Tu vi đỉnh Nửa Bước Đại Đế, thực lực Nửa Bước Đại Đế Vô Địch.
Cuộc chiến thiên kiêu của ba vương quốc từ lúc bắt đầu đến kết thúc kéo dài một tháng, thời gian này cho Thần La Không cơ hội đột phá rất tốt. Tu vi đến đỉnh của đỉnh Nửa Bước Đại Đế, cách cực hạn chỉ một lằn chỉ, thực lực của Thần La Không càng thêm đáng sợ.
Tiếc nuối là lằn ranh này rất rõ ràng, Thần La Không được hạng bốn, không nhận được giải thưởng ba hạng đầu. Có điều Thần La Không được xem trọng, có cơ hội vào Nội Thần Ngục tu luyện.
Nội Thần Ngục là nơi Thần tộc Đại Đế cảnh tu luyện, hoàn cảnh tu luyện tốt hơn Ngoại Thần Ngục gấp vô số lần.
Thần La Không vào Nội Thần Ngục, được công pháp đoạn sau của Đại La Minh Ngọc kinh.
Trong Ngoại Ma vực, Hình Cổ Kiếm Tà xuất quan, tu vi đã đến cực hạn Nửa Bước Đại Đế, dẫn theo các thuộc hạ Nửa Bước Đại Đế liên tục chinh chiến, hạ gục từng bộ tộc, Thiên Tà bộ tộc không ngừng lớn mạnh.
Hình Cổ Kiếm Tà chỉ kiếm vào tộc trưởng địa bộ tộc khác, đầy bá đạo hỏi:
- Thần phục hay hủy diệt, tự chọn đi.
Tộc trưởng đại bộ tộc nói, gã cũng là Nửa Bước Đại Đế Vô Địch, thực lực không tầm thường:
- Tử chiến đến cùng!
Hình Cổ Kiếm Tà rút kiếm lạnh lùng nói:
- Bổn tọa thành toàn ngươi.
Phô bày Thiên Tà kiếm pháp đến tột độ, kiếm xé gió chém ra, tà ý đầy trời, kiếm quang toái hư.
Thiên Tà kiếm lực vận dụng Thiên Tà kiếm pháp lên đến cực độ đáng sợ, trải qua Hình Cổ Kiếm Tà nghiên cứu nhiều năm dung nhập tinh túy nhiều loại kiếm pháp khiến Thiên Tà kiếm pháp trở nên cực kỳ đáng sợ.
Ba kiếm, mới ba nhát kiếm mà tộc trưởng đại bộ tộc, cường giả tu vi Nửa Bước Đại Đế Vô Địch ngang bằng Hình Cổ Kiếm Tà đã bị giết.
Tộc trưởng chết, đại bộ tộc mất đi đầu rồng rất nhanh bị đánh tan, sau đó bị thu phục thêm vào trong Thiên Tà bộ tộc, khiến Thiên Tà bộ tộc vốn đã cường thịnh càng mạnh hơn nữa.
Chinh chiến, chinh chiến lại chinh chiến, chinh chiến không ngừng nghỉ. Thiên Tà bộ tộc nhiều lần chinh chiến tuy bị mất mác đôi chút nhưng thu hoạch lớn hơn, trở nên càng mạnh.
Khi tộc trưởng đại bộ tộc cuối cùng gục ngã dưới kiếm của Hình Cổ Kiếm Tà nghĩa là thế cục hỗn loạn của Ngoại Ma vực chấm dứt tại đây.
Đại bộ tộc cuối cùng sáp nhập vào Thiên Tà bộ tộc, từ nay trong Ngoại Ma vực trừ Thiên Tà bộ tộc ra không có bộ tộc khác tồn tại, sẽ không có bộ tộc nào nữa.
Hình Cổ Kiếm Tà triệu tập các tộc nhân lại, tuyên bố:
- Từ nay Thiên Tà bộ tộc không tồn tại, lấy tên Thiên Tà ma quốc, ta là ma chủ đời thứ nhất của ma quốc!
Thiên Tà ma quốc thành lập, hùng bá nguyên Ngoại Ma vực.
Thái Cổ kiếm cung nằm trong góc phủ thành chủ ở Thái Cổ kiếm thành, thoạt trông không có phòng ngự gì nhưng thật ra vô số Chúa Tể cảnh, có cả cường giả Bán Thần Chí Tôn âm thầm trấn thủ.
Thái Cổ kiếm cung là thánh địa tu luyện cực kỳ quan trọng trong Thái Cổ kiếm thành, có tác dụng to lớn với Đại Đế cảnh, Chúa Tể cảnh, nó không thể bị phá hoại.
Dù Thái Cổ kiếm cung không phải thánh địa tu luyện, chỉ nhằm vào Nguyên Lực bí cảnh đời đầu sáng tạo ra nó đã có ý nghĩa kỷ niệm phi phàm, là một loại tượng trưng.
Thái Cổ kiếm cung không lớn cũng không nhỏ, bị chia ra nhiều tiểu không gian độc lập. Sở Mộ ở một không gian riêng, Tuyết Ngân Linh cũng có không gian riêng. Các cường giả Chúa Tể cảnh khác cũng có không gian riêng.
Nếu không có tích lũy, thiên phú như Sở Mộ, Tuyết Ngân Linh thì dù được nhiều điểm tộc huân hơn nữa dưới Đại Đế cảnh đi vào Thái Cổ kiếm cung tu luyện chẳng ích chi. Với nhiều Đại Đế cảnh thì vào trong Thái Cổ kiếm cung tu luyện so với hiệu suất tu luyện bên ngoài không khác biệt bao nhiêu.
Tuy là tiểu không gian độc lập vẫn có thể thấy bên trong Thái Cổ kiếm cung, hoa văn, đồ án trên vách tường toát ra ý vị và huyền diệu đặc biệt, đó là đại đạo để lại dấu ấn.
Đạo có vô vàn, vô cùng vô tận, biến hóa cực độ.
Tham ngộ Thái Cổ kiếm cung và tham ngộ căn nguyên Vũ Trụ Nguyên Thủy ở mặt nào đó giống nhau, dĩ nhiên có chút khác với Vũ Trụ Nguyên Thủy.
Sở Mộ chìm đắm trong tham ngộ quên mất tất cả.
Vô số ảo diệu dâng lên như nước sông chảy qua, sóng dập dờn không ngớt.
Kiếm đạo, ngũ hành, thời không...
Mọi thứ bản tôn nắm giữ đều lĩnh ngộ sâu sắc thêm. Mọi ký ức của Thần La Không phân thân Thần tộc, Hình Cổ Kiếm Tà phân thân Ma tộc đều bị bản tôn Sở Mộ hấp thu. Hai phân thân tu luyện công pháp, kiếm pháp, tất cả lĩnh ngộ với hai thứ này đều bị bản tôn Sở Mộ chiếm lấy.
Tiểu Vô Không Diệu Pháp, Đại Vô Không Diệu Pháp, Huyền Diệu đại pháp, Đại La Minh Ngọc kinh, Thần Lôi kiếm pháp, Thần Phong kiếm pháp, Thần Hỏa kiếm pháp, Thần Thủy kiếm pháp, Thần Mộc kiếm pháp, Thần Kim kiếm pháp, Thần Thổ kiếm pháp, Thần Không Kiếm pháp...
Thiên Tà kiếm thể, Ma La chiến thể, Minh Ngục Phá Huyết công, Hắc Ma Chấn Thiên Hống, Kình Thiên Chiến khí, Thiên Tà Kiếm Pháp, Hắc Minh Chiến pháp, Ma Ngục quyền...
Võ học của Thần tộc là võ đạo tinh thần, lực lượng tinh thần là chính kéo theo hết thảy lực lượng thi triển ra kiếm pháp công kích. Võ học của Ma tộc chủ yếu là khí lực, xét cho cùng là lấy khí lực, khí huyết dẫn đầu, luyện thể võ đạo, võ học bao gồm mọi mặt, cực kỳ am hiểu đánh gần thân, rất mạnh mẽ.
Võ học Thần tộc hay võ học Ma tộc thời gian sinh ra đều lâu hơn võ học nhân tộc rất nhiều, trải qua vô số năm truyền thừa, sinh mệnh hạng hai cường đại khiến võ học của bọn họ càng hoàn thiện hơn.
Nếu Sở Mộ không cơ duyên tình cờ được đến phân thân Thần tộc, Ma tộc thì không thể tham ngộ ra ảo diệu của hai võ học Thần tộc, Ma tộc được, càng đừng mơ hấp thu tinh túy trong đó dung nhập vào công pháp của mình.
Có thể nói Sở Mộ làm như vậy từ xưa đến nay chưa từng có ai, chỉ riêng một mình hắn.
Trong Thái Cổ kiếm cung bị đạo vận vô hình ảnh hưởng, tư duy của Sở Mộ đến trạng thái chưa từng có. Tiềm lực, ngộ tính của Sở Mộ bị kích phát hết ra, hơn lúc bình thường gấp mấy lần. Sở Mộ động ý niệm, nhiều chỗ tinh diệu bị hắn tham ngộ ra.
Võ học của Thần tộc, Ma tộc cực kỳ tinh diệu, cao thâm khó dò, nhưng Thần La Không phân thân Thần tộc, Hình Cổ Kiếm Tà phân thân Ma tộc sớm hiểu thấu, bản tôn Sở Mộ chỉ cần trực tiếp lấy ký ức của bọn họ rút ra tinh túy là được, tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Tiếp theo nhờ vào đạo vận huyền diệu của Thái Cổ kiếm cung hiểu biết võ học Ma tộc, Thần tộc sâu sắc hơn nữa, càng dung nhập vào trong công pháp của mình.