Tôi là một người may mắn!
Sống trong một thế giới đầy biến động, với những cuộc khủng hoảng, chết chóc và thở than, tôi thấy mình thật may mắn khi hàng ngày được gặp gỡ với rất nhiều cá nhân trên khắp thế giới. Họ là những người đã dùng cuộc sống của mình đề chứng minh rằng thế giới quanh ta vẫn thật đáng quý, đáng yêu.
Giữa lúc chúng ta phải nghe quá nhiều những vụ bê bối của các doanh nghiệp và tình trạng suy đồi đạo đức trong kinh doanh, tôi thấy mình thật may mắn khi quen biết nhiều nhà lãnh đạo cấp quốc gia, chủ tịch các tập đoàn và các tư vấn viên đạo đức, liêm chính.
Sống trong thế kỷ khi mà tội ác, chiến tranh, thiên tai và dịch bệnh luôn rình rập, đe dọa, tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được làm việc cùng các nhà hành pháp, các chuyên gia trong lĩnh vực quân sự, các nhà lãnh đạo, các giáo sư bác sĩ sân lòng cống hiến cho mọi người.
Sống trong thời đại khi mà tình phụ tử và mối ràng buộc gia đình đang bị đe dọa nghiêm trọng, tôi cảm thấy mình thật may mắn khi biết những người cha tận tụy, những người mẹ bao dung đang từng ngày từng đêm nỗ lực hết sức mình cho sự lớn khôn cả về thể chất lẫn tâm hồn của con cái.
Và trong một kỷ nguyên nơi trường học và giới trẻ tồn tại đây những tệ nạn xã hội, tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được gần gũi những giáo viên nhiệt tâm, những thanh niên tài năng, tất cả đều giàu có cả về tri thức và tấm lòng, hàng ngày họ vẫn đang miệt mài tạo nên sự thay đổi - theo một cách riêng.
Quả thực, tôi cảm thấy mình may mắn khi có cơ hội gặp gỡ những con người như thế trên mọi nẻo đời. Chính họ đã mang đến cho tôi niềm tin rằng ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này vẫn luôn hiện diện những con người giàu lòng nhân hậu, không ngừng dấn thân, cống hiến cho đời. Họ chính là nguồn cảm hứng bất tận của tôi. Và tôi đang muốn truyền nguồn cảm hứng đó đến bạn qua tập sách này.
Mà rất có thể, bạn cũng là một người trong số họ.
- STEPHEN R. COVEY
Bài học trong giây lát
Không có gì đáng quý hơn một đôi tai lắng nghe đồng cảm.
- Frank Tyger
Là một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, tôi không thuộc mẫu người biết nói năng ngọt ngào, bay bướm. Tôi có thể hàn gắn mọi thứ bằng đôi tay nhưng để nói ra bằng lời, với tôi chẳng dễ chút nào.
Có lẽ một phần đó cũng là do tính chất nghề nghiệp của tôi. Trong bốn năm làm việc tại bệnh viện Mayo ở Rochester, Minnesota, những thứ chiếm trọn tâm trí tôi đó là con dao mổ, phòng mổ, những ca cấp cứu, ánh đèn đỏ hú giục liên hồi. Chúng tôi phục hồi lại đầu gối, nối lại các đoạn xương giúp người bệnh lành lặn trở lại.
Vợ tôi - Patti, hiểu rằng tôi lựa chọn nghề y là vì muốn giúp người khác. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, chính những bệnh nhân lại mang đến cho tôi nhiều bài học bất ngờ.
Tôi vẫn còn nhớ một ca cấp cứu trong phiên trực đêm vào năm đào tạo thứ ba của tôi. Một thằng bé năm tuổi bị gãy cổ tay do ngã từ giường ngủ xuống. Tôi lầm bầm: “Sao không phải là một tai nạn khác!”. Dường như năm nay Rochester toàn những trường hợp trẻ em bị gãy tay thì phải. Từ phòng trực, tôi chậm chạp lê bước xuống phòng cấp cứu, cầm tấm bảng ghi tên bệnh nhân lên rồi đi thẳng tới nơi bệnh nhân đang chờ.
Thằng bé nằm trong lòng cha và rấm rứt khóc. Nó mặc bộ đồ ngủ in hình Vịt Donald, trong lòng ôm khư khư một con thú bông đã sờn rách trông giống như chú chó Goofy. Cổ tay bên trái của nó bị bẻ ngoặt về sau thành một góc bốn mươi lăm độ. Tôi tự giới thiệu mình với cha thằng bé rồi quay sang hỏi nó về chuyện đã xảy ra, nhưng thằng bé không trả lời và thậm chí cũng chẳng thèm nhìn tôi. Nó chỉ rúc sâu hơn vào cánh tay cha.
Tôi là người không mấy kiên nhẫn. Tôi biết việc sắp tới mình phải làm là gì và sẽ tốn bao nhiêu thời gian. Còn rất nhiều việc khác đang chờ đợi tôi. Vì thế, tôi chẳng buồn để tâm đến việc nói chuyện tiếp với thằng bé mà ngay lập tức đưa nó đi chụp X quang.
Năm phút sau, chuyên viên chụp X quang đã có mặt. Cô ấy ngồi xuống trước mặt thằng bé và nhẹ nhàng hỏi nó: “Oi Danny, cháu bị đau hả cháu ngoan?”.
Khi thằng bé ngước mắt nhìn cô ấy, đôi mắt nó rưng rưng: “Cháu bị ngã khỏi giường”.
Cô ấy đưa tay nựng nhẹ vào má thằng bé rồi nói: “Ôi, vậy thì thật là tệ. Được rồi, bây giờ cố sẽ chụp tay cho cháu rồi vị bác sĩ tốt bụng này sẽ giúp cháu làm nó lành lại. Cháu có muốn cô chụp cho cháu một bức hình của Goofy không?”. Danny liền gật đầu.
Tôi đứng ở góc phòng, lòng băn khoăn tại sao đứa trẻ này lại nói chuyện với chuyên viên chụp X quang mà không phải là tôi - bác sĩ chính của nó. Trong khi cô nhân viên tiếp tục ngọt ngào với thằng bé, tôi thầm nghĩ “Thật là lãng phí thời gian!”. Một lúc sau, cô ấy mới đi chuẩn bị máy móc và bắt đầu chụp. Rồi cô ấy đặt Goofy lên một chiếc hộp đựng phim và chụp luôn cho con thú bông đó.
Trong lúc chờ đợi kết quả chụp X quang, tôi đưa thằng bé tới phòng mổ rồi gọi cho Bonnie - bác sĩ gây mê và John “Ski” Kowalski - bác sĩ bó bột, và bảo anh ấy gặp tôi trong phòng bó bột.
Kết quả chụp X quang cho thấy tay thằng bé bị gãy và trật khớp xương nghiêm trọng. Nhưng thằng bé có vẻ không mấy quan tâm đến điều đó. Nó đang chăm chú nhìn ngó tấm hình chiếu chỉ một màu xám nhạt của con Goofy được đặt đối diện với tấm phim màu đen. Tôi bảo cha mẹ cậu bé rằng chỗ gãy của nó phải nán lại mới được. Và cách ít đau đớn nhất để làm việc đó là phải gây mê hoàn toàn. Tôi cũng nói rằng, theo tôi thì không cần thiết phải mổ. Tôi có thể đưa những khớp xương ấy trở lại như cũ, sau đó bó bột cho thằng bé.
Chúng tôi đưa Danny lên phòng bó bột và chờ mười lăm phút đề chuyên viên gây mê tới. Ski vẫn lặng lẽ và thành thạo như mọi khi, anh ấy dở vật dụng ra rồi bắt đầu lựa cuộn thạch cao mà chúng tôi cần. Cô Bonnie cũng tới đề giúp thằng bé ngủ thiếp đi, rồi cô ấy gật đầu ra hiệu cho tôi bắt đầu.
Tôi ngả cổ tay thằng bé xuống chín mươi độ, rồi áp dụng phương pháp điều trị bằng cách kéo giãn tay liên tục để duỗi phần bị gãy ra, trong khi Ski cầm cánh tay thằng bé. Sau đó, tôi tăng lực để nâng phần xương đang bị trật đủ độ để tôi có thể luồn ngón tay cái bên trái của mình xuống bên dưới các khớp xương, sau đó đẩy phần xương bị gẫy phía trên, rồi đẩy tất cả lên cùng lúc. Tôi nghe thấy tiếng kêu răng rắc khi các khớp xương trở lại vị trí ban đầu.
Ca nắn xương của tôi diễn ra thật hoàn hảo. Tôi đã quá thành thạo trong những trường hợp thế này. Có như thế tôi mới có mặt ở đây chứ. Bây giờ tôi chỉ cần bó bột cho thằng bé nữa là xong.
Ski nâng cánh tay thằng bé để tôi bắt đầu bó bột xung quanh chỗ gãy. Bỗng nhiên tôi bắt gặp một vết xăm màu xanh bên dưới chiếc áo của Ski. “Này Ski, số 28 có nghĩa là gì vậy?” - Tôi hỏi và chỉ vào vết xăm.
“Đó là tên trung đoàn của tôi. Bộ binh 28. Tôi đã từng là y tá quân y ở Việt Nam.” - Ski lặng lẽ trả lời. Trước nay anh chưa bao giờ nói vẻ điều này.
Trong khi tôi tiếp tục ốp thạch cao hết lớp này tới lớp khác vào cánh tay cho thằng bé, Ski đã kể cho tôi nghe về thời gian anh ấy ở Việt Nam. - Nơi đó chẳng khác nào địa ngục, bác sĩ ạ. Tôi đã chứng kiến rất nhiều người bị thiêu sống, bị đánh đập dã man hoặc bị bắn tan xác. Ngày này qua ngày khác, tôi thường xuyên phải băng bó và nẹp xương. Sau một thời gian, tôi có thể làm những việc này rất chuyên nghiệp. Tôi không muốn nghĩ về nó một chút nào nữa. Tôi chỉ muốn làm cho xong và về nhà thôi.
- Ừ, tôi hiểu ý anh muốn nói. - Tôi thì thầm.
- Nhưng tôi đã sai bác sĩ ạ. Tôi đã quên rằng những bệnh nhân này không chỉ cần sự cứu giúp của tôi mà còn muốn tôi quan tâm tới họ. Công việc không chỉ gói gọn trong việc băng bó vết thương hay những việc chúng ta đang làm ở đây ngày hôm nay - phục hồi những khớp xương.
“Dĩ nhiên, công việc của chúng tôi là phục hồi những khớp xương rồi. Không phải đó là lý do người cha này đã đưa cậu con trai tới phòng cấp cứu sao? Đó không phải là công việc chính của tôi sao? Rồi tôi chợt hiểu ra. Khi tay tôi lướt trên bề mặt lớp thạch cao phủ trên tay thằng bé để vuốt phẳng lớp cuối cùng, tôi đã xúc động tự nhủ: “Mày quả là ngốc. Mày đã quên mất điều quan trọng nhất!”.
Chắc hẳn Ski đã rất băn khoăn rằng chuyện gì đang xảy ra với chuyên gia lạnh lùng là tôi khi tôi vẫn đứng đó để bọc cao su lên lớp bột khô thay vì chạy tới phòng kỹ thuật để hoàn tất các phim chụp. Tôi đã im lặng khi Ski đề xuất chụp X quang cho thằng bé thêm lần nữa để chắc chắn là chỗ gãy đã được nắn lại hoàn hảo.
Không biết tự lúc nào, tôi đã tự biến bản thân thành cái máy vô cảm chỉ biết làm việc theo nguyên tắc mà quên lương tâm của người thầy thuốc. Tôi đã đề sự thực dụng lấn át cảm xúc của mình. Thậm chí, một chuyên viên chụp X quang cũng biết cách làm cho một đứa bé bị thương hiểu rằng nó được quan tâm. Trong khi đó, tất cả những việc tôi làm chỉ là giục giã thằng bé mau lên đề đưa nó đi thực hiện công đoạn kế tiếp.
Chúng tôi nhận được phim chụp sau năm phút và cùng kiểm tra lại vết thương trên tấm hình chiếu.
- Vị trí khớp rất hoàn hảo bác sĩ ạ - vẫn như mọi khi.
Câu nói của Ski khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Tại sao trước kia tôi lại không nhận ra sự châm chọc trong giọng nói của anh ấy nhỉ?
- Cô không cần đánh thức thằng bé dậy đâu, Bonnie ạ. - Tôi nói nhỏ với bác sĩ gây mê.
Khi Danny bắt đầu thức giấc, chúng tôi giúp thằng bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tôi đã lấy con Goofy và bọc một miếng thạch cao nhỏ quanh tay của chú chó bông. Tôi tạo hình một cái dây nhỏ từ một vài mẩu giấy rồi quàng lên cổ con chó.
- Đừng sợ, Danny ạ. Chúng ta đã xong hết rồi. Cánh tay của cháu cũng khỏi rồi. Và nhìn này, chúng ta đang chữa trị cho Goofy nữa đấy!
- Tôi nói khi mi mắt thằng bé dần mở ra và chầm chậm nhìn quanh.
Thằng bé nâng cánh tay lành lặn lên. Nó lấy con Goofy lại từ tay tôi.
- Cháu muốn gặp mẹ. - Thằng bé nói mà đôi môi run run.
- Cháu ổn rồi mà, cháu ngoan. Chỉ một lúc nữa thôi là ta có thể cho cháu và Goofy về nhà.
- Tôi lặp lại.
Tôi lấy bảng ghi tên bệnh nhân và lần tìm tên thằng bé. Daniel Oestmann, ở Byton, Minnesota. Trước đó, tôi đã không biết họ tên đầy đủ của nó. Tôi lau khô vết thạch cao còn dính trên tay mình, cầm lên kết quả chụp X quang rồi đi gặp cha mẹ thằng bé.
- Chào ông bà Oestmann, Danny ổn rồi. Mọi thứ đều tốt. Chỗ xương gãy đã được nán lại đúng vị trí. Thằng bé có thể về nhà vào tối nay. - Tôi nói.
- Bác sĩ có cần phải mổ không?
- Không ông ạ. Tôi đã nắn lại xương mà không cần mổ.
Gương mặt cha mẹ thằng bé giãn hẳn ra. Từ khi nào tôi không nhận ra những niềm hạnh phúc ngọt ngào mà bình dị như thế? Từ khi nào tôi trở nên thiếu nhản nại khi thông báo tin tức cho thân nhân người bệnh và chỉ muốn mau chóng quay lưng bước đi?
- Mời ông bà ngồi. - Tôi nói rồi chỉ vào bảng ghế đàng sau họ.
Tôi ngồi cùng gia đình Oestmann khoảng mười lăm phút. Họ kể với tôi rằng họ có hai đứa con nữa, một đứa 10 tuổi còn một đứa 12 tuổi.
- Vậy Danny là con út ở nhà à? - Tôi hỏi bà Oestmann.
- Vâng thưa bác sĩ. Nancy nghĩ là trái đất thay đổi từng ngày cùng sự lớn lên của thằng bé. - Ông Oestmann nói trước khi vợ kịp trả lời. Bà chỉ mỉm cười xấu hổ.
Tôi nhắc họ những điều nên tránh, chỉ dẫn họ phải chụp X quang lần nữa, đồng thời căn dặn họ cứ gọi điện tới nếu có điều gì thắc mắc. Rồi tôi bảo là tôi sẽ hỏi các y tá xem có thể cho họ gặp Danny một lát không. Họ đứng dậy và nắm lấy tay tôi. Bà Oestmann nói: “Cảm ơn bác sĩ. Cảm ơn anh nhiều lắm!”.
Đến lúc đó, tôi mới thanh thản nói lời chào tạm biệt cha mẹ thằng bé.
Ca trực đêm này đã cho tôi một bài học giá trị. Sau khi nói chuyện với các y tá, tôi đi tới phòng bó bột. Ở đó, tôi còn nợ lời cảm ơn với một người.
- Michael J. Collins, M. D.
Thông điệp từ vườn cây thích
Nghịch cảnh là cơ hội kiểm nghiệm bản thân. Không có nghịch cảnh, người ta khó có thể biết mình là người như thế nào.
- Henry Fielding
Tôi biết ông là một người thông thái, nên việc ông sẵn sàng chào đón nếu tôi tới New England như ông nói thì quả thực là điều tôi không ngờ tới.
Nhiều năm trước, tôi từng tham dự các buổi thuyết giảng của ông và gần đây tôi cũng đọc một số sách của ông. Mục đích lớn nhất trong chuyến viếng thăm lần này là tôi hy vọng rằng sự thông thái của ông sẽ giúp tôi dịu bớt nỗi sầu muộn đang giày vò khiến cuộc sống của tôi chìm trong tăm tối. Những mất mát về tài chính cùng sự bất lực của tuổi già đã mang đi hết thảy những hương vị tuyệt vời trong cuộc sống của tôi.
Vào một ngày cuối đông, tiết trời trong lành, tôi gặp ông ở trang trại gần Corinth, Vermont. Người đàn ông ấy sống chan hòa giữa những cánh đồng và vùng rừng núi phủ đầy tuyết trắng. Sau nhiều năm miệt mài viết sách, thuyết giảng và giúp đỡ mọi người với cương vị một “bác sĩ tâm hồn”, giờ đây, Edgar N. Jackson đang vận dụng nghị lực và sự hiểu biết vào cuộc sống của chính mình. Sau một tai nạn khủng khiếp, ông bị liệt nửa người bên phải và không thể nói.
Các kết quả chần đoán ban đầu của ông đều rất xấu. Người ta báo cho Estelle - người vợ 53 tuổi của ông rằng ông sẽ không bao giờ nói được nữa. Nhưng chỉ trong vài tuần ngắn ngủi, bằng nghị lực phi thường, khả năng nói của ông đã được cải thiện đáng kể. Không dừng lại ở đó, ông quyết tâm phải vượt qua những hạn chế của chính mình.
Khi trông thấy tôi, ông vui vẻ tiếp đón. Ông có chiều cao trung bình nhưng người đối diện có thể cảm nhận từ ông một điều gì đó rất khác biệt. Ông đi lại chậm chạp với sự trợ giúp của chiếc gậy cầm tay, tuy nhiên mắt ông vẫn rất tinh tường. Ông dẫn tôi tới phòng làm việc. Trong phòng xếp đầy những sách, mới có cũ có, tất cả đều xếp xung quanh một chiếc bàn, trên đó còn có một chiếc máy vi tính, những tập giấy và tạp chí.
Ông nói rất vui khi biết những cuốn sách của ông có thể giúp ích cho tôi. Tôi cũng thừa nhận chúng đã cho tôi những bài học quý giá, giúp tôi vượt lên những khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, nỗi đau cũ chưa qua, những phiền muộn mới lại đến. Chúng khiến tôi rơi vào bế tắc và mệt mỏi, không sao thoát ra được.
- Xét ở một góc độ nào đó, cậu là mẫu người tự đẩy bản thân vào cái bóng của những chuyện buồn. - Ông nói. - Tâm trạng bi quan chính là mấu chốt trong vấn đề của cậu. Đối diện với những điều không theo ý muốn, cậu có thể than khóc hay tiếc nuối nhưng sau đó, cần phải biết chấp nhận. Chỉ có như vậy, cậu mới thanh thản vượt qua.
Ồng cũng nói thêm rằng nếu quá cố chấp, người ta sẽ càng bị vùi lấp trong nỗi buồn, và rồi cuộc sống sẽ chỉ còn là một chuỗi những tháng ngày chán nản, tâm trí bất an. Ngược lại, những người biết biến mất mát thành hành động sẽ tìm thấy cho mình sự nhạy bén và niềm tin mãnh liệt.
- Đó là lý do tại sao người ta vẫn khuyên rằng bạn nên chia sẻ cảm xúc và bày tỏ suy nghĩ của mình. Có như thế, bạn mới sớm dịu bớt buồn đau để tâm hồn được khuây khỏa. Tôi cho cậu xem thứ này.
Ông nói rồi chỉ về hướng những cây thích trơ trụi ngoài cửa sổ. Những đợt gió thổi mạnh như muốn bẻ gãy những cành cây cằn cỗi. Đám tuyết dày bao phủ từ hôm qua rơi xuống lả tả. Người chủ cũ đã trồng những cây thích này để rào quanh đồng cỏ rộng ba mẫu.
Chúng tôi bước từng bước chậm chạp ra ngoài đồng cỏ, tuyết lạo xạo dưới chân. Vào mùa hè, dải đất này trải rộng nhấp nhô sỏi đá và ngập tràn hoa cỏ dại; nhưng giờ đây, hết thảy cỏ cây đều khoác màu áo úa vàng và khô héo do sự tàn hại của sương giá. Và rồi tôi bỗng nhận ra trên mỗi thân cây thích to lớn là những sợi dây thép gai cũ cứa vào sâu đến giữa thân.
- Sáu mươi năm trước, người chủ trồng loại cây này cốt để làm hàng rào cho đồng cỏ và cũng là để tiết kiệm công sức đào hố chôn cột hàng rào. Với những cây non, dây thép gai bám chặt rồi chọc vào lớp vỏ mềm yếu quả là nỗi đau không gì sánh được. Một số cây học cách thích nghi trong khi một số cây khác lại tìm cách chống chọi. Cậu thấy đấy, dây thép gai đã được chấp nhận và trở thành một phần cuộc sống của chúng - nhưng với cây đằng kia thì lại khác.
Ông chỉ tay về phía một cây thích già bị biến dạng trầm trọng vì dây thép gai.
- Tại sao cây này chống lại hàng rào thép gai để rồi tự chuốc lấy đớn đau vào mình, trong khi nó có thể làm chủ thay vì là nạn nhân của mớ dây thép ấy?
Trong lúc chúng tôi quay vào nhà, ông điềm đạm nói:
- Tôi đã nghĩ rất nhiều về vườn cây này. Sức mạnh nào giúp chúng vượt qua nỗi đau bị dây thép gai đâm xuyên chứ không để bản thân bị biến dạng? Tương tự, làm thế nào người ta có thể biến nỗi buồn đau thành sức mạnh thay vì để nó hủy hoại cả cuộc sống của mình?
Edgar thừa nhận rằng ông không thể giải thích nổi những chuyện đã xảy đến với vườn cây thích. Ông nói tiếp:
- Nhưng với con người, mọi chuyện có thể giải thích dễ dàng hơn nhiều. Có rất nhiều cách giúp người ta vượt qua nghịch cảnh và giải tỏa nỗi buồn. Trước hết, hãy cố gắng giữ cho mình một thái độ lạc quan. Sau đó, hãy rũ bỏ những thù oán hiềm khích chất chứa trong lòng. Và có lẽ điều quan trọng nhất là phải cố gắng yêu thương chính mình. Điều đó không đơn giản. Người ta có rất nhiều thời gian cho bản thân, cũng bởi vậy mà họ thường có xu hướng soi xét mình thái quá. Đôi khi, chúng ta cần phải biết tự hài lòng và biết tha thứ cho những lầm lỗi của bản thân.
Nếu chúng ta biết cách kiềm soát nỗi đau của mình, nếu chúng ta giúp bản thân giải tỏa hoàn toàn những phiền muộn thì những dây thép gai kia sẽ không thể chiến thắng. Chúng ta có thể vượt qua bất cứ nỗi đau nào và lạc quan tận hưởng cuộc sống này.
Estelle xuất hiện với một miếng bánh táo và một tách cà phê trên tay. Edgar nhìn vợ mỉm cười và nói:
- Tôi sẽ cố gắng tận hưởng hết niềm vui của cuộc đời, tìm kiếm tri thức mới, bạn bè mới, trải nghiệm mới.
Nói rồi, ông liếc nhìn chiếc máy tính mới và một chồng sách mới đặt trên bàn. Ông đang thực hiện điều đó trong chính cuộc sống của mình. Dù vẫn buồn vì bị liệt một nửa người nhưng ông không muốn mình là người thua cuộc.
- Chúng ta có thể viện cớ những điều không may mình gặp phải để bỏ cuộc, hoặc chúng ta có thể chấp nhận nó để tìm cho mình một cơ hội mới - một sự hồi sinh.
Ông lại liếc nhìn đồng cỏ phủ đầy tuyết trắng bên kia con đường, trầm giọng:
- Cậu có vấn đề của cậu. Tôi có nỗi buồn của tôi. Tôi sẽ tiếp tục công việc của tôi nếu cậu tiếp tục công việc của cậu.
- Cảm ơn ông, tôi sẽ làm như thế! - Tôi hứa rồi chúng tôi bắt tay nhau. Đó là thỏa thuận giữa chúng tôi. Bỗng nhiên, tôi cảm thấy như mình vừa được đón nhận thêm một điều gì đó thật mới mẻ. Và giờ đây tôi đã có định hướng để vượt qua tất cả.
Khi lái xe xuống thung lũng, tôi nhìn lướt qua trang trại của Edgar giữa đồng cỏ phủ đầy tuyết trắng. Gió đang đùa nghịch trên những ngọn cây thích. Và chính ở những rặng cây bí ẩn ấy, tôi đã tìm được bài học giá trị cho mình.
- Edward Ziegler