Khuynh Quốc: Nương Tử Ta Từ Nơi Khác Đến

Chương 45: mưu trí



Mấy cái ám vệ kia cũng nhìn tam vương phi bằng một con mắt khác. Không phải nữ nhân chân tếu tay mềm lo nóng sợ lạnh suốt ngày thêu thùa vẽ tranh đánh đàn như người khác. Họ đang nghi ngờ rằng nếu không có cái thai trong bụng có lẽ cô cũng cũng muốn đi đốt đui quần người ta rồi hay không. Bởi vì có thai nhưng lại thường xuyên quên, có một lần ở Thanh Thuận viện làm máy kéo với Nhậm Anh. Cũng may là nằm trong tầm mắt của Cao Hùng và cửu vương gia, nếu không thì cô cũng trượt chân bởi nền tuyết mà ngã. Khả Nguyệt Lam rất khiến người ta căng não, qua khoảng một tháng thôi mà ngỡ như cả năm.

Đúng là không có tam vương gia ở nhà, tam vương phi không ai quản nổi.

Hôm nay cũng vậy, không được Nhậm Anh cho đụng vào mấy cái đồ kỹ thuật thì đã ngứa ngáy tay chân. Cô liền ra giảng đường chơi với đám nhỏ, nào ngờ cũng bị cẩm cửa luôn. Nguyệt Lam ở trong phủ chẳng có chuyện gì làm nên đành cùng mấy tú nương đánh bài. Thật sự cũng chẳng để ý cho lắm, cô cũng chỉ chờ thêm một tháng nữa thì tướng quân cũng sẽ trở về.

Cao Hùng vốn đang còn ở ngoài giảng đường dạy võ cho đám trẻ, bây giờ lại đi đến bẩm báo:

- Tam vương phi, có Âu tiểu thư đến.

Nguyệt Lam buông con bài cuối cùng xuống, đứng dậy:

- Nàng ta đến làm gì nữa?

Quả thật dạo này Âu Thiên Hoa lui đến Đinh vương phủ hơi nhiều, nhưng chỉ ở ngoài giảng đường với đám trẻ, lần nào qua cũng mang quà bánh cho chúng. Đuổi đi cũng không ổn, cô đành đi ra.

Âu Thiên Hoa thấy cô thì khuỵu chân cúi đầu:

- Bái kiến tam vương phi.

Xem xét cô ta không mang theo âm mưu gì, Nguyệt Lam mới gật đầu:

- Âu tiểu thư đứng lên đi.

Âu Thiên Hoa nhỏ nhẹ, nở nụ cười:

- Ta có mang ít quà đến cho đám trẻ, tam vương phi không để ý chứ?

Nói không để ý là không để ý hay sao?

Nếu để ý sẽ bị nói rằng khó tính, muốn trục lợi tiếng tăm từ đám trẻ. Còn không để ý thì ngấm ngầm cho cô ta đến thường xuyên.

Nguyệt Lam quá quen thuộc với mấy trò vặt vãnh này. Cô chỉ xua tay, cười:

- Không sao, tam vương gia đi Hoàng Ngân nên ta ở phủ cũng buồn chán, chi bằng ngày nào Âu tiểu thư cũng đến chơi cho vui nhà vui cửa.

Âu Thiên Hoa nghe xong thì mặt cứng đờ, gượng cười:

- Nếu tam vương phi nói thế thì theo ý người.

Nguyệt Lam lắc đầu, cũng bât chước cô ta ra vẻ thảo mai:

- Sao lại theo ý ta, tất nhiên là phải từ Âu cô nương rồi.

Âu Thiên Hoa rợn người, gương mặt tam vương phi vẫn niềm mở không có nửa tia tức giận. Giọng nói vui vẻ dễ nghe nhưng khiến người ta nổi gai ốc. Cô ta dời mắt qua chỗ khác, tay trong áo bất giác nắm chặt:

- Cũng không còn sớm nữa, ta cũng nên trở về.

Nguyệt Lam gật gật đầu, ra hiệu với một nô tỳ:

- Tiễn Âu tiểu thư.

Sau khi cô ta rời đi, khuôn mặt tươi cười của cô hạ xuống.

- Trà xanh.

Hai tiếng mắng nho nhỏ trong cổ họng, nhưng cũng khiến người khác phải khiếp sợ. Rõ ràng cô đang hiếu khách, nhưng đủ tinh ý sẽ nhận ra rằng cô lên tiếng cảnh cáo.

Cảnh cáo Âu Thiên Hoa đừng có nghĩ đến tam vương gia nữa.

Cao Hùng đứng bên cạnh khẽ rùng mình, lông mày nhếch lên một chút vì ngạc nhiên.

Cái khí thế này chẳng khác gì Cung Dịch Nguyên Cố, nét mặt thay đổi còn nhanh hơn lật bàn tay.

Nhậm Anh thì ban ngày chẳng thấy mặt mũi đâu, chỉ có tối đến mới ngồi lại bàn ăn cơm. Nên Nguyệt Lam đã để ý đến vấn đề sức khoẻ của cậu. Nhất quyết để Hồng Anh đi theo chăm sóc, còn mình chỉ ở lại phủ thì nô tì gia nhân rất nhiều không cần lo.

Cậu nghe xong lúc đầu từ chối, bởi vì từ hôm đó đến giờ nó cứ.... ngượng ngùng. Nên tránh bao nhiêu thì tránh, nhưng không ngờ tránh trời thì được nhưng khỏi tam tẩu thì còn lâu.

Thế là Nhậm Anh mỗi lần rời nhà là mèo hoang nhỏ cũng lẽo đẽo theo sau. Cậu rất cao lớn, thành một thiếu niên chững chạc, khuôn mặt thanh tú anh tuấn. Còn Hồng Anh thì bé bé xinh xinh, nhìn trước sau đều giống cha dẫ con gái theo.

- Ngươi giọn qua Thanh Thuận viện luôn đi.

Ở trong kiệu dẫ đến phía ngoài thành Chỉ An, Nhậm Anh lên tiếng. Hồng Anh ngơ ngác hỏi lại:

- Tại sao?

Cậu hừ hừ như tức giận:

- Không biết tam tẩu nghĩ gì, ngươi không đến Thanh Thuận viện thì chẳng lẽ mỗi lần ta ra ngoài đều đến Đoản Bạch viện đón ngươi?

Cô bé cũng gật đầu nghe lời, nhìn mặt đỏ tía tai của cửu vương gia thì không khỏi tò mò. Muốn lên tiếng nhưng lại sợ bị ăn mắng nên thôi. Cô ngồi nép qua một bên kiệu, xụ mặt tỏ vẻ uất ức.

Tại sao lại mắng ta cơ chứ? Ta có làm gì sai đâu.

Gương mặt đáng yêu tức khắc đáng thương, đôi mắt lại ập nước. Nhậm Anh để ý thấy, hoảng hốt:

- Này, ta chưa làm gì ngươi cả, sao lại khóc rồi?

Hồng Anh sụt sịt mũi, cúi gằm xuống, giọng nhỏ xíu:

- Đừng mắng ta.

A! Con mèo hoang này tưởng rằng mình mắng nó.

Cậu có cảm giác tội lỗi, luống cuống tay chân chẳng biết làm gì, chỉ đành đưa tay kéo nhẹ tay áo cô:

- Được rồi, ta có mắng ngươi đâu, khóc cái gì, nín.

Hồng Anh nén nước mắt vào trong, gật gật đầu.

Cái tiểu gia hoả này, đụng đến là khóc.

Hai người cùng đoàn thị vệ ra ngoài thành khảo sát dân chúng. Nghe bảo ở phía đồng lúa trung du phía bên sườn đồi bị tuyết bao phủ không sống được. Không an tâm nên cùng đi xem thử, vậy là tam tẩu của hắn đã đẩy theo Hồng Anh. Nói rằng là chăm sóc, nhưng phải để bản thân hắn chăm sóc ngược lại.

Khả Nguyệt Lam ở Đinh vương phủ cũng chẳng nhàn nhã được bao lâu. Vài ngày sau Thục viện lại xảy ra chuyện, cô bắt buộc đến giải quyết. Lúc trước cô và Anh quốc công phu nhân đã bàn bạc mở một tú phường chuyên cung cấp đồ thêu và làm trang sức. Mời các tú nương và thợ kim hoàn có tay nghề đến dạy những người vô gia cư ở Thục viện. Nhưng dạo này bạo động quá nhiều, chuyện nho nhỏ xảy ra cũng chỉ có Cao Hùng và các tú nương giải quyết.

Nhưng lần này nghe nói có người bàn tán rằng Thục viện đang bóc lột và trục lợi từ những người đó. Thêm mắm dặm muối khiến một nhóm người phẫn uất. Nguyệt Lam sáng sớm đã đến tú phường Thục, ở đây đã có vài người đứng phía ngoài biểu tình.

- Cái này các người phải nói rõ ràng ra chứ.

- Các người làm như thế mà được à.

- Họ chỉ là dân đen thôi, bắt họ làm như thế có đáng không?

- Tưởng rằng tam vương phi của Đinh vương phủ thế nào, hoá ra lại là con rết có âm mưu bóc lột như vậy.

- Mượn tay người yếu thế để bòn vét như vậy đúng là tham lam.

Tiếng nói ồn ào chen lấn trước tú phường, mấy thị vệ phải mở đường cô mới có thể bước vào. Cao Hùng bảo vệ bên cạnh nói lớn để trấn an:

- Được rồi, im lặng.

Hoàng chưởng quầy là một đàn ông hơn năm mươi tuổi gầy gầy, thấy cô đến thì liền nói:

- Tam vương phi, không biết tại sao mấy ngày nay lại xảy ra chuyện gì nữa.

Nguyệt Lam cũng gật gật đầu, cái này chắc chắn có người ganh ghét mới tạo ra drama. Cũng may dựa theo sóng gió ở hiện đại, minh bạch tất cả. Cô cau mày nói nói với đám đông kia:

- Mọi người bình tĩnh, chắc chắn sẽ có người ghen tỵ nên tạo ra tin đồn thất thiệt này. Mọi người thử nghĩ xem Thục viện là như thế nào?

Tiếng một người phụ nữ cất lên:

- Chứ còn gì nữa, trong khi mấy người ở Thục viện thêu thùa may vá, còn những người già vuốt tăm đan nón. Tiền đó ở đâu?

Đám đông cũng nhao nhao:

- Đúng đấy, ngay cả người già trẻ con đến đó cũng bị bắt làm việc.

- Còn chưa kể lúc trước chúng tôi quyên góp nhiều đến như vậy.

- Tôi còn tưởng giúp cho họ cuộc sống tốt hơn, ai ngờ tất cả nằm trong túi của tam vương phi sao?

- Tam vương gia quả là mê muội rồi.

Tiếng nói ồn ào sôi sục lên, có mấy người đã không còn kiên nhẫn muốn đi vào hỏi ra lẽ, nhưng bị thị vệ ngăn lại. Người của tú phường cũng liên tục giải thích nhưng không ai nghe đến cả.

Khả Nguyệt Lam thở dài, nói với Hoàng chưởng quầy:

- Ông vào trong trấn tĩnh lại cho người làm đi, đừng để họ nhốn nháo.

Hoàng chưởng quầy vâng một tiếng rồi lùi vào trong. Cô bước ra ngoài, mới vừa đến cửa thì Cao Hùng kéo cô lại:

- Không được tam vương phi.

Nguyệt Lam nói không sao rồi đi ra ngoài, thị vệ đứng thành vòng vây bảo vệ. Nguyệt Lam nhìn bá tánh đang bất bình kia mới lên tiếng:

- Thục viện trước kia tam vương gia đã xây dựng lên, ta chỉ muốn phát triển chúng.

Lại tiếng trong đám đông:

- Phát triển để lấy tiền về hay sao?

Cô vẫn bình tĩnh, nhìn về hướng phát ra tiếng nói:

- Cơ sở nào cho ngươi biết chúng ta lấy tiền?

Người phụ nữ mũm mĩm đứng phía trước lên tiếng:

- Đồ thêu trong tú phường bán đi cũng không ít, các người lấy đi đâu?

Nguyệt Lam cười với người đó:

- Đúng là đồ thêu tú phường bán không ít, một tháng cũng kiếm khoảng năm trăm lượng. Nhưng vải, kim, chỉ cũng đâu có thể tự làm. Còn về vấn đề kim hoàn, lúc đầu cũng đâu phải là do họ bỏ vốn, xây Thục viện cũng không lấy một đồng của họ. Hơn bảy trăm đứa trẻ cũng cần đi học, hơn ba trăm người già cũng cần thuốc men, hơn hai trăm trung niên cũng cần chỗ ở. Mà đâu phải ai cũng chưa từng bị bệnh, tú nương, thợ kim hoàn, đại phu đâu phải là họ làm không công. Trước kia chưa nới rộng Thục viện đúng là ta có muốn mọi người giúp đỡ, bởi vì lúc đó đang còn hạn hẹp. Nhưng sau khi ổn định ta đã không nhận nữa rồi. Họ chỉ đang giúp đỡ nhau mà thôi, ta minh bạch rõ ràng.

Cô nói một lèo, gương mặt xinh đẹp đanh lại, giọng nói vang vang. Đám đông nghe xong cũng thấy có lý, xì xầm:

- Đúng rồi, đám trẻ ở Thục viện đều được đi học, những thứ sinh hoạt này nọ cũng không phải ít.

- Người ở y quán cũng là cất loại thuốc tốt.

- Ta thấy cuối năm ngoái tam vương phi đặt rất nhiều chăn bông, ít nhất mấy chục nghìn lượng. Mấy trăm xe chở đến Thục viện.

- Ta cũng thấy.

- Số tiền mà họ làm cũng đâu có đủ, rõ ràng là tam vương phi lấy tiền ra trả.

Đâm đông xì xầm một hồi, có vài người mạnh dạn xin lỗi. Cao Hùng thấy giải quyết đã được thì liền nói:

- Được rồi, ai về nhà nấy đi.

Đám đông giải tán, Nguyệt Lam vẫn đứng dưới trời rét, tuy đã khoác áo choàng có mũ nhưng cả người vẫn lạnh run. Cô cảm giác dạo này cơ thể mình yếu hơn lúc trước, cả người lâng lâng, chắc dạo này vận động ít nên thịt đã nhão ra rồi. Một tú nương trẻ đứng phía trong liền chạy ra đỡ lấy cô:

- Tam vương phi, người đừng đứng đây nữa, vào trong cho ấm.

Cô xua tay:

- Không sao đâu, ta đi dạo một chút. Cao Hùng, huynh ở lại xem tú phường như thế nào.

Cao Hùng gật đầu, bảo tú nương ấy đi theo nhưng bị Nguyệt Lam từ chối. Thiết nghĩ ám vệ cũng ở xung quanh nên chỉ bảo cô cẩn thận.

Nguyệt Lam đi trên phố đông người, xung quanh mọi người về quỹ đạo vốn có. Cô cẩn thận né người này tránh người kia, rồi liền dừng chân ở một quầy tàu hũ nhỏ.

- Bà lão, cho ta một bát nhiều nước đường.

Bà lãi bán tàu hũ đã già, lưng còng xuống. Bên cạnh là một nồi tàu hũ cực kỳ lớn đang trên bếp than, còn có một gánh đựng nước đường và bát thìa. Bà thấy cô thì nở nụ cười, lộ ra hàm răng đen nhánh đều như hạt na:

- Cô lại đến, được thôi.

Bà lấy một cái bát rồi mở nồi ra, hơi nóng bốc lên nghi ngút, mùi thơm đặc trưng tản ra. Bàn tay nhăn nhúm đầy vết đồi mồi nhưng nhanh thoăn thoắt cầm vá hớt từng miếng mỏng tàu hũ trắng muốt núng nính. Sau đó quay lại bên đòn gánh mở nồi nước đường nấu với gừng vàng óng rưới vào bát.

- Hôm nay cô nương mở hàng cho ta đó.

Nguyệt Lam cầm bát tàu hũ nóng hổi đặt lên bàn:

- Nhưng mệnh mở hàng của ta không tốt lắm, lão đừng có giận nha.

Bà lão chỉ gật đầu, nói:

- Không sao, như thế nào ta cũng đâu có bán hết, một ngày bán mười bát cũng đủ vui rồi. Chỉ có cô là khách quen đó.

Cô xúc một muỗng lên ăn, vị thơm ngọt cay mềm tan trong miệng. Rõ ràng nó ngon đến thế, ăn trong mùa đông thế này rất thích.

- Lão này, ta bàn một chuyện với lão.

Bà lão ngồi ghế con ở quầy dập bớt lửa trong lò rồi với cái khăn lau tay, xong xuôi lên ngồi cùng bàn. Nguyệt Lam lại nói:

- Thế này đi, mỗi ngày lão làm cho ta vài nồi tàu hũ, ta sẽ sai người lấy đưa đến Thục viện. Như thế lão không cần phải giữa trời rét mà phải ra đây ngồi.

Bà lão ngạc nhiên nhìn cô:

- Cô nương, như thế ổn không?

Cô gật gật đầu:

- Lão cứ yên tâm, Thục viện rất nhiều người, lão làm một ngày nhiều quá cũng sẽ mệt, hay vào Thục viện làm đi. Dễ dàng hơn.

Bà lão ngậm ngùi, nhìn cô:

- Cô nương, cô thật tốt.

Nguyệt Lam cười hì hì:

- Không có đâu, chỉ là tàu hũ lão làm rất ngon. Ta muốn mọi người nếm thử. Ta mở khách không được tốt, thôi thì ta mua hết cái nồi này, chút nữa có vài người đến ăn. Lão cứ lấy cho họ.

Cô ăn nốt miếng cuối cùng rồi để tiền lên bàn rời đi. Bà lão nhìn theo bóng lưng cô.

Cô nương này thật tốt.

Nhưng vài người mà cô nói thật ra là hơn ba mươi người, họ ăn rất nhanh. Đứng dậy một lúc là có người khác đến liền.

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv