Tâm trạng Văn Bác vô cùng tồi tệ, áp lực. Những ngàytháng này, anh không biết làm sao để sống tiếp được. Anh nghĩ đến chuyện lyhôn, nhưng làm sao mà qua được cửa ải của bố mẹ đây? Anh từng nói chuyện ly hônvới bố mẹ, nhưng bố mẹ anh cho rằng đó là một chuyện cực kỳ mất mặt, khiến giađình không ngẩng đầu lên nhìn người khác, vì vậy ông bà kịch liệt phản đối. Bốmẹ anh còn nói, nếu anh dám ly hôn, họ sẽ chết cho anh xem. Văn Bác chẳng còn cáchnào khác, đành phải bỏ ý nghĩ ly hôn đi.
Nhưng anh nghĩ, cuộc hôn nhân hiện giờ “Bỏ đi thìthương, vương thì tội”, nhạt nhẽo vô vị, chẳng có ý nghĩa gì. Anh rất muốn chạytrốn khỏi cuộc hôn nhân này.
Tối đó đã muộn lắm rồi mà chưa thấy Văn Bác về nhà, YĐồng có một linh cảm không lành, cô liền gọi cho anh nhưng máy tắt, gọi điệnđến văn phòng của anh cũng chẳng có ai nghe máy. Cô liền gọi điện thoại cho cấptrên của anh, người ta nói rằng công ty đã tan sở từ lâu rồi.
Y Đồng như ngồi trên đống lửa, không sao bình tâmđược. Chồng cô muộn thế này rồi mà vẫn chưa về nhà, bảo cô làm sao yên tâm chođược?
Hơn mười một giờ, bỗng nhiên cô nhận được cuộc gọi củamột cô gái trẻ, cô ta nói: “Chồng cô đang ở chỗ tôi, tối nay anh ấy sẽ không vềnhà đâu.”
- Cô là ai? – Y Đồng hỏi.
- Là ai không quan trọng, tôi nói cho cô biết để côchuẩn bị tâm lý thôi!
- Cái gì? Mày là ai? Sao mày mặt dày thế hả? – Y Đồngchưa kịp nói hết, đối phương đã cúp máy.
Y Đồng liền gọi vào máy chồng cô, máy vẫn tắt. Cô cảmnhận được tính nghiêm trọng của tình hình, trằn trọc cả đêm không sao ngủ được.
Thật không ngờ, thường ngày cô nghiêm khắc như vậy màchồng cô vẫn ngoại tình. Hơn nữa, kẻ thứ ba kia lại dám gọi điện tới để lên mặtvới cô. Xem ra, ả đàn bà này không phải hạng tầm thường, tuyệt đối không phảilà loại dễ đối phó.
Đối phương rốt cuộc là loại đàn bà như thế nào? Có sứcquyễn rũ đến đâu mà lại mê hoặc được chồng cô? Y Đồng rất muốn điều tra rõ ngọnngành, nhưng không biết bắt tay từ đâu? Tìm công ty thám tử hay trược tiếp tìmả đàn bà ấy để hỏi cho rõ đây?
Sáng hôm sau, Văn Bác mệt mỏi về nhà. Cơn giận của YĐồng bùng bùng bốc lên:
- Tối qua anh đi đâu?
Văn Bác nhìn cô, thờ ơ nói:
- Tâm trạng tôi không vui nên đi uống rượu!
- Tại sao cả đêm anh không về nhà?
- Tôi ngủ ở văn phòng.
- Làm gì có chuyện đó? Tôi gọi đến văn phòng, làm gìcó ai nghe máy?
- Tôi không nghe, thế thì sao?
- Anh đi tìm con đàn bà khác chứ gì? Con đàn bà ấy làai?
- Cô nói lăng nhăng cái gì thế? Tôi ở văn phòng suốtmà!
- Người ta gọi điện đến cho tôi đấy, anh xem đi! – Nóirồi Y Đồng liền chỉ cho Văn Bác xem số điện thoại hôm qua gọi đến.
Văn Bác liếc qua, nói:
- Tôi không biết người này!
Y Đồng trợn mắt, gào lên:
- Đừng giả vờ nữa, rõ ràng là anh có bồ rồi!
- Tôi nói lại lần nữa, tối qua tôi ở văn phòng, khôngtin thì thôi! – Nói rồi Văn Bác liền đi ngủ.
- Anh còn định lừa tôi à? Hôm nay, anh nhất định phảinói cho rõ ràng với tôi! – Y Đồng liền kéo anh ra khỏi giường, quyết không chịubuông tha.
Văn Bác bực bội định ra ngoài nhưng Y Đồng đã níu áoanh, sống chết cũng không để anh đi. Văn Bác đẩy mạnh một cái khiến cô ngã rađất. Lần này, anh lại chọc vào tổ vò vẽ rồi. Y Đồng bật khóc nức nở.
Cô gọi điện cho bố mẹ Văn Bác, mách tội anh, nói rằnganh làm điều xằng bậy ở bên ngoài, về nhà lại ra tay đánh vợ, bảo bố mẹ anhnhanh nhanh lên thành phố. Sau đó cô lại gọi điện khóc lóc với bố mẹ mình. Mộtlát sau, bố mẹ Y Đồng đã đến.
Mẹ Y Đồng vừa vào đến cửa đã chửi bới: “Cái thằng nàyvong ân phụ nghĩa kia, sao mày có thể làm những chuyện như vậy hả? Lương tâmcủa mày bị gặm mất rồi à?”
- Mẹ à, mẹ đừng đổ oan cho con như vậy! – Văn Bác ấmức nói.
- Trương Thanh, có gì từ từ nói, đừng như vậy! – Bố YĐồng nhẹ nhàng khuyên nhủ.
- Cái gì? Ông định ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng đấyhả?
- Tôi nói là có gì thì ngồi xuống, từ từ nói!
- Từ từ nói à, chuyện đến nước này rồi, ông còn nói đỡcho nó à? Về nhà tôi sẽ xử lí ông! – Nghe mẹ Y Đồng nói vậy, bố Y Đồng chẳngbiết nói sao nữa, đành ngồi sang một bên hút thuốc.
- Mẹ, sao mẹ không hỏi sự việc trắng đen trước đã?
- Mày không nhìn lại bản thân, còn lên mặt cái gì hả?
Văn Bác không nói lại được với bà, đành cúi đầu imlặng, mặc cho bà mắng đã thì thôi. Ngày hôm sau, trời còn chưa sáng, bố mẹ VănBác đã lên thành phố. Vừa gặp mặt, mẹ Y Đồng đã chỉ mặt bố mẹ Văn Bác, mắnghỏi: “Đứa con này do ông bà sinh ra đấy hả? Rõ ràng là đồ súc sinh, dám làmđiều xằng bậy với đàn bà bên ở ngoài!”
- Bà thông gia, xin bớt giận, Văn Bác nhà tôi nó sai,để tôi bảo nó, xin lỗi ông bà!
- Xin mẹ hãy nói chuyện tự trọng một chút, mẹ có tưcách gì mà mắng chửi người khác? – Thấy mẹ vợ mắng bố mẹ mình, Văn Bác vô cùngtức giận.
- Tao nói cho mày biết, chuyện này chưa xong đâu! – MẹY Đồng đe dọa.
Bố mẹ Văn Bác đều là nông dân, nhìn thấy thông gia tứcgiận như vậy, sợ làm to chuyện liền vội vàng khuyên con trai: “Con à, mau nhậnlỗi với mẹ vợ đi, nhận sai đi, mẹ xin con đấy!”
Văn Bác tức tới tím mặt, nghĩ đến chuyện bố mẹ mìnhlớn tuổi như vậy rồi mà vẫn phải chịu tội thay cho mình, mắt anh đỏ hoe. Anhnghĩ, sống chung với nhau dưới một mái nhà, không thể không cúi đầu. Để dànhòa, anh ép mình phải xin lỗi mẹ vợ. Anh thầm thề trong lòng: “Cứ chờ đấy!”
Mẹ vợ anh càng được thể, làm ầm lên. Cứ như vậy ầm ĩsuốt cả buổi, cuối cùng cũng êm chuyện. Văn Bác đành ngọt nhạt khuyên nhủ bố mẹmình để họ yên tâm. Hai ông bà vì sợ đắc tội với nhà con dâu nên ra sức dặn dòVăn Bác phải đối xử tốt đối với vợ mình để sống cho yên ấm. Văn Bác đành nínnhịn để bố mẹ đỡ lo lắng. Anh gật đầu đồng ý cho họ yên lòng.
Sau khi bố mẹ ra về, Văn Bác càng nghĩ càng hận, vốnchẳng có chuyện gì mà lại làm ầm lên, lôi cả bố mẹ anh từ xa xôi đến đây để màđay nghiến, giày vò, thật chẳng ra sao cả. Anh chợt có cảm giác muốn giếtngười.
Vì phải nuốt sự khó chịu đó nên Văn Bác nhất địnhkhông chịu về nhà. Nào ngờ anh vừa đi thì ngay lập tức, người đàn bà ấy lại gọicho Y Đồng, giọng nói còn kênh kiệu hơn trước, gần như khiến cho Y Đồng phátđiên lên. Cô ta nói: “Cô đã nghĩ kỹ chưa?”
- Mày thật là vô liêm sỉ! Đồ thối tha, đồ mặt dày! – YĐồng bắt đầu chửi bới với người đàn bà đó trong điện thoại, nghĩ ra được câunào là cô tuôn ra hết. Điều kỳ lạ là người đàn bà kia chẳng chút e sợ.
Y Đồng tức điên lên, liền chạy đến công ty của chồngđể gây sự. Chẳng mấy chốc, toàn bộ mọi người trong công ty đều biết chuyện này,mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn.
Sau đó, Văn Bác quyết định chuyển ra ngoài ở. Tâmtrạng Y Đồng rất tồi tệ, lại đi tìm cô bạn thân là Ngô Liễu để tâm sự. Ngô Liễunói với cô: “Làm ầm ĩ lên là cách ngốc nghếch nhất đấy, càng đẩy chồng mình vềphía đối lập với mình hơn, chẳng khác gì mang chồng tặng không cho ả đàn bàkia.” Vợ chồng càng lục đục lại càng có lợi cho kẻ khác. Người đàn bà đó khôngchỉ có cơ hội được ngủ với chồng cô mà còn có thể sống trong nhà cô và tiêutiền của cô.
Suốt bảy ngày trời, Văn Bác không về nhà. Sang ngàythứ tám, người đàn bà ấy lại gọi điện đến, nói: “Chồng cô đã lên giường với tôirồi!”
Đây là lần thứ ba, Y Đồng nhận được điện thoại củangười đàn bà đó. Hai lần trước, cô dùng cách chửi bới để đánh phủ đầu nhưngkhông đánh đuổi được kẻ thứ ba mà còn khiến cho đối phương thích thú phô trươngthanh thế. Cô điềm tĩnh khiêu khích đối thủ: “Chồng tôi ngủ ở chỗ cô, anh ấychẳng mất mát gì. Dạo này tôi mệt quá, chẳng có nhiều thời gian dành cho anhấy!”
Kẻ thứ ba kia quyết không chịu lép về, liền nói:“Chồng cô không thích cô nữa rồi, cô còn không mau rút lui đi! Nếu không cứ đợiđến khi vàng mặt ra, lúc ấy chẳng còn ai đếm xỉa đến nữa thì hết đời. Giờ lyhôn vẫn còn kịp đấy!”
- Nói láo, chồng tao sao có thể ly hôn với tao được?Anh ấy chỉ chơi bời với mày mà thôi, đừng có nằm mơ! À phải rồi, anh ấy chẳngcho mày tí lợi lộc gì phải không? Nếu như đúng thế thì để tao chuyển lời đếnanh ấy cho nhé! Ngủ với người ta rồi thì ít nhất cũng phải cho người ta một ítlấy lệ chứ, đi tìm đĩ cũng phải mấy trăm tệ một lần đấy!
Khẩu khí của Y Đồng quả là ghê gớm, có thể khiến chokẻ thứ ba kia tức nghẹn họng. Đối phó với ả đàn bà vô liêm sĩ thì lại càng phảighê gớm hơn cô ta. Nếu không, bạn hoàn toàn không có khả năng chiến thắng. Đâylà điều Y Đồng đã nghiệm ra gần đây.
Mới chớp mắt đã nửa tháng, Văn Bác không về nhà. YĐồng biết chắc chắn anh đang ở chung với người đàn bà kia. Cô hiểu rằng “trậnchiến không khói” này chắc chắn còn kéo dài, bản thân cô cũng không dám chắcrốt cuộc có lấy lại được chồng mình hay không?
Văn Bác không về nhà bởi vì không muốn bị Y Đồng giámsát như một phạm nhân. Anh đã chán ghét cuộc sống như thế, thực sự rất muốnthoát ra. Khi chưa kết hôn, anh muốn đi đâu thì đi, muốn chơi thế nào thì chơi,muốn ngủ lúc nào thì ngủ, muốn giao du với ai thì giao du… Nhưng hiện giờ, tấtcả đều không còn nữa. Anh đã xa cách với bạn bè, xa cách với những người khácgiới, xa cách với tất cả những đối tượng bị cô ấy hoài nghi, ấy vậy mà Y Đồngvẫn không chịu tin tưởng anh.
Kể từ sau khi nhận được điện thoại của kẻ thứ ba kia,Y Đồng thường xuyên gây hấn với Văn Bác. Trong nhà có gì có thể ném được thì côgần như ném hết rồi: điện thoại, ti vi, máy tính, bể cả…Ngay cả ảnh cưới cũngchung số phận.
Y Đồng từng gay gắt yêu cầu ly hôn với Văn Bác, nhưngmẹ cô một mực không đồng ý. Mẹ cô từng ly hôn nên không muốn con gái đi vào vếtxe đổ của mình. Vì vậy, Y Đồng đành phải từ bỏ ý định ly hôn.
Rồi Y Đồng lại chạy đến công ty Văn Bác làm ầm lên.Điều kỳ lại là cho dù có làm ầm ĩ thế nào đi nữa, chồng cô cũng một mực khôngchịu nhận là mình đã ngoại tình. Đương nhiên là không bắt được tại trận nên côkhông có bằng chứng chính xác. Có đánh chết, Văn Bác cũng không chịu thừa nhận,chẳng ai chịu thua ai. Thực ra, Văn Bác cũng rất bức xúc, bản thân không hề cóquan hệ ám muội với người đàn bà nào cả, lẽ nào có người âm thầm hãm hại anh?Anh đắc tội với ai chăng?
Y Đồng như phát điên, làm ầm ĩ cả hai bên gia đình,đôi bên cãi nhau mãi không thôi. Cuối cùng, vì sự ép buộc của bố mẹ, Văn Bácđành chuyển về nhà ở, nhưng kể từ lúc anh trở về, hai người bắt đầu chiến tranhlạnh.
Văn Bác chẳng buồn ngó ngàng đến Y Đồng. Hai vợ chồngsống cùng một mái nhà nhưng ai làm việc người nấy, xa cách như người dung. Cuốicùng, Y Đồng không thể chịu nổi nữa, liền về nhà bố mẹ ở.
Cứ như vậy, chiến tranh lạnh diễn ra suốt mấy tuầnliền, đôi bên chẳng ai có ý định thỏa hiệp. Văn Bác bận rộn suốt ngày, ngoàicông việc ra thì chẳng còn thứ gì khác. Cuộc sống cần có “gia vị”, tình yêu cầncó “gia vị”, con người sống trên đời cũng cần có “gia vị”. Nhưng tất cả, nhữngthứ này đối với anh đều hoàn toàn vô nghĩa.
Y Đồng là một phụ nữ ghê gớm. Trước đây những ngườiquen biết chẳng ai dám động chạm đến cô. Cô có thể mắng chửi một người đàn ôngkhiến họ không ngẩng mặt lên được. Chỉ có điều, mấy năm nay, tính tình của côđã hiền dịu đi nhiều. Cô với Văn Bác là kiểu tình yêu sét đánh, lúc mới quenanh, cô lo lắng tính cách của mình sẽ khiến anh sợ hãi mà bỏ chạy nên luôn kiềmchế bản thân, không dám bộc lộ tính cách của mình ra.
Văn Bác đến quầy bar uống rượu, chỉ có rượu mới có thểxoa dịu nỗi ấm ức và khổ sở trong lòng anh. Anh ngồi ở một góc khuất, uống hếtly này đến ly khác, vừa uống vừa thờ ơ nhìn những người ăn mặc diêm dúa, cầu kỳxung quanh. Văn Bác thầm nghĩ, đợi đến khi tôi có tiền, tôi sẽ khiến cô sống dởchết dở, đến lúc ấy chớ có trách tôi vô tình! Tối hôm ấy, anh uống tới say mèn.
Thực ra, sức chịu đựng của đàn ông có hạn, một khi đãkhông thể chịu đựng nổi nữa, cơn giận sẽ như nham thạch núi lửa phun trào.
Lúc cưới, Y Đồng đã nói với anh: “Bản cô nương đã hạmình lấy anh, anh phải biết cảm thấy biết ơn. Sau này không được để em phảichịu ấm ức.” Văn Bác biết, chịu lấy mình là thiệt thòi cho cô ấy, vì vậy, mọichuyện anh đều âm thầm chấp nhận hết.
Văn Bác vì không muốn ở trong nhà của Y Đồng nên đãthuê một căn nhà hai phòng để ở, hai người khéo léo bài trí nên trông cũng ấmcúng và tiện nghi.
Lễ cưới được tổ chức linh đình ở một khách sạn năm saocủa thành phố, có tất cả hơn năm mươi bàn, hai mươi xe đón dâu, tất cả chi phícho lễ cưới lến đến mấy trăm nghìn tệ. Văn Bác vốn định làm đám cưới đơn giản,mời họ hàng thân thích của hai bên gia đình ăn bữa cơm. Nhưng Y Đồng nói, cả đờingười chỉ có một lần, có tiêu nhiều tiền hơn nữa cũng đáng, không có tiền thìbố mẹ cô có thể cho cô.
Để tận hưởng những giây phút lãng mạng, Hoàng Y Đồngđòi đi Maldiver hưởng tuần trăng mật, Văn Bác không muốn đi, anh cảm thấy nhưthế lãng phí tiền bạc, chỉ cần đi Hải Nam cũng được rồi, không cần phải đi ranước ngoài, nếu thật sự muốn đi thì để sau này có cơ hội thích hợp sẽ đi. NhưngY Đồng không đồng ý, nhất quyết muốn đi cho bằng được. Thấy Y Đồng một mực đòiđi, Văn Bác đành phải nghe theo. Hai người xin nghỉ làm để đến Maldiver hưởngtuần trăng mật, tiêu mất mấy chục nghìn tệ. Đương nhiên, tiền chi phí này quánửa là của Y Đồng bỏ ra. Văn Bác xót xa, ngần này tiền có thể giải quyết đượcbao nhiêu việc.
Cuộc sống sau hôn nhân cũng không được như ý. Y Đồngtrong bất cứ chuyện gì cũng nói với Văn Bác như ra lệnh, coi anh như một ngườilàm thuê trong nhà. Nếu là ở nhà, cô làm vậy cũng không sao, đằng này…
Một hôm, Văn Bác và Y Đồng đến nhà của một người bạnchơi, có rất nhiều bạn bè tụ tập ở đó, mọi người cười nói hết sức vui vẻ. Lúcđó, dây giày của Y Đồng bị tuột, cô liền ra lệnh cho Văn Bác “Anh buộc dây giàyvào cho em!” . Trước mặt bao nhiêu bạn bè Văn Bác cảm thấy vô cùng ngại, tronglòng thầm nhủ Y Đồng làm vậy bảo anh làm sao ngẩng mặt nhìn bạn bè? Vì thế,VănBác liền từ chối. Y Đồng bực mình, cứ ép anh phải buộc dây giày cho bằng được.Để xoa dịu, Văn Bác đành phải cúi người buộc lại dây giày cho vợ. Bạn bè aicũng cười nhạo anh sợ vợ khiến anh mất hết thể diện. Thực ra thứ đàn ông coi trọngnhất chính là thể diện, mất thể diện còn khó chịu hơn cả mất tiền. Văn Bác cốnén cơn giận, trước mặt bao nhiêu bạn bè, anh đâu dám nổi cơn tam bành? Mặc dùnói đàn ông phải biết như biết cương, nhưng một thằng đàn ông lại bị đàn bà đốixử như vậy thật sự quá nhục nhã!
Nỗi uất ức cứ tích tụ như vậy, càng ngày càng sâu sắc.Một hôm, Văn Bác nói muốn về nhà thăm bố mẹ, Y Đồng không đồng ý, nói: “Chẳngphải tết nhất gì, anh muốn về nhà làm gì?”
Anh nói: “Bố mẹ lớn tuổi rồi, hơn nữa, anh rất nhớ bốmẹ, về nhà thăm cũng là lẽ đương nhiên!”
- Anh về rồi thì ai nấu cơm cho em?
- Em tự nấu cơm không được à? Nếu không muốn làm thìvề nhà mẹ vậy!
- Thôi bỏ đi, anh đừng về! Ở quê chỗ nào cũng thấyphân chó, phân gà, có gì hay ho chứ? – Y Đồng bĩu môi bảo.
- Anh thấy em mang tiếng học đại học mà chẳng khác gìđồ rác rưởi!
Hai người cãi nhau ầm ĩ, Văn Bác thu dọn hành lý, đangchuẩn bị ra cửa thì Y Đồng đã đuổi theo, ngăn lại: “Anh về nhà cũng được, nhưngphải để tiền lại!”
- Trên người anh không mang theo nhiều tiền!
- Bao nhiêu?
- Năm trăm!
- Để em lục soát!
- Em lục soát á?
- Đúng thế! – nói rồi Y Đồng liền cướp ví tiền của VănBác, lấy tiền ra đếm. Hai nghìn tệ.
Cô nói: “Đây là cái gì?”
- Trả lại đây.
- Không trả!
Văn Bác nóng mặt: “Cô đừng bắt nạt người khác tháiquá. Đây là tiền của tôi, sao tôi phải đưa cho cô?”
- Tiền của anh cũng là tiền của em, là tài sản chungcủa hai vợ chồng, em có quyền đòi lại.
- Cô sợ tôi cho bố mẹ tiền chứ gì?
- Em đâu có nói như thế!
- Cô có ý như vậy đấy!
Y Đồng không nói gì, nhưng ý cô đúng là như vậy. Cômột mực không cho Văn Bác mang tiền về. Anh phẫn nộ nói: “Tiền tôi kiếm ra đểbáo hiếu bố mẹ, cô dựa vào đâu mà ngăn cản?”
- Dựa vào việc em là vợ anh!
- Bố mẹ sinh tôi ra, nuôi dưỡng tôi ba mươi năm trời,cô có phần nào trong đó không? Cô là cái thá gì chứ?
Y Đồng tức khí gào lên: “Đã nói không đưa là khôngđưa!”
Văn Bác bực bội gắt lên: “Cô biến đi, tiền của tôi,trả lại tôi!”
Y Đồng đe dọa: “Có giỏi anh cứ đi đi, đừng quay trởlại nữa!”
- Cô tưởng tôi không rời xa cô được chắc? Cô tưởng côlà ai? Trong mắt tôi, cô chỉ là rác rưởi!
- Anh mới là đồ rác rưởi!
…
Cuối cùng Văn Bác vẫn về quê. Anh nghĩ, bố mẹ sinh raanh, nuôi nấng anh, ân sâu nghĩa nặng. Là con trai, báo hiếu bố mẹ cũng là lẽthường tình, Y Đồng dựa vào cái gì mà ngăn cấm anh? Như thế có còn là ngườikhông?
Văn Bác trong cơn tức giận liền tắt máy,và còn gác máybàn ở nhà. Anh muốn yên tĩnh một mình và tận hiếu với bố mẹ.
Văn Bác ở nhà mấy ngày, bố mẹ cảm thấy có gì đó bấtthường liền khuyên anh về nhà. Văn Bác sau cũng nguôi ngoai dần, liền trở về.
Nhưng sự việc đâu có đơn giản vậy. Y Đồng thấy anh vềnhà thì quyết không buông tha, một mực cho rằng anh ra ngoài hú hí với ngườiđàn bà khác, nhất định cô sẽ làm rõ trắng đen chuyện này. Cô nghĩ, đợi khi nàocó được bằng chứng trong tay, để xem anh còn chối cãi được không.
Không uổng công chờ đợi, cuối cùng cũng có ngày Y Đồngbắt được tại trận Văn Bác và ả đàn bà ấy. Trước hôm mồng một tháng năm, Y Đồngđược công ty cử đi Bắc Kinh công tác. Vì công việc diễn ra suôn sẻ nên cô vềsớm hơn một ngày so với dự định. Lúc cô xuống máy bay đã là mười một giờ nhưngcô không gọi điện cho Văn Bác .
Vừa vào đến cửa, cô giật mình nhìn thấy trước cửa cómột đôi giày nữ. Đôi giày không phải của cô. Rõ ràng là của một người đàn bàkhác.
Cánh cửa phòng ngủ khép hờ, bên trong vọng ra tiếngrên rỉ của một người đàn bà, nghe không giống như tiếng rên rỉ trên ti vi,trong lòng cô chợt có linh cảm không lành, lẽ nào chồng cô dẫn phụ nữ về nhà?
Nghĩ đến những lời khiêu khích của kẻ thứ ba dạo gầnđây, cô biết chồng mình thực sự đã ngoại tình, hơn nữa cô còn có cơ hội bắt quảtang hai người họ đang ở trên giường. Bỗng nhiên, trong lòng cô lại thấy bìnhthản. Nếu đổi lại là lúc bình thường, chắc chắn cô sẽ lao vào phòng với tốc độnhanh nhất có thể, đánh cho ả đàn bà kia một trận, nhưng hôm nay cô lại lặng lẽngồi trong phòng khách, chờ đợi chân tướng sự việc phơi bày.
Cô cố gắng kiềm chế tâm trạng của mình, để cho mìnhthật bình tĩnh lúc đối mặt. Thực ra mấy hôm trước, Ngô Liễu đã nói với cô rằngchồng cô ngoại tình. Lúc ấy, cô còn hoài nghi, bởi vì hôm đó cô có gọi đến vănphòng của Văn Bác để kiểm tra, Văn Bác nhận điện thoại, anh thực sự ở trong vănphòng. Ngô Liễu nói, lúc cô ấy ra ngoài đi dạo đã chính mắt trông thấy chồng YĐồng đi cùng với một cô gái trẻ vào khách sạn, chắc chắn là họ đã thuê phòng. YĐồng còn tưởng Ngô Liễu hoa mắt, nhận nhầm người. Nào ngờ hôm nay chồng cô còndám dẫn gái về nhà! Y Đồng giận điên người, toàn thân cô như bốc hỏa.
Chẳng mấy chốc, cánh cửa phòng ngủ mở ra, một cô gáitrẻ trung, xinh đẹp, mặc một cái váy trễ xuống tận ngực, vô cùng gợi cảm, ưỡnẹo bước ra, hình như là định vào nhà vệ sinh. Nhìn thấy Y Đồng, cô ta kinh ngạctới mức há hốc miệng, đứng sững ra đó.
Y Đồng nhìn từ đầu đến chân người phụ nữ đó, trông bộdạng chắc khoảng hơn hai mươi tuổi, rất xinh đẹp, tóc dài ngang vai, làn datrắng nõn, trông rất trong sáng, không giống như là loại hồ ly tinh chuyênquyễn rũ chồng người khác. Lúc này Văn Bác đi ra.
- Anh không thấy ngực nó quá nhỏ à? Có tìm cũng phảitìm một người cho ra hồn chứ! – Y Đồng nhìn Văn Bác, lạnh lùng ném ra một câurồi trân trối nhìn anh.
- Xin lỗi, em hiểu nhầm rồi, anh… - Văn Bác thấp thỏmbất an, nói không thành lời.
- Đã lên giường với nhau rồi còn gì mà hiểu lầm? Anhkhông cảm thấy nhục nhã sao?
- Em hiểu nhầm bọn anh rồi, chuyện không như em tưởngtượng đâu…
- Chính mắt tôi nhìn thấy, anh còn chối ư? Xin anh saunày đừng có dẫn đàn bà về nhà, ở bên ngoài còn thiếu chỗ hay sao?
- Em…
- Các người cút đi, chớ có làm bẩn giường của tôi!
Văn Bác len lén đi vào trong phòng ngủ, lát sau, anhvà cô gái kia cùng ra ngoài. Nhìn theo bóng của họ, tâm trạng Y Đồng tồi tệ đếncực điểm. Ngày ngày, cô đề phòng kẻ trộm, ai ngờ kẻ trộm đã mò vào nhà.
Sau chuyện bắt quả tang đó, Văn Bác mất tích. Anh muốntrốn tránh cô, trốn tránh hiện thực.
Mấy hôm sau, người đàn bà đó lại gọi cho Y Đồng, yêucầu cô rút lui, nói rằng chồng cô không còn yêu cô nữa. Lòng dạ Y Đồng như bịlửa thiêu, cô nghiến răng kèn kẹt. Về sau cô điều tra ra, cô gái đó tên TrầnNa, sinh viên mới tốt nghiệp, là thư ký mới của công ty Văn Bác. Sao cô ta cóthể mể hoặc chồng cô nhanh đến vậy chứ?
Tâm trạng Y Đồng vô cùng tồi tệ, ngày nào cô cũng đếncông ty Văn Bác tìm gặp lãnh đạo để phản ánh tình hình, nói ra chuyện vụng trộmgiữa Văn Bác và cô thư ký Trần Na kia. Công ty cho điều tra, hoàn toàn không cóchuyện này, Văn Bác luôn là người có phẩm chất tốt, gương mẫu, không làm nhữngchuyện như vậy. Hơn nữa, cô thư ký kia cũng rất đứng đắn. Nhưng mặc cho công tycó giải thích như thế nào thì Y Đồng cũng không chịu tin.
Ngày nào, cô cũng đến công ty Văn Bác làm ầm ĩ lên.Sáng nay mới mở mắt ra cô đã đến đó rồi. Nhưng đột nhiên cô sững người khi nhìnthấy ả đàn bà lần trước vụng trộm với Văn Bác ở nhà mình bước xuống xe cùng vớimột người đàn ông khác. Người đàn ông ấy xách túi cho cô ta. Lúc bước vào cổngcông ty, cô ả còn hôn lên mặt người đàn ông kia, mỉm cười đi vào trong.
Cảnh tượng này Y Đồng nhìn rõ mồn một, cô có một thóiquen cảnh giác cao độ đối với những kiểu phụ nữ chuyên đi quyễn rũ chồng ngườikhác. Giờ ả đàn bà vụng trộm với chồng mình đang ở trước mặt, mối hận tronglòng cô lại trào lên.
- Mày…sao mày lại đi tìm người đàn ông khác thế hả? –Y Đồng chất vấn cô ta.
- Cô nói lăng nhăng gì thế hả? Đây là bạn trai củatôi, chúng tôi yêu nhau mấy năm rồi, tình cảm vô cùng sâu đậm đấy!
- Thế tại sao mày còn quyễn rũ chồng tao? – Y Đồngngạc nhiên hỏi.
- Ai quyễn rũ chồng chị?
- Tối hôm ấy chẳng phải mày đến nhà tao hay sao?
- Hôm ấy, chồng chị bị ốm, tôi đến tìm chồng chị đểlấy tài liệu vì có việc gấp, chẳng may lúc lên lầu bị trẹo chân, nên chồng chịmới giúp tôi bôi thuốc.
- Hả? Các người…các người không phải là… - Y Đồng nóikhông thành lời.
- Ha ha ha… - Cô ta bật cười rồi bỏ đi.
Y Đồng ngây người, hóa ra chuyện bắt quả tang hôm ấychỉ là một sự hiểu lầm. Thế thì người đàn bà gọi điện thoại trêu ngươi cô làai? Con đàn bà ấy là yêu nghiệt phương nào?
Văn Bác ở ngoài mấy ngày, lòng dạ rối bời. Anh nghĩ,cứ trốn tránh mãi như thế này cũng không phải cách hay. Đồng nghiệp Lương Tuyếthỏi anh: “Văn Bác, vợ anh gần đây đang phát điên lên rồi phải không?”
- Sao em biết? – Văn Bác kinh ngạc hỏi.
- Mấy cuộc điện thoại là do em gọi đấy! Em cố ý nóigiọng lả lơi để trêu chọc chị ta, chọc tức chị ta. Ha ha…! – Lương Tuyết bìnhthản nói.
- Hả? Tại sao em lại làm thế? Em hại chết anh rồi! –Văn Bác gần như nhảy dựng lên.
- Vợ anh thường xuyên gọi điến đến quẫy nhiễu em, hơnchục lần liền, cứ nghi ngờ em có quan hệ này nọ với anh. Thế nên em đành phải“thẳng thắn” thôi! – Lương Tuyết ngao ngán nói.
- Giữa chúng ta hoàn toàn trong sạch, sao em lại nóibậy bạ như vậy?
- Nhưng chị ta cứ nói rằng chúng ta có quan hệ ámmuội, ngày nào cũng gọi điện, nhắn tin chửi mắng em, làm bạn trai em tưởng emlà kẻ thứ ba chen vào giữa hai người. Giờ bọn em chia tay rồi đấy! – Nói đếnđây, Lương Tuyết tỏ vẻ buồn bã.
- Hả? Thật sự xin lỗi em! – Văn Bác cảm thấy rất áynáy.
- Giờ em đã bị chị ta bức bách đến đường cùng rồi, còncách gì nữa đâu? – Lương Tuyết ủ rũ nói.
- Đúng là bó tay!
- Em thấy anh không đáng chịu đựng như vậy, chị ta cứnhư một người điên vậy! – Lương Tuyế bực bội nói.
- Đúng thế, anh đang khổ sở chết đi được đây này!
- Vì vậy em mới làm như vậy, thực ra để giúp anh thoátkhỏi bể khổ thôi.
- Ối trời ơi, có mà em đổ thêm dầu vào lửa ấy. Vốn dĩanh đâu có ngoại tình, lần này thì xong rồi, anh có nhảy xuống sông Hoàng Hàcũng không rửa hết tội.
- Anh trai à, thôi bỏ đi, một người đàn bà như vậy đáquách đi cho xong! Tìm một người khác tốt hơn. Anh đẹp trai như vậy, lo gìkhông kiếm được người tốt hơn?
- Đây đâu phải là chuyện đơn giản, anh sớm muốn thoátkhỏi cô ấy, nhưng người nhà một mực không đồng ý!
- Em nói cho anh biết, cứ như thế này mãi anh chẳngthể làm nổi việc gì đâu. Đàn ông đàn ang, chí hướng ở bốn phương, sao có thể đểmột người đàn bà trói chân trới ta như vậy chứ?
Văn Bác nghe xong cảm thấy Lương Tuyết nói cũng có lý.Bản thân mình cứ thế này mãi chẳng những không làm được gì ra hồn mà ngay cảviệc sống thêm được bao lâu cũng là vấn đề lớn, chắc chắn sớm muộn gì cũng chếtvì uất ức thôi! Sau một hồi cân nhắc, cuối cùng Văn Bác cũng đi đến quyết địnhsẽ ly hôn với Y Đồng.