- Thỉnh võ sư chủ đài ra tay, tôi sẵn sàng.
Nói đoạn chàng lùi lại ba bước hoa quyền bái tổ, uốn mình thủ thế Hoàng Long Thám Vị thiệt uyển chuyển, nhịp nhàng.
Thấy trên đài khởi đấu, người xem đều im phăng phắc theo dõi.
Biết không thể trần tình được nữa, Lữ Anh Bố hầm hầm tức giận, tay khởi quyền bái tổ, miệng bảo Á Kiền :
- Được lắm! Ngươi muốn lãnh đòn ngay cũng không sao, ta sẵn sàng ban cho.
Trong khi Lữ Anh Bố vận động khởi đấu, bắp thịt chàng nổi lên như thừng chão, gân xương chuyển răng rắc nghe gớm khiếp.
Hành động như vậy, họ Lữ cố ý nạt cho đối phương khiếp đởm nhưng Hồ ÁKiền thản nhiên không hề hoang mang. Trước đây đã được đấu cùng Ngưu Hóa Giao và được Tam Đức hòa thượng biết rằng chàng sẽ phải đả lôi đài nênchuyên luyện cho chàng đấu với các tăng nhân lực lưỡng trong chùa đểchàng quen bề trận mạc với những đối thủ hữu dõng.
Từ hôm các hào kiệt Thiếu Lâm xuống Quảng Châu, Hồ Á Kiền lại được liêntiếp luân phiên song đấu với họ, tài cao lực cả hơn, nên lúc thượng đàiThủy Nguyệt, trước mặt Lữ Anh Bố dũng mãnh tuyệt vời, Á Kiền không hềhoang mang coi tựa như đang sắp giao chiến cùng Lý Cẩm Luân, Đồng ThiênCân hay Thạch Thiên Long vậy thôi.
Á Kiền hất hàm bảo đối phương :
- Tiên chủ hậu khách, xin mời đài chủ xuống tay.
Lầm lì, Lữ Anh Bố tiến lẹ nhập quyền tay tả như muốn đánh vô sườn đối thủ, khiến Á Kiền phải nhảy sang bên tả tránh né.
Thật ra Lữ Anh Bố chỉ chờ có thế là quật luôn quyền hữu vào màng tai đối phương. Đó là ngọn Liên Quyền Tả Hữu Thế.
Sở dĩ Lữ Anh Bố trổ ngay đòn độc là có ý muốn gây hoang mang sợ hãi cho Á Kiền. Lanh lẹ, Á Kiền, tọa mã tránh nốt trái đấm thứ hai và tiện dịpAnh Bố hở sườn, chàng trả đòn theo thế “Thiên Tự Thiết Thủ”.
Thét lên một tiếng, Anh Bố gồng người lên hạ cánh tay hữu cuống chịuđòn, đồng thời co chân tả nhắm ống chân địch thủ đạp thật mạnh.
Điềm tĩnh, Á Kiền thoái luôn mấy bộ tránh khỏi đòn độc ấy và thủ thế phòng đối phương tấn công liên tiếp.
Tưởng nuốt sáng được đối thủ ngay trong mấy hiệp khởi trận, không dè ÁKiền né đòn và trả đòn lanh lẹ, khá mạnh, khiến Anh Bố phải ngạc nhiênkhen thầm.
Kinh thường Hồ Á Kiền là một việc mà Lữ Anh Bố đã nghĩ lầm.
Tiếc rằng ở cấp bực sơ đẳng, Hồ Á Kiền đã có trên ba năm công phu tậpluyện cực kỳ chăm chỉ tại Thiếu Lâm tự và luôn mấy tháng về sau này,chàng được hai hòa thượng Tam Đức, Thái Trí cấp bách chuyên luyện nênbản lãnh tiến bộ rất nhiều.
Bằng chứng là chàng đã thắng nổi Ngưu Hóa Giao, môn đồ thuộc trung cấpVõ Đang sơn. So sánh như vậy, không có ý tỏ rằng võ thuật của phái VõĐang kém phái Thiếu Lâm, nhưng những sự kiến dẫn thượng dẫn chứng rằngHồ Á Kiền đã khổ luyện và đạt về phương diện công phu, kỹ thuật, duyphần đại lực Kiền kém vì lẽ không thể nào tranh thủ thời gian tăng tiếnphần sức mạnh được.
Đó là lẽ tự nhiên. Bởi lý do ấy, Lữ Anh Bố dù thuộc cấp trên cũng không thể nào dễ dàng đánh bại Hồ Á Kiền được.
Trên lôi đài, Á Kiền biết mình, biết người, hết sức thận trọng. Chàngtrổ hết tài học bình sinh, quyết chống cự đến phút cuối cùng. Kiền tránh né nhiều và chỉ trả đòn khi nào cho là có lợi. Nhờ phương pháp do cácbực đại sư huynh chỉ dẫn bắt áp dụng ngay trong khi luyện tập song đấuvới cấp bực trên, Hồ Á Kiền đã ung dung chống lại Lữ Anh Bố trên lôiđài.
Khán giả chú ý theo dõi trận đấu nên mỗi phen Á Kiền tránh được đòn đốiphương, hoặc trả đòn, ai nấy đều kêu rộ lên khen ngợi khuyến khích võ sĩ cấp bậc dưới mảnh khảnh thư sinh.
Đó là thói thường của mọi từng lớp khán giả trước một trận thư hùng trên lôi đài, thiệt ra không phải người ta mến riêng một đấu thủ nào cả.
Nhưng, hành động tự nhiên ấy của khán giả đã khiến Lữ Anh Bố khó chịu và lấy làm hổ ngươi. Chàng cảm như bị chế giễu nhạo báng mỗi khi đánhtrượt Hồ Á Kiền hoặc là bị Hồ Á Kiền trả đòn.
Càng nghĩ càng căm, họ Lữ càng giận. Sau mươi hiệp đầu, Anh Bố bỗng cảmthấy chằng căm thù Á Kiền thiệt họ. Chàng ghét địch thủ vì y là cănnguyên sự so bì khen chê của khán giả, và có lẽ của cả những người đồngphe ủng hộ chàng.
Trong khi mải giao đấu, tính toán nuốt chửng ngay Á Kiền, Lữ Anh Bố rằng tiếng “Ồ!” của khán giả còn tỏ ra là họ rợn người ghê thay cho Á Kiềnmỗi khi Anh Bố xuống đòn...
... Càng nghĩ càng tức giận, Anh Bố nhảy xổ vào Á Kiền đang thủ thế, vàphong cước theo thế Cuồng Phong Tảo Lạc Diệp đá mạnh vào bụng chân địchlúc đó đang đứng chảo mã.
Á Kiền lẹ làng tháo chân mã sinh thoái luôn một bộ nữa nhường ngọn cước dũng mãnh của Anh Bố đá vụt qua veo một tiếng gió rít.
Ngọn độc cước ấy mà trúng đích, tất ống chân Hồ Á Kiền đã gãy lìa!
Nương dịp Anh Bố đá hụt, Kiều tiến luôn tới thúc luôn cả hai trái đầm “Thôi Sơn Tả Hữu Thủ” vào sườn đối phương.
Đã mất trớn vì đá hụt, Anh Bố nương theo bản đó, đảo hẳn toàn thân đimột vòng, dùng tay hữu gạt băng hai trái đấm địch sang bên, đồng thờichặt luôn Cương Đao Thủ vào yết hầu địch.
Đòn này đánh gần, mạnh lẹ vô cùng khiến các hào kiệt Thiếu Lâm ai nấyđều rùng mình lo cho Hồ Á Kiền. Trái lại khán giả im lặng vì đòn đánh lẹ quá họ không thấy rõ.
Tỉnh táo, Hồ Á Kiền nhào ngửa người ra phía sau lăn đi mấy vòng trên sàn đài tránh nổi đòn nguy hiểm.
Cùng lúc ấy, các tầng lớp khán giả lầm tưởng Kiền bị trúng đòn địch rồi, lăn lộn trên đài, nên không ai bảo ai mà cùng phát ra một tiếng A! Vang động toàn khu.
Bực mình vì một đòn lẹ như vậy mà còn hụt lần nữa, Anh Bố đuổi theo, cochân toan dộng xuống thân địch thủ, thì chẳng ngờ Á Kiền đã tương kế tựu kế, sử dụng ngọn Túy Bát Tiên nhằm hạ bộ đối phương lúc đó bị hở chânvì co, chân đứng, đá thốc ngược cả hai chân lên.
Trước ngọn cước nguy hiểm ấy, Lữ Anh Bố đành nhảy ngược nhào mình raphía sau lăn đi hai vòng, đảo toàn thân đứng hẳn dậy, tọa tấn vững nhưbàn thạch phòng địch thủ đuổi theo.
Lối nhào người tránh đòn này cũng là một dịp để khán giả đồng loạt kêurộ lên một tiếng tưởng như đến lượt Lữ Anh Bố bị trúng đòn.
Nhân dịp ấy, Hồ Á Kiền trỗi người dậy, đuổi theo đối phương tiếp đấu.
Ngọn cước Túy Bát Tiên mà Á Kiền vừa sử dụng rất đúng phương pháp là một thế độc trong bài Bát Tiên Quyền. Thế đá đó lẹ và bất ngờ. Thật ra lúcđầu khởi ngón võ ấy, đáng lẽ Hồ Á Kiền phải trá tẩu, lảo đảo như kẻ bịđuối sức lăn ra sàn đài.
Dĩ nhiên, đối phương phải theo bồi đòn. Nhân dịp địch thủ vô ý, Kiền sẽ phóng cả hai cước vào hạ bộ hay mặt, y sẽ thắng.
Hai hòa thượng Tam Đức, Thái Trí thấy Á Kiền mảnh dẻ như phụ nữ nênchuyên luyện cho Kiền ngọn Túy Bát Tiên vì bài Bát Tiên Quyền là một kỹthuật rất thích hạp với phụ nữ.
Sau khi hạ Ngưu Hóa Giao, Kiền lại được hai vị hòa thượng truyền cho thế đá độc ấy, tuy Kiền chưa học qua bài Bát Tiên Quyền bao giờ. Nhờ tậntâm dạy bảo của hai bực đại sư huynh, Á Kiền sử dụng thế cước đến nơiđến chốn đã khiến Lữ Anh Bố kinh ngạc không ít.
Họ Lữ nghĩ thầm: “Ngưu Hóa Giao đạt cấp bậc trung đẳng lúc sinh thờicũng không dùng nổi ngọn cước Túy Bát Tiên nữa là Hồ Á Kiền!”
Nói đúng ra không phải vậy, Ngưu Hóa Giao lớn ngang, nặng nề kỵ với lốiquyền Bát Tiên thì sử dụng sao nổi một lối quyền mà người luyện cần hếtsức nhẹ nhàng, mềm mại?
Nếu hồi đấu với Hóa Giao mà Á Kiền đã thuần thế Túy Bát Tiên rồi thì chắc Á Kiền đã không phải dùng tới Hoa quyền.
Bị thế đá độc bất ngờ, Lữ Anh Bố giận lắm. Chàng vừa tạo bộ vững vàng thì Á Kiền tiến tới đánh luôn.
Không dám khinh thường, chuyến này Anh Bố tiếp chiến rất thận trọng, coi Á Kiền như đối thủ ngang tay. Vận dụng toàn lực, chàng tận tình giaotranh.
Không kém, Á Kiền cũng nỗ lực chiến đấu.
Sáp chiến từ đợt thứ nhì, sau ngọn cước Túy Bát Tiên, hai bên giao đấudư ba mươi hiệp ngang tay. Quyền ra ồ ạt, cước phóng như bay, hai cặpgiò luôn luôn chuyển động sầm sập trên sàn đài.
Một bên Anh Bố dữ dội tựa mãnh hổ náo sơn, một bên Á Kiền lanh lẹ nhưBạch Viên đảo hải. Cầm cự ngang tay được bấy nhiêu lâu, Á Kiền biết LữAnh Bố dư đại lực có thể tiếp đâu thêm trăm hiệp nữa. Trái lại, hai taychàng như dần mỏi khi phải gạt đòn địch, toàn thân rung chuyển. Nếu cứtheo đà này, chỉ giao chiến trên mươi hiệp nữa thì thế nào chàng cũnglâm nguy.
Các hào kiệt Thiếu Lâm đứng tản mát xung quanh lôi đài và Song hiệp - Lã Mai Nương, Cam Tử Long đều nhận rõ thấy tình trạng của Hồ Á Kiền.
Mai Nương bảo nhỏ Cam Tử Long :
- Sư huynh nhìn nét mặt hoan hỉ của tên đồng bọn Lữ Anh Bố kìa. Gã biếtHồ Á Kiền bại trận đến nơi rồi nên không giấu được nỗi vui mừng trên nét mặt!
Cam Tử Long càu nhàu :
- Á Kiền kém tài thiếu sức mà bướng bỉnh ngang ngạnh không biết thân.Lúc này gã còn đủ lực, thần trí chưa đến nỗi hôn mê, sao không xuống đài chịu thua đi cho rồi, còn gắng gượng để rước lấy cái chết sao? Có lẽ gã muốn sử dụng Hoa quyền.
Mai Nương chép miệng :
- Lữ Anh Bố khác xa Ngưu Hóa Giao. Cặp mắt hắn lạnh lùng, sáng như kimnhãn thế kia tất hữu luyện, không sợ hoa mắt hoang mạng, Hoa quyền tấtvô hiệu. Dịp may độc nhất của Á Kiền để thắng Lữ Anh Bố, đã tiêu tan sau thế cước Túy Bát Tiên linh diệu rồi.
- Sư muội sửa soạn Mai Hoa trâm đi thôi! Chỉ mươi hiệp nữa là kẻ bại người thắng rồi đó!
- Kìa, sư huynh coi, Á Kiền bắt đầu sử dụng Hoa quyền. Đáng tiếc, gã sẽ phí sức và không đủ lực nhảy xuống đài bại tẩu nữa.
Quả thế, sau khi tự liệu không thể chống trả Lữ Anh Bố lâu hơn nữa, Hồ Á Kiền liền thay đổi chiến pháp sử dụng Hoa quyền, hy vọng sẽ thắng AnhBố như chàng đã thắng Ngưu Hóa Giao.
Thấy địch thủ bỗng nhiên thay đổi hoàn toàn đấu pháp, Lữ Anh Bố thậntrọng vừa chống đánh, vừa nhận xét và hiểu ngay sư đệ của chàng đã bịbại vì lối quyền này.
Hầm hè, Anh Bố bảo Á Kiền :
- Hại được Hóa Giao chớ mong hại ta sao nổi với chiến pháp này? Mi tậnsố tới nơi rồi nên mới giở trò hầu vương múa rối, nghe? Coi đây!...
Dứt lời, Anh Bố trổ toàn lực dồn đối phương. Á Kiền đuối sức, lùi dần,chàng định lùi ra mặt đài phía trước nhưng Anh Bố biết nên chặn luôn,đánh dồn đối thủ vào trong đài.
Á Kiền cố gắng chống đỡ, tứ chi bải hoải, mồ hôi toát đầm đìa, miệng thở hồng hộc.
Thắng thế, Lữ Anh Bố thét lên một tiếng chát ráy, dùng thế Ngũ Hànhquyền đám dộng xuống đỉnh đầu kẻ thù một trái Thôi Sơn cực kỳ mạnh mẽ để kết thúc tánh mạng Á Kiền.
Giữa lúc nguy cấp ấy, các hòa kiệt Thiếu Lâm không tự kiềm chế được nữa, đổ xô cả vào phía lôi đài, gây cảnh hỗn loạn trong hàng khán giả.
Toàn thân rã rời, Á Kiền rống lên một tiếng, cố đưa cả hai tay lên gạtđòn địch, đồng thời chàng liều mạng co chân hữu muốn thúc đầu gối vào hạ bộ đối phương...
Nhưng kỳ thay, sau tiếng rống của Á Kiền thì Lữ Anh Bố cũng thét lớn,thâu hai tay quyền về ôm chặt lấy gáy, xoay hắn người lại chạy ra phíatrước lôi đài.
Á Kiền bình tĩnh theo luôn, thâu tàn lực đá quét một ngọn “Hoàng Xà TảoĐịa”. Thế cước ấy, do Á Kiền mệt mỏi phóng ra không mạnh nữa, nhưng đãquơ trúng chân khiến Anh Bố bị vướng té lăn đi một vòng nhào xuống đài.
Trong khi ấy thì Hồ Á Kiền cũng kiệt lực, hoa mắt, lảo đảo, hai chân mềm nhũn, lăn ra sàn đài ngất lịm.
Các hào kiệt Thiếu Lâm và bọn môn đồ Tây Khương ai nấy đều ngạc nhiên.Lữ Anh Bố thắng thế rõ rệt. Sau bốn mươi hiệp giao tranh, Anh Bố còn hạhai trái đầm Ngũ Hành quyền xuống đỉnh đầu đối phương nữa là kết thúctánh mệnh Á Kiền. Rõ ràng như thế mà không hiểu họ Hồ đã dùng đòn ngầmgì chuyển bại thành thắng?
Theo con mắt nhà nghề của những nhân vật hữu luyện ấy, dù tài đến đâu, Á Kiền cũng không thể nào ám hại kịp Lữ Anh Bố. Căn cứ vào thế đá cuốicùng quá yếu của Á Kiền đủ hiểu y hoàn toàn bại nhược khó lòng thi thốđộc thủ. Vậy mà Anh Bố đang thắng thành bại phải bỏ chạy và vướng ngọncước Tảo Địa của địch thủ lộn nhào xuống võ đài.
Người của hai phe mỗi bên đều xúm cả lại săn sóc võ sĩ nhà.
Song hiệp Lã Mai Nương, Cam Tử Long chủ ý giúp Hồ Á Kiền và giữ bí mật không cho Á Kiền và phe Thiếu Lâm biết.
Đến phút cuối cùng, Mai Nương, Tử Long thấy Lữ Anh Bố quyết tâm hạ độcthủ kết thúc tánh mạng đối phương, Mai Nương mới lẹ như chớp vung tayphóng Mai Hoa trâm nhằm gáy Lữ Anh Bố. Lúc đó Anh Bố đang đứng ngangngay mé lôi đài, cách nơi Cam, Lã đứng chừng mấy sải tay. Mũi trâm MaiHoa nhỏ xíu toàn thép do cánh tay điêu luyện của Bắc phái nữ hiệp TrạiNhiếp Ẩn Lã Mai Nương phóng ra, xuyên qua làn da gáy Lữ Anh Bố và cắmngập một phần ba vào cây xà ngang ở đầu mái bên kia lôi đài.
Nàng không có ý hại Lữ Anh Bố nên chỉ hành động cho Lữ Anh Bố bị đaunhói, phải bỏ dở ngọn độc quyền Ngũ Hành. Mai Hoa trâm đã nhỏ lại đượcphóng lẹ, các cao thủ Thiếu Lâm, Tây Khương đều không thể nào nhận thấylàn trâm được. Vả lại lúc ấy mọi người đều chăm chú vào hai võ sĩ trênđài thì thấy sao được một việc chỉ xảy ra trong chớp mắt ấy?
Trại Nhiếp Ẩn Lã Mai Nương và Thôi Sơn Thái Bảo Cam Tử Long đều điêuluyện về hai món ám khí khó dùng nhất là Mai Hoa trâm và Thiết Tử đạn.
Hai món ám khí này đều nhỏ bé, người dùng cần phải công phu bản lãnhtuyệt vời mới sử dụng được một cách hiệu nghiệm, khác hắn hai món phiđao, phi tiêu đều lớn.
Nói thế không phải là phi đao, phi tiêu không lợi hại bằng Mai Hoa trâm, Thiết Đạn tử. Mỗi thứ có một tác dụng khác nhau. Nhưng sở dĩ Lã MaiNương, Cam Tử Long luyện trâm và đạn là do hai người thấy nó đúng nghĩaám khí hơn hai thứ đao, tiêu kềnh càng mà người dùng phải đeo dàn mộtdãy trước ngực hoặc quanh đai lưng, quá ư lộ liễu.
Luyện tập ám khí để cho biết và phòng khi dùng tới, thật ra từ ngày Song hiệp từ giã thầy xuống núi tìm kẻ thù đến nay, giang hồ hành hiệp đã có mấy năm trường mà không mấy khi sử dụng đến thứ vũ khí ngầm đó.
Nói về bốn hào kiệt Thiếu Lâm Cẩm Thượng Ân, Thạch Thiên Long, Liễu Bách Thắng, Chu Thế Hùng chánh thức theo Hồ Á Kiền nên nhảy cả lên lôi đàichăm sóc họ Hồ. Bọn Cao Tấn Trung, Mã Hùng, Phương Thất. Bạch Dũng cũngtụ tập lại xem Lữ Anh Bố. Toàn thân vị võ sư ấy nằm đè lên cánh tay tảbị quặp ra sau lưng. Lữ Anh Bố mặt tím lịm cắn môi cố nhịn đau.
Thấy mọi người đồng phe đông đủ chung quanh mình, Anh Bố nhăn nhó bảo Cao Tấn Trung :
- Tôi bị gãy tay rồi Cao đại ca ạ. Nâng nhẹ tay thôi, đau chết được!
Cao, Mã, Phương, Bạch xúm lại từ từ đỡ Anh Bố ngồi dậy và khẽ đặt cánhtay tả lỏng lẻo ra phía trước. Vén tay áo ngắn của Anh Bố, Tấn Trung xem xét kỹ lưỡng và không khỏi ngạc nhiên :
- Tôi thực sự không hiểu chút nào! Vì lẽ gì gãy xương cánh tay trên?
Anh Bố đáp :
- Lúc té lăn xuống đài, hoang mang và đau gáy không kịp đỡ, cánh tay tả bị trẹo và bị toàn thân đè phải.
Cao Tấn vén giải khăn bịt đầu Anh Bố, thấy làn da có hai vết nhỏ hơi đơm máu. Chàng tặc lưỡi hỏi Anh Bố :
- Đại ca thấy thế nào?
- Giữa lúc tôi sắp hạ Á Kiền thì bỗng nhiên gáy đau ran buốt lên đầu óc, toàn thân bủn rủn, không tiếp đánh được nữa nên tôi lăn bừa xuống dàiđể tránh việc địch thủ nhân dịp sát hại chăng. Hiện thời còn đau nhưngkhông buốt như hồi nãy.
Cao Tấn Trung cau mặt khó chịu :
- Làn da gáy như bị một vật gì nhỏ xiên ngang qua, Hồ Á Kiền dùng ám khí chăng?
Mã Hùng nói :
- Dải khăn lòa xòa sau gáy thế kia mà vật đó xiên qua da gáy thì lạ thật.
Anh Bố đáp :
- Dải khăn buộc phía trên trán mới tuột ra. Chính tôi cũng đành chịu,không hiểu tại sao. Lúc đó tôi thấy Á Kiền đã mệt dữ lắm rồi và đang mải đỡ đòn, dùng ám khí sao nổi? Có lẽ đồng bọn y ám hại tôi để cứu nguy ÁKiền.
Cao Tấn Trung cằn nhằn :
- Phải tra cứu ngay việc ám toán này. Phương, Bạch, hai sư đệ hãy cùngmọi người săn sóc Lữ đại ca, còn Mã Hùng theo tôi. Bỏ qua một sự kiệnhiển nhiên thế này tức chết được!
Cao Tấn Trung, Mã Hùng đứng phắt lên.
Giữa lúc ấy, các khán giả còn bu quanh đài, nhất là chỗ Lữ Anh Bố. Họ nhao nhao lên :
- Ai thắng, ai bại trong vụ này?
Mỗi người một lời, ầm ầm như chợ vỡ.
Cao, Mã rẽ đám đông nhảy lên lôi đài thấy Á Kiền vẫn còn hồn mê bất tỉnh và sắp được các môn hữu bế xuống đài.
Cao Tấn Trung ngăn lại :
- Không được đem Á Kiền đi ngay. Có sự ám muội cần được phanh phui!
Nói đoạn, Tấn Trung quay ra phía khán giả, giơ hai tay ra hiệu yêu cầu mọi người yên lặng.
- Võ sĩ trấn đài đã thắng thế rõ rệt nhưng đã bị địch thủ dùng ám khí đâm vào gáy hại ngầm.
Một khán giả đứng tuổi đứng gần lôi đài nói lớn :
- Có dẫn chứng được không? Hay là dự đoán?
Mọi người lại nhao nhao hùa theo, hỏi nọ hỏi kia một lần nữa, khiến CaoTấn Trung phải giơ tay yêu cầu mọi người im lặng, Y nói :
- Vết thương trên gáy của võ sĩ trấn đài còn rành rành kia. Nay trước sự hiện diện của quý vị khán giả, tôi yêu cầu khám xét Hồ Á Kiền tất thếnào cũng thấy tang vật.
Sở dĩ Cao Tấn Trung nói như vậy vì y dự đoán Á Kiền đã dùng Mai Hoa trâm và tất thế nào cũng còn giắt một số ám khí đó trong người.
Trong số khán giả, người thì phản đối việc khám xét, cho rằng Á Kiềnthắng Lữ Anh Bố như chàng đã thắng Ngưu Hóa Giao nên người đồng phe kẻchiến bại kiếm chuyện lôi thôi. Nhưng cũng có người đồng ý yêu cầu khámxét cho rõ trắng đen để tránh nghi vấn. Theo mắt họ thì hiển nhiên Hồ ÁKiền đã đuổi theo và phóng cước hạ Lữ Anh Bố té lăn nhiều vòng rớt xuống đài. Vậy, dù Á Kiền kiệt sức ngất lịm cũng vẫn là võ sĩ chiến thắng.
Nay bỗng dưng người phe chủ đài chiến bại nêu lên vấn đề ám khí quầnchúng cho là phe bại trận tạ sự, nên cũng muốn phanh phui câu chuyện ámkhí cho rõ thực hư và nhân thể làm bẽ mặt phe bại trận lại còn rầy rà mè nheo.
Một tốp khán giả nhao nhao nói :
- Nếu đã dùng ám khí tất Á Kiền phải còn món lợi khí ấy nữa trong người, thử khám xem thế nào!
Lợi dụng hậu thuẫn tự nhiên đó, Cao Tấn Trung, Mã Hùng nhất quyết cán các hào kiệt Thiếu Lâm tự, đòi công khai khám Á Kiền.
Nổi giận đùng đùng, Thạch Thiên Long cùng Chu Thế Hùng đứng phắt dậy trừng mắt nhìn Cao, Mã.
Thiên Long gắt :
- Các người thiệt là phi lý! Bộ hữu nhãn vô ngươi sao mà dám độ chừng ÁKiền đã dùng ám khí? Y làm gì còn sức lực hành động nổi việc ấy? Nay yđang mê man bất tỉnh cần được săn sóc cấp bách, các người muốn cản trởcố ý để Á Kiền lâm nguy, phải không?
Cao Tấn Trung sa sầm nét mặt lại, dữ tợn :
- Quần chúng yêu cầu khám xét cho tỏ minh bạch. Nếu các ngươi gian tâmcố ý giấu diếm cho nhau, anh em ta quyết không cho bọn ngươi đem Hồ ÁKiền xuống đài.
Giận quá, Thạch Thiên Long quát :
- Các ngươi thử cản bước ta coi!...
Dứt lời, Thiên Lòng cùng Chu Thế Hùng xông tới cất quyết toan đánh rạtCao, Mã sang bên mở lối đi, nhưng bỗng nhiên một người phi thân lên lôiđài, chắn ngang hai phe Thạch, Chu và Cao, Mã.
Bốn người nhìn ra đó là Hoàng Khôn.
Nguyên Hoàng Khôn đứng dưới đài quan sát tình hình, thấy hai bên đi tớimức gay go và chàng biết Thạch, Chu dù dũng mãnh cũng không phải là đốithủ của Cao, Mã nên chàng nhảy vội lên cản cuộc xô xát. Hồng Hy Quancũng nhảy lên đài đứng bên Hoàng Khôn và bảo Thiên Long, Thế Hùng.
- Nhị vị sư đệ hãy cùng Cẩm, Liễu đổ thuốc và chà xát cho Á Kiền hồi tỉnh, mặc chúng tôi đảm đương vụ này.
Đồng thời, Hoàng Khôn bảo Cao, Mã :
- Tôi ưng thuận việc công khai khám xét Hồ Á Kiền, nhưng với điều kiệnlà nếu không thấy bất cứ món ám khí nào trong người Á Kiền thì nhị vịcũng phải công khai tạ lỗi y vì cáo gian nhé?
Cao Tấn Trung cười khẩy :
- Vết Mai Hoa trâm xiên qua gáy Lữ Anh Bố còn rành rành kia nếu Á Kiềnkhông sử dụng thứ ám khí ấy, tất là một trong các người đứng lẫn vớikhán giả đông đúc và đã phóng trâm cứu Á Kiền trong khi y lâm nguy chớgì?
Hoàng Khôn lạnh lùng gần như khinh bỉ :
- Đòi khám Á Kiền, tôi chấp nhận cho khám, nay lại trở luận điệu khác!Lẽ nào khách anh hùng hảo hán lại nhiều lời như vậy? Có khám hay không,ta mời người lên đài chứng kiến.
Thiệt ra Hoàng Khôn dư biết nhân vật nào đó đã ám toán Lữ Anh Bố cứu Hồ Á Kiền, nhưng chàng cũng phải liệu đường dùng lý lẽ đàn áp đối phương.
Khôn còn mừng thầm hơn nữa là khi đó Á Kiền đã kiệt sức, nếu trái lạichắc chắn Anh Bố cũng bị Á Kiền hồi đòn độc hạ đối phương. Mối hiềmkhích giữa hai phái Võ Đang, Thiếu Lâm sẽ vì thế mà to lớn hơn nữa.
Bị dồn vào thế khó đáp trước lý luận khôn khéo của họ Hoàng, Cao Tấn Trung tức giận vô cùng, đành dằn lòng mà nói rằng :
- Vụ này chưa kết liễu đâu, các người chớ vội mừng chiến thắng. Ta echuyến sau các người không đủ tài sức hại người sau lưng như hôm nay!
Nói đoạn, Cao Tấn Trung cùng Mã Hùng nhảy xuống đài.
Tưởng hai phe gây gổ tác chiến ngay trên lôi đài, các khán giả đều ở lại theo dõi tình hình đôi bên căng thẳng. Mãi sau, sau khi Cao, Mã đã nhảy xuống đài, họ mới bắt đầu giải tán.
Bọn Cơ phòng tử Cẩm Châu Đường hôm ấy yên trí kéo nhau đi coi đả lôi đài rất đông đủ. Sau trận thất bại của Ngưu Hóa Giao, chúng yên trí thế nào lần này cũng thành công, chắc chắn Lữ Anh Bố sẽ hạ Hồ Á Kiền. Dè đâu võ sư Anh Bố cũng bị Á Kiền phóng cước đến nỗi lộn xuống đài.
Cứ như thế này thì phải thỉnh hạng võ sư nào mới mong thành công?
Bạch An Phúc họp bàn cùng nội bọn Lý Hòa, Trương Viên ngay chiều hôm ấytại trụ sở Tây pháo đài. Chúng không thạo võ nghệ, không điêu luyện nênluận điệu bàn tán sai lầm.
Giữa lúc đang mỗi người một lời bàn tán sôi nổi thì Thiết Diện Hổ đến thăm.
Bạch An Phúc ân cần đón tiếp. Thiết Diện Hổ nhác trông biết ngay là mọingười họp bàn về vụ thất bại sáng nay, bèn niềm nở hỏi An Phúc :
- Bạch tiên sinh thất vọng lắm hả?
Đang muốn nhập đề ngay câu chuyện lôi đài mà còn e bất tiện suồng sã,nay được quý khách khơi mào trước, Bạch An Phúc mừng rỡ đáp :
- Quả thế. Chúng tôi rất chán nản thất vọng. Hai lần thỉnh võ sư trấnđài, hai lần thất bại lớn lao. Chúng tôi mất thể diện với bên TriệuKhánh và Quảng Châu đường, từ nay có lẽ sẽ mất hết độc quyền trong thịtrường tơ lụa tại đại trấn này. Chán quá!...
Thiết Diện Hổ khuyên :
- Võ sư Lữ Anh Bố thắng thế rõ ràng ai ai cũng nhận thấy, nhưng vì trúng ám khí nên võ sư mới tự lăn xuống đài, thật ra không phải vì trúng đònHồ Á Kiền. Vậy không thể gọi là thất bại được. Hỏng keo này bày keokhác, phải nhẫn nại chớ!
Bạch An Phúc vẫn không vui :
- Các vị hảo hán Cao, Mã, Bạch cũng nói thế, nhưng bề ngoài có ai biếtđâu? Chúng tôi nghe ngóng, người nào cũng cho rằng Lữ võ sư trúng đònđịch thất trận mới đáng buồn chớ! Chiều nay Cơ phòng tử Triệu Khánh vàQuảng Châu đường họp nhau khánh tạ tại tửu lầu ăn mừng chúng tôi bạitrận. Chúng ăn uống ngay tại Đại Khánh Hỷ Đình là nơi chúng tôi đã đặtsẵn tiệc mừng Lữ võ sư thắng trận để nhân dịp phô trương thanh thế. Mớiđây chúng tôi phải triệt hạ tiệc mừng, thế mới mắc cỡ chứ!
Thiết Diện Hổ mỉm cười :
- Bạch tiên sinh nên nghe tôi, đừng lo buồn. Được các vị hảo hán Cao,Mã, Phương, Bạch giúp sức là may mắn lắm đấy. Họ toàn là tay anh hùng cự phách trong võ giới, dù bỏ ra ngàn vàng cũng không mua chuộc được những nhân vật cao cấp ấy đâu. Họ đã là thân hữu của Lữ võ sư tất thế nàocũng nhúng tay lo liệu vụ này. Tiên sinh nản chí không hợp tác với họnữa thì uổng cả dịp may hiếm có đấy! Biết sao nói vậy, tôi không có ýnài ép tiên sinh phải theo họ đâu.
Nghe Thiết Diện Hổ nói vậy, Bạch An Phúc vội ôn tồn mà rằng :
- Không đạt ý thì buồn thôi, chúng tôi nhất định tiếp tục cho đến khi hạ nổi Hồ Á Kiền mới thôi, và dĩ nhiên phải nhờ các vị anh hùng hảo hángiúp sức. Không dựa vào tài lực các vị ấy, chúng tôi cũng không có thểhành động khác được. Chỉ lo việc quá lớn, quan sở tại cấm đoán thì hỏnghết.
Thiết Diện Hổ nói :
- Bạch tiên sinh khỏi bận tâm, tôi lo giúp việc ấy, chỉ e tiên sinh ngại tổn phí.
Bạch An Phúc lắc đầu :
- Dù phải tốn hàng vạn lượng mà đạt ý muốn tôi cũng không ngại.