Từ khi Mạc Tử Tuyền rời khỏi Tống gia, bà Tống chỉ một mình sống thui thủi trong căn biệt thư rộng lớn mà quạnh quẽ. Vậy nên, hễ rảnh rỗi làMục Táp chủ động bảo Tống Vực chở cô về thăm hỏi, trò chuyện tâm sự vớibà nhiều hơn. Thành thử dạo gần đây, hai vợ chồng thường xuyên có mặt ởTống gia.
Tuy bà Tống vui vẻ nhưng đôi lúc cũng bùi ngùi trước sự vắng bóng của Mạc Tử Tuyền. Theo bà nhận xét, Mạc Tử Tuyền là nàng dâu thông minh,hiếu thuận và rất kiên cường. Nói chung, con bé là một cô gái tốt, đángtiếc lại bạc phận, gả vào Tống gia chưa được bao lâu, chưa kịp hưởngphúc đã phải chịu tang chồng, đau thương làm quả phụ trẻ. Tống Hạo mất,bà ít nhiều vẫn tồn tại lòng ích kỉ, thầm mong Mạc Tử Tuyền chấp thuậnsống bên cạnh bà, để hai quả phụ già trẻ cùng bầu bạn, nương tựa, an ủilẫn nhau. Nhưng muốn thì muốn vậy thôi, chứ bà làm gì có quyền can thiệp vào cuộc sống sau này của con bé. Mạc Tử Tuyền còn trẻ, tương lai còndài, con bé có quyền đi tìm hạnh phúc mới. Huống hồ, thời buổi này đâugiống chế độ phong kiến hà khắc ngày xưa, mà bắt phụ nữ phải thủ tiết cả đời.
Mạc Tử Tuyền đã chủ động nói với bà Tống muốn đi đào tạo chuyên sâuvề văn hóa trà đạo ở Nhật Bản, kết hợp cùng du lịch, tìm hiểu cặn kẽphong tục tập quán của nước bạn, có lẽ vài năm nữa sẽ không trở về Trung Quốc. Tâm trạng bà Tống lúc ấy rất mâu thuẫn, vừa luyến tiếc không nỡvừa thật lòng ủng hộ con dâu.
“Nếu Tử Tuyền sống mãi ở Tống gia, thể nào người ngoài cũng buông lời gièm pha. Mẹ cũng không thể ích kỉ vì bản thân mà trói buộc tự do, kìmhãm tương lai của nó. Làm thế thì thất đức lắm.” Bà Tống cất tiếng thannhẹ: “Bây giờ nó đã có thể vực dậy tinh thần, dũng cảm làm điều nóthích, tìm được mục tiêu mới trong cuộc sống, còn cố gắng phấn đấu vìtương lai, mẹ nên vui mừng, chúc phúc cho nó.”
Mục Táp lặng thinh nghe bà tâm sự, không hề lên tiếng phát biểu. Côtự hiểu bà Tống vẫn chưa hay biết nguyên nhân thật sự khiến Mạc Tử Tuyền rời đi. Chị ta không nói, Tống Vực không kể, dĩ nhiên cô cũng quyếtđịnh sống để bụng, chết mang theo. Đôi khi chân tướng tàn nhẫn đủ sứckhiến một người chưng hửng đến nỗi gục ngã. Vợ chồng cô đều không muốnbà phải chịu thêm bất kì sự đả kích nào nữa.
“Thôi chúng ta nói về vợ chồng con đi.” Bà Tống nhấp ngụm trà, chớpchớp đôi mắt, mỉm cười: “Chừng nào hai đứa mới chịu sinh cho mẹ một đứacháu nội?”
Đề tài xoay chuyển quá đột ngột, Mục Táp nhất thời chưa kịp phản ứng. Tống Vực nhanh nhảu đáp: “Chúng con thuận theo tự nhiên thôi. Nếu mangthai thì sinh, chưa trúng thì tiếp tục cố gắng.”
Bà Tống gật đầu: “Tụi con quyết định như vậy thì mẹ yên tâm hơn phầnnào. Thú thật, mẹ luôn lo lắng hai đứa vẫn còn mơ hồ, lơ ngơ chưa chuẩnbị tốt để lên chức bố mẹ, đâm ra lãng phí thời gian vô ích. Hai đứa nênbiết, cuộc đời con người ở mỗi độ tuổi nhất định đều gắn liền với nhữngchức trách, nhiệm vụ đặc thù . Ví dụ như khi còn bé thì chăm chỉ họchành, học xong thì bước vào đời, bắt tay gầy dựng sự nghiệp. Khi sựnghiệp dần đi vào quỹ đạo, thì tính chuyện dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, tạo nên một mái ấm hoàn chỉnh. Năm nay Tống Vực đã ba mươi, MụcTáp cũng không còn nhỏ, sinh con vào lúc này là thích hợp nhất. Nếu kéocàng lâu, càng dễ tổn hại sức khỏe người mẹ. Với cả, mẹ tin tưởng, saukhi có thêm đứa nhỏ, vợ chồng tụi con sẽ sống có trách nhiệm hơn. Tìnhcảm đi đôi với trách nhiệm ắt hẳn sẽ giảm bớt độ lãng mạn, nhưng sẽthăng hoa theo chiều hướng khác. Nó sẽ giúp vợ chồng thân thiết, thấuhiểu cho nhau nhiều hơn. Sự nghiệp cũng theo đó mà ngày càng thuận buồmxuôi gió.”.
“Vâng ạ, chúng con sẽ cố gắng sắp xếp và lên kế hoạch nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái hẳn hòi.” Mục Táp hứa.
Bà Tống cười tươi rói, hớn hở ra mặt: “Mẹ chỉ mong cháu nội của mẹngàn vạn lần đừng giống tính bố nó. Tốt nhất là giống Táp Táp, ngoanngoãn, hiền lành, độ lượng.”
Tống Vực nhíu mày ra chiều không vui: “Hồi nhỏ con không ngoan à? Mẹ dẫn chứng cụ thể xem?”
“Trước sáu tuổi thì con đáng yêu lắm. Mẹ nhớ lúc ấy con mập mạp, tròn trịa y như viên bánh nếp, lại luôn vâng lời người lớn. Nom dễ thươngbiết bao. Nhưng sau này thì hỡi ôi…. Tính tình trở nên bướng bỉnh, trong đầu toàn chứa đựng mấy ý tưởng quái dị, táo bạo. Nếu đã quyết định việc gì, thì sức lực của chín trâu hai hổ cũng không ngăn cản được con.”
Mục Táp nhoẻn cười, bất giác mường tượng hình ảnh cậu bé Tống Vực mập mạp trắng trẻo, đi lẫm chẫm như viên bánh nếp di động. Cô nghĩ bụng,giả dụ sau này cô sinh được một đứa nhóc, có phải cũng giống y chang bốnó hồi nhỏ, thân hình tròn quay, bụ bẫm lăn qua lăn lại trên sàn nhà?
Đang dùng cơm tối, di dộng Tống Vực bỗng đổ chuông, anh nghe máy,đoạn đi đến cửa sổ, nghiêm túc bàn công việc. Bà Tống nhân cơ hội nắmtay Mục Táp, hỏi han tình hình công việc gần đây của cô thuận lợi haykhông, sức khỏe vẫn tốt chứ? Mục Táp cùng bà tâm tình hàn huyên thậtlâu, cuối cùng bà cảm thán: “Nghe con nói cuộc sống hai đứa đã hòa hợp,hạnh phúc, mà mẹ mừng hết lớn. Táp Táp, còn nhớ lần đầu con tới đây, mẹđã nói những gì hay không?”
Mục Táp khẽ gật đầu. Cô vẫn nhớ như in những lời bà nói ngày ấy: Táp Táp, bác biết người bên ngoài luôn đồn đãi những điều không hay ho vềcon trai bác. Nhưng cây ngay không sợ chết đứng, vàng thật không sợ lửa. Bác tin tưởng Tống Vực, và cũng tin rằng, chỉ cần hai đứa tiếp xúc, tìm hiểu một thời gian, thì nhất định có ngày, con sẽ yêu TốngVực. Vì nó là người đàn ông xứng đáng được yêu.
“Hiện giờ mẹ vẫn giữ nguyên quan điểm đó. Mẹ luôn tin tưởng Tống Vực. Nó là người đàn ông ưu tú, có phẩm chất tốt, đáng giá để con yêu.”
“Vâng ạ, bây giờ con cũng theo bước mẹ…. sẽ luôn tin tưởng anh ấy –một người đàn ông ngay thẳng, đứng đắn, sống tình cảm và rất có tráchnhiệm.”
“Thế thì mẹ yên tâm quá. Chúng ta hãy bỏ ngoài tai những lời bịa đặt, đồn thổi thêm mắm dặm muối của những kẻ bên ngoài, chỉ cần tin tưởngnhững gì mình thấy và cảm thụ chân chính của bản thân.” Bà Tống tạm dừng một tẹo, hít một hơi thật sâu, nói: “Lúc trước là mẹ không đúng, hồ đồ tin lời người ngoài mà giữ thành kiến với con. Về sau, mẹ nhiều lần tựkiểm điểm, dằn vặt bản thân. Tại sao mẹ lại quá cố chấp bảo thủ, thà đinhờ người ngoài điều tra, chứ nhất quyết không tin lời con giải thích.Giờ ngẫm lại, giả sử mẹ bị đặt vào hoàn cảnh của con, ắt hẳn sẽ tổnthương ghê gớm. Táp Táp, nhân đây mẹ cũng chân thành xin lỗi con, mongcon có thể thông cảm và tha thứ.”
“Mẹ nói thế khiến con hổ thẹn lắm, mẹ không hề có lỗi.” Mục Táp trởnên luống cuống, lắp bắp: “Con nghĩ…bất luận là ai khi nhìn thấy nhữngtấm ảnh đấy…thì trong đầu sẽ tự động xuất hiện những suy đoán theo chiều hướng tiêu cực thôi ạ. Là con có lỗi với mẹ. Ngày đó con không kiểmsoát được cảm xúc và lí trí, dẫn tới hành động theo cảm tính, nói ra mấy lời không hay, con chân thành xin lỗi mẹ.”
Bà Tống thở phào nhẹ nhõm: “Thôi, mẹ con ta chớ khách khí qua lạinữa. Đã là người một nhà thì nên thông cảm, san sẻ với nhau nhiều hơn.Rút kinh nghiệm lần này, về sau, nếu nhỡ nảy sinh bất hòa, chúng ta hãychịu khó đứng trên lập trường của đối phương để nhìn nhận vấn đề mộtcách chính xác và thấu đáo hơn, con đồng ý không?”
Mẹ chồng nàng dâu cùng nhìn nhau mỉm cười.
*****
Buổi tối sắp đi ngủ, Mục Táp đang ngồi chải tóc bên bàn trang điểm,chợt nhớ lời bà Tống, cô hỏi: “Anh thật sự đã chuẩn bị tốt để chào đónđứa con đầu lòng của chúng ta?”
Tống Vực vừa tắm xong liền bước tới sau lưng cô, vuốt nhẹ đỉnh đầu cô: “Em cảm thấy anh cần chuẩn bị những gì?”
“Cải thiện tối đa mấy tật xấu của anh nè. Học tính nhẫn nại, ôn hòa, cách yêu thương, chăm bẵm em bé.”
“Ồ, còn gì nữa không?”
“Ừm…Anh cần có khái niệm rõ ràng mình sắp lên chức bố, sẵn sàng chàođón đứa con máu mủ ruột rà.” Mục Táp buông lược, nhìn anh qua tấm gươngsáng: “Anh biết không? Có khá nhiều ông chồng khi bế đứa con từ tay cô y tá mà luýnh quýnh không biết cách xử lí. Thậm chí bọn họ còn vô tâmnghĩ rằng: đây là con mình ư? Cớ sao da dẻ lại nhăn nheo y chang khỉ thế này? Hậu quả là họ bắt đầu luống cuống, tay chân lóng ngóng, sau cùng trở thành trò cười cho người ta xem.
“Em có phóng đại quá không?”
“Không đâu nhá. Đàn ông là sướng nhất đời, đâu cần trải qua đoạn thời gian chín tháng mười ngày hoài thai, nên dĩ nhiên tình cảm của họ vớiđứa bé không thể sánh ngang người phụ nữ. Vậy nên Tống Vực à, em khônghi vọng anh đem đứa bé trở thành nhiệm vụ của mình, càng không được giữsuy nghĩ: hiện giờ tuổi tác đã thích hợp, thôi thì đẻ đại một đứa vậy. Chừng nào anh cảm thấy mình thật sự muốn làm bố, thật lòng mong mỏi cómột đứa con để chúng ta yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, thì lúc ấy mớichính là thời điểm thích hợp mang thai.”
“Xem ra anh vẫn chưa thể mang lại cho em cảm giác an toàn, nên em mới nghi ngờ anh như thế.”
“Em nào nghi ngờ anh. Em chỉ muốn xác định chắc chắn, anh thật sự muốn làm bố rồi hả?”
Tống Vực khom mình, ôm sát eo cô, dúi đầu vào cần cổ mảnh dẻ, thamlam ngửi thật sâu mùi hương đầy nữ tính, giọng anh hơi trầm: “Nói thật,anh muốn làm bố lắm rồi. Đặc biệt là những khi ngắm nhìn em ngủ, anh lại thầm ước ao, phải chi chúng ta sinh được một cô con gái giống em y đúc. Hai mẹ con sẽ nằm ôm nhau ngủ, con bé sẽ là bản sao hoàn hảo của em…Quả thật rất lí thú.”
“Trời ạ, anh nghĩ mình đang sưu tầm búp bê với nhiều kích thước hả? Em đang thảo luận nghiêm túc đấy nhé.”
“Vợ ơi, anh muốn chúng ta cùng tạo ra một đứa bé.” Anh dịu dàng hôntrán cô: “Em yên tâm, anh đã chuẩn bị sẵn sàng. Bất luận con chúng ta là trai hay gái, béo hay gầy, ngoan ngoãn hay bướng bỉnh, chậm hiểu haythông minh…Anh đều sẽ yêu thương nó, dốc lòng chăm lo, dạy bảo nó, trang bị cho nó những kiến thức và kĩ năng tốt nhất để từng bước tiếp xúc với thế giới bên ngoài.”
Kì thực còn một lí do khiến anh mong ước được làm bố. Nếu hai ngườisinh một đứa con, tên anh sẽ tự động khắc sâu vào sinh mệnh của cô. Đờinày của họ sẽ gắn liền bên nhau, vĩnh viễn không chia lìa.
Mục Táp nở nụ cười rạng rỡ, ngoan ngoãn nằm trong lòng anh, mặc anhbế về giường. Anh nhẹ nhàng đặt cô xuống chiếc giường êm ái, chống haitay bên người cô, cúi đầu rải những nụ hôn nồng nàn khắp khuôn mặt cô.Sau đó, một tay anh luồn vào vạt áo ngủ, trườn lên trên tháo chiếc áocon….Dần dần, làn da họ tiếp xúc trực tiếp, bén lên ngọn lửa tình đầyđam mê, nồng cháy. Suốt cả quá trình, miệng anh không ngớt gọi tên cô,mười ngón tay đan xen khít khao, dung hòa từng giọt mồ hôi….
Chờ đến khi anh thỏa mãn, Mục Táp đã mệt lả người, hai mắt mở khônglên. Anh nhân cơ hội thủ thỉ bên tai cô: “Táp Táp, anh vẫn còn trong kìquan sát?”
Mục Táp đã ngủ say mất rồi.
Tống Vực vừa âu yếm tóc cô vừa suy tư ngước nhìn trần nhà, tự nhiênanh rầu rĩ nghĩ tới một khả năng, lẽ nào khi bụng cô đã to, anh vẫn ngậm ngùi ngước nhìn đau đáu vị trí chính thức.
Bình sinh anh luôn sống ngạo mạn, ngông cuồng, tự cao tự đại, chưabao giờ nhún nhường hay khúm núm trước ai. Chỉ có cô là ngoại lệ, làngười duy nhất khiến anh tự nguyện hạ mình đến mức này.
Anh nghiêng đầu, bẹo bẹo má cô, rồi nhắm mắt chìm vào giấc ngủ.
Mục Táp nằm mộng, mơ thấy từ trên trời rớt xuống chiếc bánh khổng lồ. Vỏ bánh rất mỏng, nhân lại nhiều nên tràn cả ra ngoài. Cô tí tởn laođến, vội vàng ôm lấy cái bánh, thòm thèm cắn phập một phát. Ớ, bánh gìmà cứng như đá thế, hàng quá đát hả trời? Cô thử cắn thêm phát nữa, cứng vẫn hoàn cứng, ê răng bỏ xừ.
Tống Vực đang ngủ ngon lành, đột nhiên cảm thấy ngực đau âm ỷ. Anhnhập nhèm mở mắt, trông thấy hai dấu răng sâu hoắm đặc sánh vệt nướcmiếng xuất hiện chình ình ngay trước ngực. Anh chau mày, vỗ vỗ đầu cô, ý bảo cô hãy ngủ ngoan, đừng chơi trò ‘cẩu xực’ nữa. Nhưng Mục Táp vẫnđắm chìm trong mộng, mải mê vật lộn với cái bánh, hăng máu quyết sốngmái một phen, cứ cắn rồi lại cắn…Anh bất đắc dĩ lắc đầu, nằm yên mặc côhành hạ.
Sáng hôm sau, Mục Táp dụi mắt, chỉ vào mấy dấu răng: “Kiệt tác của ai thế, mãnh liệt ghê cơ.”
“Là của cô nàng cá sấu háu ăn đấy.” Tống Vực điềm đạm đáp.
Mục Táp lúc này mới vỡ lẽ chính mình là đầu sỏ gây nên tội ác, bènlấy chăn trùm kín đầu. Trời ạ, liệu cái này có bị quy vào tội bạo hànhtrên giường không đây?
*****
Giữa trưa thứ sáu, Mục Táp hẹn ông Mục Chính Khang ra ngoài dùng cơm, tiện thể đem đề cương ôn thi của trường đại học X đưa ông, nhờ ôngchuyển cho Mục Kiều.
Ông Mục Chính Khang cầm tập đề cương bỏ vô túi công văn của mình. Sau đó, ông tháo mắt kính, xoa nhẹ sống mũi, thở vắn than dài: “Táp Táp, bố biết mấy năm nay con chịu tủi thân, ấm ức nhiều lắm. Bố thay mặt dìKiều và Kiều Kiều xin lỗi con. Con bé Kiều Kiều quả thật đã bị bố và dìKiều chiều hư từ bé. Nó quen sống tự do buông thả, bốc đồng tùy hứng,đỏng đảnh kiêu căng, tâm lí chịu đựng áp lực lại quá kém cỏi. Nói chung, về mặt nhân cách, nó vẫn còn nhiều thiếu sót. Có điều, lòng bàn tay hay mu bàn tay đều là thịt. Trên cương vị của người làm bố, ai ai cũng mong muốn được nhìn thấy những đứa con của mình sống hòa thuận, yêu thươngđùm bọc lẫn nhau, chứ không phải lúc nào cũng mặt nặng mặt nhẹ, cay cúđấu đá nhau.”
“Không đâu bố, con không hề cay cú hay muốn đấu đá với Mục Kiều.” Mục Táp nhếch miệng cười buồn, “Song có lẽ, con đành khiến bố thất vọngrồi. Theo tình hình này, con không cách nào hòa thuận với Mục Kiều nhưxưa nữa đâu.”
Ông Mục Chính Khang sững sờ: “Táp Táp.”.
“Bố, chắc hẳn bố cũng biết nhiều năm sống ở Mục gia, con luôn tự tách biệt bản thân với mọi người. Con thận trọng, khách sáo trong từng lờiăn tiếng nói, làm việc gì cũng cân nhắc, đắn đo suy nghĩ rất lâu, vì con e sợ nếu lỡ mình làm sai, biết đâu sẽ bị mọi người ghét bỏ.” Mục Tápthoáng tư lự. Cô chợt phát hiện, hóa ra dũng cảm đương đầu với sự thậtcũng không mấy khó khăn,“Con chưa bao giờ là thành viên chính thức củagia đình bố. Con từng nỗ lực hòa nhập cùng ba người, đáng tiếc khôngthành công. Dì Kiều rất tốt, tuy thái độ dì ấy khá khách sáo nhưng luônđối xử công bằng với con và Mục Kiều. Em nó có cái gì thì con có cáinấy. Tuy nhiên, con không cách nào xem dì ấy như mẹ ruột của mình, dì ấy cũng không thể xem con như con gái ruột. Vì quá câu nệ và khách sáo nên dần tồn tại khoảng cách tình cảm. Và bố cũng thế, mấy năm nay bố luôncố ý giữ khoảnh cách cùng con, bố chưa hề phê bình hay la rầy con mộttiếng, hoạ hoằn lắm hai bố con ta mới trò chuyện cùng nhau. Con biết bốngại ngùng khi tiếp xúc với con, do đó bố luôn trốn tránh.”
Đôi mắt ông tức thì tối sầm. Nỗi hổ thẹn ào ạt dâng trào, tay đang nắm chuôi trà phát cơn run rẩy.
“Có lẽ cảm giác tội lỗi luôn bám theo lương tâm bố. Chắc bố nghĩ làtại bố, mà mẹ và con phải chịu nhiều bất hạnh, nhưng bố lại chưa thể tìm ra biện pháp chuộc lỗi và bù đắp hữu hiệu. Hoặc vả chăng, bố con ta xacách quá lâu, tình cảm dần phai nhạt, vì vậy bố lúng túng, không biếtdùng thái độ gì để đối diện với cô con gái sau nhiều năm xa cách đã trởnên nhạy cảm, lầm lì ít nói, bề ngoài nhìn quật cường, nhưng nội tâm vôcùng yếu ớt.”
“Bố luôn bận bịu. Bận đến nỗi một tuần chỉ về nhà hai hoặc ba ngày,tất không kịp thời phát hiện những thay đổi nơi con. Con thừa nhận, bảnthân con ngày càng cô độc. Cô độc đến mức thà rời khỏi Mục gia, chứkhông muốn chứng kiến hình ảnh ba người thân mật, khăng khít bên nhau.”
“Thật ra, khi bố đề nghị con thay Mục Kiều gả cho Tống Vực, một trong những nguyên nhân khiến con đồng ý, là con muốn tự cho mình cơ hội, thử bắt đầu cuộc sống mới.”
“Táp Táp.” Ông Mục Chính Khang xoa vuốt mi tâm, giọng nói yếu ớt nhưmảnh sứ vỡ, “Con nói đúng. Bố ngần ngại, sợ hãi khi đối diện với con. Vì nhìn thấy con, thì hình ảnh mẹ con sẽ choáng đầy tâm trí bố. Cảm giácấy rất khổ sở, rất đau đớn, bố không chịu đựng nổi, đành hèn nhát lựachọn trốn tránh.”
Do ông trốn tránh, nên khoảnh cách giữa họ cứ cơi nới theo thời gian….
Cuộc hôn nhân của Mục Chính Khang và Trình Hạo Anh vẻn vẹn trong bốnnăm ngắn ngủi. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của tuổi thơ MụcTáp. Hằng ngày, lúc trời chiều ngã về hướng Tây, bé Mục Táp đều dõi mắtra ngoài cửa sổ, mong ngóng bố về. Vừa trông thấy chiếc xe quen thuộccủa bố, bé liền thò đầu ra ngoài, í ới gọi: “A! Bố kìa, bố về rồi.”
Chờ Mục Chính Khang vô nhà, bé lập tức bổ nhào vào lòng anh. Anh cũng phối hợp dang rộng đôi tay bế bé lên cao, hôn mạnh lên đôi má bầu bĩnh: “Hôm nay ở nhà, con gái bố có ngoan không? Có chịu ăn cơm không đấy?”
“Dạ ngoan. Buổi trưa có món canh thịt ngon lắm, con ăn liền hai bát to luôn!” Bé Mục Táp tự hào khoe.
“Lợi hại dữ vậy ta?” Mục Chính Khang giả vờ trố mắt kinh ngạc, “Con gái bố ngoan quá. Tối nay bố kể chuyện cho con nghe nhé.”
Bé Mục Táp gật đầu như gà mổ thóc, rồi cười hì hì:“Bố ơi, tuần trướcbố đã hứa, thứ bảy này sẽ dẫn con đi chơi công viên. Bố nhớ giữ lời nhabố.”
“Tất nhiên, bố đã hứa với Táp Táp thì nhất quyết không nuốt lời.” Mục Chính Khang cười nói, “Thứ bảy này, bố con ta ăn sáng xong sẽ xuất phát đi công viên, cùng nhau ngồi ngựa gỗ, chơi xe điện đụng, thích khôngcục cưng?”
“Thích lắm. Bố ơi, còn thèm ăn kẹo đường.”
“Để bố mua kẹo đường cho con.”
……
Miền kí ức của những năm ba, bốn tuổi vẫn hằng sâu trong tâm trí MụcTáp. Thời gian tươi đẹp ấy đã trôi mãi theo thời gian, không bao giờ trở lại. Song, nó vĩnh viễn là kho báu tinh thần của cả đời cô.
Về sau, cô chẳng còn là đứa con gái duy nhất của ông. Ông cũng khôngnâng niu, chiều chuộng cô như trước. Vì sự áy náy đã lấn át cả tìnhthương. Hễ nhìn thấy cô là ông tức khắc nhớ đến bóng dáng bà Trình HạoAnh. Bởi ông quá nhu nhược nên chọn cách lẩn tránh. Dần dà, chính tayông đã đẩy cô xuống vực sâu hoang liêu thăm thẳm. Mục Táp bơ vơ, hẩm hiu ngay giữa tổ ấm mới của ông. Cô tự coi mình là kẻ ăn nhờ ở đậu, bất đắc dĩ lệ thuộc vào gia đình họ. Vì thế, cô buộc lòng trưởng thành sớm,chín chắn trong cách suy nghĩ, thành thục trong từng hành động. Ông nhìn cô như vậy lại vô tâm thầm cảm thấy may mắn. May mắn vì cô ưu tú, hiểuchuyện, có khả năng độc lập mà không dựa dẫm vào ông. Nói trắng ra, ôngchỉ muốn tìm cái cớ để tự trấn an mình, để tiếp tục sống những ngàytháng vô trách nhiệm. Ông nào biết, sự vô tình, hèn nhát của ông đã tạothành vô số vết thương nhức nhối trong tâm hồn non nớt của con gái.
“Từng có một dạo, con vô cùng hâm mộ Mục Kiều. Tuy bố thường xuyên la mắng em nó, nhưng con hiểu, đấy là cách bố thể hiện tình thương củamình. Có một lần, con thấy Mục Kiều ngủ quên trên sô pha, lúc ấy bố đãđi đến, mỉm cười dịu dàng rồi bế con bé lên lầu. Con nhìn mà thòm thèm,ước ao. Vài ngày sau, con quyết định giả bộ ngủ quên trên sô pha, hồihộp chờ mong bố sẽ đến bế con lên lầu. Cuối cùng bố cũng đến, và giơ tay lay con tỉnh, bảo con đừng nằm trên ghế kẻo cảm lạnh, mau về phòng ngủđi. Ngay lúc ấy, thâm tâm con dội lên từng đợt sóng hẫng hụt, mất mát,thất vọng rồi lại thất vọng…..
Ông Mục Chính Khang chăm chú ngắm nhìn Mục Táp: khuôn mặt thanh lạnh, đôi mắt đen tuyền, đôi môi hình trái tim…Từng đường nét đều thấp thoáng hình bóng của bà Trình Hạo Anh. Ông càng nhìn, trong lòng càng đắngcay, chua chát.
“Tuy nhiên, từ lâu con đã hết so đo, tị nạnh thiệt hơn rồi.” Mục Tápnói,“Bố, con và mẹ đều không trách bố, bố cũng đừng tự trách mình hayray rứt thêm nữa, đó là điều không cần thiết. Mỗi người chúng ta đều cóquyền lựa chọn cuộc sống tốt đẹp hơn. Mẹ luôn thấu hiểu và thông cảm cho quyết định ngày xưa của bố. Chỉ có điều, mỗi lần gặp gỡ hai mẹ con dìKiều, con thật sự không được thoải mái. Có lẽ trong khoảng thời giantới, con sẽ không về Mục gia đâu ạ. Qua sự việc rắc rối liên quan đếnCảnh Chí Sâm, con đã ngộ ra, Mục Kiều chưa bao giờ xem con là chị củanó. Từ đầu chí cuối, em nó vẫn một mực hiềm nghi con, mặc dù con đãnhiều lần phân trần, biện giải. Con xin lỗi vì không thể đáp ứng nguyệnvọng của bố, mong bố hãy thông cảm cho con.”
Lúc tạm biệt, ông Mục Chính Khang đứng chôn chân tại chỗ, dõi mắttrông theo bóng lưng Mục Táp. Mãi đến khi bóng hình cô khuất hẳn, ôngvẫn lờ đờ nhìn vào cõi hư vô. Thật lâu sau, ông mới xoay gót, lề mề bước đi.
Nếu năm đó, ông không nhẹ dạ cả tin, không nhu nhược trước sức ép của mẹ ông và dư luận, mà kiên quyết kề vai sát cánh bên Trình Hạo Anh, thì đâu dẫn tới cớ sự ngày hôm nay. Trình Hạo Anh nhất định sẽ không vì quá vất vả mà sinh bệnh mất sớm. Mục Táp sẽ được lớn lên trong vòng tay ấmáp, yêu thương của bố mẹ. Ông sẽ luôn cưng chiều, quan tâm săn sóc cô,luôn bầu bạn bên cô, dồn toàn bộ tình thương của người bố cho cô.
Nhưng tất cả chỉ là vọng tưởng xa vời. Kết cục ngày hôm nay là do ông đi sai một bước, dẫn tới sai lầm nối tiếp.
Tình thương của ông dành cho Mục Táp không hề thua kém Mục Kiều, thậm chí còn nhỉn hơn đôi chút. Thế nhưng, ông lại lựa chọn đẩy cô ra xa.
Ông vật vờ nhấc từng bước chân trên phần đường dành cho người đi bộ.Ông cứ bước đi như kẻ vô hồn. Bước mãi…bước mãi…bước tới khi mệt rã rời, đôi chân tê cứng, không thể nào di chuyển. Ông đứng như trời trồng, thở dài không thôi.
Thế sự xoay vần, biển xanh hóa thành nương dâu. Năm tháng vô tình,bạc bẽo lướt qua đời người, Mục Chính Khang ông đã sống hơn năm mươi năm cuộc đời, mà chưa bao giờ trải qua một mùa đông lạnh cắt da cắt thịt,buốt giá tận xương tủy như năm nay.