Thấm thoắt đã tới ngày rằm tháng giêng. Hôm trước Tây Môn Khánh đã sai Đại An đem lễ vật rất hậu tới chúc thọ Bình Nhi, kèm theo danh thϊếp đề tên Ngô Nguyệt nương. Bình Nhi nhận xong bảo:
- Bữa trưóc ta đã làm nhọc lòng Đại nương, hôm nay khiến Đại nương phải bận tâm thế này.
Đại An thưa:
- Xin nhị nương đừng bận tâm, gia gia và Đại nương tôi quý mến Nhị nương lắm, hôm nay có chút lễ mọn để Nhị nương dùng mà thưởng cho gia nhân.
Bình Nhi sai Nghênh Xuân mang rượu ra đãi Đại An, lại cho ít tiền. Lúc Đại An cáo từ, Bình Nhi dặn:
- Về thưa với các nương nương rằng ta sẽ sai người đem thϊếp tới mời. Xin các nương nương quá bộ quang lâm tới đây.
Đại An vái chào mà về. Bình Nhi viết năm tấm thϊếp rồi sai Phùng ma ma đem tới mời Nguyệt nương và bốn người thϊếp, lại viết riêng một tấm thϊếp, bảo Phùng ma ma đưa ngầm cho Tây Môn Khánh.
Hôm sau là ngày rằm, Nguyệt nương để Tuyết Nga ở lại trong nhà, rồi cùng Kiều Nhi, Ngọc Lâu và Kim Liên ngồi trên bốn cỗ kiệu tới chợ đèn ở đường Sư Tử. Bốn người ăn mặc cực kỳ sang trọng, trang điểm lộng lẫy, có bốn gia nhân theo hầu là Đại An, Lai Hưng, Lai An và Họa Đồng.
Căn nhà của Bình Nhi cũng vào hạng sang, có lầu quay ra mặt đường, từ cổng vào, hai bên có hành lang, chính giữa là ba gian nhà khách, bên trong là ba gian nhà ngủ, sau nữa là bếp, bên cạnh tiếp giáp với hoa viên của Kiều Hoàng thân.
Bình Nhi biết Nguyệt nương thích đèn, bèn sai mua thật nhiều đèn lồng đẹp treo lên lầu, nơi dọn tiệc Lát sau, Nguyệt nương và ba người thϊếp coi đèn ở chợ xong thì đến thẳng nhà Bình Nhi. Bình Nhi đích thân tiếp đón, mời vào phòng khách ngồi. Chủ khách uống trà chuyện trò cho tới gần trưa thì lên lầu dự tiệc. Bình Nhi có gọi hai ca nữ là Đổng Kiều Nhi và Hàn Kim Xuyến tới đàn hát mua vui cho bữa tiệc.
Bình Nhi lại sai vén rèm lên, từ bàn tiệc, mọi người có thể vừa uống rượu, vừa nhìn xuống chợ đèn náo nhiệt muôn màu ở dưới đường. Chợ đèn ngày rằm tháng giêng thu hút nam thanh nữ tú, xe ngựa dập dìu, muôn phần vui mắt. Ngọc Lâu và Kim Liên thì nhìn không chán mắt. Thỉnh thoảng Kim Liên giơ tay trỏ mà bảo:
- Đại thư coi kìa, cái đèn kia đẹp không?
Lúc thì gọi Kiều Nhi mà bảo:
- Nhị thư coi kìa, cái đèn lớn hình con cá, bên dưới lại có những đèn nhỏ làm thành một đàn cá con, đẹp quá.
Lúc thì gọi Ngọc Lâu mà bảo:
- Tam thư coi kìa, đủ thứ đèn hoa, đủ thứ hình thù lạ mắt.
Nói xong bước ra bao lơn để nhìn xuống cho rõ. Thanh niên đi đường, người nào cũng phải ngó lên trầm trồ khen ngợi sắc đẹp Kim Liên. Người thì bảo:
- Chắc là con cháu nhà công hầu nào đó.
Người thì nói:
- Cũng có thể là thê thϊếp gì của Vương tôn quý thích tới ngắm đèn.
Có người lại nói:
- Hay là một ca nữ nào được gọi tới giúp vui, rồi ra đứng đó ngắm chợ đèn chăng.
Có người hiểu biết thì nói:
- Ôi, thanh cao quý hóa gì đâu, nàng đó là vợ của Diêm vương, là thϊếp của Ngũ đạo Tướng quân đó. Nàng này ai mà không biết, trước là vợ anh bán bánh, bây giờ là thϊếp của Tây Môn Khánh quan nhân đó. Chắc hôm nay theo bà vợ lớn tới đây xem đèn đấy thôi.
Một người khác nói:
- Nếu vậy thì tôi biết rồi, đó là Phan thị, vợ Võ Đại lang trước đây chứ gì, Phan thị dan díu với Tây Môn quan nhân, Võ Đại tới bắt ghen ở nhà Vương bà bị quan nhân đả thương rồi sau bị đầu độc. Người em là Vỡ Đô đầu trở về nổi giận, lỡ tay gϊếŧ Lý Ngoại Truyện rồi bị đi đày ở Mạnh Châu chứ gì. Nàng Phan thị này là thϊếp của quan nhân, gần hai năm nay mới lại thấy xuất đầu lộ diện.
Trong này, Nguyệt nương thấy Kim Liên đứng ngoài lâu bất tiện, bèn gọi vào bàn tiệc.
Lát sau, tiệc gần tàn, Nguyệt nương đứng dậy bảo:
- Xin để tôi và Kiều Nhi được về trước, Tam nương và Ngũ nương ở lại là được rồi. Hôm nay gia gia tôi vắng nhà, ở nhà chẳng có ai coi sóc, tôi không được yên tâm.
Bình Nhi nói:
- Không biết tôi có điều gì thất kính không, mà trời còn sớm, cơm chưa dọn lên, Đại nương đã đòi về vậy? Tuy đại gia không có nhà, nhưng còn có Tứ nương việc gì mà lo. Để đến tối, khi trăng lên, tôi sẽ xin đưa bốn vị về.
Nguyệt nương nói:
- Tôi không uống được nhiều, xin cho tôi về sớm, Tam nương và Ngũ nương thay mặt tôi ở đây cũng vậy chứ gì.
Bình Nhi nói:
- Vậy đâu được, hôm trước các vị tiếp đãi tôi thế nào thì hôm nay tôi cũng phải tiếp đãi lại như vậy.
Các vị tới đây là chuyện hiếm hoi, nhà cửa đây tuy chật chội, tiệc chẳng có món gì ngon, nhưng xin để cho tôi được tỏ hết tấm lòng kính mến của tôi.
Nói xong rót một chung rượu nhỏ đưa cho Nguyệt nương, một chung rượu lớn đưa cho Kiều Nhi, đoạn nói:
- Xin Nhị nương dùng chung rượu này, với Nhị nương tôi xin mời chung lớn, còn với Đại nương tôi chỉ dám mời chung nhỏ thôi.
Nguyệt nương và Kiều Nhi đành phải uống hết. Sau đó Nguyệt nương thưởng ít tiền cho hai ca nữ rồi đứng dậy dặn Ngọc Lâu và Kim Liên:
- Hai chúng tôi về trước, tới tối sẽ cho gia nhân đốt đèn mang kiệu tới đón hai người về.
Nói xong quay sang Bình Nhi mà cáo từ. Bình Nhi đưa hai người xuống lầu, rồi trở lên tiếp Ngọc Lâu và Kim Liên.
Hôm đó Tây Môn Khánh hẹn Ứng Bá Tước và Tạ Hy Đại tới nhà uống rượu rồi rủ nhau đi xem chợ đèn. Tới đường Sư Tử, Tây Môn Khánh chợt nhớ là thê thϊếp của mình hiện ở tại nhà Bình Nhi, bèn rủ hai bạn quay trở lại. Mới quay lại được vài bước thì gặp Tôn Thiên Hóa và Chúc Thật Niệm bước tới cười bảo:
- Suốt mấy ngày nay không thấy đại ca đâu, chúng tôi thật mong nhớ lắm.
Đoạn quay lại mắng Ứng, Tạ:
- Còn hai ông trời đánh kia, đi chơi với đại ca mà không thèm nói cho anh em chúng tôi biết nữa.
Tây Môn Khánh cười:
- Chúc đệ đừng nóng, tôi cũng vừa gặp họ trên đường mà thôi.
Chúc Thật Niệm hỏi:
- Bây giờ coi chợ đèn xong rồi, mình tính đi đâu đây?
Tây Môn Khánh bảo:
- Nếu mọi người không biết đi đâu thì tôi mời lên tửu lầu uống rượu nói chuyện. Hoặc là tới nhà tôi, hôm nay đám thê thϊếp của tôi đi tới nhà người ta dự tiệc hết rồi.
Chúc Thật Niệm nói:
- Nếu vậy thì mình nên tới tửu lầu uống rượu, rồi sau đó tới nhà Lý Quế Thư chơi. Hôm nay ngày lễ mà đêm nay lại là đêm nguyên tiêu, chắc là vui lắm. Hôm nọ tôi có tới, Quế Thư nói là từ tháng chạp tới giờ trong người không được khỏe, nàng lại nói chẳng thấy bóng dáng đại ca đâu, nàng đang mong đại ca tới phát khóc đó. Nếu hôm nay đại ca rảnh rang thì cũng nên tới đó, có chúng tôi đi theo cho vui.
Tây Môn Khánh nhớ tới lời hẹn của Bình Nhi tối nay, bèn nói:
- Hôm nay tôi cũng còn chút việc bận, hay là để mai mình tới. Nhưng đám bạn bè nhất định không chịu, kéo bừa Tây Môn Khánh tới nhà họ Lý. Quế Khanh đang đứng ở cửa, thấy Tây Môn Khánh với bạn bè tới, vội tiếp rước vào trong. Chúc Thật Niệm cao giọng bảo:
- Mau mời Tam nương ra đây. Chúng tôi tìm được quan nhân rồi.
Lý bà vịn vai a hoàn bước ra vái chào Tây Môn Khánh mà nói:
- Lão không dám trách gì quan nhân, nhưng không hiểu tại sao lâu quá không thấy quan nhân quang lâm tới đây, hay là có nơi vui vẻ nào hơn rồi?
Chúc Thật Niệm ngoạc miệng cười bảo:
- Lão bà đoán giỏi thật, hồi này đại ca tôi có một nàng tuyệt sắc, ngày nào cũng vui với nàng đó, có nghĩ gì tới Quế Thư của nhà này đâu. Nếu hồi nãy chúng tôi không gặp đại ca ở chợ đèn mà nhất định lôi tới đây thì đại ca tôi đâu có tới. Nếu lão bà không tin thì cứ hỏi mấy bạn tôi đây tất rõ.
Đoạn chỉ vào Ứng, Tạ hai người mà bảo :
- Hai ông này, hai ông trời đánh thánh vật này lúc nào chẳng theo sát đại ca tôi.
Lý bà cười khanh khách bảo:
- Úng nhị gia, sao không bênh vực cho quan nhân? Tôi thì biết là không phải như vậy đâu. Chẳng qua là quan nhân bận rộn nhiều việc mà thôi, chứ Quế Thư nhà tôi đâu đến nỗi nào, chắc quan nhân cũng không chê.
Tôn Thiên Hóa nói:
- Tôi thì cứ sự thật mà nói, quan nhân đây quả là có một mỹ nhân mới, nhưng không phải ở đây đâu, mà là ở nơi khác. Tây Môn Khánh cười giơ tay dọa đánh Tôn Thiên Hóa rồi bảo:
- Ma ma đừng có nghe lời họ, họ ăn gì mà độc mồm độc miệng lắm.
Mọi người cùng cười. Tây Môn Khánh lấy ra ba lạng bạc, đưa cho Quế Khanh mà bảo:
- Hôm nay ngày lễ, để tôi dược mời các bạn tôi vui một bữa. Quế Khanh không chịu nhận, mà đưa cho Lý bà. Lý bà nói:
- Như vậy là thế nào? Hôm nay là ngày lễ, chúng tôi đây không thể vì tình nghĩa mà đãi quan nhân và liệt vị đây hay sao mà phải để cho quan nhân tốn kém. Như vậy là chúng tôi đây chỉ biết có tiền thôi hay sao?
Ứng Bá Tước đứng dậy cầm tiền đưa cho Lý bà mà bảo:
- Thôi, cứ nhận giùm đi rồi dọn tiệc cho anh em chúng tôi mau mau lên.
Lý bà vừa nói vài câu chối từ, vừa cất bạc vào tay áo, đoạn nói:
- Xin cảm tạ quan nhân.
Nói xong định quay vào, nhưng Ứng Bá Tước nói:
- Ma ma à, xin dừng lại, tôi kể câu chuyện cười cho mà nghe. Ngày trước có một người khách phong lưu thường tới lui say mê một người chị em. Một hôm làm vẻ nghèo nàn mà tới. Bà mẹ trong nhà thấy người khách lần này quần áo lam lũ thì không thèm tiếp rước gì cả, để mặc người đó ngồi, một miếng trà cũng chẳng có. Người khách nói:
"Ma ma à, tôi đói quá, có cơm cho tôi một bát đỡ lòng". Lão bà đáp:
"Thời buổi này cơm ở đâu mà sẵn vậy?" Người khách nói :
"Nếu không có cơm thì thôi, xin cho tôi thau nước rửa cái mặt một chút". Lão bà đáp:
"Tôi không có tiền trả tiền nước nên mấy hôm nay người ta không gánh nước". Người khách liền lấy ra mười lạng bạc sáng ngời, bảo đi mua giùm thau nước rửa mặt. Lão bà hoảng quá, líu lưỡi nói:
"dạ dạ, để tôi mời quan nhân rửa cơm rồi ăn mặt, chết chết, để quan nhân ăn mặt rồi rửa cơm".
Mọi người cười ầm cả lên. Lão bà bảo:
- Nhị gia khéo khôi hài, tới đây là kiếm chuyện chọc phá mua cười, làm gì có chuyện đó.
Ứng Bá Tước lại bảo:
- Lão vểnh tai ra nghe tôi nói đây này, quan nhân chỉ thích có Ngô Ngân Nhi ở ngõ đàng kia, chứ không để ý gì tới Quế Thư nhà lão đâu.
Lão bà cười:
- Tôi không tin, Ngân Nhi làm sao so được với Quế Thư nhà tôi. Vả lại quan nhân với chúng tôi đây chẳng gì cũng là thân thích, dễ gì sớm chiều đoạn tuyệt được. Quan nhân lại là người lịch lãm sành sỏi, biết người biết của, biết ăn biết chơi, có con mắt tinh đời lắm chứ.
Nói xong quay vào lo dọn tiệc. Lát sau Quế Thư tha thướt bước ra, ăn mặc sang trọng, trang điểm lộng lẫy, vái chào mọi người, nói câu vạn phúc, rồi khép nép ngồi xuống một bên. A hoàn đem trà ra, Quế Khanh và Quế Thư nâng từng chung đưa cho mỗi người.
Bỗng thấy bên ngoài có một đám ăn mày kéo tới, quỳ ngoài thềm van xin:
- Ngày lễ, xin đại lão gia bố thí.
Tây Môn Khánh móc ra ít bạc vụn, liệng ra sân. Đám hành khất tranh nhau lượm, rồi cúi lạy mà đi.
Sau đó Quế Thư mời Tây Môn Khánh và mọi người nhập tiệc, Quế Khanh lo thù tiếp mấy người kia, còn Quế Thư thì hầu rượu riêng cho Tây Môn Khánh, rót từng chung mà đưa tận miệng, mặt hoa tươi tỉnh, mắt phượng long lanh, muôn phần tình tứ. Rượu được vài tuần, Quế Khanh và Quế Thư, một người đàn tranh, một người đàn tỳ bà, vừa đàn vừa hát. Khung cảnh bữa tiệc nguyên tiêu thật vô cùng hào hứng. Đang khi vui vẻ, lại có một đám người nghèo khó kéo tới quỳ ngoài thềm, trong đó một người cầm con vịt quay, một người cầm hồ rượu nói:
- Nhân ngày lễ, chúng tôi có chút quà tới gọi là "hiếu thuận" quan nhân.
Tây Môn Khánh nhìn ra, nhận được vài người quen mặt, bèn bảo a hoàn nhà họ Lý dọn rượu thịt ra một cái bàn ngoài thềm cho họ ăn, sau đó bước ra thưởng tiền. Đám người này ăn xong thì bày nhiều trò múa hát, ngoài sân để tạ Ơn. Quang cảnh muôn phần náo nhiệt. Tây Môn Khánh cùng mọi người vui vẻ vừa uống rượu vừa coi.
Bỗng thấy Đại An phi ngựa lại bước tới kề tai chủ nói nhỏ:
- Đại nương và Nhị nương về nhà trước rồi. Hoa nhị nương sai tôi mời gia gia tới ngay.
Tây Môn Khánh ngầm bảo Đại An dẫn ngựa ra đợi tại cổng sau, rồi tiếp tục uống rượu. Tây Môn Khánh vờ ra nhà sau rửa tay rồi lén theo cổng sau, lên ngựa mà đi.
Trong này, ứng Bá Tước sinh nghi chạy theo gọi. Tây Môn Khánh quay lại bảo:
- Tôi có chút việc nhà cần kíp phải về ngay, anh em cứ ở lại vui chơi.
Lý bà sợ Tây Môn Khánh tới nhà Ngô Ngân Nhi, bèn sai gia nhân đi theo một quãng. Gia nhân trở về thưa là Tây Môn Khánh quả không tới nhà Ngân Nhi.
Bọn Ứng Bá Tước ở lại vui chơi tới quá canh hai mới về...