Huyết Mỹ Nhân

Chương 26: Muốn chết không được



Tiểu Hồng nghe tới đó, chán nản thở dài một tiếng và nghĩ bụng:

– “Sao lúc ấy ta lại hiền từ như thế? Chỉ phế hai chân của y mà không phế nốt hai tay với võ công, nên mới gây nên tai họa như thế này, và còn dấn thân vào chỗ chết, bây giờ có cánh cũng không sao bay thoát được.

Thiên Trạch đưa mắt liếc nhìn Tiểu Hồng và nói tiếp:

– Lão nhờ có trí tuệ thông minh của mình với ý chí phục thù, đã vất vả rời khỏi khu rừng ấy, sau lại lấy tiền bạc châu báu sai bọn người đi săn với tiều phu mà lão phu đã gặp đi mướn hộ cho một chiếc xe song mã, ngày đêm đi không ngừng, trước sau đã phải thay năm lần ngựa, nhờ vậy đến trước được ngươi một bước Tiểu Hồng nghe xong, lại cảm thấy bình tĩnh hơn trước, vì nàng đã tin tưởng việc gì cũng có số cả, nếu nàng không đi lầm đường ở trong núi Đại Khương và không bị nước lũ giữ chân ở núi Chung Nam, thi làm sao mà gặp được Thân Đồ Thiếu Hoa với Diệp Nguyên Đào, nếu không vì những chuyện đó thì dù Thiên Trạch có tốn công và nghĩ hết mưu trí như thế nào cũng không thể nào tới trước nàng được.

Thiên Trạch uống luôn hai chén rượu, đằng hắng một tiếng, lại nhìn Tiểu Hồng cười khẩy nói tiếp:

– Tạ Tiểu Hồng, lời mà ngươi muốn hỏi lão phu đã nói rõ hết cho ngươi nghe rồi. Bây giờ đến lượt ngươi phải nghĩ cách tự dầy vò mình đi.

Tiểu Hồng cười khẩy đáp:

– Ngươi khỏi cần phải thúc dục, ta đã nghĩ ra được một cách tự dầy vò có thể khiến ngươi rất hài lòng.

Thiên Trạch kêu “Ồ” một tiếng hỏi lại:

– Ngươi cũng thông minh và nhanh nhầu đấy, nghĩ ra được phương pháp gì thi kể ra cho lão phu nghe xem có hợp với ba điều kiện đó không?

Tiểu Hồng cười khẩy đáp:

– Ngươi hãy đóng một cái cột cao bẩy trượng, trói ta ở trên đầu cột, không cho ăn, không cho uống, như vậy ai cũng trông thấy hết. Ta sẽ nhịn đói, nhịn khát, chịu đựng từ ba đến bẩy ngày, tội sống rồi mới chết, trên người không có một vết thương và cũng không thấy một tý máu nào.

Thiên Trạch đảo ngược đôi người một vòng, gật gù nói:

– Cái khổ của đói khát, tuy một hai ngày đầu còn có thể chiu đựng được, nhưng đến ngày thứ ba thì còn khó chịu hơn là lăng trì.

Nói tới đó, y quay đầu lại nói với Cửu Uyên tiếp:

– Long nhi ca, cách này của y thị kể ra cũng được đấy, nhưng không biết trong Bàn Long Giáp này có cột nào cao đến bẩy trượng không?

Cửu Uyên đáp:

– Trong núi Lục Bàn có rất nhiều cây cối cao chọc trời, muốn làm một cây cột cao bảy trượng cũng không khó khăn gì hết. Nhưng Tiểu Hồng lập ra kế này chẳng qua là muốn để cho người ta biết y thi đang bị giam giữ ở trong Bàn Long giáp này mà tới cứu viện đó thôi.

Tiểu Hồng nghe nói hậm hực quát mắng:

– Long Cửu Uyên sao ngươi ngu thế, ngươi không biết bôi chút thuốc độc lên trên cột để người tới cứu ta cũng bi ngộ tai kiếp mà chết theo ta sao? Như vậy các ngươi lại càng khoái trá thêm còn gì nữa.

Nàng nói như thế quả thực có thâm ý, vì nàng chỉ trông mong vào Diệp Nguyên Đào, người bạn mới kết giao thôi. Nàng đoan chắc Nguyên Đào thế nào cũng tới Bàn Long Giáp này đấu với Long Cửu Uyên, nếu trong bảy ngày mà Nguyên Đào tới kịp thì nàng sẽ có dịp may thoát hiểm ngay.

Còn nàng đề nghị bôi thuốc độc lên trên cột là vì nàng biết Nguyên Đào không những võ học rất cao siêu mà còn không sợ các thứ chất độc. Nàng chủ trương treo mình lên cao như thế là để cho Nguyên Đào có ở xa cũng có thể trông thấy ngay.

Mưu kế của nàng tuy rất hay rất khéo, nhưng Long Cửu Uyên nghe xong đã cười giọng quái di nói:

– Long Cửu Uyên này không phải là một kẻ ngu xuẩn đâu, đã biết mưu kế này của ngươi bên trong thế nào cũng có hy vọng thoát chết và người đến cứu chắc không sự các thứ thuốc độc phải không?

Nghe thấy đối phương nói như thế, Tiểu Hồng nản trí vô cùng và nghĩ bụng:

– “Nếu chúng không nghe theo kế hoạch này của ta thì quả thực không còn hy vọng gì trốn thoát”.

Nàng vừa nghĩ tới đó, Cửu Uyên đã cười giọng quái di nói:

– Nhưng lão phu nhận thấy biện pháp này của ngươi không phải là không thi hành được, chỉ cần hơi sửa đổi một chút là vẫn có thể thi hành được như thường.

Trái lại, còn có thể làm cho người đến cứu ngươi cũng bi chết một cách thảm khốc.

Như thế sang năm Bạch Long Đôi, bên chúng ta đã bớt được đối thủ.

Thiên Trạch nghe nói cười hỏi:

– Long nhị ca định chỉnh sửa như thế nào?

Cửu Uyên mỉm cười đáp:

– Chắc tam đệ cũng phải đoán ra được mới phải. Chẳng lẽ tam đệ lại quên những kiệt tác ngạo thế mà nhị ca này đã tốn rất nhiều tâm huyết mới làm nên hay sao?

Thiên Trạch kêu ồ” mọt tiếng hỏi lại:

– Nhị ca muốn lợi dụng Thất Diệu Toàn Cơ Bình mà nhị ca đã khổ công bố trí phải không?

Cửu Uyên gật đầu đáp:

– Nếu bôi thuốc độc vào cột bẩy trượng ấy, rồi đóng vào nơi chính giữa Thất Diệu Toàn Cơ Bình của mỗ, thì dù chủ nhân của Tiểu Hồng là Xà Khiết Mỹ Nhân có đích thân tới cũng sẽ ngộ tai kiếp theo y thị.

Tiểu Hồng nghe tới đó đang cau mày tại thì Thiên Trạch lại nói với Cửu Uyên tiếp:

– Phải đấy, Thất Diệu Toàn Cơ Bình của nhi ca bề ngoài trông rất tầm thường, chỉ là một cái sân đá rộng chừng mười trượng, để làm diện võ trường thôi, nhưng sự ảo diệu của bên trong quả thực hơn cả người trời và có một oai lực tuyệt đỉnh khiến người ta không thể tưởng tượng được. Bây giờ nhi ca đã định trồng cái cột bẩy trượng vào giữa Toàn Cơ Bình, tiểu đệ lại còn muốn thêm một vật nữa ở trên cái cột.

Cửu Uyên vội hỏi:

– Tam đệ định thêm vật gì lên trên cái cột ấy thế?

Uống một hớp rượu, Thiên Trạch mới mỉm cười đáp:

– Đệ muốn thêm vào một cây phướn trắng dài ba trượng lên cái cột cao bẩy trượng đó, như vậy có phải là cả cột lẫn phướn cao thành mười trượng không? Dù người ở cách xa đến đâu, đi qua Bàn Long Giáp cũng có thể trông thấy được.

Cửu Uyên mỉm cười hỏi tiếp:

– Tam đệ đinh viết những gì lên trên lá phướn?

Thiên Trạch vừa cười vừa đáp:

– Một không làm thơ, hai không vẽ hoa. Mà chỉ giản di viết có mấy chứ như sau thôi “Tạ Tiểu Hồng, tỳ nữ của Xà Khiết Mỹ Nhân Lệnh Hồ Sợ Sở sắp chết dưới phướn này”.

Long Cửu Uyên đảo ngược đôi ngươi một vòng, mỉm cười hỏi tiếp:

– Tuy cách này của tam đệ rất khéo léo, nhưng chỉ e khó mà dụ được Lệnh Hồ Sở Sở tới, vì hiện giờ Xà Khiết Mỹ Nhân thể nào cũng đi Thiên Tâm Cốc để gặp Âm bát muội, thì làm gì mà tới được Lục Bàn ở Cam Túc này...

Không đợi chờ cho Cửu Uyên dứt lời, Thiên Trạch đã vội nói:

– Nhị ca chỉ biết một chứ không biết hai, tuy chúng ta lập cạm bẩy bắt người, nhưng có một con beo hay một con gấu chó nào đến chúng ta vẫn có lợi kia mà.

Cửu Uyên bật cười gật đầu đáp:

– Tam đệ nói đúng, gần đãy Xà Khiết Mỹ Nhân tự coi mình là hiệp nữ chính phái, nên chuyên giao du với người của chính phái thôi. Bây giờ có Tiểu Hồng làm mồi, dù không được Giao Long, nhưng cũng có thể bắt được tôm cá.

Nói tới đó, y đưa mắt liếc nhìn Tiểu Hồng một cái, rồi lại nói với Thiên Trạch:

– Như vậy thì từ ba đến bẩy ngày cũng chưa đủ, phải làm cho cái mồi này được sống lâu thêm một chút nữa thì hơn.

Thiên Trạch cười như điên như khùng đáp:

– Khó gì cứ cách hai ngày Long nhi ca lại đích thân lên trên đó cho y thi uống một chút nước, thì y thị sẽ sống lâu thêm vài ba bữa nữa ngay.

Nói tới đó y hậm hực nhìn Tiểu Hồng một hồi rồi lại hỏi Cửu Uyên tiếp:

– Nhi ca thử đoán xem lợi dụng Tiều Hồng xong, tiểu đệ sẽ xử trí y thị như thế nào?

Cửu Uyên lắc đầu đáp:

– Mỗ không sao đoán ra được, nhưng bất cứ Ngải tam đệ xử trí Tiểu Hồng như thế nào, nhi ca cũng hết sức làm cho tam đệ được hài lòng thì thôi.

Thiên Trạch cười như điên như khùng đáp:

– Cách trả thù từ xưa đến nay không gì bằng ăn miếng trả miếng.

Tiểu Hồng nghe nói ngạc nhiên hỏi:.

– Ngải Thiên Thạch ta không tin ngươi lại có độ lượng như thế, chỉ phế hai chân tà thôi mà không giết chết ta!

Thiên Trạch gật đầu đáp:

– Tạ Tiểu Hồng ngươi cũng tự biết lắm, ta không thể có độ lượng, là vì vừa rồi ta đã nói cho người biết rồi, khi ở núi Ai Lao, ngươi chỉ phế hai chân của ta mà không giết ta, đó là một lầm lỗi rất lớn, như vậy khi nào ta lại đi lên trên vết bánh xe ấy.

Tiểu Hồng hỏi tiếp:

– Ngươi nói như vậy, thế sao ngươi còn bảo ăn miếng trả miếng?

Thiên Trạch cười khẩy đáp:

– Hồi nãy ở tiểu sảnh, ta nghe thấy ngươi đặt điều nói dối Long nhị ca, bảo ta bị Công Tôn Vi Ngã ăn sống nuốt tươi, nhờ vậy đã làm cho ta nghĩ ra được một kế.

Tiểu Hồng nghe nói giật mình đến thót một cái, thất kinh vội hỏi:

– Chả lẽ ngươi muốn ăn tươi nuốt sống ta ư?

Thiên Thạch gật đầu ung dung đáp:

– Ta không có tỳ vị như Công Tôn Vi Ngã có thể ăn thịt sống, uống máu tươi, nên ta đinh chuẩn bi một cái lò lửa, một vạc dầu sôi, tùng xẻo từng miếng thịt của ngươi rán cho chín rồi mới ăn.

Tiểu Hồng nghe nói đó, sởn lòng rợn tóc gáy, liền im lặng ngay không dám nói năng gì nữa.

Thiên Trạch thở dài một tiếng nghiến răng mím môi nói:

– Tiểu Hồng tiện tỳ kia, ngươi đã lọt vào tay của Thiên Trạch này thì ngươi chỉ còn một cách đợi chờ ta tùng xẻo thôi, chứ không thể nào thoát thân được.

Nhưng dù ta có ăn hết xương thịt của ngươi, ăn cả ngũ tạng lục phủ đi chăng nữa, cũng không thể nào nối lại được hai chân đã gãy này của ta!

Thấy Thiên Trạch vừa nói vừa ứa nước mắt ra, biết y nghĩ đến mối thù bị chặt gấy chân, tâm thần rất khích động, nên Long Cửu Uyên một mặt sai người sửa soạn cái cột cao bảy trượng với cái phướn vải trắng cao ba trượng, rồi mỉm cười an ủi Thiên Trạch rằng:

– Ngải tam đệ khỏi cần phải đau lòng như thế, chờ xử trí xong Tiểu Hồng ngu huynh cam đoan sẽ làm cho tam đệ hai cái đùi gỗ để cho tam đệ vẫn đi lại được trên giang hồ như thường.

Thiên Trạch nghe nói cả mừng đáp:

– Nếu được một người thợ tài ba như nhi ca giúp cho tiểu đệ, thì Ngải Thiên Trạch này thực cảm ơn vô cùng.

Người ở trong Bàn Long Giáp rất đông, nên không đầy một ngày đã trồng được một cái cột cao bẩy trượng ở giữa Toàn Cơ Bình, trên đầu cột là một lá phướn dài ba trượng đề “Tạ Tiểu Hồng tỳ nữ của Xà Khiết Mỹ Nhân Lệnh Hồ Sở Sở đợi chết ở dưới phướn”.

Tiểu Hồng bị điểm huyệt không cử động được, không nói được và trói đứng thẳng ở trên đầu cột, trong một cái lồng sắt.

Còn Cửu Uyên với Thiên Trạch thi ngồi ở trên một cái lầu nhỏ cạnh Toàn Cơ Bình để ngắm xem Tiểu Hồng bi đói khát đau khổ như thế lào?

Cứ tới khi nào Tiểu Hồng không sao chiu đựng được nữa, thì Cửu Uyên lại đích thân lên cho nàng ăn uống. Tội nghiệp cho Tiểu Hồng, không còn hy vọng gì nữa, mà chỉ mong được chóng chết giờ nào hay giờ nấy thôi.

Thoạt tiên nàng định kế như thế này, là mong được Nguyên Đào đến cứu, nhưng bây giờ nàng mới biết khôn quá hóa dại, bất cứ ai tới cứu nàng cũng sẽ bị sa vào cạm bẫy, nên lúc này nàng lại không mong Nguyên Đào đến cứu mình nữa.

Tiểu Hồng đã không muốn sống, khi nào còn chịu ăn uống, nhưng Cửu Uyên vẫn dùng cách đổ hai bát nước cháo với hai chén rượu vào mồm nàng, y tính với hai bát nước cháo và hai chén rượu ấy, Tiểu Hồng có thể chiu đựng được thêm ba ngày nữa.

Cửu Uyên vừa cho Tiểu Hồng uống rượu với uống nước cháo xong, thì có người bị cãi mồi thơm này dụ dỗ, đã đi tới Bàn Long Giáp khẩu.

Người đó không phải là Lệnh Hồ Sở Sở, cũng không phải là Diệp Nguyên Đào, mà lại là Phong Lôi Thần Khất Công Dương Mậu, người trong nhóm Thái Sơn Song Tuyệt.

Thì ra sau khi họp với Tung Sơn Tam Hữu và thầy trò Lệnh Hồ Sở Sở bàn định cho viết thơ mời thiên hạ quần hào tới dự đại hội Bạch Long Đôi rồi, Công Dương Mậu liền đem thơ đi các nơi mời quần hào và bạn hữu.

Hôm đớ, ông ta có việc ở Cao Lãnh xong, liền đi Quang Trung và định tạt qua Chung Nam để thăm bạn hữu, vì thế phải đi qua núi Lục Bàn.

Sự thực, Công Dương Mậu không biết Tạ Tiểu Hồng bi giam ở nơi đây và cũng không biết Long Cửu Uyên người của nhóm Thế Ngoại Bát Hung ở chốn Bàn Long Giáp này.

Ông ta đi qua đỉnh Lục Bàn, thấy thế núi rất hùng vĩ, liền ngừng chân đứng xem cảnh sắc.

Ông ta bỗng trông thấy trong Bàn Long Giáp có một lá phướn rất lớn, đứng chỗ cách xa quá, ông ta không trông thấy chữ trên lá phướn là những chữ gì? Lòng hiếu kỳ thúc đẩy, ông ta liền đi tới gần để xem.

Sau khi trông thấy những chữ trên lá phướn rồi, Công Dương Mậu rất kinh ngạc, liền giở khinh công tuyệt đỉnh đi tới chỗ giáp khẩu. Ông ta là người giầu kinh nghiệm giang hồ, khi đi tới gần giáp khẩu, liền cẩn thận và nghĩ bụng:

– Tiểu Hồng với Tiểu Thanh đã theo Lệnh Hồ Sở Sở đi Lãnh Trúc Bình yết kiến Lãnh Trúc tiên sinh để thăm dò tung tích của Mộ Quang, sao lúc này Tiểu Hồng lại bị giam ở trong núi Lục Bàn như thế? Họ treo lá phướn như thế này là có ý định dụ ta vào cạm bẫy chứ không sai? Thể nào chung quanh cái cột trói người kia cũng hung hiểm lắm.

Công Dương Mậu nghĩ như vậy, không dám đường đột vào ngay trong sơn giáp mà chỉ đi loanh quanh xem xét thôi. Bỗng có hai đại hán ở bên trong chạy ra hỏi:

– Khách là ai thế? Xin cho biết tên họ?

Trợn ngược đôi mắt lên, Công Dương Mậu cười ha hả hỏi lại:

– Sao hai người lại hỏi như thế? Chả lẽ sơn giáp có chủ riêng hay sao? Và không cho người ta tùy tiện ra vào ư?

Hai đại hán biết đối phương không phải là người tầm thường, nên một trong hai đại hán ấy vội cung kính đáp:

– Nếu quý khách là người qua đường thì cứ việc đi đi, nhưng nếu có việc tới đây thì xin cho biết danh hiệu để bẩm với gia chủ nhân nghênh đón đại giá.

Mấy lời nói đó của hai tên đái hán ấy rất khéo léo khiến Công Dương Mậu muốn nổi giận cũng không sao nổi giận được, đành phải cười giọng quái dị hỏi:

– Nơi đây là đâu thế?

Tên tráng hán thứ hai mỉm cười đáp:

– Gia chủ đã đặt cho sơn giáp này cái tên là Bàn Long Giáp.

Công Dương Mậu hỏi tiếp:

– Chủ nhân của hai vị là ai?

Hai tráng hán nghe thấy Công Dương Mậu hỏi đến chủ nhân mình, vội đứng nghiêm, chắp tay vái chào đáp:

– Chủ nhân là Long Cửu Uyên biệt hiệu là Thốc Đỉnh Thương Long.

Công Dương Mậu nghe nói giật mình đánh thót một cái, biết mình đã đi tới sào huyệt của Long Cửu Uyên, người thứ hai của nhóm Thế Ngoại Bát lung, nhưng đã trót tới đây rồi, chả lẽ mình lại tỏ ra lép vế hay sao? Huống hồ ông ta đã trông thấy Tiểu Hồng bi trói ở trên cái cột cao, tuy biết trong giáp không khác gì đầm rồng hang hổ rất hung hiểm, nhưng dù sao cũng phải xông pha một phen mới được.

Ông ta đã quyết định như vậy, liền cười như điên như khùng một hồi, rồi mới thủng thẳng nói tiếp:

– Lão vốn chỉ đi qua nơi đây, nhưng đã biết sơn giáp này là chỗ ẩn cư của Long Cửu Uyên thì thế nào cũng phải vào gặp gỡ y một phen.

Tráng hán gượng cười hỏi tiếp:

– Quý khách không cho biết tên hiệu thì tại hạ làm sao mà vào thưa với bẩm được?

Công Dương Mậu cười giọng quái dị đáp:

– Ngươi vào nói có một lão già ăn mày ở Đông Thạc Thái sơn mộ danh cầu yết kiến, như vậy chắc chủ nhân của cái người sẽ không đóng cửa không tiếp bạn già này đâu.

Tráng hán nọ nghe nói không dám hỏi nữa, liền cho một người đi vào bên trong thưa với Cửu Uyên ngay.

Cửu Uyên hay tin liền mỉm cười nói với Thiên Trạch rằng:

– Ngải tam đệ, thật không ngờ lại có một tên đã đến đâm đầu vào lưới. Tên này lại là Phong Lôi Thần Khất Công Dương Mậu. Y cũng là người điêu ngoa, khó đối phó lắm. Tam đệ hãy ngồi ở đây, để ngu huynh ra nói với y một vài câu, rồi lại vào đây tiếp hiền đệ, rồi chúng ta cùng ngồi xem lão ăn mày bị giam ở trong Thất Diệu Toàn Cơ Bình của ngu huynh, hay là bị chết bởi chất độc bôi ở trên cột.

Thiên Trạch nhanh nhầu đỡ lời:

– Long nhị ca nên cẩn thận một chút, đừng để cho y đào tẩu thoát. Công Dương Mậu là tôn sư của một phái, con cá này kể cũng là loại cá lớn.

Cửu Uyên xua tay một cái, rồi đi ra ngoài giáp khẩu để đón Công Dương Mậu ngay.

Cửu Uyên vừa cười vừa ra tới bên ngoài, trông thấy Công Dương Mậu, liền tủm tỉm cười, chắp tay vái chào và nói:

– Long Cửu Uyên ngưỡng mộ thịnh danh của Công Dương Mậu đại hiệp đã lâu. Không ngờ ngày hôm nay lại được tiếp đại hiệp ở Bàn Long Giáp này.

Công Dương Mậu cũng biết một mình xông pha Bàn Long Giáp như thế này là rất nguy hiểm, cho nên không làm kiêu ngạo như mọi khi, mà cũng chấp tay đáp lễ, cười giọng quái dị, đỡ lời:

– Long Giáp chủ khách sáo quá, bốn chữ Thốc Đỉnh Thương Long của giáp chủ còn lừng lẫy hơn tên tuổi Công Dương Mậu nhiều. Mong giáp chủ đừng có trách cứ lão phu đột nhập vào quý giáp như thế này.

Cửu Uyên vối né người sang bên mời khách vào rồi mới cùng Công Dương Mậu đi sát cánh tiến vào bên trong, vừa đi vừa mỉm cười hỏi:

– Công Dương đại hiệp, Cửu Uyên nghe thủ hạ báo cáo đại hiệp đi qua núi Lục Bàn này chứ không phải là có việc định đến chỉ giáo phải không?

Công Dương Mậu cười ha hả đáp:

– Trước mặt chân nhân, lão phu không bao giờ dám nói chuyện giả dối, lão phu vốn dĩ đi qua núi Lục Bàn này thật, và cũng không biết Long giáp chủ ẩn cư nơi đây. Nhưng ngẫu nhiên ngắm nhìn cảnh sắc thấy bền trong giáp có trồng một cái cột với treo một lá phướn. Đọc xong chữ viết ở trên phướn, đang vô sự hóa thành hữu sự mà phải xin vào yết kiến Long giáp chủ đây.

Đã biết còn giả bộ hỏi, Long Cửu Uyên kêu một tiếng rồi hỏi tiếp:

– Công Dương đại hiệp nói như vậy có phải vì Tạ Tiểu Hồng bị trói ở trên cái cột không? Chả hay đại hiệp có điều gì muốn chỉ giáo Long mỗ thế?

Muốn tiên lễ hậu binh, Công Dương Mậu gật đầu đáp:

– Thiếu nữ ấy có quen biết tại hạ, không hiểu Long Giáp chủ có nể mặt ăn mày này mà khoan tha cho cô ta phen không? đằng nào đến Tết Thanh Minh sang năm tất cả võ lâm hào kiệt đều tụ hội ở Bạch Long Đôi, Công Dương Mậu sẽ bảo chủ nhân của cô ta là Xà Khiết M Nhân xin lỗi Long Giáp chủ ở trước mặt mọi người.

Lời nói ấy của Công Dương Mậu rất khéo léo, bên trong lại còn ám chỉ Long Cửu Uyên cậy lớn bắt nạt tiểu bối nữa, và dù có thù hằn gì với nhau, cũng nên đợi chờ đến đại hội Bạch Long Đồi mà dứt khoát với chủ nhân của nàng, như vậy mới không mất thân phận người bề trên.

Cửu Uyên nghe thấy Công Dương Mậu nói như vậy cũng phải phục tài hùng biện của đối phương mà gật đầu đáp:

– Công Dương đại hiệp là tôn sư của phái Đông Nhạc, được mấy lời vàng ngọc của đại hiệp, Long Cửu Uyên mỗ thế nào cũng truyền lệnh cho tất cả người trong Bàn Giáp này không ai được đụng chạm đến một ngón tay vào người của Tiểu Hồng, như vậy Công Dương đại hiệp đã bằng lòng chưa?

Công Dương Mậu nghe thấy Cửu Uyên chấp nhận sự yêu cầu của mình một cách nhanh nhầu như vậy cũng phải ngạc nhiên và thắc mắc, không hiểu sao Cửu Uyên lại nhận lời một cách nhanh nhầu như thế, chắc bên trong thế nào cũng có mưu mô gì đây.

Cửu Uyên nói xong lại thủng thẳng cười nói tiếp:

– Nể mặt Công Dương đại hiệp không giết hại Tạ Tiểu Hồng, nhưng mỗ vẫn không muốn tự động thả y thị ra khỏi Bàn Long Giáp này. Nếu không làm như thế, Cửu Uyên mỗ không biết phải ăn nói làm sao với Ngải tam đệ của mỗ được.

Công Dương Mậu ngạc nhiên hỏi:

–Tạ Tiểu Hồng bị giam giữ ở đây có liên can gì đến Ngải Thiên Trạch?

Cửu Uyên trợn ngược đôi lông mày lên trả lời một cách dưng dưng rằng:

– Vì Ngải tam đệ của Long mỗ đã bi Tiểu Hồng phế mất hai chân!

Công Dương Mậu giật mình kinh hãi hỏi tiếp:

l – Việc này quái lạ thực, Tiểu Hồng có tài ba gì mà lại phế được hai chân của Thiên Trạch huynh như thế?

Cửu Uyên bèn kể lại qua loa câu chuyện ở núi Ai Lao cho Công Dương Mậu nghe.

Nghe xong, Công Dương Mậu gượng cười đỡ lời:

– Nếu vậy lão ăn mày quả thực không tiện xin hộ cô ta. Nhưng không hiểu Long Giáp chủ với Thiên Trạch huynh không định giết Tạ Tiểu Hồng để trả thù mà lại chỉ trói nàng ở trên cột cao, viết một lá phướn như thế, có phải muốn chủ nhân của nàng, Lệnh Hồ Sở Sở cô nương tới đây để lý luận không?

Cửu Uyên gật đầu đáp:

– Trói ở trên cột cao, treo lá phướn viết chữ như vậy tuy muốn Lệnh Hồ Sở Sở được tin tới đây thực, nhưng Công Dương đại hiệp đã là tôn sư của một môn phái đã mở miệng cầu hộ Tiểu Hồng, chả lẽ Long mỗ lại không nể mặt hay sao?

Nhưng Công Dương đại hiệp phải làm thế nào khiến Long mỗ có thể nói năng ra làm sao cho Ngải tam đệ được yên lòng, thì Long mỗ xin tuân lệnh ngay.

Công Dương Mậu đã nghe ra thâm ý trong lời nói của đối phương nhưng tình thế bắt buộc ông ta đành phải hỏi lại Cửu Uyên tiếp:

– Cám ơn thịnh tình của Long Giáp chủ, nhưng Công Dương Mậu này có một đôi lời muốn thưa với Long Giáp chủ và mong Giáp chủ lượng thứ cho mới được Cửu Uyên mỉm cười hỏi lại:

– Đại hiệp muốn nói gì cứ việc nói đi, khỏi cần phải khách sáo làm chi?

Công Dương Mậu cười giọng nói quái di nói tiếp:

– Nếu Tạ Tiểu Hồng được lão ăn mày này cứu thoát, thì Long Giáp chủ có phải chịu trách nhiêm với Thiên Trạch đấy không?

Nghe thấy đối phương nói như thế, biết đã trúng phải mưu kế của mình rồi.

Nhưng Cửu Uyên vẫn giả bộ lắc đầu đáp:

– Làm như vậy tất nhiên Long mỗ có thể thoái thác được, nhưng khuyên Công Dương đại hiệp một lời, tốt hơn hết đại hiệp nên đổi ý kiên khác thì hơn.

Công Dương Mậu nhanh nhẩu hói:

– Nếu giáp chủ cho việc làm đó không phải mang trách nhiệm gì với Thiên Trạch huynh, thì việc ấy còn có cái gì không được ổn thỏa ở bên trong nữa?

Cửu Uyên vừa cười vừa đáp:

– Xin nói thực với Công Dương đại hiệp, vì tên tuổi của Lệnh Hồ Sở Sở quá lớn, anh em mỗ sợ y thị đột nhiên cứu Tiểu Hồng đi, nên chung quanh cây cột đã bố trí một chút mai phục, nếu bây giờ mà gỡ..

Công Dương Mậu đã hiếu ngay thâm ý của đối phương, liền xua tay ngắt lời và nói tiếp:

– Khỏi cần phải gỡ gì hết, gần đây lão ăn mày đang được an nhàn rảnh rỗi và tay chân mình mẩy có chút ngứa ngáy, muốn nhờ sự mai phục lợi hại của Long giáp chủ dầy vò mình một phen, để cho được giãn gân giãn cốt đôi chút. l Cửu Uyên cố ý làm ra vẻ trầm ngâm, cau mày lại hỏi:

– Phương thức này không được ồn thỏa, nhỡ Công Dương đại hiệp bị tổn thương gì thì Cửu Uyên mỗ thể nào cũng bị áy náy trong lòng?

Công Dương Mậu đã biết cái trò giả từ bi của đối phương rồi, liền cười như điên khùng đáp:

– Long giáp chủ đối xử với lão ăn mày già này như thế, lão ăn mày không biết cám ơn như thế nào mới phải. Nhưng lão ăn mày đã quyết định làm một việc gì rồi, thì đừng nói là bị tổn thương chút ít, dù có bi chôn xương vùi xác nghèo kiết này ở Bàn Long Giáp, ăn mày già này cũng không ân hận chút nào.

Cửu Uyên yên lặng một hồi, rồi gật đầu đỡ lời:

– Nếu Công Dương đại hiệp nhất đinh muốn thử thách, thì Cửu Uyên mỗ cũng đành tuân lệnh.

Nói xong đứng dậy cùng Công Dương Mậu ra phía sau giáp ngay. Vừa đi Công Dương Mậu vừa để ý xem thì nhận thấy tất cả đường lối nhà cửa ở trong Bàn Long Giáp đều xây theo phương vị của Kỳ môn, và hình như đã bố trí một trận pháp rất lọi hại vậy.

Đi tới phía sau giáp, ông ta để ý xem cái sân đá bằng phẳng, nơi chính giữa có trồng một cái cột cao bảy trượng, trên cột có một cái lồng bên trong giam giữ Tiểu Hồng và trông lúc này rất tiều tụy. Phía bên trái của sân đá là một vách núi thẳng tuột, trên vách có xây một cái lầu trúc nho nhỏ, Thiên Trạch đang ngồi một mình ở trên đó.

Lúc này người đắc trí nhất là Ngải Thiên Trạch, y đã hân hoan sẽ được trả thù và lại còn được Long Cửu Uyên hứa làm cho một đôi chân máy, khiến mình có thể tàn mà không bị phế, nên y cười tít mắt lại cầm chén rượu lên uống để xem Công Dương Mậu sẽ bi ngộ nạn như thế nào.

Người đau lòng nhất tất nhiên là Tiểu Hồng, nàng không cữ động được, mồm không nói được, có võ công nà không giở ra được, đói khát khó chiu vô cùng, nhưng thần trí lại rất tỉnh táo.

Nàng biết Cửu Uyên với Thiên Trạch lập độc kế này là muốn để cho bất cứ người nào mà có lòng cứu mình thoát nạn, nếu có nhúng tay vào, thì sẽ gặp độc thủ ngay. Trong uổng tử thành chỉ thêm một con ma chết oan thôi, và còn làm cho đối phương được khoái trí thêm là khác.

Dưới hoàn cảnh ấy, Tiểu Hồng chỉ có một nguyện vọng lớn nhất là mình đã trót gây nên tai họa, thì mình phải chịu đựng lấy tai ách, đừng để cho một người bạn quen nào như con thiêu thân chết oan uổng ở chốn này nữa.

Thực là trời không chịu lòng nàng, mới bi giam giữ có ba ngày đã có Phong Lôi Thần Khất Công Dương Mậu tới cứu viện như vậy. Nàng ở trong cái lồng sắt trên đỉnh cột, đã trông thấy Công Dương Mậu theo Cửu Uyên bước vào.

Nàng muốn lớn tiếng kêu lên để báo cho Công Dương Mậu biết trong Thất Diện Toàn Cơ Bình với cái cột cao bẩy trượng đều là cạm bẫy rất nguy hiểm, muốn ông ta đừng có tiến lên nữa.

Tuy nàng tính toán như thế, nhưng tiếc thay mồm không nói lên tiếng được.

Bao nhiêu sự đau lòng đành hóa thành bai hàng châu lệ nhỏ giọt xuống hai bên má mà thôi.

Lúc ấy người đắc ý nhắt là Ngải Thiên Trạch, người đau lòng nhất là Tiểu Hồng, Long Cửu Uyên thi vẻ mặt tươi cười, nhưng bụng đầy gian mưu, còn Công Dương Mậu thì ngấm ngầm đê phòng.

Lão ngắm nhìn tình hình ở chung quanh một vòng, nhận thấy sân đá ấy chỉ rộng hơn mười trượng, cái cột ở trong chính giữa lại rất cao, chì có một cách là làm thế nào nhẩy được lên trên cao bẩy tám trượng, ôm cột mà leo lên trên đỉnh, rồi nghĩ cách cứu Tiểu Hồng mà thôi.

Ông ta thấy không có cái gi khó khăn mấy, mà sao Cửu Uyên lại cứ nói khoác nó lợi hại. Ông ta tìm kiếm mãi cũng không nhận thấy được nó lợi hại như thế nào, và lợi hại ở đâu.

Công Dương Mậu càng nghĩ càng không hiểu, nhưng lại càng cẩn thận đề phòng thêm và đôi mắt cứ nhìn lên trên cái lồng giam giữ người ở trên cao. Ông ta chỉ trông thấy Tiểu Hồng mặt nhợt nhạt, vẻ tiều tụy, có mồm mà không nói được, nước mắt nhỏ ròng xuống hai bên má. Trông thấy thảm cảnh ấy, ông ta liền nổi hào khí, không coi sự sống chết vào đâu nữa.

Cửu Uyên đứng cạnh đó thấy thái độ của Công Dương Mậu thay đổi luôn luôn, liền chi tay lên chiếc cột cao bẩy trượng mà mỉm cười nói:

– Công Dương đại hiệp, Long Cửu Uyên với chú em Thiên Trạch, vì đề phòng Lệnh Hồ Sở Sở tới đột nhiên cứu Tiểu Hồng đi, nên đã bố trí nhưng mai phục rất lợi hại ở trên cái cột cao kia và ở dưới sân đá này nữa. Bây giờ...

Y vừa nói tới đó thì bỗng cô một đệ tử của Bàn Long Giáp vội chạy tới, rỉ tai Cửu Uyên khẽ nói vài lời hình như bẩm báo gì thì phải.

Công Dương Mậu cười giọng quái di hỏi:

– Nếu Long giáp chủ có việc bận, cứ tùy tiện đi, lão phu cảm ơn giáp chủ đã cho biết rõ cơ mật như vậy, nhưng vẫn không tự lượng tài hèn muốn thử thách một phen xem sao.

Cửu Uyên nghe nói vừa cười vừa đáp:

– Có khách lạ giáng lâm, Cửu Uyên phải tạm thất lỗi và đã dặn bảo các đệ tử ở trong giáp không được can thiệp vào hành động của Công Dương đại hiệp, nhưng nếu đại hiệp có bị nguy hiểm gì trên sân đá thì xin cứ gọi tên Long Cửu Uyên ngay, Long mỗ mới kịp thời cứu khỏi.

Nghe thấy lời nói của Cửu Uyên, bề ngoài rất ân cần và khách sáo nhưng bên trong lại rất mỉa mai và đe đọa, nên Công Dương Mậu liền ngửng mặt lên trời cười như điên khùng.

Cửu Uyên biết Công Dương Mậu cười như vậy xong, thể nào cũng nói lại mình chứ không sai, nên y rất khôn ngoan, không đợi chờ ông già ăn mày cười xong đã vội chắp tay vái chào và đi ngay luôn.

Cửu Uyên đi khỏi, trên Cửu Diện Toàn Cơ Bình chỉ còn lại Tiếu Hồng bi treo lơ lửng ở trên cao với Công Dương Mậu đang đứng ở bên dưới xem xét tình hình để cứu Tiểu Hồng thoát nạn thôi..

Công Dương Mậu không biết trên lầu trúc còn Ngải Thiên Trạch ngồi ở đó, nên đứng nhìn một lát liền lên tiếng hỏi Tiểu Hồng rằng:

– Tạ cô nương có thể nói chuyện được không?

Lúc ấy Tiểu Hồng không những bị điểm huyệt câm, không sao nói lên được, chân tay lại bi trói chặt, cả cổ cũng bị xích chặt, vì thế nàng muốn gật đầu hay xua tay cũng không được. Nàng chỉ có thể trả lời Công Dương Mậu bàng về mặt đau đớn bẽn lẽn, ứa hai hàng lệ ra thôi.

Thấy tình hình ấy, Công Dương Mậu càng động lòng thương thêm, nên quyết tâm không quản ngại gì nguy hiểm, đi thẳng vào trong sân đá để cứu Tiểu Hồng, nhưng trong lúc ông ta vừa bước chân, thi đã nghe thấy có tiếng kêu “ùm ùm”, trước mặt bỗng nổi lên một làn sương mù trắng, ông ta sợ sương mù ấy có chất độc và bên trong sương mù lại có ám khí bắn ra, nên vội nhảy lùi về phía sau hơn trượng dể xem sao.

Làn sương mù ấy chỉ tỏa ra có giây lát đã tan rã liền nhưng khi ông ta nhìn lại nơi đó, thì lại giật mình kinh hãi vô cùng.

Thì ra chỉ trong nháy mắt, cái sân đá ấy đã có sự biến hóa rất lớn. Mặt sân rộng hơn mười rương ấy từ trong ra ngoài bỗng hiện lên bẩy thứ màu xanh, đỏ, lam, trắng, lục, vàng, tía.

Nhưng màu sắc ấy cứ từng cái vòng một bao trùm lấy nhau, nói tóm lại, một cái vòng tía bên trong còn có các vòng nhỏ đủ các thứ màu, nơi chính giữa là một cái vòng đỏ như máu.

Cái cột cao bấy trượng trồng ở trong vòng đỏ vẫn còn nguyên, bên trên vẫn còn trông thấy cái lồng sắt giam giữ Tiểu Hồng.

Công Dương Mậu rất kinh hoảng, vì ông ta thấy cái sân đá chỉ rộng hơn mười trượng như thế, mà trong nháy mắt đã có sự thay đổi như vậy, bên trong thế nào cũng bao hàm mai phục rất lợi hại, nên ông ta liền nghĩ:

– “Chả lẽ ta đã vào tới đây mà lại không dám thử thách, nhưng cần phải đặc biệt cấn thận mới được. Bằng không tên tuổi đã gây nên trong nửa đời với tính mạng già này sẽ bi tiêu hủy ở trong Bàn Long Giáp ở núi Lục Bàn này chứ không sai”.

Nghĩ tới đó, ông ta liền dẹp thái độ kiêu ngạo lại, dồn hơi sức vào đơn điền, vận công ra bách huyệt rồi nhẹ nhàng nhẩy vào trong sân đá, hạ chân xuống cái vòng tía bên trong cùng.

Ông ta vừa hạ chân xuống mặt đất, thì làn sương mù hồi nãy không hiểu ở đâu lại nổi lên tứ phía. Sương mù vừa rồi chỉ nổi lên một cái đã tan rã ngay, nhưng lần này càng bốc lên càng nồng, chỉ trong giây lát đã bao trùm cái sân đá ấy ngay.

Công Dương Mậu bị sương mù che lấp rồi thì Thiên Trạch ngồi ở trên lầu nhỏ lấy một cái ống kính dài, vẫn tựa cửa sổ nhìn về phía xa.

Cái ống kính ấy là của Long Cửu Uyên đặc biệt chế thành, có thể xem xuyên qua được sương mù, nên trong sân đá biến hóa như thế nào, nhìn qua ống kính ấy có thể trông rõ hết.

Công Dương Mậu thấy sương mù nổi lên liền ngừng chân lại không tiến lên nữa để đợi chờ xem nó biến hóa như thế nào.

Ông ta thấy sương mù càng lúc càng dầy đặc không sao trông thấy được Tiểu Hồng với cái lồng sắt ở trên đỉnh cột nữa và dưới chân cũng cảm thấy khác lạ, cái vòng mầu tía đã tự động quay tít, ông ta rất hiếu kỳ, nên cứ để yên xem nó biến hóa như thế nào.

Chỗ Công Dương Mậu vừa đứng đó là ở phía Đông Nam của cái cột, bây giờ dã chuyển sang phía Đông thì chỗ đứng sẽ lún xuống. Ông ta vội nhún chân một cái nhẩy sang bên tám thước, chỗ đứng vừa rồi đã thành một cái lỗ hổng, bên dưới có một chùm mưa kim màu xanh bắn lên, tuy Công Dương Mậu không bị ngã xuống dưới hố, nhưng vẫn bị mưa kim bao trùm.

Công Dương Mậu đã đề phòng từ trước, nên liền dở song chưởng lên tấn công một thế, làm mưa kim đó bị bay tán loạn tức thì. Nhờ thế công đó, ông ta đã biết những mũi kim ấy làm bằng gỗ chứ không phải bằng kim khí.

Ông ta vừa đẩy lui được phi trâm, thì thân hình đã quay sang phía chính Nam, lần này dưới đất không bị lún, nhưng lại có tiếng kêu “ùm”, bỗng có lửa bốc cháy, ông ta liền bị bao trùm trong đống lửa ấy.

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv