Hạt Giống Tâm Hồn

Quyển 11 - Chương 06: "Vâng, tôi có thể"



Có một ranh giới giữa sự kiên trì và ngoan cổ. Và tôi nhận ra điểm cốt lõi là ta phải tìm ra việc xứng đáng để ta quyết tâm theo đuổi.

- Judah Folkman

Trong số những tư liệu lưu trữ của mình, tiến sĩ Judah Folkman vẫn giữ bản sao chép của một bài báo trên tờ New York Times vào năm 1903. Trong bản sao chép đó, hai giáo sư vật lý đã lý giải tại sao máy bay không thể bay được. Bài báo này ra đời chỉ ba tháng trước khi anh em nhà Wright chinh phục bầu trời ở Kitty Hawk.

Vào đầu những năm 1970, Folkman phát hiện ra một điều mới lạ trong khi nghiên cứu bệnh ung thư, nó hoàn toàn đi ngược lại những lý lẽ của các nhà khoa học lúc đó rằng khối u không tập trung mạch máu mới để nuôi dưỡng chúng phát triển. Trong khi Folkman lại chắc chắn như thế. Và nhận định này của ông bị không ít đồng nghiệp mỉa mai rằng: “Nghiên cứu của anh thật nhảm nhí”.

Folkman không quan tâm tới những lời đàm tiếu thị phi của cộng đồng nghiên cứu khoa học. Suốt hai thập kỷ, ông phải đối mặt với rất nhiều người không quan tâm hoặc tỏ thái độ thù địch khi ông tiếp tục theo đuổi công việc nghiên cứu sự hình thành mạch và sự phát triển của mạch máu mới. Trong một buổi hội nghị nghiên cứu có ông tham dự, một nửa số khán giả đã đứng dậy bỏ ra ngoài. Thậm chí ông còn nghe thấy có người nói rằng: “Ông ta chỉ là một bác sĩ phẫu thuật mà thôi.”

Nhưng ông vẫn tin rằng công việc của ông có thể giúp ngăn chặn sự phát triển các khối u và có thể tìm ra cách phát triển các mạch máu ở những nơi cần thiết như xung quanh các động mạch bị nghẽn ở tim.

Folkman cùng một số đồng nghiệp đã khám phá ra sự hình thành mạch đầu tiên vào những năm 1980. Ngày nay, hơn một trăm ngàn bệnh nhân ung thư là người hưởng lợi từ nghiên cứu mà ông là người khởi xướng. Ông được nhìn nhận với vai trò là lá cờ tiên phong trong cuộc đấu tranh chống lại bệnh ung thư.

- Fran Lostys

Người quản lý không có tài viết lách

Có những trận chiến bạn phải đấu tranh hết sức vất vả chỉ đế giành lấy một lần thắng lợi.

- Margaret Thatcher

Điều thúc đẩy sự nghiệp của Amy Tan không phải là một cú đột phá bất ngờ mà là một cú húc đầu vào cột.

Trước khi hàng triệu bản của The Joy Luck Club, the Kitchen Goi’s Wife và the Hundred Secret Senses'13’ được tung ra thị trường, Amy Tan chỉ là một cây bút không tên tuổi, dùng chữ nghĩa để kiếm tiền. Ban đầu, bà và chồng cùng điều hành một công ty nhỏ chuyên thực hiện các công việc viết lách theo đơn đặt hàng của các công ty lớn và kiếm tiền theo giờ như các luật sư.

Trách nhiệm của bà với các khách hàng chủ yếu là quản lý và kê khai. Nhưng trong thâm tâm, người phụ nữ nhập cư này luôn muốn làm một việc gì đó sáng tạo hơn với chữ nghĩa, cụ thể là với tiếng Anh.

Vì thế Amy Tan từng chia sẻ với chồng rằng: “Em muốn viết nhiều hơn nữa”. Đáp lại tâm sự này, chồng bà đã khẳng định rằng thế mạnh của bà chỉ là làm bảng kê giá cả, phụ giúp các nhà thầu khoán và thu thập hóa đơn. “Công việc ấy thật vụn vặt”. Amy rất ghét và bà hiểu mình sinh ra không phải để làm việc đó. Nhưng chồng bà vẫn khăng khăng rằng viết văn không phải là sở trường của vợ.

- Tôi nghĩ, tôi có thể tin tưởng anh ấy và làm theo những gì anh ấy nói, hoặc tôi sẽ đưa ra quyết định riêng của mình.

Bà tranh luận với chồng và thẳng thắn bảo vệ sở thích của mình. Nhưng chồng bà vấn không chịu nhượng bộ. Quá xúc động, Amy Tan đã quyết định:

- Em sẽ nghỉ việc.

