[Hồi ký Chiến tranh VN] Từ Chiến Trường Khốc Liệt

Chương 25



CHUYẾN ĐI SANG BÊN KIA CHIẾN TUYẾN

Tôi đã theo dõi tiến trình của cuộc chiến với sự quan tâm và vui mừng trở lại khi Gallagher cử tôi trở lại Sài Gòn đầu năm 1972. Tôi viết về vụ tấn công quân đội mới của người Bắc Việt ở vùng phi quân sự hóa và Tây Nguyên được biết đến như Chiến dịch Lễ Phục sinh. Đó là lúc tất cả lính dã chiến Mỹ ra khỏi chiến trường về nhà;

Đổ bộ Campuchia cách đó hai năm đẩy mạnh áp lực chính trị với chính quyền Nixon kết thúc cuộc chiến của người Mỹ trong chiến tranh. Chỉ những đơn vị tiếp tế và hỗ trợ ở lại, mọi cố gắng ở Paris trong vòng ba năm thỏa thuận hạ cánh mà người Mỹ đã thất bại và những cố vấn quân sự Hoa Kỳ vẫn còn ở trong chiến trường cùng lính Việt vẫn còn nguy hiểm và đe dọa mạng sống.

Báo chí tập trung viết về số ít người Mỹ còn lại và có xu hướng tập trung vào những sĩ quan có trách nhiệm nhất, giống như trong những ngày đầu tiên của chiến tranh. Tôi lái xe nhiều giờ trên con đường 13 tới khu vực chiến trường để thăm Trung tá Burr Mt.Willey, cố vấn lực lượng Việt Nam. Vào thời điểm đó, gặp hàng tá những tay viết tin nổi tiếng nhất ở Việt Nam trốn trong hào bên đường tránh những cuộc tấn công pháo cối và đạn là bình thường.

Ngày 19-6, Willey bị rocket bắn trúng, cùng lúc đó Moose, con chó lai màu xám của ông ta lóc cóc theo sau. Cả hai đều chết. Cái chết của ông ta vô nghĩa vì đó là hoàn cảnh cho sự rút lui của Mỹ, cho thấy Việt Nam trở nên ít quan trọng với Hoa Kỳ.

Vài ngày sau đó, John Paul Vann chết trong vụ nổ máy bay gần Kontum, sau một thập kỷ lần đầu tiên tôi gặp ông ta ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tôi thấy rằng những lời dự đoán thảm khốc của ông ta đã trở thành sự thật và ngày càng tiến triển cho tới khi ông ta trở thành người Mỹ có thâm niên ở Tây Nguyên.

Tôi đã mất nguồn tin tốt nhất và cũng là một người bạn tốt. Tôi gặp khó khăn với cái chết của ông ta. Hai tuần trước đó, Vann đưa tôi đi bằng trực thăng Huey của mình từ Plâycu tới Quy Nhơn ở vùng biển miền Trung. Ông ta lượn quanh những sườn đồi dốc quanh đèo Mang Yang nơi có đội Cơ động, đơn vị tác chiến 100 của Pháp đã bị tiêu diệt trong một trận mai phục nổi tiếng của Việt Minh vào năm 1953.

Ông ta nói với tôi: "Nếu tôi chết ở đây, tôi muốn được chôn ở Việt Nam giống như những người Pháp đã chết, đứng thẳng và hướng vế quê hương."

Nhưng Vann đã được chôn ở Nghĩa trang quốc gia Arlingtơn ngay ngoại ô Washington, D.C cùng những vinh dự quân đội. Khi giới báo chí tiếp tục đưa tin những tổn thất ở Việt Nam và Canlpuchia, những người bạn phóng viên ảnh của tôi là Larry Burrows của tạp chí Life và Koicha Sawada của UPL nằm trong số những người đã chết.

Nhiệm vụ năm 1972 kéo dài trong 7 tháng mệt mỏi viết và đánh giá tình hình ở cả Việt Nam và Campuchia. Hoa Kỳ cuối cùng cũng thỏa hiệp với Bắc Việt cả công khai và bí mật. Các quan chức nói rằng mọi việc sẽ tiến hành trước bầu cứ tổng thống tháng 11.

Chẳng có điều gì xảy ra về các cuộc thương lượng khi tôi đang trên đường về nhà vào tháng 9. Tôi dành cuối tuần ở Paris, nơi người ta đồn Henry Kissinger đang thỏa thuận bí mật với một chính khách Bắc Việt tên là Lê Đức Thọ.

Tôi thích thú quan sát từ ban công phòng mình trong Khách sạn Claridge ở Champs-Elysee, sau khi ăn tối ngon lành và đang ngủ thì cấp trên ở Phòng Ngoại sự AP gọi cho tôi từ New York vào lúc 4 giờ sáng giờ Paris với lời nhắn khẩn cấp gọi điện cho Gallagher. Tôi biết rằng kỳ nghỉ ngắn ngủi của mình đã kết thúc. Cuộc gọi đó chắc phải có điều gì quan trọng bởi nhân viên của chúng tôi hiếm khi cho phép bị quấy rầy vào cuối tuần. Gallagher đi thẳng vào vấn đề: "Cậu có muốn đi tới Hà Nội không?".

Tôi thở gấp, mặc dù lúc đó tôi cảm thấy cảm xúc dâng trào quen thuộc. Hà Nội là trung tâm của Bắc Việt, nơi đã thách thức một cường quốc mạnh nhất trên thế giới cả một thập kỷ. Rất ít người phương Tây từng tới đó. Đó vẫn còn là điều huyền bí.

Gallagher giải thích có ba tù binh người Mỹ được thả ở Hà Nội cho phái đoàn chống chiến tranh như một cứ chỉ thiện chí, và tôi được mời tham gia vào đoàn đó với tư cách phóng viên duy nhất. Rõ ràng những người cộng sản đang tạo ra cử chỉ công khai nhằm gây ảnh hưởng tới cuộc đàm phán hòa bình. Ông ta nói tôi trở về ngay lập tức, nói chuyện với nhà tài trợ rồi thông báo cho ông ta. Ông ta nói đã giữ chỗ trước về dự án đó và những người liên quan. Văn phòng chính phủ lo ngại rằng sáng kiến cá nhân có thể đe dọa tiến trình hòa bình.

Tôi rời Paris trong chuyến bay TWA đầu tiên, biết rằng chuyến đi đó là hiện thực thì tôi sẽ là nhân chứng cho sự khởi đầu kết thúc chiến tranh. Mặc dù Chính phủ Hoa Kỳ nghi ngờ về sự kiện đó và việc thả tù binh Mỹ được coi như bằng chứng người Bắc Việt sẵn sàng thỏa hiệp. Vấn đề trung tâm của đàm phán hòa bình là số phận của rất nhiều tù binh Mỹ.

Tôi trở về vào giữa buổi chiều, bắt taxi tới Đại lộ Waldo ở Riverdale, tới nhà của Cora Weiss, người cùng với các nhà hoạt động xã hội chống chiến tranh khác sẽ tham gia chuyến đi tới Hà Nội. Hai thành viên của đoàn, nhà hoạt động xã hội vì hòa bình David Dellinger và giáo sư Trường Đại học Yale Rev.William Sloan Coffin là những nhân vật quốc gia. Bà Weiss ít được công chúng biết đến hơn. Nhưng tôi hiểu ngay rằng bà ta là nguồn động viên của chuyến đi. "ở đây cậu được xem xét", bà ta thẳng thừng nói với tôi dẫn tôi vào phòng khách, nơi có ba đứa con nhỏ đang ngồi và chồng bà, Peter đang chuẩn bị pizza.

Cora Weiss là một phụ nữ đẹp với mái tóc xoăn nâu và nụ cười rạng rỡ có thể nhanh chóng đổi thành sự khinh miệt. Điện thoại trong phòng bếp reo thường xuyên. Cora nói với tôi nó được FBI và các cơ quan chính phủ cài ghi âm. "Trong vườn của Martha (nơi bà ta có một ngôi nhà) máy ghi âm to tới mức điện thoại khục khặc và nhảy lên suốt đêm dài, và tưởng tượng điều đó khi đang nằm trên giường với chồng", bà ta nói. Bà ta đã phản đối với nhân viên an ninh của Văn phòng chính phủ người đó nói rằng: "Đó không phải máy ghi âm của tôi, của tôi không mạnh như vậy, đó là của Laird". Melvin Laird là Bộ trưởng quốc phòng.

Cora nói với tôi rằng nhóm của bà ta lúc đầu mời phóng viên thường trú của CBS Mike Wallace. Khi anh ta từ chối, họ mời phóng viên tờ Thời báo New York Gloria Emerson nhưng cô ta nói không thể đảm bảo việc đưa tin mở rộng. Gloria đã giới thiệu tôi. Thông báo với tôi rằng tôi là lựa chọn thứ ba của họ, bà ta nói: "Họ nói với tôi, anh là một phóng viên tốt, công bằng nhưng với chúng tôi, anh cũng phải là người cộng tác dễ chịu; chúng ta có cả một hành trình dài để đi"'

Bà ta nói rằng nếu tôi được chọn, tôi sẽ phải là thành viên của bên chính thức để làm hài lòng quy định hành chính của người Bắc Việt Tôi nhận ra nhóm đó gồm Minnie Lee Gartley, người mẹ của một trong những phi công hải quân được thả, và Olga Charles, vợ của một phi công khác. Trong mọi hoàn cảnh, tôi chưa có điều kiện tiếp cận với tất cả những người tham gia và các nhà hoạt động của họ.

Cora tranh luận thẳng thắn một đống quy định cơ bản cho phép tôi thực hiện nghề nghiệp mà không vi phạm bí mật của họ. “tôi không muốn anh nói chuyện với CIA và tôi không muốn anh làm nguy hiểm tới việc trao đổi tù nhân tương lai", bà ta nói. "Tôi không mong đợi sự thông cảm chính trị của anh cho nguyên nhân của chúng tôi nhưng tôi mong sự thông cảm cá nhân của anh với những gì chúng tôi đang làm".

Tôi hỏi bà ta mong đợi những câu chuyện được viết như thế nào và bà ta đáp: “một câu chuyện chính xác và đầy đủ về chuyến đi". Tôi cố gắng thuyết phục Cora rằng tôi chuyên nghiệp và nhã nhặn. Sau hai giờ nói chuyện, tôi dường như đã thuyết phục được Cora, con cái và chồng bà ta nhưng bà ta yêu cầu thêm một cuộc gặp với David Dellinger. Ông ta sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào đêm đó.

Tôi mong đợi một cuộc đối đầu nhưng ông ta là một quý ông dễ chịu với khiếu hài hước châm biếm. Khi ông ta tới căn hộ của tôi, tôi mời bia, ông ta vui vẻ đồng ý. Ông ta vừa chứng kiến một cuộc tuyệt thực phản đối chiến tranh dài. Sau cuộc nói chuyện ngắn, ông ta nói cảm thấy những bài tin trung thực và chính xác của một phóng viên độc lập là điều mong muốn nhất của mọi người trong chuyến đi và ông ta đồng ý tôi đi. Ông ta chỉ phân vân là người Bắc Việt sẽ phản ứng ra sao.

Ngày hôm sau Wes Gallagher khuyên tôi nên cẩn thận về những gì tôi hành động và những gì tôi viết. Cả Anthony Lewis của tờ Thời bảo New York và Jane Fonda đã gánh chịu cơn sóng nhận xét về chuyến thăm Hà Nội của họ đầu năm đó. Wes nhìn tôi dưới những vết nhăn: "Peter, đó là danh tiếng của cậu và cả của tôi trong chiến tuyến lần này".

Cora Weiss nhấn mạnh với tôi về yêu cầu bí mật trong mọi sắp xếp Bà ta bị thuyết phục rằng FBI và cơ quan an ninh chính phủ khác sẽ cản trở họ. Bà ta cũng rất lo lắng về những máy ghi âm điện thoại tới mức xử lý mọi chuyện bằng viết tay, đặc biệt với các dịch vụ du lịch, những người yêu cầu sử dụng điện thoại trả tiền.

Bà ta đồng ý với những người Bắc Việt họ sẽ hộ tống ba phi công được thả trên toàn bộ đường bay về Hoa Kỳ, nhưng bà ta lo lắng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ sẽ can thiệp dành quyền bảo trợ các phi công nơi nào đó trong hành trình trở về nhà. Do vậy, bà ta tư vấn một hành trình trở về khác thường, từ Hà Nội qua Bắc Kinh và Mátxcơva, sau đó Copenhagen trên hành trình trở lại New York.

Để giành được sự tán thành, tôi mời mọi người sâm banh khi chúng tôi cất cánh ở sân bay Kennedy và tôi giữ trôi chảy mối quan hệ trong phần còn lại cuộc hành trình. Đoàn đi gồm Richard Falk, một chuyên gia luật quốc tế để lộ ra sự khôn ngoan lặng lẽ. Reverend Coffin là một người đồng hành du lịch huyên náo, đầy nhiệt huyết và tin rằng phong trào chống chiến tranh của người Mỹ thích thú quyền gia nhập với người Bắc Việt. "Chúng ta gần với họ hơn cả người Nga hay người Trung Quốc bởi vì chúng ta muốn chiến tranh kết thúc và họ biết điều đó".

Chúng tôi bay chặng đường cuối cùng trên chuyến bay quốc tế từ Viêng Chăn, bay qua những ngọn núi hồng của Lào và thung lũng có dòng sông bị đánh bom của miền Bắc Việt Nam để hạ cánh gập ghềnh tại sân bay Gia Lâm ở ngoại ô Hà nội.

Máy bay của chúng tôi là chiếc duy nhất trên mặt đất. Những tòa nhà sân ga khiêm tốn, phản chiếu ảm đạm so với những khu ngổn ngang nhà chứa máy bay, tòa nhà bảo dưỡng và sân ga tại sân bay Tân Sơn Nhất từng là sân bay bận rộn nhất trên thế giới. Chúng tôi được một đoàn nhân viên người Việt đón. Họ ra máy bay cùng những người lính đội mũ sao đỏ và những khẩu AK 47 trên vai.

Khi cửa mở, tôi hăm hở xuống máy bay, tới tòa nhà sân ga, bắt đầu đánh bản tin bằng chiếc máy đánh chữ nhỏ của mình. Tôi nhận ra phóng viên thường trú Richard Dudman của tờ tin St.Louis Post Dispatch chuẩn bị rời đi. Tôi đoán anh ta có thể là người đưa thư cho tôi. Các nhân viên Việt Nam và lính an ninh tập trung xung quanh tôi, ngạc nhiên khi tôi đánh máy và lưỡng lự ngăn tôi giao bản tin cho Dudman, họ đòi phải đọc nó trước nhưng máy bay chuẩn bị rời, Dudman đặt nó vào túi áo khoác và lên đường trong chuyến bay trở về Viêng Chăn.

Trú ngụ trong một boong ke có bao cát tại sân bay từ một cuộc tấn công bằng bom từ xa, Cora Weiss lịch sự quở trách tôi, giải thích tôi giờ là thành viên chính thức của đoàn và chúng tôi cần phải theo mọi thủ tục. Tôi đồng ý là sẽ chú tâm hơn nhưng cảm thấy mình là một phóng viên trước và nhiệm vụ phái viên chỉ đứng thứ hai.

Sự kích động của chuyến đi thăm thủ đô phía bên kia là câu chuyện tin choán hết thời gian, mặc dù một vài phóng viên đã đả động tới hành trình xuất phát đó. Nhưng tôi có những chi tiết sốt dẻo: việc thả ba tù nhân chiến tranh Mỹ được giam giữ trong nhà tù "Hỏa Lò" ở Hà Nội và sự có mặt của một người mẹ tù nhân, một người vợ đang run lên hạnh phúc nhưng lại lo sợ về mối nguy hiểm bất ngờ khi tới thăm vùng chiến.

Các nhân viên an ninh yêu cầu chúng tôi ở trong những ngôi nhà bên đường cách Hà Nội khoảng 2 dặm vì đợt tấn công không quân phía xa của Mỹ và có hơn hai lệnh báo động vào buổi chiều đầu tiên sau khi chúng tôi lấy phòng ở Khách sạn Hòa Bình. Bộ váy bằng lụa hoa của Olga Charles dính đất, nhàu vết bẩn. Khi tới khách sạn, cô ta vừa bước vào phòng tắm thì chuông báo động rú lên khiến cô ta mặc quần áo từ phòng tắm chạy xuống mê hồn trận những phòng đằng sau và hành lang tới căn hầm bằng bê tông trú ẩn. Nhìn thấy chúng tôi ngồi đó, cô ta nói: "Tôi thật ngốc nghếch khi nghĩ rằng Washington sẽ dừng ném bom trong khi chúng ta ở đây".

Tôi được một cô gái trẻ tên Liên hộ tống khi rời khách sạn và đi bộ quanh thành phố. Cô ta phàn nàn với tôi về việc có ít đồ ăn. Cô ta đổ lỗi việc đánh bom của người Mỹ đã cắt giảm nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm từ vùng nông thôn. Sự vất vả làm cô ta trông già hơn tuổi và khi tôi hỏi cô ta có người yêu chưa, cô ta có muốn lấy chồng không, cô ta đều trả lời "không" với cả hai câu hỏi. Cô ta đang thực hiện "Ba điều hoãn: hoãn yêu, hoãn cưới, hoãn có con" tới tận khi chiến tranh kết thúc.

Hà Nội trông mệt mỏi như cô ta; bụi bao trùm thành phố giống như tờ giấy gói bằng nhựa, đóng kín quá khứ. Những tòa nhà thuộc địa của người Pháp cũ to lớn, sạch sẽ nhưng mờ nhạt. Trong một số cửa hàng nhỏ ở khu phố đông dân cư, những màu sơn đã ngả màu thời gian và những căn nhà bằng gỗ đang mục rũa. Xe điện kiểu Pháp cũ kĩ leng keng chạy dọc cùng những xe đạp thong dong. Vài động cơ gắn máy bấm còi trên đường phố là những di vật từ những chiếc xe đã qua sử dụng của Liên Xô.

Người dân mặc những bộ đồ màu tối, thường là quần đen và áo trắng hoặc xám. Tôi nghĩ về Sài Gòn, nơi tôi vừa ở đó cách đấy một tuần, một thành phố mang vẻ bề ngoài hào nhoáng với những xe máy, xe ô tô thể thao, nước hoa, xịt tóc và sự khác nhau rất lớn trên đường phố giữa người giàu và người nghèo.

Cô gái phục vụ bay ở Khách sạn Hòa Bình nói cô ta chỉ có mỗi chiếc áo màu trắng và đôi quần màu đen, "và tôi phải giặt chúng mỗi đêm để mặc vào ngày hôm sau". Tôi nghĩ tới những người giúp việc tôi thuê ở Sài Gòn thường mặc những bộ áo dài lụa và mang túi đính hạt cườm.

Hầu hết mọi nơi trong thành phố, người dân Sài Gòn sống với cuộc chiến diễn ra ở xa vùng nông thôn. Ở Hà Nội cuộc chiến đến, rít trên cánh những máy bay ném bom. Tôi nhận ra một bảng tin to ở quảng trường chính của thành phố với bản đồ miền Nam Việt Nam trang trí những ngôi sao chiến thắng màu đỏ trên các vùng chiến trường và tôi nhận ra khi nhìn thấy bản đồ tương tự trang trí ở quảng trường Lam Sơn và cũng ghi nhận chiến thắng ở những chỗ tương tự. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Tôi chứng kiến cảnh người dân Hà Nội rất khẩn trương mỗi khi nghe tiếng loa phát ra: “Máy bay địch cách 70km", "Máy bay địch cách 50km", rồi còi báo động vang lên khi máy bay tấn công trong bán kính 40 km. Mọi người nhanh chóng tìm hầm trú ẩn dọc trên các đường phố hoặc những dân phòng đẩy họ vào những nơi trú ẩn rộng hơn bên cạnh Công viên Thống Nhất ở trung tâm thành phố. Sau đó là sự im lặng nặng nề, một sự im lặng khi mọi người chờ đợi những chiếc máy bay ném bom tới gần thế nào và mức độ bắn phá ra sao.

Những người chị em song sinh của Nina sống ở Hà Nội, một người em trai bằng tuổi tôi là giáo viên dạy toán ở một trường học có vợ và gia đình trẻ, còn người chị là bác sĩ quân y, một người anh khác sống ở Hà Nội đã chết cách đó nhiều năm vì bị ốm. Họ ở lại cách đây 18 năm khi gia đình Nina di tản vào Nam. Trong một buổi tiệc ngay sau khi tôi tới Hà Nội, một người đàn ông Việt Nam tầm trung niên giới thiệu anh ta là trợ lý tại Đại sứ quán Ấn Độ và là anh em đồng hao của tôi. Tôi lặng lẽ hỏi anh ta để thỏa mối quan tâm của mình. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Chúng tôi tiếp nhận ba phi công Mỹ tại cuộc họp báo lớn ngay sau khi tới, trong hội trường đầy các phóng viên và camera truyền hình từ các tổ chức báo chí cộng sản. Sự kiện được tổ chức nhằm mục đích tuyên truyền tối đa. Những phi công xuất hiện trên sân khấu mỉm cười trong bộ đồ mới may, nói những lời đánh giá cao người bắt giam mình và hy vọng việc thả họ sẽ nhanh chóng đem lại hòa bình.

Minnie Gartley và Olga Charles dành cả buổi sáng tại hiệu làm đẹp ở trung tâm Hà Nội. Bà Garley ôm chầm đứa con trai tóc vàng cao lớn, Trung úy Mark Gartley bị giam giữ bốn năm. Olga Charles hôn chồng, Trung úy Norris Charles bị giam giữ 10 tháng. Phi công thứ ba, Thiếu tướng Không lực Edward Elias là người bị bắn hạ trước đó bốn tháng, anh ta đã mong đợi vợ hoặc cha tới đón, nhưng anh ta dường như thất vọng. Tôi là phần thưởng an ủi của anh ta. Chúng tôi được xếp ở chung tại khách sạn.

Thiếu tướng Elias là người kín đáo nhất trong ba người và yên lặng hơn khi anh ta đọc thư của mình và biết rằng chuyến đi này gây nên tranh cãi như thế nào và vì sao gia đình anh ta không tới Hà Nội bởi sự phản đối của Bộ quốc phòng. Tôi nghĩ anh ta bị phá rối khi có một phóng viên ầm ầm đánh những tin bài trong phòng muộn vào buổi tối, nhưng anh ta tiếp tục giữ sự quan tâm cho chính mình.

Sau một vài ngày, Thiếu tướng Elias trở nên nói nhiều hơn và nói cho tôi nghe về cuộc sống ở trại giam và anh ta so sánh những giấc mơ đó như thế nào với những người bạn của anh ta. Trong hai tháng đầu tiên ở trại giam không ai có mơ ước cả. Tháng thứ ba họ bắt đầu mơ đến thức ăn. Và sau tháng thứ tư họ mơ tới tình dục.

Trong một chuyến đi thực tế, chúng tôi đi theo lộ trình mà Jane Fonda và viên Chưởng lý Hoa Kỳ Ramsey Clark đã đi đầu năm đó, lái xe về phía nam tới thành phố Nam Định và nhà thờ Phát Diệm, cả hai nơi đều bị máy bay Mỹ đánh bom tàn khốc. Khi chúng tôi nhảy dựng vì xóc dọc theo những đường cao tốc hẹp trước khi bình minh, câu nói dập khuôn về cộng sản Việt Nam luôn là “sức mạnh con kiến" và sự thích ứng đặc biệt của người dân đối với hoàn cảnh khó khăn trở nên sống động trước mắt chúng tôi.

Những trái bom nổ thẳng vào các đường xe ô tô hoặc trên những con đường dọc theo, chúng tôi chứng kiến những bóng người làm việc với những đống đổ nát. Những người khác chuyển đống đổ nát ném vào các hố bom. Trời sáng, chúng tôi đi qua đoạn giao đường sắt ở Phủ Lý, chúng tôi nhìn thấy những bóng người đó là những người phụ nữ. Họ san lấp hố bom.

Chiếc ô tô mui kín Volga kiểu Nga chở chúng tôi đang đi bị sa lầy, những người phụ nữ lội ra khỏi bùn đất, tập trung xung quanh chúng tôi, họ cười, hướng dẫn và đẩy xe chúng tôi lên đường. Đối với Thiếu tướng Elias đi cùng với tôi, một phi công Mỹ kinh nghiệm từng thường xuyên lái máy bay do thám, đó là bài học, tận mắt chứng kiến vùng nông thôn.

"Có nhìn thấy những đống mộ đằng kia không?", Elias hỏi tôi khi chờ phà qua sông nơi cầu đã bị phá hủy. Tôi nhìn thấy cảnh tượng đồng quê với những con bò đang gặm cỏ trên mảnh đất thanh bình. Chúng là những hầm bắn phá máy bay với họng súng bên dưới", Elias nói. "Chỉ cần máy bay tới và họ sẽ nhả đạn ra thổi tung. Những thứ này rất khó quan sát. Đó phải là những chuyên gia am hiểu hình ảnh mới nhìn ra chúng". Khi mặt trời lên, Elias quay bên nọ bên kia. “Nhìn thấy vị trí hỏa lực đó không? Chúng là loại 85s, còn cái kia có cả nửa tá 50 li". Với tôi, tất cả đều trông giống như những cây chuối.

Những gì bất ngờ với phi công đó là việc mở rộng đường tiếp tế của miền Bắc Việt Nam, một minh chứng cho những năm đánh bom của Mỹ đã thất bại về mục đích. Từ khi rời Hà Nội lúc 4 giờ sáng tới khi chúng tôi trở về 8 giờ tối hôm sau, chúng tôi gặp những đoàn xe hộ tống bên đường đi, và hàng đống thùng đựng đầy xăng. Suốt thời gian ban ngày, chúng tôi đi qua nhiều xe tải vận chuyển đỗ dưới gốc cây. Chúng trông dễ bị nguy hiểm nhưng Norris Charles nói với tôi: "Chúng tôi không bao giờ nhìn thấy những thứ này từ trên không và khi ai đó muốn xuống gần để xem thì coi chừng, blam blam".

Mark Gartley nhớ lại khi bay trên vùng đó cách đây vài năm: tưởng là không có người ở nhưng thực ra rất đông đúc sự sống. Elias nhận xét đó là chiến thuật chống lại tư tưởng: "Tôi chỉ phân vân là chiến thuật còn đi xa đến đâu nữa bởi người Việt Nam thường đánh bại điều đó".

Một ngày sau khi chúng tôi trở về Hà Nội, một nhân viên tên là Liễu vẫy tôi lại một bàn ở góc tiền sảnh Khách sạn Hòa Bình. Ông ta nắm chặt ba bản sao bài viết tôi đã viết trước đó 8 tiếng về chuyến đi thực tế. Thông thường ông Liễu nở nụ cười thân thiện và nói tiếng Việt, nhưng lúc này ông ta có khuôn mặt giận dữ, sử dụng tiếng Anh có thể hiểu được nhưng đứt quãng.

“Ông At", ông ta bắt đầu, "Tôi biết ông có quyền để viết bất kì điều gì ông muốn về nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, trong đoạn thông tin này có những điều mà chúng tôi thật sự không hài lòng" và do vậy bắt đầu cuộc tranh cãi dài cả tiếng đồng hồ về bản tin mà ông ta khẳng định quá nhiều nhấn mạnh về tính tiêu cực.

"Chúng tôi buộc những phi công tuyên bố những lời buộc tội về sự tàn phá", ông ta nói. Tôi thấy rằng đó là những gì ông ta hiểu tôi như sự có mặt thường thấy của những phóng viên ảnh và phóng viên bộ đàm, những chất vấn các quan chức tỉnh và những người nói rằng họ là nạn nhân bị thả bom, những người đã hỏi các thành viên của đoàn với hàng loạt câu hỏi kiểu như: "Các ông nói gì về sự hủy diệt do máy bay Mỹ gây ra”

Cuối cùng tôi cũng giới hạn mối quan tâm của ông Liễu đối với hai đoạn trong bài viết của mình. Trong một đoạn tôi viết rằng nhân viên địa phương dường như đặt quá nhiều câu hỏi và làm phiền những người phụ nữ Mỹ. Trong đoạn khác tôi trích lời của Mark Gartley: "Anh ta cảm thấy người Bắc Việt thất vọng khi anh ta không công khai buộc tội chiến tranh".

Tôi đồng ý xóa bỏ ý nghĩa của từ "Pushing" bởi vì ông Liễu dịch nghĩa đơn thuần của từ này có nghĩa "Forcing", nhưng tôi nài nỉ giữ lại lời trích dẫn của Gartley. Ông Liễu dường như hài lòng với chiến thắng nhỏ nhoi của mình, bắt tay tôi và nói rằng bản tin sẽ được đánh máy chuyển đến văn phòng Paris của AP ngay lập tức. Sự thỏa thuận tương tự xảy ra với mỗi câu chuyện tôi viết nhưng người Bắc Việt không nài nỉ sự thay đổi nào liên quan tới mức độ nghề nghiệp.

Liên lạc từ một Hà Nội bị chiến tranh tàn phá với thế giới bên ngoài giới hạn vài giờ mỗi ngày tới Paris và Hồng Kông. Những bài viết dài của tôi có xu hướng chất đống tại bưu điện, văn phòng đánh máy và khi tôi phàn nàn việc chậm trễ, cô Liên nói với tôi: "Thứ nhất là ông gửi quá nhiều và thứ hai nước tôi là một nước nông nghiệp chứ không phải nước công nghiệp, do vậy không nên mong đợi những điều kì diệu từ chúng tôi".

Một buổi chiều chúng tôi được gặp Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng tại nơi ở chính thức của ông gần lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng tôi nhâm nhi trà và nói chuyện khoảng một tiếng, sau đó chúng tôi đi dạo quanh sân bỏ qua cái nóng buổi chiều. Tôi quan tâm tới sự chân thành giữa các thành viên của nhóm chống chiến tranh và lãnh dạo người Việt. Thủ tướng Phạm Văn Đồng vỗ vai tôi và ca ngợi những bài viết của tôi từ mặt trận.

Khi trở lại khách sạn, tôi thảo luận với Cora Weiss rằng bà ta và đội của bà ta tin quan điểm của Chính phủ Bắc Việt hơn của chính họ. Cora đáp rằng chính sách của Mỹ đi ngược với hòa bình thế giới nên tương lai của Việt Nam nên hoàn toàn nằm trong tay những người Việt, Mỹ không có quyền ở đó và rút quân là giải pháp duy nhất.

Trước khi rời Hà Nội, chúng tôi được triệu tập tới một tòa nhà chính phủ ở trung tâm trong một căn phòng trống vài hàng ghế cùng những chai bia địa phương và những chiếc ly to trên bàn. Bảy người Mỹ bước vào vận bộ đồ nhà tù với đôi tay dang rộng và khuôn mặt nặng nề. Họ ôm chúng tôi và hét ra lời chào hỏi.

Họ là một vài người trong hơn 400 phi công Mỹ bị giam giữ ở Hà Nội và tất cả đều muốn về nhà. Họ khó nói hết cảm xúc của mình, và cuộc nói chuyện diễn ra - những bức thư từ gia đình, cuộc sống trong trại giam, những lời nhận xét về chiến tranh. Tất cả đều sẵn sàng chống lại chính sách của Chính phủ Mỹ. Tôi không biết có bao nhiêu người tù khác cũng có suy nghĩ giống vậy hay do những áp lực mà họ chịu đựng.

Cuộc nói chuyện tiếp diễn. Những ly bia cùng chạm và bạn có thể gần như quên đi những người đàn ông này là tù nhân cho tới khi nhận ra bạn chạm vào họ qua bàn thì vực sâu là vô hạn. Chúng tôi có thể rời căn phòng đó, leo lên máy bay về nhà, còn họ là những con tin cho những thương lượng hòa bình mà cả hai bên đều không muốn kết thúc. Một nhân viên Bắc Việt nhanh chóng đứng lên, tuyên bố chuyến bay của chúng tôi khởi hành. Những người tù uống cạn ly và được giải đi.

Hành trình trở về nhà cùng những phi công được thả tự do theo cảm nhận chính trị thì nguy hiểm như những chuyến bay trước đây đã làm họ bị bắt.

Bắc Kinh là điểm dừng lại đầu tiên của chúng tôi. Rõ ràng chúng tôi không hoàn toàn được nghênh đón. Chúng tôi được xếp vào một xe bus và đưa về một khách sạn khiêm tốn qua đêm. Họ nói chúng tôi không được rời khỏi phòng và những người lính gác vào vị trí ở hành lang để tăng cường sự hạn chế. Nhưng Bắc Kinh dễ chịu với Washington, xa Lầu Năm góc và do vậy an toàn. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Cora coi Mátxcơva là điểm nguy hiểm đầu tiên vì mối quan hệ thân thiện giữa Tổng thống Nixon và lãnh đạo Xôviết, Leonid Brezhev. Bà ta lo lắng những người Xôviết sẽ cho phép những phi công do phía Hoa Kỳ yêu cầu được bay về nhà độc lập, xì hơi quả bóng công khai mà tôi góp phần tạo ra.

Trong thời gian dừng chân ở thành phố của người Serbirian của Novosibirsk, một hướng dẫn viên du lịch thông báo một phái đoàn các nhân viên Đại sứ quán Mỹ sẽ đón chuyến bay của chúng tôi khi hạ cánh ở Mátxcơva. Cora mong đợi họ sẽ yêu cầu ngay lập tức cho những người phi công được tự quyết định.

Mọi người tập trung trong một quán cà phê sân bay để bàn bạc về kế hoạch hành động. Lúc đầu, Thiếu tá Elias kiên quyết tuân theo mệnh lệnh. Khi chúng tôi rời Hà Nội, ông ta nói với mọi người: "Tôi sẽ đi cùng những nhân viên Mỹ đầu tiên yêu cầu điều đó". Mark Gartley bị ảnh hưởng bởi mẹ và do vậy là phi công hợp tác nhất. Norris Charles và Olga nhìn chung tránh tranh luận.

Richard Falk, tay luật sư của chúng tôi cho rằng vào lúc đó không một phi công nào phải tuân lệnh hợp pháp với các mệnh lệnh của một sĩ quan cấp trên và do vậy sẽ không bắt buộc đáp lại lời đề nghị của các nhân viên đại sứ quán nếu họ không muốn làm vậy. Nhưng đó chỉ là ý kiến của anh ta. Những phi công lo lắng rằng từ chối mệnh lệnh trực tiếp thông báo với Đại sứ Mỹ là chống đối quân sự. Vấn đề đó không rõ ràng. Cuối cùng luật sư Falk đã giành chiến thắng với mọi người.

Sân bay quốc tế Mátxcơva thường là một trong những khu an toàn nhất thế giới nhưng vào đêm đó về cơ bản chính quyền Xôviết đã rút hết lính gác. Chúng tôi bước xuống máy bay trong sự chào đón nồng nhiệt của giới báo chí quốc tế, các nhân viên phương Tây đủ loại, các nhân viên hàng không, và những người đứng kín xung quanh hò hét và xô đẩy. Tôi nhận ra Murray Fromson của bản tin CBS trong đám đông và cảm thấy anh ta bám vào vai tôi khi hét lên một câu hỏi mà tôi không thể nghe thấy trong tiếng ồn.

Chúng tôi tiến lên phía trước lối vào sân ga và bị tắc trong hành lang khi tôi nghe thấy tên tôi được gọi bằng giọng trầm, tôi quay lại và nhìn thấy Lữ đoàn trưởng, Tướng Sam Wilson, tùy viên quân sự Đại sứ quán Mỹ mà tôi đã biết ở Việt Nam. Ông ta mời tôi nghỉ một đêm thoải mái ở đại sứ quán nhưng tôi nhớ chỉ thị của Cora tránh tiết lộ với chính quyền và tôi từ chối ông ta.

Một nhân viên tự giới thiệu mình là nhà ngoại giao Mỹ cố gắng chặn hành trình của những phi công nhưng bị Coffin gạt sang bên. Falk liếc tay đó và thét lên: "ông không có quyền ra lệnh những người đàn ông này trong địa phận nước ngoài" và sau đó chúng tôi đều ở trong sân ga tới tận khi kết thúc ở văn phòng hàng không SAS.

Nhân viên đại sứ quán giải thích anh ta được chỉ thị giúp đỡ những phi công một chuyến bay thoải mái về nhà bằng trực thăng của Không lực Hoa Kỳ và đó sẽ là mong muốn chung của tất cả mọi người. Olga Charles nhìn về phía Norris, nghiến răng từ từ lắc đầu mặc dù chồng cô ta có lẽ muốn chấp nhận lời đề nghị nhưng anh ta kiên quyết: "Điều chúng tôi quan tâm nhất là được trở về như cách chúng tôi đã lập ra, trên một chuyến bay dân sự cùng nhau".

Nhân viên đại sứ quán rất thất vọng nhưng không đưa ra mệnh lệnh trực tiếp. Thay vì đó anh ta lặng lẽ nhận xét trước khi rời: "Tôi tôn trọng những mong muốn của các anh và sẽ thông báo cho Washington điều đó". Bên trong căn phòng nhỏ, căng thẳng biến mất và Cora Weiss nở nụ cười rạng rỡ, tuyên bố nồng ấm rằng: "Tôi tự hào vì các bạn, các bạn đã hoàn thành" và bà ta bắt tay tất cả.

Chúng tôi tới Copenhagen vào sáng hôm sau, có một buổi họp báo ngắn theo dự định. Một vài nhân viên ở Đại sứ quán Mỹ đi trên máy bay cùng chúng tôi gồm một sĩ quan là bác sĩ quân y mang theo một va li lớn với kích cỡ có thể chứa cả gian hàng. Tôi nói với Coffin rằng cái va li đó có thể chứa những bộ quân phục.

Tôi đã đúng. Tay sĩ quan đã thuyết phục họ như thế nào tôi không chắc nhưng ba người lính của chúng tôi thay đổi sau một giờ ngoài sân bay Kennedy, làm thất vọng Minnie Gartley rất nhiều, bà cố nén sự tức giận khi đứa con trai rời máy bay cùng hai phi công kia trong sự hộ tống của quân đội.

Vào lúc này tôi đã kiệt sức. Tôi giao câu chuyện của mình cho một phóng viên AP khi làm xong thủ tục nhập cảnh. Khi đi qua đám đông, tôi cảm thấy một đôi tay trên vai mình, một phóng viên ảnh đang nhìn tôi và sau đó nhìn thấy thẻ báo chí New York trên cổ tôi. Một đồng nghiệp gọi anh ta: “anh ta không phải là một trong số họ sao?" và tay phóng viên ảnh đáp lại: "à, anh ta là một trong những người tốt" và tôi hiểu, sau đó tôi trở về ngôi nhà ở New York

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv