Edit: Dương Tử Nguyệt
Nhìn qua, gia cảnh của nhà thợ săn Trương có vẻ giàu có, ở nhà ngói, trong viện có nuôi một con chó màu vàng lớn, nhìn mấy người đi vào đã sủa to. Không lâu sau, một người phụ nữ khoảng ba mươi tuổi đi ra từ nhà chính, bộ dạng có chút phúc hậu, mập mạp trắng trẻo khiến cho Nghi Lâm hâm mộ không thôi, người phụ nữ này hẳn là ăn không ít đồ ăn thôn quê.
“Chú hai, sao chú lại tới giờ này?” Người phụ nữ nhìn thôn trưởng xong nhìn ba người Nghi Lâm, nụ cười trên mặt nhạt đi một ít “Nhà con không có đồ ăn thừa cho các sư thái” Chắc là người phụ nữ này nghĩ thôn trưởng mang ni cô tới nhà mình hóa duyên. Nghi Lâm cúi đầu bĩu môi, thôn trưởng quát lớn “Nói bậy gì đấy! Sư thái tới để xem vết thương trên chân của Trương nhị!” Người phụ nữ vừa nghe, khuôn mặt thay vào nụ cười tươi rói “Thì ra các sư thái tới làm việc thiện, mau mau, vào trong ngồi” Nói xong nghiêng người mời bốn người đi vào.
Mọi người đi theo người phụ nữ vào phòng bên trái nhà chính, một người trung niên đang ngồi dựa vào giường lò [1], làn da của hắn ngăm đen, khuôn mặt râu quai nón, nhìn rất đáng sợ.
[1] Theo như lời bác gúc gồ thì kiểu giường ở trong nó rỗng để đốt than đó, còn kiểu thằng bạn bấn kiếm hiệp của mình hiểu là trên là giường, dưới là cái lò:v Chả biết kiểu nào đúng:v Các bạn chọn một trong hai nha J))
Thôn trưởng nói hai ba câu, người phụ nữ nghe nói người xem bệnh cho chồng mình là cô gái nhỏ như Nghi Lâm, lập tức từ chối “Chú hai, Trương nhị là trụ cột chính ở nhà con, chú để cho đứa nhỏ kia xem vết thương của hắn, không phải là ném hắn vào lò lửa sao?” Thôn trưởng tính quát lớn nhưng Nghi Lâm đã xen miệng vào “Có bản lĩnh hay không phải xem mới biết, tôi là đệ tử của phái Hằng Sơn, dĩ nhiên không bôi nhọ sư môn” Âm thanh của cô tinh tế, nhỏ nhẹ mang theo chút âm thanh của đứa trẻ, lời nói vốn bén nhọn qua miệng cô lại trở thành dịu dàng, êm ấm, không chút khí thế.
Người phụ nữ định nói ngươi là đệ tử phái Hằng Sơn, tôi sao có thể đụng vào được? Nhưng bà chưa kịp nói thì người thợ săn họ Trương đã nói trước “Làm phiền cô nương”. Trương nhị này cũng biết nhìn người, năm nào cũng vào Nam ra Bắc, mặc dù không làm nên trò trống gì nhưng vẫn biết ai có thể đắc tội ai không thể, cũng hiểu được các môn phái lớn rất coi trọng danh dự, vết thương nơi chân của hắn có vẻ nghiêm trọng, thầy thuốc xem qua đã nói, cho dù chữa khỏi cũng bị thọt, dù sao cũng không có hy vọng gì, để cô bé này nhìn qua một cái cũng chả sao.
Nghi Lâm không nói gì đi tới xem cái chân được băng bó của Trương nhi, người phụ nữ định nói gì thì bị chồng trừng mắt lại nên im miệng.
“Bị thương mấy ngày rồi?” Nghi Lâm cầm chân của Trương nhị hỏi.
Trương nhị trả lời “Ba ngày”
“Đã mời thầy thuốc chưa?” Thấy Trương nhị gật đầu, Nghi Lâm lại hỏi “Thầy thuốc bảo chân của chú bị thọt, đúng không?” Trương nhị lại gật đầu, Nghi Lâm nói “Tôi có thể chữa được chân cho chú, không lưu lại bệnh căn” Trương nhị trừng to hai mắt, vẻ mặt nghi ngờ, Nghi Lâm thản nhiên nói “Nhưng điều kiện quan trọng nhất chính là phối hợp điều trị với tôi” Trương nhị chưa kịp trả lời, người phụ nữ im lặng đã nói tiếp “Đó là tự nhiên, đó là tự nhiên” Lúc này bà đã quên lúc nãy ai nhăn nhó khó chịu.
Nghi Lâm không nói gì, để cho người phụ nữ đó lau sạch thuốc đã được bôi trên đùi Trương nhị, vết thương sâu lộ cả một mảng xương cốt, vết thương trên chân dài một mét, rất dữ tợn. Nghi Lâm không thay đổi sắc mặt, lấy bao châm ra, đầu tiên là cắm huyệt Tam Âm Giao, huyệt Dũng Tuyền, huyệt Âm Lăng Tuyền, huyệt Ủy Trung [2], sau đó lại châm vào vài huyệt khác. Cuối cùng lấy bình sứ màu trắng, mở nắp bình ra, một cỗ mùi bạc hà thơm ngát lan ra khắp phòng, Nghi Lâm đổ thuốc bột màu lục trong bình sứ lên miệng vết thương, Trương nhị cảm thấy chân mát lạnh, sau đó đau đớn giảm bớt.
[2] Thông tin các huyệt xin xem ở: clbyogacuoi.com/index.php/so-do-huyet-dao-co-the-bam-huyet-chua-benh/
Nửa nén nhan trôi qua, Nghi Lâm rút ngân châm ra, sau đó dặn Trương nhị “Ngày mai tôi lại tới, đừng để vết thương dính nước, không được ăn mấy thứ có cay hay uống rượu, ngay cả dấm chua cũng không được đụng” Nói xong, xoay người đi ra khỏi phòng, Nghi Quang Nghi Mẫn đi theo, thôn trưởng tò mò hỏi Trương nhị “Cảm giác thế nào?” Trương nhị nói “Tốt hơn rất nhiều, lúc trước con còn cảm thấy chân rất đau, bây giờ không thấy đau gì cả, chân cũng nhẹ hơn trước nhiều” Thôn trưởng và vợ Trương nhị nghe thì vui vẻ vô cùng, vợ Trương nhị từ khi biết chân chồng mình bị thọt thì buồn bã vô cùng, lúc này nghe chồng bảo chân không đau, lập tức tin tưởng, vô cùng vui vẻ. Thôn trưởng thấy bà như vậy, nói nhỏ “Con đừng vui sớm, đợi chân Trương nhị lành hẳn rồi vui cũng không muộn” Ông sống đến bây giờ, hiểu nhất cái gì gọi là vui quá hóa buồn.
Cho dù thế nào, thôn trưởng cũng tin tưởng y thuật của Nghi Lâm một chút, chỉ bằng tốc độ và độ chính xác lúc châm cứu lúc nãy thì tốt hơn các thầy thuốc mà ông lão gặp.
Ba người Nghi Lâm lại đi theo thôn tưởng tới ba nhà khác, trong ba nhà này, một nhà có đứa nhỏ năm tuổi bị bệnh phong hàn, Nghi Lâm cho cậu bé ăn một viên thuốc, nửa canh giờ sau thì vui vẻ, tốt hơn rất nhiều; hộ thứ hai là một bà lão hơn sáu mươi bị đau bụng, Nghi Lâm châm cho bà mấy châm, cũng đút một viên thuốc, không lâu sau thì tốt hơn không ít, sau đó dặn dò người nhà của bà lão, bảo bọn họ bốc thuốc theo phương thuốc, hai ngày sau có thể khỏe; nhà thứ ba thì phiền toái hơn, trong nhà có đứa trẻ bảy tuổi, là một đứa ngốc, lại bị câm điếc, nhiều thầy thuốc nhìn qua đều bảo không trị được. Nghi Lâm thấy sắc mặt tái nhợt của cậu bé, lại nhìn bộ dạng giống như đứa trẻ bốn năm tuổi, vẻ mặt ngốc nghếch, đi đứng rất chậm, lưỡi nhạt, mạch đập nhẹ, điển hình cho chứng bệnh ngũ trì [3].
[3] Chứng ngũ trì: đứng muộn, đi muộn, tóc mọc muộn, răng mọc muộn và nói muộn. Bệnh này một là di truyền, hai là do bị tổn thương, thiếu dưỡng khí, chảy máu, ngộ độc.
Thầy thuốc thường quả thật không thể chữa khỏi bệnh này, ở hiện đại, xem Tây y là tốt nhất, nhưng thời đại này không có Tây y, nên không thể chữa bệnh trễ.
Nghi Lâm châm cứu trước cho cậu bé, sau đó viết đơn thuốc cho cha cậu bé lên trên mua, sau đó cam đoan có thể chữa khỏi cho cậu bé, nhưng bắt buộc phải dùng thuốc, cha mẹ đứa nhỏ cầm đơn thuốc mà đứng yên không nhúc nhích, trên mặt lộ vẻ xấu hổ. Nghi Lâm nghĩ một lát thì hiểu, người nhà này ở nhà cỏ, trong nhà không có ghế, trên đường tới, thôn trưởng có nói nhà này mời không ít thầy thuốc tới nhưng ai cũng không chữa khỏi, hẳn đã tiêu không ít tiền. Vợ chồng này là thôn dân bình thường, dựa vào việc trồng trọt mà sống, bây giờ không có tiền cũng là bình thường. Tuy rằng cô không phải nhà từ thiện, nhưng vẫn cầm hai tờ ngân phiếu năm mươi lượng từ trong túi ra, cho dù không biết mức độ tiêu phí ở thế giới này nhưng số tiền này hẳn không nhỏ, bởi vì cô nghe sư tỷ nói, bánh bao ở Sơn Hạ một văn tiền một cái, mà một ngàn văn tiền là một lượng bạc.
Vụng trộm đưa ngân phiếu ẹ đứa trẻ, ông bồ từ chối không nhận, Nghi Lâm bảo chữa bệnh cho đứa trẻ là chuyện quan trọng, người cha chỉ có thể cảm ơn không ngừng. Nghi Lâm cũng dặn, tiền này không thể để người ngoài biết, có người hỏi thì bảo tìm người ngoài mượn tiền mua thuốc cho đứa nhỏ. Vốn không cần nói dối, dù sao cũng là tiền sư phụ cho cô, lai lịch rất chính đại. Nhưng mà cứ nghĩ tới các sư tỷ ở phái Hằng Sơn thường xuống núi hóa duyên, cũng có phần người dân trong thôn không thông minh, để người khác biết tiền nhà này là do cô cho, hẳn sẽ có những lời đồn đại, cái gọi là một truyền mười, mười truyền trăm, về sau, các sư tỷ muốn xuống núi hóa duyên cũng không dễ dàng.
Người mẹ tự giác thề độc tuyệt không nói cho người ngoài biết, Nghi Lâm không ngờ bà lại thề, nhưng chỉ có kinh ngạc và than nhẹ, người cổ rất tin tưởng vào thần quỷ, chỉ cần đã thề thì rất ít khi vi phạm lời thề.
Chuyện này không giấu hai vị sư tỷ, người tập võ tai thính mắt tinh, Nghi Quang và Nghi Mẫn nghe được những điều này đều tán thưởng tâm địa bồ tát của tiểu sư muội, càng thêm yêu thích tiểu sư muội này.
Nghi Lâm dừng ở thôn này nửa tháng, chẩn trị được ba mươi hai người, phần lớn đều là bệnh nhỏ, trị rất dễ, bây giờ Trương nhị có thể thong thả đi đứng, Nghi Lâm để phương thuốc lại cho hắn, dặn dò một ít chú ý, nói chỉ cần dựa theo lời dặn của cô thì trong vòng hai tháng có thể tốt hơn; về phần đứa nhỏ bị chứng ngũ trì, ngày nào cũng châm cứu, uống thuốc, tắm thuốc, sắc mặt bây giờ tốt hơn không ít, hai ngày trước còn mở miệng kêu cha mẹ, cặp vợ chồng kia kích động mà khóc, cả hai quỳ xuống đất đập đầu với Nghi Lâm không ngừng khiến cho cô có chút không tự nhiên.
Lúc rời khỏi thôn Lê Hoa, Nghi Lâm đã cảm nhận được chúng tinh củng nguyệt [4] trong truyền thuyết là thế nào, lại nói, người dân rất nhiệt tình, đưa rất nhiều rau xanh và lương khô để tiếp tế, cuối cùng Nghi Quang phải lên tiếng nói ba người còn phải đi xa, không thể cầm nhiều mới làm giảm sự nhiệt tình của người dân. Thật ra, Nghi Lâm rất muốn nói, nếu mọi người đưa thịt cho tôi ăn, tôi sẽ rất vui.
[4] Trên bầu trời có hàng vạn ngôi sao nhưng chỉ có một mặt trăng. Những ngôi sao đó vây quanh mặt trăng, giống như làm nổi bật mặt trăng. Ý của câu nói cũng dạng như vậy. Nói ngắn gọn, theo cách hiểu của teen hiện đại, bạn Nghi Lâm là idol, còn người dân trong thôn là fans. Vậy là dễ hiểu nhất rồi ha:’>
Ba người đi về phía Nam, trên đường gặp mấy thôn xóm, cũng dừng lại mấy ngày, đáng tiếc bộ dạng của Nghi Lâm rất la lỵ [5], rất ít bệnh nhân dám để cô xem nên cô trị liệu không nhiều, dù trị cũng không phải là bệnh nặng gì, chỉ có những người quá nghèo không có tiền mới để cô trị, những người có chút tiền thì thôi miễn gặp luôn. Cô là thầy thuốc, không phải thần tiên, những bệnh quá nguy kịch cô không thể làm gì được, lúc này sẽ có không ít lời khó nghe, cô thật sự muốn rat ay đánh người, đáng tiếc định lực của hai sư tỷ Nghi Quang Nghi Mẫn rất lớn, nghiêm cấm cô ra tay với người bình thường.
[5] hay còn được gọi là loli, ý chỉ những đứa nhỏ đáng yêu.
Nghi Lâm bị đả kích không ít, cảm thấy vô cùng buồn bực, may mà thức ăn trong khoảng thời gian này có chút cải thiện, tuy không thể ăn thịt nhưng thức ăn chay thay đổi rất nhiều, còn ăn được rất nhiều bánh kẹo điểm tâm mà ở hiện đại không có, ít nhất nó cũng có thể trấn an được tâm linh bé nhỏ của cô. Nghi Quang cũng có khuyên cô “Sư muội, chúng ta là người tu hành, không thể tham ăn chiếm tiện nghi, tiền bạc cũng phải tiết kiệm” Mỗi lần Nghi Lâm cũng ngoan ngoãn gật đầu nghe lời, cam đoan không tiêu tiền bậy, nhưng lần nào tới thành trấn thấy đồ ăn ngon và đồ chơi đẹp thì lập tức quên lời cam đoan của mình. Cô cũng tiêu pha không ít tiền vào việc mua quần áo, tuy tất cả đều là một màu trắng nhưng kiểu dáng rất ngắn gọn hào phóng, mặc lên thì cô không còn giống đệ tử phái Hằng Sơn mà giống cô con gái nhà giàu nào đó.
Trừ này ra, Nghi Lâm còn mua giày mới cho Nghi Quang Nghi Mẫn, bởi vì quần áo của đệ tử phái Hằng Sơn đều là áo tăng màu đen, cho nên cô đành buông tha ý nghĩ mua quần áo cho hai sư tỷ. Cuối cùng Nghi Quang và Nghi Mẫn cũng biết, tiểu sư muội là dạng người không tự quản mình được, lần này bọn họ xuống núi, Định Dật sư thái cũng cho ít tiền và dặn không được tiêu pha quá mức, nhưng Nghi Lâm lại dùng tiền của bản thân, Nghi Quang và Nghi Mẫn cảm thấy vô cùng bất đắc dĩ. Huống chi hai người cũng không tính quản nghiêm, dù sao Nghi Lâm vẫn còn nhỏ, lại bị đả kích liên tục trong thời gian ngắn, để con bé vui vẻ một chút cũng không sao.