- Em không nghỉ việc, mà là em bị đuổi. Em sẽ chẳng bao giờ làm nên cơm cháo gì với việc viết lách đó đâu! - Chồng bà giận dữ.

Amy Tan đã dần chứng minh rằng chồng bà sai bằng cách say sưa viết thật nhiều. Có thời gian bà phải làm việc tới 90 giờ một tuần khi còn là nhà văn tự do. Tự lập quả là một điều khó khăn. Nhưng bà không cho phép bất cứ ai gò ép hoặc cố gắng nhào nặn tài năng của mình. Và chính nhờ tính tự lập mà bà cảm thấy tự do để sáng tác và bay lượn trong thế giới văn chương. Sự ra đời của tác phẩm the Joy Luck Club với việc tái hiện hình ảnh người con gái xinh đẹp nhưng cô đơn trong một gia đình Trung Quốc nhập cư đã giúp người quản lý “không có tài viết lách” trở thành một nhà văn nổi tiếng được nhiều người yêu mến, đồng thời là tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất ở Mỹ.

- Gary Sledge

Con đường đến thành công

Nếu phải dùng ba từ để tóm tắt những điều tôi đã học được từ cuộc sống thì đó là: Cứ kiên trì.

- Robert Frost

Trong lúc làm việc ở phòng điều khiển của tàu cứu hộ Seaprobe vào hai giờ sáng năm 1977, Robert Ballard bỗng giật mình thảng thốt khi nghe thấy tiếng va đập ầm ầm từ một vật gì đó đồ sộ và nặng nề vào boong tàu chỉ cách phía trên đầu ông chừng một mét. Lực của vụ va chạm quá mạnh khiến con tàu chao đảo. Một chiếc ống khoan có gán thiết bị định vị tàu ngầm và thiết bị quay phim được khởi động và đẩy xuống Đại Tây Dương. Và điều này đã bất ngờ kết thúc cuộc thử nghiệm của nhà thám hiểm trong việc tìm kiếm con tàu Titanic.

“Tôi đã đánh mất sự tín nhiệm của các nhà tài trợ đã đầu tư số trang thiết bị trị giá 600.000 đô la (cho cuộc thám hiểm vào năm 1977). Và tôi phải mất 8 năm mới lấy lại được lòng tin đã mất đó. ” - Ballard kể lại. Và quả thật ông đã vượt qua tất cả, kể cả những hoài nghi của các nhà khoa học, những nỗ lực quên mình mà vẫn thất bại và biết bao khó khăn chồng chất khác.

Sau khi tàu cứu hộ Seaprobe bị giải tán, Ballard nói: “Tôi lại trở về với con số không tròn trĩnh. Tôi cần phải tìm cách khác để tìm kiếm con tàu Titanic”.

Ông trở lại đảm nhận nhiệm vụ là chuyên viên tình báo của quân đội Mỹ. Vào thời gian chiến tranh lạnh chuẩn bị nổ ra, nhà hải dương học này đã đưa ra một thỏa thuận với các nhà chức trách trong quân đội. Ông sẽ giúp đỡ họ bằng tất cả chuyên môn của mình nếu họ đầu tư cho sự phát triển và thử nghiệm của Argo - một con robot gán thiết bị quay phim dưới nước có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến dịch tìm kiếm tàu Titanic - và ông yêu cầu mình phải được sử dụng nó cho mục đích thám hiểm.

Các nhà chức trách này đã đồng ý. Họ bí mật đưa Ballard và Argo tới khảo sát Thresher và Scorpion - hai tàu ngầm hạt nhân đã bị chìm từ những năm 60. Thật ngạc nhiên, những con tàu này lại nằm trong vùng biển không xa tàu Titanic là mấy. Sau khi tiến hành khảo sát tàu Scorpion vào năm 1985, Ballard bắt đầu tìm kiếm con tàu xa hoa có số phận bi đắt Titanic. Và cách mặt biển hai dặm, trong làn nước biền tối thẫm nằm ở vị trí 49 độ 56 phút về phía Tây và 41 độ 43 phút về phía Bác, ông đã tìm ra con tàu.

Sau này, nhà hải dương học này còn tìm thấy con tàu chiến của Đức Quốc xá có tên Bismarck, tàu Lusitania và các con tàu huyền thoại bị đám khác. Triết lý của ông rất đơn giản: “Thất bại luôn đồng hành cùng thành công, và vì thế, tôi sẵn sàng chấp nhận thất bại.”

Hiện nay Ballard đang làm việc tại trường đại học thuộc viện nghiên cứu đại dương học của tiểu bang Rhơie Island. Ở đây ông vừa công bố một chương trình khảo cổ mới.

- Janice Leary

Bài học từ người Eskimo

Nhiều người không biết thế nào là hạnh phúc, không phải vì họ chưa từng có hạnh phúc mà vì họ chưa bao giờ biết dừng lại để tận hưởng nó.

- William Feather

Ba mươi ngày nay, chúng tôi vẫn không ngừng bám theo dấu vết - tôi và cả gia đình người Eskimo. Thời tiết thật khắc nghiệt, cái lạnh và gió rét như muốn đóng băng chúng tôi, nhiệt độ lúc này đã xuống âm 50 độ, thế nhưng tinh thần của gia đình người Eskimo vẫn thật kiên cường. Có thể nói đây là hành trình khắc nghiệt nhất mà tôi từng trải nghiệm.

Dường như số mệnh đang ra sức gây khó dễ cho Chúng tôi. Ngày thì bão tuyết khiến chúng tôi phải chôn chân trong lều. Ngày thì do linh cảm không hay của người bạn bản địa khiến chúng tôi buộc phải dừng chân để dựng một chiếc lều mới thay vì bước tiếp dù thời tiết không mấy khắc nghiệt.

Không ít lần tôi hỏi người đàn ông Eskimo rằng: “Chúng ta còn phải mất bao nhiêu ngày nữa mới tới được vùng đất của vua William Nhưng chẳng lần nào ông ấy trả lời thẳng thắn cả. Người Eskimo không thích những câu hỏi. Họ cho đó là một sự khiếm nhã. Chỉ người da trắng mới hay đặt ra những câu hỏi. Thêm nữa, người Eskimo không thích đưa ra câu trả lời. Nếu bạn hỏi họ: “Thời tiết ngày mai thế nào?”, họ sẽ chỉ lịch sự trả lời rằng: “Mauna” (Tôi không biết) dù rằng họ thừa khả năng dự đoán, sau đó họ làm như mình đang bận rộn với lũ chó nhằm hàm ý rằng: “Tại sao tôi phải trả lời anh cơ chứ? Nếu tôi nói đúng thì cũng chẳng giải quyết được điều gì, còn nếu tôi trả lời sai thì tự dưng tôi đã biến mình thành một thằng ngốc”.

Cả sáng rồi cả chiều chúng tôi đi trên những đại dương bị đóng băng lạnh buốt và chỉ dừng lại để xem xét dấu vết mà những chú chó mới tìm ra hoặc để tháp đuốc. Chúng tôi quan sát vùng đất. Có lẽ chúng tôi sẽ tìm ra nơi mình cần tìm. Rồi khi một hy vọng nhỏ nhoi nào đó vừa lóe lên thì gió lại nổi lên, tuyết lại bao phủ dày đặc, xóa đi mọi dấu vết, bỏ chúng tôi thất thều trong sự tuyệt vọng giữa không gian trắng ngút ngàn.

Chúng tôi dừng lại lần nữa. Chầm chậm, không chút vội vàng theo phong cách bản địa mà người Eskimo vẫn chấp nhận cuộc sống và số phận. Ohudlerk - người đàn ông lớn tuổi nói gì đó với vợ và cô con gái nhỏ. Nếu là ở Pháp, trong cơn bão, người nông dân cũng sẽ dừng lại một cách bình tĩnh như thế để xem xét tình hình ruộng vườn.

Không thể kìm nén nổi cảm giác bồn chồn khó hiểu, tôi lại hỏi người đàn ông ấy câu hỏi quen thuộc: “Ông nghĩ là bao giờ chúng ta sẽ tới vùng đất của vua William?”. Và tôi cũng không biết việc lặp đi lặp lại những câu hỏi như vậy khiến ông ấy mất bình tĩnh hay đó cũng chính là vấn đề ông đang thực sự quan tâm. Chỉ thấy ông quay lại phía vợ và trong sự im lặng thường thấy, họ như vừa trao đổi những đồng cảm bí mật.

Rồi ông ấy đi tới và nhìn thảng vào tôi. Ông ấy nói to - giọng nói vừa pha chút e ngại vừa cố giữ sự thận trọng:

- Không phải là lũ chó cũng đi giỏi như cậu muốn đó sao?

Và sau đó lại là sự im lặng. Bầy chó quay đầu lại như thường lệ khi chuẩn bị tiếp tục cuộc hành trình, và chúng đang nhìn tôi. Người phụ nữ và đứa trẻ giả bộ bận rộn nhưng tôi biết họ cũng đang len lén quan sát mình. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, mọi thứ dường như chững lại. Đó là cảm giác mà người Eskimo thường gieo vào lòng bạn khi bỏ mặc bạn trong những khoảng lặng căng thẳng. Họ khiến sự im lặng càng trở nên nặng nề hơn. Và liệu họ có dừng lại như thế không? Không, họ còn để chúng đi xa hơn. Cuối cùng, người đàn ông cũng cất tiếng nói, dường như ông ta không thể kìm nén lòng mình:

- Chẳng phải chiếc xe trượt tuyết đó rất tốt sao? Chẳng phải anh đã rất vui khi thấy tuyết bao phủ đại dương trong suốt hành trình của chúng ta hay sao?

Ông nhìn tôi bằng ánh mắt trách móc. Tôi có cảm giác như cả kỷ nguyên của đá với sự giản đơn đầy bí ẩn, phương Đông với sự thông thái sâu xa đang nhìn tôi, cố gắng để thấu hiểu - hoặc có lẽ hơn thế, cố gắng để hiểu chính mình. Rồi bỗng nhiên tôi như đọc được những thông điệp mà đôi mắt già nua đó đang muốn nói.

Chúng nói rằng: “Việc gì phải vội vã và tại sao lúc nào cậu cũng muốn đi tiếp thế? Điều gì khiến cậu cứ phải day dứt về tương lai khi hiện tại đang rất tuyệt vời?”.

Ngày hôm đó, người đàn ông Eskimo đã dạy cho tôi một bài học mà tôi không bao giờ quên. Vì mải miết suy nghĩ trăn trở về tương lai, tôi đã quên mất tầm quan trọng của hiện tại. Câu nói của ông ấy khiến tôi chợt nhớ có ai đó từng bảo tôi rằng: “Nghĩ về quá khứ là để hối tiếc, nghĩ về tương lai là để sợ hãi. Nhưng còn hiện tại thì sao? Không phải chỉ có hiện tại mới là điều dễ hiểu nhất đó sao?

Thế giới chẳng qua là sự phản ánh hiện thực qua tâm trí của con người. Với tôi, Bắc Cực là niềm cảm hứng, là khao khát muốn khám phá, nhưng với gia đình người Eskimo, nó lại là một vương quốc khổng lồ mà họ chính là người làm chủ. Với tôi, sương tuyết giá lạnh là những gian nan thử thách còn với họ, nó là sự ban ơn, là món quà của đấng tạo hóa. Từ hàng ngàn lăng kính nhìn vào cuộc sống, chúng ta được thoải mái lựa chọn giữa khổ đau và hy vọng.

Chúng ta mải miết băng qua những xa lộ cuộc đời và thờ ơ với những cảnh quan hai bên. Ai đó đã nói: “Cuộc sống tuyệt vời bao hàm cả những phút giây nhàn rỗi” - những phút giây ngưng nghỉ, và suy ngẫm. Người Eskimo ngừng lại khi họ hài lòng mặc dù ngày mai đang chờ họ. Và với họ, ngày mai có thể là sự rình rập của những thế lực bên ngoài đang mong muốn gieo rắc đói khát và chết chóc. Vì thế khi thần chết chưa tìm đến, họ vui vẻ hưởng thụ, mạnh dạn sống và khám phá cuộc đời tươi đẹp, bỏ lại sau lưng mọi nuối tiếc.

Khi đọc được những thông điệp mà Ohudlerk trao gửi qua đôi mắt cũng là lúc tôi nhận ra tâm hồn mình nghèo nàn biết bao trước những phút giây ngắn ngủi giữa đại ngàn băng tuyết Bắc Cực. Cũng từ đó, tôi học được bài học quý giá rằng phải biết nâng niu, trân trọng từng ngày, rằng chẳng gì ở tương lai có thể thay đổi thứ ta đang nắm giữ trong hiện tại.

Ở Vancouver, sau khi đã kết thúc chuyến hành trình đầy vất vả, tôi chạy thảng vào khách sạn cứ như thể không muốn đánh mất thêm một phút giây nào nữa, để rồi bỗng nhiên, tôi dừng lại giữa dòng người qua lại. Tiếng còi hiệu tránh đường vang lên từ mọi hướng nhưng tôi không hề nghe thấy. Tôi cảm giác như Ohudlerk đang đứng trên con đường trước mặt, dõi theo tôi bằng đôi mắt sâu thẳm, đầy sự thông thái lẫn lo lắng và băn khoăn, rồi ông ấy hỏi tôi rằng những con chó đó có phải là những con chó không tốt không và có phải tuyết trắng không thực sự là món quà Thượng Đế ban tặng không.

Tôi chợt bật cười. Chúng ta thật là ngớ ngẩn! Tôi thầm nghĩ. Và bây giờ, tôi vẫn nghĩ như vậy.

- Gontran de Poncins

Nếu tôi được sống thêm lần nữa

Cách chúng ta tận hưởng từng ngày chính là cách chúng ta tận hưởng cuộc đời.

-Annie Dillard

Một ngày, khi được hỏi rằng: “Nếu được sống thêm lần nữa, cô có muốn thay đổi điều gì không”, tôi đã trả lời “Không”. Nhưng sau đó tôi bắt đầu suy nghĩ.

Nếu có thêm một cuộc đời khác, tôi sẽ nói ít hơn và lắng nghe nhiều hơn.

Tôi sẽ mời bạn bè tới dùng bữa tối ngay cả khi tấm thảm bị biến màu và chiếc ghế sofa đã sờn rách.

Tôi sẽ ăn bỏng ngô trong phòng khách sang trọng và dẹp bỏ mối bận tâm về bụi bặm khi mọi người muốn nhóm lửa trong lò sưởi.

Tôi sẽ dành thời gian lắng nghe ông kể về những năm tháng tuổi trẻ.

Tôi sẽ không bao giờ khăng khăng đóng cửa xe hơi vào những ngày hè oi bức chỉ vì tôi đã chỉnh trang đầu tóc và vuốt keo thật kỹ lưỡng.

Tôi sẽ đốt những ngọn nến màu hồng xinh đẹp được tạo hình sinh động như những bông hồng trước khi chúng tan chảy trong kho dự trữ.

Tôi sẽ ngồi trên bãi cỏ cùng con cái dù có dơ một chút cũng chẳng sao.

Tôi sẽ bớt khóc và cười trước màn hình tivi, để rồi khóc và cười nhiều hơn trước hiện thực cuộc sống.

Tôi sẽ san sẻ trách nhiệm nhiều hơn với chồng mình.

Tôi sẽ đi ngủ khi bị ốm thay vì làm như trái đất sẽ quay lệch quỹ đạo khi tôi không ở đó một ngày.

Thay vì chỉ biết chờ đợi trong suốt chín tháng mang thai, tôi sẽ vui mừng trong từng khoảnh khắc đề cảm nhận mầm sống nhỏ bé đang từng ngày lớn lên trong tôi, và rằng đó là một phép lạ tuyệt vời mà Thượng Đế ban tặng.

Khi các con muốn ôm hôn tôi, tôi sẽ không bao giờ nói: “Để sau đi các con. Bây giờ mẹ phải rửa ráy sạch sẽ để còn ăn tối

Tôi sẽ yêu thương nhiều hơn, xin lỗi nhiều hơn. Và nói chung khi được trao một cuộc sống mới, tôi sẽ nắm bắt từng khoảnh khắc, trân trọng nó, sống hết mình với nó và không bao giờ lãng phí nó.

- Erma Bombeck

Hành trình trên xe buýt

“Dậy nào chị, nếu không chúng ta sẽ lỡ chuyến xe buýt đâu tiên mất.” - Beth nói. Lúc đó mới là 6 giờ sáng nhưng em gái tôi đã ăn mặc đâu vào đấy với chiếc áo thun màu tía và chiếc quần soóc màu xanh nhạt. Phải cố gắng lắm tôi mới thức dậy nổi và khoác vội vào mình chiếc áo len dài tay.

Tôi với Beth, cả hai đều đã gần hết lứa tuổi “băm” và chỉ cách nhau 11 tháng. Nhưng không giống tôi, cô em gái hơi lùn và tròn trịa của tôi sở hữu tủ quần áo với những gam màu sáng và có thể thức dậy bước ra khỏi giường trước lúc bình minh. Bên cạnh đó, Beth còn có rất nhiều điểm khác tôi: Nó là một cô gái hơi chậm phát triển về trí tuệ. Suốt sáu năm liền, Beth cố gắng sống tự lập trong căn hộ được trợ cấp tại một thành phố ở Pennsylvania. Sau khi bị mất việc tại cửa hàng bán đồ ăn nhanh, Beth có khá nhiều thời gian nhàn rỗi. Nhờ khoản tiền trợ cấp của chính phủ nên Beth vẫn có đủ tiền để sinh sống qua ngày.

Dù bị khiếm khuyết nhưng Beth rất khéo léo. Hiện nay con bé đang lái xe buýt, nhưng không phải là lái từ nơi này tới nơi khác mà là “lái theo cách của Beth”. Nó đi dọc thành phố từ lúc bình minh tới khi trời đã nhá nhem tối, thân thiện giúp đỡ các tài xế cũng như hành khách. Beth thuộc lòng ngày sinh của họ, các lễ kỷ niệm, cửa hàng mua sắm và ăn sáng, giúp họ lúc lên xuống xe buýt và mang hộ các túi tạp phẩm. Đáp lại sự nhiệt tình đó, mọi người đều yêu mến Beth.

Em gái tôi đã tự tìm ra cho mình một cộng đồng riêng. Và ngay lúc này, tôi cũng đang chuẩn bị làm theo cách của nó. Theo lời mời của Beth, tôi sẽ cùng du hành một chuyến để tìm hiểu cuộc sống của em. Tôi tự hứa rằng từ năm tới, tôi sẽ ghé thăm Beth đều đặn và đi xe buýt cùng với nó - để cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc ý nghĩa lần đầu tiên sau khi chúng tôi trưởng thành.

Chúng tôi vội vã bước xuống đại lộ và đi vào một tiệm ăn McDonald’s. Ở đây Beth đã mua một tách cà phê nhưng không bật nắp. Sau đó, chúng tôi thẳng đường tới nơi đậu xe buýt. Khi chiếc xe buýt dừng lại, Claude - người tài xế mở cửa như thể chào đón chúng tôi vào nhà. Beth bước lên rồi mời cà phê anh ấy. Anh nhận lấy và gõ gõ vào bàn tay Beth.

- Đó là thỏa thuận của chúng tôi. - Anh ấy nói với tôi.

Sau đó, Beth tiến lại ghế ngồi của mình - vị trí đầu tiên ở hàng ghế sát cửa trước, góc đối diện và rất gần với Claude. Tôi ngồi xuống bên cạnh con bé và khi xe buýt chuyển bánh, Beth nói rằng Claude 42 tuổi và đã gần đến ngày sinh nhật của anh ấy. Claude cười khi em tôi đọc vanh vách ngày sinh của anh.

- Cô ấy có thể nhớ mọi thứ. - Claude nói và mỉm cười với em gái tôi.

Cả ngày dài, khi chiếc xe buýt của chúng tôi ngang qua xe buýt của Jacob, EStella và Rowiolpho, hết lái xe này đến lái xe khác đều vẫy tay vui vẻ chào Beth. Beth còn nhắc họ về tuyến đi mà họ được nghỉ lại một chút, bảo họ ghi lại những thay đổi theo lịch trình và hướng dẫn họ những bài hát trong tốp mười ca khúc hay nhất.

Ngày nhỏ, Beth rất dễ tủi thân và thường nép mình vào một góc mỗi khi người ta nhìn nó bằng ánh mắt miệt thị như họ vẫn làm. Nhưng giờ đây, con bé không còn buồn vì những điều như thế nữa. Dường như nó thích thú với chiếc ghế ngồi của mình. Tôi nghĩ: Đúng là em gái tôi. Nó thật tự tin và cởi mở. Nó không giống tôi - luôn tự vùi mình vào một đống công việc để rồi tự tước đoạt của mình những phút giây giản dị mà hạnh phúc trong cuộc sống.

Trong khi Beth rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe buýt thì tôi tiết kiệm từng chút thời gian một ngồi trên ô tô, tàu hỏa và máy bay. Tôi luôn bận rộn với những chuyến đi. Tôi đang là phóng viên cho tờ báo buổi sáng Philadelphia Inquirer và đã xuất bản một vài cuốn sách. Tôi đang dạy một số lớp viết văn và đứng ra tổ chức một số sự kiện ở cửa hàng sách. Tôi phải làm việc cả 7 ngày một tuần, từ giây phút tôi bước xuống giường vào lúc 7 giờ sáng đến khi tôi mệt mỏi lết tấm thân về nhà và thả phịch xuống đó vào lúc 1 giờ đêm. Tôi đã trở thành một người vô cùng bận rộn, vồ cùng giỏi giang và vô cùng nổi tiếng.

Bởi vì công việc đã chiếm gần như toàn bộ thời gian của tôi nên tôi chẳng còn dịp gặp gỡ bạn bè. Nhưng có lẽ sự mất mát lớn lao và đau đớn nhất mà tôi phải đánh đổi cho công việc là tình yêu. Vài năm trước, khi Sam - người bạn trai bao năm tháng chia sẻ cùng tôi - cầu hôn, chỉ vì công việc mà tôi đã khước từ. Vì thế, tình yêu ấy phải miễn cưỡng kết thúc trong đau khổ và nước mắt. Sau sự kiện ấy, tôi tiếp tục lao đầu vào công việc để cố xua đuổi cảm giác cô đơn bủa vây mình.

Kể từ lúc ghé thăm Beth, tôi cảm thấy mình bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới những người xung quanh. Tôi chưa một lần tưởng tượng ra rằng em gái tôi lại có nhiều bạn bè là tài xế xe buýt, cũng chưa từng nghĩ rằng những con người này lại tốt bụng đến vậy. Tôi càng không khỏi ngỡ ngàng khi biết tin căn bệnh về mắt của Beth cũng như rất nhiều bài học mà một người làm chị như tôi lâu nay không nhận thấy.

Một hôm, bác sĩ gọi điện cho tôi để thông báo kết quả bệnh tình của Beth: bệnh nấm kê giác mạc. Các góc nhìn của Beth đều trở nên nhòe nhoẹt và không chính xác. Bác sĩ nói rằng Beth cần phải mổ càng sớm càng tốt. Ông ấy còn căn dặn thêm: “Dĩ nhiên, đó là quyết định của cô ấy. Nhưng tôi hy vọng rằng cô có thể giúp”. Đúng là Beth đã mời tôi tới đây du hí cùng con bé trên những chuyến xe buýt nhưng tôi không biết liệu nó có thực sự chấp nhận tôi bằng cả trái tim không. Nó rất kiêu hãnh. Liệu nó có đề tôi giúp nó không?

Tôi nói chuyện với Beth về căn bệnh và giải thích rằng nếu không mổ thì thị lực của nó sẽ ngày càng sụt giảm. Con bé miễn cưỡng đồng ý. Nhưng nó nói sẽ không ngồi buồn bã ở nhà trong thời gian chờ mũi khâu lành vết. Một khi thuốc gây tê đã hết công dụng, nó muốn trở lại xe buýt.

- Chị có một điều ước, - tôi nói. - Chị ước gì mình có được trong tay cuốn sách “Help Anyone Anytime”.

Cuốn sách ấy sẽ cho tôi một lời chỉ dẫn để tôi trở thành một người chị tốt, có thể là niềm an ủi cho Beth. Nó cũng sẽ dạy tôi cách giúp đỡ Beth, xoa dịu niềm kiêu hãnh và bản tính tự lập của nó cũng như cách tìm ra sự khác biệt giữa chăm sóc và kiểm soát. Nhưng lúc ấy, thay vì nói những lời này, tôi lại bảo Beth rằng: “Chị muốn có một cuốn sách giúp chị tìm thấy một đối mắt mới cho em

- Chị thật tốt! - Em tôi nói. - Chị có thể tìm một đôi mắt màu tía không?

Ngày Beth đi mổ ngoại trú, con bé nói vái tôi rằng: “Em rất sợ”. Tôi thực sự ngạc nhiên và xúc động. Beth đang chia sẻ cảm xúc của bản thân, đây là điều mà trước đây chưa từng xảy ra. Tôi trấn an Beth rằng mọi thứ rồi sẽ ổn. Tôi sẽ ở bên nó mọi lúc. Nhưng cuối cùng người ở bên nó thường xuyên nhất hóa ra lại là Jacob - người bạn tài xế của Beth. Khi anh ấy đến để đưa chúng tôi tới bệnh viện, dường như Beth mới cảm thấy thực sự an tâm. Jacob đã ghi lại bài hát “She Loves You” của ban nhạc thế Beatles trong máy phát nhạc của anh ấy. Từ ghế ngồi phía sau xe, Beth luôn miệng ngân nga theo điệu nhạc ấy.

Trong phòng chờ của bệnh viện, chúng tôi cùng nhau xem lại giấy tờ. Beth thừa nhận rằng nó rất lo lắng.

- Chị sẽ ở bên cạnh em. Cứ yên tâm nhé. - Tôi dịu dàng.

- Vậy là em sắp sửa nhìn thấy rõ hết mọi thứ xung quanh. - Jacob cũng vui vẻ đệm thêm.

Beth có vẻ thoải mái hẳn. Con bé bảo tôi cùng vào phòng nghe nó trả lời các câu hỏi kiềm tra, lấy kết quả xét nghiệm máu và lấy áo bệnh nhân. Nó hỏi tôi có ở bên cạnh khi nó thay đồ không. Thế là tôi giúp Beth thay quần áo bệnh viện và mang vào chân đôi dép lê. Rồi chúng tôi tới phòng mổ, nơi Jacob đang đợi bên cạnh chiếc xe đẩy bệnh nhân. “Bộ quần áo này trông buồn cười không. Em thấy không quen với đôi dép này lắm. Beth nói.

Cuối cùng, đã đến lúc Beth phải nằm lên xe đẩy.

- Em phải nằm xuống để còn vào phòng mổ chứ. - Tôi nhẹ nhàng bảo.

- Em sẽ nằm! - Beth nói, nhưng vẫn không nhúc nhích.

- Em nằm xuống luôn đi.

- Em sẽ nằm mà.

Tôi trèo lên chiếc xe bên cạnh Beth rồi nằm xuống, bảo em:

- Hãy làm giống chị đi.

Khi nghe cả Jacob và tôi nhắc nhở, cuối cùng Beth cũng chịu nằm lên chiếc xe.

Ngay sau đó, một y tá đến để tiêm thuốc gây mê. Tôi nói:

- Beth, bây giờ em lật người sang một bên đi nào.

- Nhưng em không muốn.

Jacob và tôi chợt lóe lên một sáng kiến và nhanh chóng hiểu ý nhau mà không cần nói lời nào. Chúng tôi cùng lật người Beth qua một bên. Nó cười giòn tan, dường như rất thích thú trước sự quan tâm của chúng tôi.

Sau khi cô y tá tiêm xong mũi thuốc, chúng tôi xoay người Beth trở lại. Nỗi sợ hãi của Beth đã nhanh chóng kết thúc. Nó cũng kết thúc khi các y tá đẩy chiếc xe vào phòng mổ, khi tôi ngồi lên chiếc ghế đầu bên cạnh Beth trong phòng chờ thuốc mê phát huy tác dụng, khi tôi vuốt ve cánh tay của em gái mình lúc chúng tôi ngồi đợi.

Tôi nhìn vào đôi mắt Beth - đôi mắt đang ánh lên sự ngang bướng và lém lỉnh thường thấy. Tôi còn nhận ra một thứ khác nữa. Em gái tôi đang nhìn tôi với sự tin tưởng tuyệt đối mà trước nay tôi chưa từng nhận thấy.

Đêm hôm ấy, Jacob ở lại với chúng tôi. Ngày hôm sau, lái xe Rowiolpho ghé thăm. Sau đó là Rick với một cốc sữa sô-cô-la đã khuấy, rồi Betty thay mặt các lái xe khác mang hoa đến cho Beth. Trong hai ngày, Beth hoàn toàn tuân theo những lời căn dặn của bác sĩ: Nằm yên dưới túi chườm ướp đá và dùng thuốc mỡ tra mắt.

Rồi thật bất ngờ, Jacob đã mời Beth tới nhà anh ấy. Vì tôi phải về nhà một thời gian nên Jacob và vợ anh ấy là Carol đã đề nghị tiếp tục chăm sóc Beth cho đến khi mắt con bé hồi phục hoàn toàn. Tôi thầm nghĩ: Cuộc sống của em gái mình thật tuyệt.

Một ngày, tôi trầm ngâm hỏi Beth:

- Những lái xe đó, dường như họ quá tốt, như nhân vật trong những câu chuyện cổ tích chứ không phải người thực trong xã hội. Làm sao em có thể tìm thấy nhiều người tốt bụng đến thế?

- Chỉ tình cờ thôi chị à. Em đi xe và em nghĩ rằng họ vẫn luôn ở đó. - Beth trả lời.

Tôi nhìn Beth rồi trăn trở về cuộc sống. Và tôi nhận ra rằng không có gì là “tình cờ” cả. Beth đã tìm thấy những người bạn ở nơi mà người khác không đoái hoài tới. Nó đã tìm ra những người lái xe tốt bụng và nhã nhặn từ vô số người thờ ơ lánh đạm hoặc tỏ thái độ khó chịu thù địch. Tôi cũng nhận ra rằng Beth mời tôi tham gia chuyến xe buýt cùng nó cũng không phải là một sự tình cờ. Beth muốn tôi gặp những người tài xế vì tôi cần điều đó.

Gần cuối chặng hành trình với Beth, trong tôi chợt dấy lên niềm mong mỏi một cuộc sống khác cho chính mình, tôi muốn thay đổi cuộc sống hiện tại. Một vài tháng sau, tôi gọi điện cho Sam. Chúng tôi đã nói chuyện rất lâu, và nỗi sợ hãi trong tôi giờ không còn nữa. Kể từ hôm đó, chúng tôi bắt đầu những tháng ngày tìm hiểu đầy bất ngờ và thú vị để rồi chính thức thuộc về nhau sau lễ cưới vào tháng 5 năm 2001. Khi tôi thông báo cho Beth là tôi sắp cưới, nó đã gửi cho tôi một tấm thiệp rực rỡ, tràn ngập các vì sao và dấu chấm than:

Rachel thân yêu.

Em rất mừng cho chị.

Ký tên: Beth yêu.

Tấm thiệp viết bằng mực màu đỏ tía, trên đó cũng có rất nhiều chữ ký của những người khác là các lái xe bạn của Beth: Len, Jack, Melanie, Henry, Lisa, Jerry và người cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Jacob. Anh ấy đã giúp tôi chăm sóc em gái mình. Trong tấm thiệp, anh ấy viết rằng: “Chúc cô có nhiều hạnh phúc và một hành trình đầy thú vị. Thân mến. Jacob”.

- Rachel Simon




TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv