“Em vẫn chưa tin vào số mệnh à?”
Lúc đưa tôi đi, Bùi Thần đã hỏi tôi câu ấy.
Tôi vẫn chưa tin vào số mệnh ư?
Nói không chừng mệnh của tôi là phải tan xương nát thịt nhỉ?
Nói không chừng mọi thứ tôi làm ra đều là công dã tràng, cuối cùng tôi còn bị người ta ném vào lòng đất tối tăm ngột ngạt.
Tôi vẫn muốn chống đối lại số mệnh sao? Tôi còn muốn cố gắng nữa hay sao? Ngộ nhỡ mọi nỗ lực đều vô ích thì sao?
Tôi lau đi những giọt nước mưa trên mặt, run rẩy bấm một dãy số. Một lúc sau đầu dây bên kia truyền đến giọng nói vừa ấm áp vừa thanh bình.
“Alo? Bây giờ mới chịu gọi điện thoại cho tôi, em cũng độc ác thật.”
Dường như anh chẳng để tâm đ ến bất kỳ điều gì, luôn tự do tự tại, chẳng có mục đích sống.
Tôi siết chặt điện thoại, khẽ khàng hỏi anh: “Bùi Thần, chúng ta có nên tin vào số mệnh không?”
Người bên kia im lặng vài giây, sau đó trả lời rằng: “Tôi cũng đang đi tìm câu trả lời đây.”
…
Sau này tôi mới biết, ngay tối ngày tôi gọi điện thoại cho anh, anh vừa mới “lật mặt” với gia đình.
Bùi Thần – người con trai tốt nghiệp tại ngôi trường danh giá với năng lực xuất chúng – đã bỏ nhà ra đi.
Anh nói rằng anh không muốn thừa kế gia nghiệp, vậy nên tối đó anh đã đặt tất cả chi phiếu và tiền tiết kiệm của mình lên bàn làm việc của ba mình.
Ngày tôi biết được ước mơ của anh thì đã là một năm rưỡi sau tối hôm đó, anh ở bên kia địa cầu gửi vài tấm hình cho tôi.
Xuân đi Thu tới.
Dường như những đau khổ và muộn phiền trên thế giới đều ập xuống người tôi và Bùi Thần.
Tôi bị đối tác từ chối lần thứ mười một ở Luân Đôn, còn Bùi Thần bị mất chiếc máy ảnh quý giá nhất của anh trong cuộc chiến ở Syria.
Đúng vậy.
Mơ ước của Bùi Thần là làm nhiếp ảnh gia chiến trường.
Bấy giờ tôi mới biết, trại trẻ mồ côi mà anh từng ở thu nhận rất nhiều trẻ em bị vứt bỏ trong chiến tranh ở Đông Nam Á.
Có lẽ mầm mống nho nhỏ ấy đã gieo vào lòng anh từ khi anh còn ngây dại, đến bây giờ chúng đã mọc rể nảy mầm, thúc đẩy anh tiến về phía trước.
Bùi Thần gọi cuộc gọi cuối cùng cho tôi trong tiếng còi báo động vang rền ở chiến khu. Anh nói: “Lâm Hà, anh nghĩ kỹ rồi. Anh sinh ra là để làm việc này.”
Sau đó tôi chỉ còn trao đổi với anh qua những phong thư.
Dưới ngòi bút của anh, tôi có thể tưởng tượng ra khung cảnh đạn b.o.m nảy lửa không dứt, cả mái nhà vỡ vụn bởi thuốc súng.
Nhưng chấn động nhất chính là ánh mắt trong suốt của một đứa bé vô tội trong căn nhà rách nát ấy.
Bùi Thần nói, anh không thể cứu được cô bé đó.
Máy bay địch dội từng đợt b.o.m xuống nơi ấy, anh được cán bộ phụ trách bảo vệ các nhà báo kéo xuống hầm trú ẩn.
Cô bé kia đâu rồi?
Sau này Bùi Thần hoảng hốt bới tung từng đống đổ nát, nhưng chỉ có thể tìm thấy những mảnh vải màu hồng nhạt rời rạc…
Anh gần như sụp đổ…
Nhiều lúc tôi cảm thấy số mệnh như đang trêu đùa chúng tôi.
Những thứ tôi kể cho Bùi Thần nghe trong thư cũng thê thảm không kém.
Tôi bị nhà thiết kế dưới trướng phản bội, còn anh thì suýt bay mất một chân bởi một quả bom.
Về sau, dường như số mệnh đã buông lỏng cánh tay vốn đang giữ chặt lấy chúng tôi ra một chút.
Công ty thiết kế của tôi dần khởi sắc, còn Bùi Thần có một tấm hình được bày trong triển lãm quốc tế.