Trong tháng 2 âm lịch Lưu Phương bắt đầu đi qua các tỉnh phía nam, dân phu, quân lính các châu huyện phía nam cũng phải góp người, góp của. Lưu Phương biết kiểm soát triều đình nhà Tùy thời Tùy Văn Đế, Tùy Dạng đế hiện thời rất mạnh. Tuy nhiên, về danh nghĩa, Giao Châu cũng như các quận khác của nhà Tùy, trực tiếp phụ thuộc chính quyền trung ương. Nhưng trên thực tế, như lời thú nhận của vua Tùy Văn Đế, châu Giao chỉ là đất "ràng buộc lỏng lẻo". Vì là con cáo già chốn quan trường nên hắn biết trời cao hoàng đế xa, chỉ cần không tạo phản thì tại đây Lưu Phương hắn vẫn là hoàng đế không ngai.Không phải ngẫu hứng mà hắn trình kế hoạch Tùy dạng đế đánh chiếm Lâm Ấp với lí do rất viển vông “nghe nói đất đấy lắm của quý nên mang quân đến chiếm”. Hắn chỉ muốn hợp thức hóa việc mở rộng lãnh thổ quản lý của mình mà thôi.
Lưu Phương biết thời đại này đang rất loạn, chả biết khi nào mới có người thống nhất thiên hạ, Nhà Tùy không biết có sụp ko nên cứ giữ cho mình 1 mảnh đất cắm dùi lập nghiệp. Biết đâu đấy khi nhà Tùy loạn hoặc sụp thì hắn chính là hoàng đế đất này, lúc đó khia triều lập quốc cũng không phải không thể. Chính vì vậy mà hắn cố gắng tập trung đoạn thời gian này xây dựng lực lượng, mở rộng lãnh thổ của hắn. Nếu nhà Tùy còn và nhất thống thiên hạ thì hắn vẫn không sao cả, vẫn làm hoàng đé không ngai và công thần triều Tùy. Nếu nhà Tùy sụp thì hắn sẽ làm vua 1 nước, có cơ sở xây dựng vũng chắc, mặc kệ bên kia đánh nhau tưng bừng, hắn có thời gian xay dựng lực lượng đẻ giữ được quốc gia hắn lập cho con cháu.
Tùy dạng đế không phải thằng ngu, 1 loạt chiến tích chiến trận sụp đổ hàng loạt quốc gia lẫn mưu quyền đoạt vị các anh em của ông ta và ông ta lên ngôi Hoàng đế thì không bao giờ có chuyện người như vậy ngu cả. Đến ngay lịch sử TQ và cả lịch sử nhà Đường cũng không chê trách tài năng của ông ấy, họ chỉ chê trách sự tàn bạo, xây dựng các đại công trình cũng như quá ham chiến trận và thói ăn chơi xa xỉ của ông ấy khiến dân trong nước lầm than. Không ai có thể phủ nhận tài năng quân sự cũng như chính trị hay tầm nhìn tương lai khi cho xây các đại công trình hay các trận chiến của ông ấy cả. Ông ấy sai là do ông ta và cha ông ta muốn hoàn thành mục tiêu thế kỉ , thậm chí vài thế kỉ chỉ trong triều đại của ông ta và cha ông ta mà thôi.
Tùy Dạng Đế hiện nay cân 1 người có thể ổn định thế cục vùng mới chiếm giao chỉ nên vẫn cần có Lưu Phương. Mà Lưu Phương cũng không có biểu hiện phản loạn nên hắn ta vẫn đc tại vị và tiếp tục cống thuế tài nguyên, vàng bạc ở đất Giao Chỉ giàu có cho kế hoạch vĩ đại của ông ta. Chủ trương của nhà Tùy là thiết lập chế độ trung ương tập quyền, không phong cho tông thất và công thần, chỉ chuyên dùng quan lại cai trị. Chính vì thế mà Tùy Dạng Đế không sợ kẻ nào làm phản, vì quan lại toàn người của triều đình điều xuống. Tuy nhiên dó là quan lại cấp cao còn quan lại cơ sở thì chưa chắc.
Quay trở lại đội quân Lưu Phương, trên đoạn đường dài vài trăm km với cái con đường xấu và tăm tối như cuộc đời chị Dậu này luôn có những người đến buôn bán, tiếp tế hàng hóa cho đám thương nhân cũng như quân đội. Họ là những tay chân các thương buôn để lại các châu huyện để buôn bán, ko 1 ai để ý đến đoàn thương buôn của lão Phẩn mỗi khi đi qua 1 châu , 1 huyện nào đó là lại vơi đi chục người và 1 vài xe hàng hóa. Lão có mang nhiều hàng hóa, tuy nhiên với vài trăm người của lão thì cũng chỉ là thương buôn nhỏ so với đoàn người đi cả vạn kia.
Lão Phần mang nhiều nhất là tiền và vàng, bạc vì đơn giản các binh sĩ sau khi cướp được thì mang đồ quý giá đổi thành vàng bạc cho gọn nhẹ. Chỉ trừ 1 số thứ quý giá nhưng nhỏ như trang sức nhỏ, hoặc tấm lụa đẹp chỉ hoàng tộc, quý tộc dùng muốn mạng về tặng mẹ hoặc vợ thì họ sẽ mang theo, còn đồ khác đổi thành vàng bạc hết. Ngoài ra lão cũng mang nhiều xe hàng hóa vật tư với số lượng trâu bò lớn để cho những người ở lại có cái đảm bảo sinh tồn trong thời gian mua người và chiêu mộ lập căn cứ.
Lão Phần biết điều này, các đội thương buôn kia cũng biết điều này nên họ mang hàng hóa chủ yếu làm ăn cho nhu cầu quân đội còn lại cũng chuẩn bị cả đống tiền để đổi, sau đó mang lên Long Biên hoặc nhà Tùy thì lãi nhẹ 3-4 lần, nặng gáp 10. Người bọn họ mang đông ngoài hộ vệ và vận chuyển ra thì cũng là còn để mở của hàng đóng chân vùng mới chiếm cũng như tiện thể cướp luôn cho lũ hộ vệ càng trung thành.
Lão Phần theo dặn dò chúa công mỗi 1 điểm khoáng sản, mỗi điểm có thể lập làng làm muối, làm cảng buôn lậu thì để lại 10-20 người. Mỗi nhóm đều có 1-2 người biết dùng chữ quốc ngữ, nhiệm vụ của họ là đọc những gì ghi trên cuộn da dê và dạy cho những người khác. Đồng thời lão cũng dặn dò họ chờ đợi và tìm hiểu tình hình khoảng 2-3 tháng thì nhóm thứ 2 tiếp viện sẽ xuất phát. Nhiệm vụ của họ là học chữ, tìm hiểu địa hình, làm thân với dân chúng và tìm trí như trên bản ghi. Sau 6 tháng họ có thể về nhà 1 tháng sau đó lại vào tiép, chúa công hứa nếu cần có thể cho vợ con họ vào đấy luôn nếu căn cứ được xây dựng hoàn chỉnh.
Đầu tháng 3 đại quân đã đến được biên giới, người khổ nhất lúc này là những người Việt vùng này nhất với những người con gái chưa chồng. Làng nào phàn kháng thì bị diệt và bắt những người còn sống làm nô lệ, làng không bị diệt thì xác định toang bộ con gái từ 13 tuổi trở lên bị bắt, những người có chồng con hoặc góa bụa thì đc tha. Người hiện đại cỏ vẻ như khá là lạ vì họ nghĩ gái nào cả là gái, trong quân lâu có đàn bà là đc đâu cần quan tâm xem còn hay mất.
Tuy nhiên vào thời Phong kiến hay cổ đại, các vị thống lĩnh quân đội thường có 1 tục lệ bất thành văn là trước khi đánh trận hay bước vào trận chiến hoặc chiến dịch lớn thì họ thường tìm 1 cô gái còn trinh ngủ qua đêm để giải xui. Nếu như mà động vào đàn bà mất trinh rồi thì xẽ bị xui tận mạng , ra chiến trường sẽ bị chét đầu tiên, khả năng không về với mẹ cực cao. Quan niệm này còn tồn tại đến thời chống Mỹ khi bộ đội kháo nhau rằng trước khi vào chiến trường mà tý toáy với đàn bà thì vào thằng nào chết thằng đấy.
Lâm Ấp trong giai đoạn 572 - 605 lúc này có vua là Phạm Phạn Chi (Sambhuvarman) . Sambhuvarman đăng cơ vào năm 572, sau khi cha ông là Rudravarman I băng hà. Dưới sự thống trị của Sambhuvarman, xã hội Lâm Ấp đạt tới thịnh vượng, văn hóa của nó bắt đầu lan tỏa khắp Đông Nam Á. Như phải trả giá cho sự hưng vượng, Lâm Ấp trở thành miếng mồi ngon mà các nước lân cận thèm thuồng.
Vào năm 598, nhà Tùy viện cớ Sambhuvarman xao nhãng việc tuế cống để khởi binh tiến đánh. Quân lực ít ỏi lâu ngày không thao luyện của Sambhuvarman khó kháng cự nổi đạo quân hùng hậu của từ phương bắc. Nhà Tùy đô hộ Bắc phần của Lâm Ấp (tương ứng khu vực Thừa Thiên trở ra Bắc), cất đặt quan thứ sử Ôn Phóng Chi và đại tướng Giao Tuấn để trấn thủ, lại chia xứ này thành ba lãnh địa Đảng Châu, Nông Châu, Xung Châu.
Tháng 3 năm Đại nghiệp thứ nhất tức đàu hè năm 605 cuộc chiến Tùy – Lâm ấp lần 2 chính thức bắt đầu, quân Tùy do Lưu Phương dẫn đầu, quân Lâm Ấp do vua Phạm Phạn Chi (Sambhuvarman) dẫn đầu . Quân Lâm ấp cũng mắc lỗi sai lầm cố hữu của người Việt và lỗi tai hại cũ khi họ mắc phải khi đánh với quân Tùy lần 1 . Họ chỉ nghĩ lần 1 thua do quân ít và lười huấn luyện nhưng họ quyên 2 vấn đề chính, 2 vấn đề đó là đánh nhau dàn trận chính quy với người Hán và thủ thành trì . 2 thứ này thì người Hán là vô địch thiên hạ, chưa kể về mặt vũ khí, trang bị thì người Hán cũng hơn hẳn quân Lâm Ấp. Chưa kể người Hán cao to hơn người Lâm Ấp nhiều, người Việt càng xuống phía nam thể hình càng nhỏ, nhưng bù lại sự linh hoạt và nhanh nhẹn lại tăng vọt. Khổ nỗi Lam Ấp lúc này lại áp dụng phương thức chiến đấu phù hợp thể hình người Hán, mặt sở trường kinh nghiệm của họ, thế mạnh của Lâm Ấp lúc này chỉ có đội tượng Binh. Vì vậy mà trong thời gian ngắn vài tháng Lưu Phương dánh bại Lâm ấp trong năm 605.
Ất Sửu năm605, Tùy Dạng Đế Quảng, Đại Nghiệp năm thứ 1,mùa xuân, tháng giêng. Vua Tùy bèn cho Phương làm Hoan Châu đạo hành quân tổng quản, đi kinh lược nước Lâm Ấp. Phương sai bọn thứ sử Khâm Châu là Nịnh Trường Chân đem quân bộ và quân kỵ hơn một vạn xuất phát từ Việt Thường . Phương thân dẫn bọn đại tướng quân Trương Tốn đem thủy quân xuất phát từ quận Tỷ Cảnh (huyện của nhà Hán, thuộc quận Nhật Nam; nhà Tùy đặt quận Tỷ Cảnh) . Tháng ấy quân đến cửa biển. Tháng 3, vua Lâm Ấp là Phạm Phạn Chi sai quân ra giữ nơi hiểm yếu, bị Lưu Phương đánh tan chạy. Quân của Phương qua sông Chà Lê. Quân Lâm Ấp cưỡi voi lớn từ bốn mặt kéo đến, quân của Phương đánh không lợi bèn đào nhiều hố nhỏ, phủ cỏ lên trên, cho quân khiêu chiến, đang đánh giả thua chạy. Quân Lâm Ấp đuổi theo, voi phần nhiều ngã nhào, nhốn nháo kinh hãi, quân trở nên rối loạn. Phương cho dùng nỏ bắn voi, voi lùi chạy, xéo giẫm vào hàng trận. Phương nhân đó cho quân tinh nhuệ đuổi theo. Quân Lâm Ấp thua to, bị bắt, bị chém kể hàng vạn. Phương tiến quân đuổi theo, mấy trận đều được cả, qua phía nam cột đồng Mã Viện, đi tám ngày nữa đến quốc đô Lâm Ấp. Mùa hạ, tháng 4, Phạn Chí bỏ thành chạy ra biển. Phương vào thành lấy được 18 bộ thần chủ trong miếu đều đúc bằng vàng (tức là 18 đời vua), khắc đá ghi công rồi về. Binh sĩ thũng chân, mười phần chết đến bốn năm phần. Phương cũng bị ốm, chết dọc đường. Chiến tranh Lâm Âp – Tùy chính thức khép lại với Phần thắng thuộc về nhà Tùy.
Tuy nhiên, Thủ đô thất thủ, quốc gia Lâm Ấp diệt vong, vua Sambhuvarman quyết bỏ kinh đô chạy ra biển xuôi thuyền vào Nam. Tại địa phận nay là tỉnh Quảng Nam, ông dựng lại một quốc gia mới, sự kiện này được sử Champa và Việt nam sau này gọi là Biệt lập kiến quốc. Sambhuvarman hạ lệnh gấp rút xây tân đô Simhapura( thành phố Sư Tư) nay là Trà Kiệu, cạnh sông Thu Bồn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, lại đặt tên nước là Champa, theo tên một loài hoa đẹp mọc nhiều ở Nam Trung Bộ và ngỏ ý khai sáng thời đại mới.
Chiến báo bay về tới tấp tới cho Bân . Hắn biết kết quả này sẽ xảy ra, vì trong năm 605 đã tiêu diệt Lâm ấp nhưng nòng cốt và 1 tỉnh vẫn còn. Không phải Lưu Phương không muốn tiêu diệt đám này mà hắn còn có 2 nguyên do,. 1 là không đủ quân vì số lính dàn trải bảo vệ vùng chiếm được đã quá nhiều, chưa kể còn phải phòng thủ Giao Chỉ vì hắn mang rất nhiều quân bố phòng ở đay đi. Nếu như đám này khởi nghĩa vì tàn quân Lí Phật tử rất nhiều nên không thể khống chế cục diện được. Thứ 2 là hắn muốn để 1 cây đinh phương nam để nhà Tùy tiếp tục thêm quân và thêm tiếp tế, vẫn để hắn giữ chức vì không ai hiểu phương nam này bằng hắn. Như vậy hắn vẫn có thể cát cứ 1 phương 1 cách hợp pháp.
Bân biết sự việc không êm đẹp như vậy, vì trên đường đánh Lâm Ấp quay về, Lưu Phương mắc bệnh chết. Sau khoảng 10 năm từ khi mất cố đô Kandapurpura, thừa thế nhà Tùy suy yếu, Sambhuvarman phát động một chiến dịch nhằm thu hồi các lãnh địa phương Bắc và thành công. Tức là lúc nhà Tùy suy yếu sau cuộc chiến với Cao Câu Ly, Lâm ấp đã tiếp tục bành trướng lãnh thổ về phía Nam, vốn là nơi cư trú của các bộ lạc Cau. Tuy nhiên bọn chúng vẫn nuôi dưỡng ý định đánh lên phía bắc chiếm lại đất cũ, phải đến nhà Trần mới lấy lại được qua cuộc hôn nhân lịch sử vớ sính lễ 2 châu Ô, Rí để mở đường vào nam của người Việt. Nói cách khác là chính Vua Chiêm Thành lấy đá đập vào chân mình khi chỉ nghĩ lấy 2 châu chó ăn đá gà ăn sỏi, tiêu điều do chiến tranh vùng đệm của 2 nước suốt bao đời. Nó là lắ chắn tự nhiên với địa hình hiểm trở , vùng đệm chiến lược để người Việt danh chính ngôn thuận tiến xuống nam mà có hậu phương vững chắc, ổn định.
Vậy tức là Bân có 10 năm để làm tất cả mọi việc để thuần phục được phía Bắc Miền Trung, nơi sẽ làm bàn đạp đánh lên phía bắc. Sau Lưu Phương, đến Khâu Hòa được cử làm đại tổng quản,năm 618, nhà Đường lật đổ nhà Tùy, lập ra nước Đại Đường. Khâu Hòa xin thần phục nhà Đường năm 622, Việt Nam thành thuộc địa của Đại Đường. Nếu tiến theo đúng tiến trình lịch sử thì Khâu Hòa sẽ là Thái thú đứng đầu Phủ Đô hộ Giao Chỉ để cai trị Việt Nam. Giao Chỉ Vẫn chia làm 3 quận Giao chỉ, Cửu chân phía Ninh Bình tới Hà Tĩnh, Nhật Nam là các quận mới chiếm được, chính thức tái lập lại quận Nhật Nam mất hồi còn nhà Hán.
Bân biết sau này Thái thú Cửu Chân là Lê Ngọc, Thái thú Nhật Nam là Lý Giáo. 2 quận này dân cư thưa thớt ít có người Hán ở đây, toàn là người Việt, 2 nơi này là địa bàn lí tưởng để thiết lập căn cứ. Bân không có nhiều thông tin về 2 nhân vật này vì lịch sử Việt Nam lẫn Trung quốc nhắc đến khá ít, thông tin rất hiếm. Vì 2 người này không thuộc thành phần quan trọng , Khâu Hòa còn nhắc nhiều vì hắn đứng đầu đất Giao Châu, có thẻ coi là 1 thế lực cát cứ trước triều Đường nên còn ghi. 2 vị kia chỉ là thuộc cấp và không có gì nổi trội nên chỉ ghi vài dòng vắn tắt, muốn biết rõ hơn có khi phải sang Trung quốc tra lại lịch sử và dòng họ, mà không biết dòng họ này còn không nữa.
Quá nhiều biến số, quá nhiều việc phải làm, Nhật Nam có thể còn dễ vì địa bàn mới, người Hán không có cơ sở nhưng Cửu Chân thì hơi mệt vì người Hán ở đây đã lâu, tuy ít nhưng nhân mạch là cắm rễ,thế lực các bên được xác lập. Nhất là Lê Ngọc, ở Nhật Nam mới chiếm thì Lý Giáo có thể để thả cửa nhưng Lê ngọc tồn tại ở Cửu Chân lâu như vậy ắt hẳn là 1 con cáo già.
1 con cáo già cực kì nguy hiểm vì tại địa bàn của hắn trong lịch sử từ khi quân Tùy xâm lược đến lúc đầu hàng quân Đường thì không có cuộc khởi nghĩa nào diễn ra. Tức là hắn giao tế tốt với các thế lực cường hào người Việt tại địa bàn và thu thuế nhẹ, không làm người dân nổi dậy Khởi nghĩa. Không chỉ thế khi tại vị đến lúc nhà Đường nổi lên thì Thái thú Cửu Chân là Lê Ngọc có vợ là người Việt cùng các con xây thành lũy kháng cự nhà Đường mới thay nhà Tùy. Tới năm 622, Khi Khâu Hòa đầu hàng nhà Đường thì Lê Ngọc cùng Thái thú Nhật Nam là Lý Giáo lúc này chỉ còn 1 phần nhỏ đất do bị Chiêm Thành chiếm cũng quy phục nhà Đường. . Điều này có nghĩa là hắn được lòng người dân vùng này. Tuy nhiên lúc này, Lê Ngọc mới làm thái thú Cửu Chân được 2-3 năm nên chưa có được lòng dân như thời cuối nhà Tùy và nhà Đường. Tất cả vẫn còn qua cơn bĩ cực thiết quân luật, truy sát người của Vạn Xuân cũ, Lê Ngọc cũng chưa làm gì để có lòng dân ở đây nên hoàn toàn có thể làm trái luật nhiều thứ.
Bân biết những điều này khi hắn tìm hiểu đọc các tài liệu về cuộc bắc thuộc của người Việt thông qua niềm yêu thích lịch sử cũng như tranh luận trên mạng. Hắn đang lên kế hoạch trong 10 năm chiêu hàng Lê Ngọc hay giết tên này, vì hắn không biết Lê Ngọc là người Hán từ phương bắc xuống làm quan hay là người gốc Hán sinh sống nhiều đời ở Giao Chỉ bị đồng hóa như Lí Nam Đế. Vì khi cưới vợ là người Việt hắn là người duy nhất xây thành lũy chống quân Đường, trong khi Lý Giáo và Khâu Hòa chỉ chăm chăm vơ vét rồi đàu hàng. Điều này Bân cần điều tra kĩ, nhà Tùy đặt ra Phủ Đô hộ Giao Chỉ để cai trị Việt Nam. Chủ trương của nhà Tùy là thiết lập chế độ trung ương tập quyền, không phong cho tông thất và công thần, chỉ chuyên dùng quan lại cai trị. Chính vì thế mà quan lại vùng Giao Chỉ này là quan bổ nhiệm từ trung ương không liên quan gì đến công thần hay tông thất quý tộc. Vì Vậy hắn đang cố gắng cho người điều tra kĩ thông tin người này, thông qua việc điều tra mua thông tin từ tầng lớp quan lại, thương nhân , để xem xét việc lôi kéo hay tiêu diệt.
Năm 605 khi trên đường hành quân về Lưu Phương bệnh mà chết. điều này gây xáo trộn cả vùng Giao Chỉ. Nhưng đối với Bân thì không vì hắn đã biết trước, các đợt người tiếp tế gửi đi sớm hơn, tiền vàng mang nhiều hơn, cả thủy tinh luôn. Lưu Phương chết đã để lại khoảng trống quyền lực ko nhỏ cho hệ thống quan lại cũng như quân sự. Bân lợi dụng điều này để thu lợi hết sức có thể. Chủ tướng chết, các tướng lĩnh ko ai quản lý nên cũng tận thu chiến lợi phẩm, các đồ quý giá và vàng bạc của hoàng cung định trước gửi triều đình ko đc động nhưng các đồ dân gian thì thoải mái, tù binh, nô lệ thì thoải mái.
Năm 606,Các con người được được cử đi các vùng đã có báo cáo về bằng văn bản đầy đủ. 1 số vị trí khoáng sản như mỏ sắt, đồng, vàng, đá vôi ở thanh Hóa, Nghệ An. Một số vùng mà bân biết thời chống Pháp có lập làm căn cứ kháng chiến, bây giờ có người tìm được. Ngoài ra , Lão Phần có mua 1 lượng lớn nô lệ , trẻ mồ côi trong cuộc chiến, mua đến cạn cả tiền để có nhân lực phục vụ. Đợt 2 với những người có tri thức hơn đến để phụ giúp cũng như tiếp tế đã đến, số người đông hơn lần trước. Cuộc mua bán nhân sự và thu nhặt dân bị cuộc chiến làm mất nhà cửa nơi nương tựa cũng được lão Phần thu dụng . Thu đén cạn lương phải báo về gấp, May mà đợt 2, 3 và đợt 4 có mang người và lương thực cũng như tiền bạc để cầm cự và thu nhận người tiếp. Để thành công hơn, đợt 2, 3 lần này Bân cho mang 1 số quả cầu thủy tinh trong suốt để hối lộ quân Tùy và Lưu Phương để hắn cho Lão Phần danh ngạch mua nô lệ nhiều nhất có thể.
Số lượng tiếp tế này làm căn cứ và các trại giảm dân số rõ rệt,tuy nhiên tất cả đều đáng giá. Khi mà trong cuộc thu mua nô lệ, tù binh, thu nhặt lưu dân lần này có rất nhiều người tài giỏi của Lâm Âp từng làm việc trong các cong xưởng triều đình cũng như dân gian nằm trong đây. Họ đều là người Việt cả, nói và hiểu tiếng Việt, nhiều người nói được cả tiếng Phạn, bản sắc Việt chưa mất. Bân đã may mắn có được điều này, hắn ra lệnh đưa dân vào các vùng chỉ định, đưa dân về các vùng mà họ quen nhưng phải khó người để ý, vỗ về dân chúng, ch họ ăn uống đàng hoàng, cho họ công việc tạm thời để lấp bụng đói, cho họ tránh xa đám người Hán.
Tháng 6 hắn sẽ vào mấy vùng này, hắn sẽ học trùm phát xít Hittler về chủ nghĩa dân tộc và cách diễn thuyết đầy cảm động và đi vào lòng người của kẻ đã vực dậy cả 1 dân tộc, 1 đế chế khiến cả thế giới khiếp sợ. Hắn đi đến tất cả những nơi như Thanh- Nghệ- Tĩnh , Bình- Trị - Thiên khơi gợi lòng tự hào dòng máu Việt. Hắn cần làm như Hittler là kết nối toàn đất nước khi bị chia thành nhiều thành bang thành chỉ 1 dân tộc Đức với thuyết người Arian xa tắp mù khơi.
Hắn cũng cần cần vực dậy tinh thần của họ những người Việt đã tách khỏi nước Âu Lạc hay thời kì Hùng Vương cũ khi bị người Hán Xâm lược là tất cả họ đều là người Việt, 1 dân tộc thần thánh và anh hùng, vực dậy họ trong cơn bĩ cực còn thê thảm hiện trạng nước Đức sau Thế chiến I. Với đám người thuộc đất Lâm Ấp cũ phải Làm họ quên đi Lâm Ấp, làm họ chỉ coi Lâm Ấp là 1 quốc gia của người Việt tách ra khi người Hán chiếm đóng. Các người đứng đầu Lâm Ấp xưa không chịu đồng hóa người Hán nên đám quý tộc đấy đã bỏ tổ tiên mà học người Ấn đồng hóa. Hắn phải đề cao xuất xứ gốc Việt của họ, dạy họ biết dân tộc Việt có nền văn hóa, văn minh rực rỡ cỡ nào. Coi những kẻ quý tộc, hoàng tộc Lâm Ấp kia cũng là những kẻ phản bội văn hóa dân tộc Việt, để tránh Hán Hóa ma chọn nền văn hóa khác đồng hóa mất di bản sắc dân tộc. Để khi 10 năm sau đám kia đánh lên thì sẽ bị những người này đuổi về phương nam.
Đó chính là lí do vì sao từ lúc đoàn người này đi, hắn điên cuồng đào tạo nhân viên ở các trại mới chiếm và người căn cứ cũ. Hắn cũng hằng ngày đứng trước gương và xem video , sách về Lenin, hitller, phát xít đức và các nhà diễn thuyết để học cách diễn thuyết cũng như nội dung diễn thuyết của mình làm sao cho biểu cảm , dễ hiểu, dễ nghe , dẽ đi vào lòng người. Hắn cũng xem nguyên bộ phim : “Thank You for Smoking 2005” về nghề thuyết khách. Hắn cũng học Hitller về việc đọc, viết, sửa bản cuốn sách “ cuộc tranh đấu của tôi” của mình ngay tại sân nhà tù để đọc cho mọi người nghe. Hắn thì đọc tại sân làng, chỗ huấn luyện quân đội về bản thuyết trình của mình, các sĩ quan quân đội, nhân viên, binh lính nghe hắn đọc hàng ngày. Họ bị tiêm nhiễm, họ nghe hắn say sưa. Khi hắn kết thúc bản nháp cuối cùng thì hàng tràng pháo tay hoan hô của tất cả mọi người dân làng đang đứng xung quanh nghe hắn nói trước đống lửa đêm trước khi hắn vào Nam.