Tống Dương cười:
- Dân giàu nước mạnh, rất đơn giản, chỉ cần Nam Lý sinh ra nhiều hiền tài sẽ có.
Bây giờ thì Tư Mã đại nhân trở mặt, muốn đập bàn quát mắng, may mắn có Lưu thái thú nhanh tay cản y lại.
Tống Dương làm như không thấy, thong thả tiếp tục nói:
- Thiên tài là người như thế nào? Xưa có người tạo ra cày thép, giúp người nông dân làm ít được nhiều, có người nghĩ ra bàn đạp, giúp kỵ binh rong ruổi chiến trường, có người phát minh ra cái cưa, giúp nghệ nhân có thể làm ra những đồ tinh xảo. Những người này đều là thiên tài. Có thể mượn sức bản thân thay đổi thiên hạ, khiến cho việc sản xuất trở nên đơn giản lại có hiệu suất cao, giúp binh mã trở nên mạnh mẽ đáng sợ, người như vậy chính là thiên tài. Nếu Nam Lý chỉ cần sinh ra nhiều thiên tài một chút, thì làm sao lo không thịnh vượng… Nhưng thiên tài từ đâu mà đến?
Ví dụ như nghề thợ rèn, một ngàn thợ thủ công tốt khi còn sống, ít nhất sẽ có một trăm người tập trung tâm sức tìm cách làm sao dùng ít sức mà hiệu suất cao lại không làm mất đi sự tinh xảo, trong một trăm biện pháp đó, có lẽ có mười là khả thi, mười biện pháp khả thi có thể bù hỗ lẫn nhau, dung hợp lại, cuối cùng đúc kết lại có lẽ chính là bàn đạp, cày sắt năm đó. Con số ta nói không cần so đo, chỉ cần hiểu được đạo lý là tốt rồi. Thiên tài không phải là chui từ dưới đất lên, mà là từ nhân tài mà thành. Chỉ có nhân tài đủ nhiều mới có thể hy vọng sinh ra thiên tài. Muốn có thiên tài, kiểu gì cũng phải có nhiều nhân tài…. Nhân tài, lại là cái gì?
Hoặc văn thao, hoặc võ lược, hoặc chế tạo kim loại, hoặc thuốc men châm cứu, hoặc chiêm tinh bói toán…. Trong rất nhiều ngành học ít nhất đều có người tinh thông, có thể phát huy sở trường vì nước, mới có thể cho là nhân tài. Nhân tài lại từ đâu mà đến?
Nhân tài từ trong dân mà ra? Hiện giờ dân chúng Nam Lý ta, trong mười người có một người biết chữ, trong mười người biết chữ may mắn mới có một người được dạy cẩn thận chuyên một nghề, trong số mười người có nghề mới có thể có một vị nhân tài. Tuy nhiên, nếu tất cả dân chúng đều biết chữ, mỗi người đều biết tính toán, mỗi người đều có cơ hội được học chữ, nhìn xem hiểu được chữ nghĩa của các bậc thánh hiền tiền nhân, Nam Lý ta có bao nhiêu người?
Bỗng nhiên Tống Dương đổi câu chuyện:
- Trời đất ảo diệu vô cùng vô tận, ta may mắn ngộ ra một điều: thay đổi về chất là bắt nguồn từ thay đổi về lượng. Đó là đạo lý của trời! Có nhiều người đọc sách nhân tài mới có thể không ngừng xuất hiện, có nhiều nhân tài hơn mới có hy vọng có thiên tài. Ta nói đọc sách, không chỉ là đọc kinh luân văn vở, mà là văn, võ, quân, y và các loại khoa học khác, là giáo dục tổng hợp.
Sự tức giận trên khuôn mặt Tư Mã đại nhân không biết từ khi nào đã tiêu tan không còn, mà nhíu mày suy ngẫm, đặc biệt khi nghe tới câu "thay đổi về chất là bắt nguồn từ thay đổi về lượng", hai mắt rõ ràng sáng lên.
Mà Tống Dương vẫn không ngừng nói:
- Muốn dân giàu nước mạnh, muốn có nhân tài kiệt xuất, muốn có vô số nhân tài? Chỉ có một biện pháp là mở trường học, mở dân trí. Từ triều đình thiết lập học đường, biến tư thục thành công học.
Nói tới đây, đột nhiên Tống Dương im lặng, trầm ngâm một lát, sau đó đưa tay chỉ vào từng điểm từng điểm trên đài cao, nói cực kỳ bất kính:
- Hiện giờ Nam Lý, không nhờ ngươi, không nhờ ngươi.
Lại chỉ tay xuống dưới đài:
- Cũng không trông cậy vào các ngươi, cũng không trông cậy vào ta! Tất cả đại nhân càng không thể trông cậy vào! Mỗi người đều phải mưu sinh, mặc dù trường học miễn phí, nhưng các ngươi còn ai có tinh lực, tâm tư đi đọc sách? Huống chi có tâm tư đi nữa, có đọc sách cũng sẽ không thấy được hiệu quả gì. Muốn dân giàu nước mạnh, ngươi ta đều không thể dùng, chỉ có… trẻ con! Những đứa trẻ ngày hôm nay mới là nơi để Nam Lý đặt hy vọng hùng bá khắp nơi!
Mở rộng trường học, giáo dục bắt buộc, dạy tất cả các khoa, đợi tới khi đủ tuổi nhất định sẽ chọn những người ưu tú trúng tuyển, được quốc gia giúp đỡ tiếp tục đào tạo sâu. Từ chọn lựa nhân tài cho quốc gia trở thành bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia. Đây là nhận thức một ngàn năm sau vẫn đúng, đương nhiên Tống Dương cũng không ngoại lệ, thong thả nói…
- Xét đến cùng, chỉ có ba chữ: Thiếu niên cường!
Đại khái nói qua hình thức quản lý trường học, chỗ tốt của bao hết chi phí trường học, cuối cùng Tống Dương cao giọng:
- Thiếu niên giỏi thì nước giỏi. Thiếu niên giàu thì nước giàu. Thiếu niên độc lập thì quốc gia độc lập. Thiếu niên tự do thì quốc gia tự do. Thiến niên tiến bộ thì quốc gia tiến bộ. Thiến niên thắng Trung thổ thì quốc gia thắng Trung thổ. Thiếu niên hùng khắp thiên hạ thì quốc gia hùng khắp thiên hạ.
Đây là bài "Lời giáo huấn Thiếu niên Trung Quốc",là danh ngôn của Lương Khải Siêu tiên sinh, là kinh điển đời trước Tống Dương đã đọc làu làu, tuy "Độc lập, tự do" trong đó không phải từ của đời này, nhưng Tống Dương cũng không đành thay đổi. Nhưng "Âu Châu, Địa cầu" trong đó thật không đổi không được, bị hắn biến thành "Trung thổ, thiên hạ"
Lời nói cô đọng, đạo lý cũng không phải vô nghĩa. Nam Lý suy nhược, sớm chiều không thể có khả năng quật khởi, muốn cường thịnh thế nào cũng phải coi trọng tương lai của quốc gia, không thể không coi trọng thiếu niên.
Nhâm Tiểu Bộ tuy đã mạnh miệng nói "Làm theo lẽ công bằng", trong lòng đã sớm phát giấy thông hành cho Tống Dương, nhưng giờ thấy Tống Dương nói cũng không tồi, cực kỳ phấn kích:
- Khá lắm. Thay đổi về chất là bắt nguồn từ thay đổi về lượng, khá lắm, Thiếu niên thắng Trung thổ thì quốc gia thắng Trung thổ. Hay!
Lúc này Tư Mã Thanh Dương đang ngồi trên đài bỗng đứng lên:
- Chậm đã!
Lời vừa vọt ra, Tư Mã đại nhân mới giật mình nhận ra mình đã quát Công chúa, vội vàng khom người thi lễ, lộn xộn giải thích:
- Hạ quan không phải, không phải…. Xin Công chúa thứ tội…. Hạ quan không phải nói Tống…. Tống tiên sinh không được quá tuyển, chỉ mong Tống tiên sinh dừng bước, lão hủ còn một chuyện thỉnh giáo.
Tống Dương không phản cảm với lão chút nào mỉm cười thi lễ:
- Đại nhân muốn hỏi chuyện gì?
- Thiếu niên cường quốc vừa rồi như pháo nổ bên tai. Vừa rồi tiên sinh nói, từ thiên địa ngộ ra "Tu thân tự xét"… Lão hủ nhịn không được muốn thỉnh giáo tiên sinh.
- Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức; Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tái vật.
Nghĩa là: "Trời vận động mạnh mẽ, người quân tử nên cố gắng không ngừng; Đất có tính nhu hòa, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật".
Lần này hắn không thao thao bất tuyệt nữa, chỉ nhẹ giọng nói một câu này. Sau đó nghe được rõ ràng trong sa trướng Công chúa có một tiếng nữ tử rất nhỏ, nói như hát:
- Hay!
Lập tức nghe thấy tiếng Nhâm Tiểu Bộ, cũng rất nhỏ:
- Hay phải không? Hắn nói có ý gì tỷ tỷ hiểu được sao?
Tống Dương trúng tuyển, cũng không vội đi về phía những người được chọn, mà xoay người cúi đầu với phương Đông xa xa, muốn bái tạ tiền bối đã nói ra "Thiếu niên cường" "Thiên hành kiện", người bên ngoài chỉ nhìn ra hắn đã lĩnh ngộ được từ thiên địa, lúc này đang bái tạ thiên địa.
Đang thi lễ, bỗng nhiên "Binh" một tiếng, một nắm đấm của Tư Mã đại nhân nện xuống bàn… Lão vừa mới phục hồi tinh thần lại từ "Thiên hành kiện", có vẻ vui mừng bất ngờ, giờ thấy hắn thi lễ tạ ơn với đất trời, lão tiên sinh mới hiểu được mình đã thất thố, nhất thời chân tay luống cuống, một nửa là vì che dấu, một nửa cũng xuất phát từ thực lòng, cũng bắt chước Tống Dương cúi người thi lễ, bái tạ trời đất.
Thái thú bên cạnh lão cũng ngẩn người, lập tức tỉnh ngộ, đó là một hành động thể hiện sự kính sợ, cũng là một cơ hội tốt thể hiện sự khiêm tốn, cũng đứng dậy mà bái về hướng Đông. Thái thú vừa động, rất nhiều quan viên trên đài cũng đều vội vàng đứng dậy làm theo.
Chúng quan trên đài bái tạ trời đất, dưới đài không ít dân chúng cũng học theo, nháy mắt trên dưới đài một mảnh trang nghiêm, Nhâm Tiểu Bộ cúi đầu, một giọng nói lại truyền đến bên tai Tống Dương:
- Nhiều người cùng bái trời đất như vậy…
Bên cạnh nữ tử kia khẽ sửa lại:
- Bái tạ thiên địa!
Tống Dương đứng dậy, đi về phía Nhị ngốc và Tiêu Kỳ tới ghế của mình, nhưng còn chưa đi hết đài, dưới đài bỗng dưng có một giọng nói khinh miệt, phát âm không rõ:
- Này, tiểu tử, đi thong thả một chút, ta muốn hỏi ngươi chuyện này!
Kẻ lên tiếng là một người đàn ông vạm vỡ, da ngăm đen, mũi gần mắt, dưới cổ có một cái vòng vàng sáng loáng, nhìn quần áo có thể thấy được toàn bộ đều là phục sức khác với Nam Lý.
Đằng sau người béo đó còn có bảy tám người, cách ăn mặc đều tương tự. Tống Dương trước kia gần như không rời khỏi cái trấn nhỏ, chưa có kiến thức, nhưng vẫn nhận ra đây đều là người Thổ Phiên.
Thổ Phiên nhiều lần phạm biên, quấy nhiễu Nam Lý, nhưng ngoài mặt hai nước vẫn là láng giềng hòa thuận hữu hảo, vẫn lui tới thông thương, thường sẽ có các đoàn thương nhân Thổ Phiên vào Nam Lý. Yến quốc cũng vậy, năm đó Quang Vinh Hữu còn dùng danh nghĩa thương nhân mà vào nước giết Tống Dương.
Cho tới bây giờ triều đình Nam Lý còn có nghiêm lệnh, vì không thể lấy cớ hạ binh đao với Thổ Phiên, phải bảo vệ châu quan mà bảo vệ những thương nhân Thổ Phiên đó, thường xuyên như vậy lại càng khiến cho bọn họ huênh hoang, thương nhân Thổ Phiên ở Nam Lý cũng thực sự ương ngạnh.
Tống Dương ngừng lại, vừa nói vừa quay lại nhìn:
- Nói!
Thủ lĩnh Thổ Phiên nhếch mép cười:
- Các ngươi đang làm cái gì thế này? Nói là hát bội thì không thể hiện được hết, nói là đùa giỡn lại không thấy gõ trống khua chiêng. Còn chưa dứt lời, đám đông xung quanh đã tức giận mà mắng ầm lên, Tần Trùy rõ ràng không nói hai lời, cất bước xuống đài, Tống Dương lại giơ tay ngăn cản y.
Tần Trùy trầm giọng:
- Việc này không liên quan đến ngươi.
Gã là có ý tốt. Nếu Trần Trùy, Hồng Ba vệ ra tay, mấy người Thổ Phiên kia không bị đánh chết cũng bị tàn phế, sau lưng bọn họ còn có Hồng Ba phủ làm chỗ dựa, không muốn Tống Dương động thủ, có lẽ triều đình sẽ có thái độ khác.
Tống Dương lắc đầu, hắn có đạo lý của mình:
- Nếu ta đã xuống đài, ngươi làm gì với bọn họ ta cũng không quản, nhưng ta còn ở trên đài, những người này là phá ta!
Nhâm Tiểu Bộ vốn đã định trở mặt, nhưng thấy Tống Dương ngăn cản Tần Trùy, biết hắn muốn xen vào chuyện này, bèn truyền lệnh Hồng Ba phủ án binh bất động.
Lúc này dưới đài dân chúng Thanh Dương đều phẫn nộ, nếu không có quan binh vất vả ngăn lại đã sớm lao lên đè bẹp đám cuồng đồ này, Thái thú đại nhân cũng sầm mặt xuống, nhưng Công chúa không lên tiếng y cũng đâu dám ra lệnh.
Trong tiếng mắng chửi của mọi người, thủ lĩnh Thổ Phiên lại làm ra vẻ như bừng tỉnh, cười: xem tại TruyenFull.vn
- Các ngươi đang tuyển kỳ sĩ Nam Lý? Chỉ cần có sở trường là có thể tới tuyển? Ha ha, vừa lúc.
Nói xong, đưa tay xoa xoa cái bụng ba vòng:
- Ta có thể ăn, ở Thổ Phiên nổi danh là thùng cơm, có thể lên đài không? Dựa vào cái bụng này mà làm kỳ sĩ Nam Lý.
Chúng nhân Nam Lý giận đùng đùng, nhưng Tống Dương lại cười:
- Chà, Thổ Phiên có nhiều thùng cơm ta đã sớm nghe qua, hôm nay nhìn thấy một cái, thực cao hứng.
Òa một cái, dân chúng thành Thanh Dương dưới đài đều cười to, cố ý cười thật to, có thể cười to đến bao nhiêu thì cố mà gào to lên bấy nhiêu.
Thủ lĩnh Thổ Phiên tiếng Hán không tồi, nhưng dù sao cũng không phải tiếng mẹ đẻ, so với Tống Dương sống ở đây không cách nào đấu võ mồm chơi đố chữ vặn vẹo nói mát nhau được, tức giận mà bô lô ba la, dùng tiếng mẹ đẻ mà mắng.
Tống Dương quay đầu về phía Nhâm Tiểu Bộ, khom người thi lễ:
- Thảo dân tu tâm không tu miệng, mong Công chúa che tai miễn cho tội quấy nhiễu tai ngọc. Nói xong, xoay người lại, chỉ vào tên thủ lĩnh:
- Đồ ăn hại, kẻ vô dụng, ta... (đoạn này chửi bậy…)
Ps: cái chữ này có nghĩa là thùng cơm nhưng cũng có nghĩa là đồ ăn hại, kẻ vô dụng – hihi – thánh cô.
Tuy hắn không nghe được tiếng Thổ Phiên nhưng cũng biết đối phương đang mắng mình, kiếp trước và kiếp này cho tới bây giờ hắn chưa từng để ai mắng mà không mắng lại.
Dân chúng Nam Lý còn không ngờ nổi, thanh niên tài năng, tuấn kiệt vừa mới thao thao giảng đạo lý trên đài kia lập tức liền biến thành một kẻ lưu manh, há miệng mắng luôn từ thô tục nhất, ai nấy đều sửng sốt, mà một lát sau lại đều cất tiếng cười to, ngay cả Tư Mã đại nhân luôn giữ vẻ thông thái nghiêm khăc cũng cười vuốt râu cười ha ha. Cũng có vô số người không nhịn được mà bắt chước Tống Dương chỉ thẳng vào mặt thương nhân Thổ Phên mắng xa xả.
Ngàn vạn người cùng mắng, tiếng mắng long trời lở đất.