Chỉ cần một ngôi sao nhỏ bé cũng có thế tỏa sáng trong bầu trời đêm.
- Cách ngôn
Là một nghệ sĩ dương cầm, có lần tôi từng được mời tham gia biểu diễn cùng nghệ sĩ đàn cello Eugen Friesen tại Festival quốc tế dành cho đàn cello ở Manchester, Anh. Cứ hai năm một lần, một nhóm các nghệ sĩ đàn cello danh giá nhất thế giới cùng những người cống hiến hết mình cho loại nhạc cụ khiêm nhường này lại tụ hội một tuần để thảo luận, dạy nhạc cao cấp, nghiên cứu, độc tấu và tổ chức những buổi tiệc tùng vui vẻ. Thường mỗi tối sẽ có khoảng 600 người quây quần chờ đón buổi hòa nhạc.
Buổi biểu diễn trong đêm khai mạc tại Học viện Âm nhạc Hoàng gia phía Bác gồm những tác phẩm dành cho đàn cello, không kèm nhạc đệm. Trên sân khấu hội trường trắng lệ chỉ đặt duy nhất một chiếc ghế. Không đàn piano, không dàn nhạc, không bục cho người chỉ huy. Vang vọng khắp hội trường chỉ có tiếng cello thanh khiết, say đắm lòng người. Bầu không khí như ngưng đọng, cảm giác thăng hoa tràn ngập khắp thính phòng.
Nghệ sĩ đàn cello nổi danh nhất thế giới Yo- Yo Ma là một trong những nghệ sĩ đã biểu diễn vào một đêm tháng 4 năm 1994. Chất chứa sau tác phẩm âm nhạc của ông là một câu chuyện đầy cảm động.
Vào ngày 27 tháng 5 năm 1992, tại Sarajevo, một trong các hiệu bánh mì hiếm hoi còn đủ bột mì đã quyết định làm bánh để phát chẩn cho những người đói khổ, nạn nhân của cuộc chiến tranh tàn khốc. Vào lúc 4 giờ sáng, trong khi đoàn người đứng xếp thành hàng dài trên hè phố thì bỗng đâu, một quả đạn súng cối rơi thẳng xuống giữa hàng người. Một cảnh tượng khủng khiếp lập tức hiện ra, máu me, xương thịt, gạch đá... vương vãi khắp nơi. Hai mươi hai sinh mạng bị cướp đi trong phút chốc.
Cách đó không xa là tư gia của nhà soạn nhạc 35 tuổi - Vedran Smailovic. Trước chiến tranh, anh từng là một nghệ sĩ đàn cello thuộc đoàn nhạc kịch ở Sarajevo, một công việc cao quý mà anh luôn mong chờ được trở lại. Chứng kiến cảnh tượng đẫm máu diễn ra ngoài khung cửa sổ, anh không thể chịu đựng nổi. Đau đớn, anh quyết tâm cống hiến hết mình bằng công việc mà anh làm tốt nhất: âm nhạc. Nhạc cho công chúng, nhạc thể hiện bản lĩnh, nhạc của chiến trường.
Từ đó, trong cả 22 ngày tiếp theo, cứ 4 giờ sáng, Smailovic lại khoác lên người bộ lễ phục trang trọng với chiếc cello bên mình rồi rời khỏi căn hộ, hòa mình vào cuộc chiến đang diễn ra khốc liệt từng ngày. Bên hố đạn súng cối còn sâu hoắm trên mặt đất, anh đặt chiếc ghế bằng nhựa rồi cất cao tiếng đàn cho trích đoạn Adagio in G minor của nhà soạn nhạc Albinoni, một trong những đoạn trích thê lương và ám ảnh nhất trong các tác phẩm kịch cổ điển. Anh chơi vì những con phố bị chia cắt, những chiếc xe tải bị đình trệ, những tòa nhà đổ nát và vì những con người đang sợ hãi ẩn mình trong hầm rượu để tránh bom đạn. Trong mưa bom bão đạn, anh đã dùng sự quả cảm của mình để ngợi ca, cổ vũ phẩm giá con người, những người đã hy sinh vì nền hòa bình và hạnh phúc nhân loại. Bất kể làn mưa đạn ào ào trút xuống, anh vấn ngồi đó, tựa như được bao bọc trong một bàn tay vô hình.
Khi câu chuyện vẻ người đàn ông phi thường này được đảng tải trên các mặt báo, nhà soạn nhạc người Anh - David Wilde, đã vồ cùng cảm động. Ông quyết định viết một tác phẩm cho cello không kèm nhạc đệm, “Nghệ sĩ cello ở Sarajevo Tác phẩm là sự hòa trộn giữa sự oán giận chiến tranh, tình yêu và tình ái hữu với Vedran Smailovic.
“Nghệ sĩ cello ở Sarajevo ” chính là tác phẩm mà Yo-Yo Ma đã chơi trong buổi tối hôm đó.
Yo-Yo Ma bước lên sân khấu, cúi người chào khán giả rồi lặng lẽ ngồi xuống ghế. Bản nhạc bắt đầu vang vọng khắp hội trường. Mỗi giai điệu như mở ra trước mắt mọi người một không gian mờ mịt, trống rỗng, tràn đầy lo âu và chết chóc. Cứ thế, nó dần thăng hoa thành nỗi đau đớn quằn quại, tiếng kêu xé lòng và sự giận dữ mãnh liệt... Tất cả như bóp nghẹt trái tim những người có mặt tại khán phòng để rồi sau đó lại như chìm lắng trong hơi thở hấp hối của những kẻ tử nạn. Cuối cùng cả hội trường chìm ngập trong sự tĩnh lặng nao lòng.
Khi đã hoàn thành bài biểu diễn, Ma vấn ngồi im bên chiếc cello, cây vĩ đặt hờ trên phím đàn. Không một ai trong hội trường di chuyển hay tạo nên dù chỉ một tiếng động nhỏ trong một khoảng thời gian dài, cứ như thể họ vừa là chứng nhân của vụ thảm sát kinh hoàng ấy.
Cuối cùng, Ma đưa mắt nhìn xuống khán giả, anh đưa tay ra hiệu mời một người lên sân khấu. Một luồng điện mơ hồ chạy dọc tất cả chúng tôi khi chúng tôi nhận ra con người
đó: Vedran Smailovic - người nghệ sĩ cello ở Sarajevo.
Smailovic đứng lên khỏi ghế và bước ra lối đi giữa các dãy ghế trong khi Ma rời sân khấu để tới gặp anh. Họ ôm lấy nhau chứa chan tình cảm. Mọi người trong hội trường không khỏi xôn xao, họ tỏ ra rất phấn khích, vỗ tay reo hò và cổ vũ.
Ở trung tâm hội trường đó là hai người đàn ông - Yo-Yo Ma - ông hoàng tao nhã, tinh tế của dòng nhạc cổ điền, hoàn hảo trong cả diện mạo lẫn phần biểu diễn và Vedran Smailovic trong bộ trang phục đi xe mô tô bằng da cũ đã có đôi chỗ rách - đang đứng Ồm nhau khóc. Mái tóc dài hoang dại cùng chòm râu lớn khiến Smailovic trông già hơn tuổi. Gương mặt ông nhòa lệ.
Tất cả chúng tôi đều bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc khi gặp người đàn ông này, người đã cất cao tiếng đàn cello bất chấp bom đạn, cái chết và sự đổ nát.
Một tuần sau đó, khi trở lại Maine, trong một buổi tối ngồi chơi đàn cho bệnh xá địa phương, tâm trí tôi cứ lan man so sánh nó với bài biểu diễn bi hùng mà tôi được chứng kiến ở festival. Sau đó tôi bỗng nhận ra nét tương đồng rõ rệt. Bằng âm nhạc, người nghệ sĩ ở Sarajevo đã đáy lùi chết chóc và sự tuyệt vọng, đồng thời tán dương tình yêu và cuộc sống. Còn chúng ta ở đây cất cao lời ca tiếng nhạc với sự đệm lót của tiếng đàn piano cũng đang cố gắng làm điều tương tự. Tuy rằng không có bom rơi đạn nổ nhưng hiện hữu trước chúng ta là những vết thương có thực - đồi mắt mờ, sự cô đơn, tất cả những vết sẹo mà chúng ta gánh chịu trong cuộc đời này và những ký ức tươi đẹp về sự bình an. Tuy vậy, chúng ta vẫn hát và vỗ tay vui vẻ.
Thật vậy, âm nhạc là một món quà mà tất cả chúng ta đều có quyền thưởng thức và chia sẻ như nhau. Dù ta là người tạo ra hay chỉ đơn giản lắng nghe thì âm nhạc vẫn là một món quà có sức mạnh lắng dịu lòng người, truyền cho ta cảm hứng và giúp chúng ta xích lại gần nhau trong những thời khắc nguy hiểm nhất.
- Paul Sullivan
Tiếng nói của riêng mình
Nhiệm vụ của con người là khám phá ra nét riêng biệt trời ban cho mình.
- Martin Buber
Khi tôi lên bảy, gia đình tôi chuyển tới New York. Lúc đó tôi đang học đánh đàn cello, một vài năm sau cha mẹ đăng ký cho tôi vào học một lớp của thầy Leonard Rose. Leonard là một nghệ sĩ cello bậc thầy và cũng là một giáo viên lừng danh. May mắn thay, thầy cũng rất kiên nhẫn vì tôi là một đứa trẻ rất rụt rè.
Mỗi lần lắng nghe tiếng đàn của thầy Leonard, tôi lại thầm nghĩ “làm sao thầy có thể tạo ra những giai điệu tuyệt vời đến thế? Làm sao con người có thể làm được?”. Nhưng đó không phải là mục đích chính của âm nhạc. Thầy hiểu điều đó. Thầy bảo tôi: “Ta đã dạy con nhiều điều, bây giờ con phải dừng lại và tự học”.
Thật vậy, điều tồi tệ nhất chúng ta làm với bản thân là nói với mình rằng: “tôi muốn được như người khác”. Chúng ta cần học hỏi kiến thức từ người khác nhưng cuối cùng chúng ta phải tìm ra tiếng nói riêng cho mình.
- Yo-Yo Ma
Vị ân nhân trên chuyến tàu Pittsburgh
Khi chết đi, cát bụi sẽ trở về với cát bụi, nhưng những gì ta từng chia sẻ với người khác thì sẽ còn mãi.
- Dewitt Wallace
Bất cứ khi nào mấy anh chị em trong gia đình có dịp sum vầy bên nhau, chúng tôi đều nói về cha. Tất cả thành công mà chúng tôi đạt được trong cuộc sống này là nhờ có cha và một người đàn ông bí ẩn cha từng gặp trên chuyến tàu đi Pittsburgh.
Cha tôi là Simon Alexander Haley. Ông sinh năm 1892 và sinh trưởng trong một thị trấn nông nghiệp nhỏ ở Savannah, Tennessee. Ông là người con thứ tám trong gia đình. Ông nội tôi - Alec Haley - là một người rất gia trưởng, trước kia từng là nô lệ, còn bà nội tên là Queen.
Bà nội là một người rất tình cảm, dễ động lòng nhưng cũng rất nghiêm khắc, đặc biệt là trong việc giáo dục con cái. Một trong những mong muốn lớn nhất của bà là cha tôi phải được ăn học đàng hoàng.
Trở lại thời gian đó ở Savannah, nếu một thiếu niên đủ trưởng thành đề làm công việc đồng áng mà chỉ biết “ru rú” trong trường học thì cậu ta sẽ bị coi là “đồ bỏ đi”. Vì thế, khi cha tôi bước vào lớp sáu, bà nội phải bắt đầu “làm công tác tư tưởng” để xoa dịu ông nội.
“Chúng ta có đến tám người con, ” - bà nội lập luận, “nếu chúng ta “bỏ đi ” một đứa và cho nó ăn học tử tế thì điều đó cũng chàng có gì đáng mất mặt, đúng không?”. Sau nhiều lần tranh cãi, ông nội đành để cha học hết lớp tám, nhưng cha vẫn phải làm việc đồng áng sau các giờ học.
Nhưng, bà nội vẫn chưa hoàn toàn hài lòng.
Khi cha học hết lớp tám, một hôm vừa gieo hạt, bà nội vừa nói với ông tôi rằng nếu cha tôi được đi học cao hơn nữa thì ông nội có lẽ không còn phải sống cuộc đời thấp hèn thế này nữa. Quả nhiên lời nói của bà đã phát huy tác dụng. Ông nội đưa cha tôi 5 tờ ngân phiếu, mỗi tờ trị giá 10 đô la (dù vào thời đó, nồng dân phải lao động rất vất vả mới kiếm được số tiền này) đồng thời nghiêm nghị nhắc nhở cha tôi không được xin thêm bất cứ đồng nào, rồi gửi cha tới học tại một trường ở Tennessee. Cha tôi bắt đầu hành trình bằng xe ngựa, sau đó tiếp tục bằng tàu hỏa - con tàu đầu tiên ông được trồng thấy. Cuối cùng ông cũng tới Jackson - một thành phố thuộc hạt Madison, Tennessee. Ở đây, ông đăng ký vào một lớp dự bị ở trường Lane. Đây là một trường chuyên nghiệp dành riêng cho người da đen, chương trình đào tạo kéo dài 4 năm.
Năm mươi đô la mà cha mang theo nhanh chóng cạn kiệt, để tiếp tục việc học, ông phải làm thêm rất nhiều. Ông từng là hầu bàn, người phụ giúp các việc vặt và người giúp việc tại một trường nam sinh dành cho những học sinh bất trị. Khi mùa đông tới, ông phải thức dậy vào lúc 4 giờ sáng để tới nhóm lửa cho những gia đình người da trắng giàu có đề họ có thể thức dậy trong ấm áp.
Lúc đó, cha Simon khốn khổ là đề tài giễu cợt của các học sinh cùng trường vì ông chỉ có duy nhất một đôi giày và một đôi tất, còn hai mắt ông thì lúc nào cũng sưng húp vì thiếu ngủ. Ông từng nhiều lần bị bắt gặp đang ngủ quên với quyển giáo trình trong lòng.
Nỗ lực kiếm tiền cũng có mặt trái của nó. Thành tích học tập của cha bắt đầu giảm sút, nhưng ông vẫn cố gắng hoàn thành năm học cuối cùng. Sau đó, ông đăng ký vào trường A&T ở Greensboro, Bắc California. Ở đây, trong hai năm đầu tiên cha từng hết sức khổ cực đề kiếm tiền chi trả cho sinh hoạt và học tập.
Một buổi chiều lạnh lẽo vào cuối năm học thứ hai, cha được gọi tới phòng giáo viên. Tại đây ông hay tin mình đã thi trượt một môn học - một môn học đòi hỏi phải có giáo trình mà cha thì nghèo đến mức không thể mua nổi.
Cảm giác đau đớn vì thất bại vỡ òa trong ông. Suốt mấy năm qua, ông đã nỗ lực hết mình và giờ đây ông cảm thấy tất cả công sức đó bỗng chốc đổ sụp. Có lẽ, ông nên thu xếp về quê, trở lại với định mệnh đã sắp đặt sẵn là làm một người nông dân suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng.
Nhưng mấy ngày sau, cha nhận được lá thư do công ty Pullman gửi tới thông báo rằng ông là một trong 24 sinh viên được lựa chọn từ hàng trăm ứng cử viên khác để đảm nhận công việc phục vụ ở toa ngủ trên tàu vào mùa hè. Cha hết sức vui mừng. Đó thực sự là một cơ hội lớn. Ông nhanh chóng tới nhận nhiệm vụ và được phần cồng phục vụ trên chuyến tàu từ Buffalo tới Pittsburgh.
Một buổi sáng, vào lúc 2 giờ, trong khi chuyến tàu đang chìm trong giấc ngủ thì một tiếng còi gọi phục vụ vang lên. Cha bật dậy, vội vã khoác lên mình bộ đồng phục màu trắng rồi nhanh chóng tới toa ngủ của khách. Ông gặp một người đàn ông dáng vẻ sang trọng, người này nói rằng ông ta và vợ đang khó ngủ và cả hai cùng muốn dùng một ly sữa nóng. Cha bưng sữa và khăn ăn tới bằng một chiếc khay bạc. Người đàn ông đưa một ly sữa qua tấm màn cho vợ mình rồi vừa nhâm nhi từng hóp sữa vừa hỏi chuyện cha.
Công ty Pullman đã quy định rõ mọi cuộc chuyện phiếm đều bị nghiêm cấm ngoại trừ những câu xá giao lịch sự như “Vâng, thưa ngài” hoặc “Không được, thưa bà”; tuy vậy, vị khách này vẫn không ngừng đặt ra câu hỏi. Thậm chí ông ấy còn theo cha tới tận phòng ngủ dành cho nhân viên phục vụ.
- Quê cậu ở đâu?
- Thưa ông, ở Savannah, Tennessee.
- Cậu rất lịch sự.
- Xin cảm ơn, thưa ông.
- Trước khi làm công việc này, cậu đã làm gì?
- Tôi là sinh viên của trường A&T ở Greensboro, thưa ông.
Cha cảm thấy không cần thiết khi thêm vào rằng ông đang cân nhắc việc quay trở lại quê hương và tiếp tục công việc đồng áng. Người đàn ông nhìn cha thật lâu, sau đó chúc cha may mắn rồi quay trở lại giường ngủ của mình.
Sáng hôm sau, tàu tới Pittsburgh. Vào thời điểm ấy, số tiền boa 50 cent đã được xem là hậu hĩ, nhưng vị khách tối qua đã boa cho cha tôi hẳn 5 đô la. Cha tỏ ra rất biết ơn. Trong cả mùa hè đó, cha ra sức gom góp mọi đồng boa nhận được và khi công việc này kết thúc, ông đã có số tiền đủ để mua cho mình một con lừa và một cái cày. Tuy vậy, ông cũng nhận ra rằng số tiền đó đủ để ông tiếp tục một năm học hoàn chỉnh tại trường A&T mà không cần phải kiếm thêm bất cứ một công việc vặt nào khác.
Cha quyết định tận hưởng ít nhất một kỳ học mà không phải lăn lộn với việc làm thêm. Chỉ có như thế, ông mới có thể biết chính xác điểm số mà ông xứng đáng được nhận. Ông trở lại Greensboro, nhưng ngay khi vừa về tới trường thì ông được yêu cầu đến gặp thầy hiệu trưởng. Cha vô cùng lo sợ khi ngồi trước người đàn ông quyền lực đó.
- Thầy có một bức thư ở đây, Simon ạ. - Thầy hiệu trưởng nói.
- Vâng, thưa thầy.
- Có phải vừa rồi trò đã làm phục vụ cho công ty Pullman phải không?
- Vâng, thưa thầy.
- À, ông ấy tên là R. s. M. Boyce và là vị giám đốc đã nghỉ hưu của công ty xuất bản Curtis, công ty cho ra đời tờ báo Saturday Evening Post ấy. Ông ấy đã tài trợ cho trò toàn bộ tiền cơm tháng, học phí và sách vở cho cả năm học.
Cha tôi vô cùng kinh ngạc. Khoản trợ cấp bất ngờ đó không chỉ giúp cha hoàn thành chương trình học ở A&T mà còn giúp ông tốt nghiệp với vị trí dẫn đầu lớp. Thành tích này đã giúp ông lấy được học bổng toàn phần của trường Đại học Cornell ở Ithaca, New York.
Năm 1920, sau khi lập gia đình ít lâu, cha tôi quyết định chuyển tới Ithaca cùng mẹ tôi là Bertha. Ông đăng ký vào học trường Cornell để lấy bằng thạc sĩ, còn mẹ tôi đăng ký vào Học viện Âm nhạc Ithaca để học piano. Một năm sau đó, tôi ra đời.
Hơn bốn mươi năm sau, năm 1965, các biên tập viên của báo Saturday Evening Post mời tôi đến phòng biên tập ở New York để trao đổi về bản thảo đầu tiên của tôi - Tự truyện của Malcom X. Tôi vô cùng tự hào và hạnh phúc khi được đứng trong những văn phòng ốp gỗ ở đại lộ Lexington. Bất chợt, tôi nhớ tới ông Boyce và sự hào phóng của ông khi đã cho tôi cơ hội được đứng đây - giữa những biên tập viên nổi tiếng này với tư cách một nhà văn. Tôi bắt đầu khóc, những giọt nước mắt cứ lặng lẽ tuôn rơi.
Chúng tôi - những đứa con của Simon Haley, thường nghĩ về ông Boyce và sự giúp đỡ lớn lao của ông cho một con người kém may mắn không quen biết. Cũng nhờ sự hào phóng của ông mà chúng tôi có được một cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm nay. Thay vì sinh trưởng trong một gia đình nông dân, chúng tôi được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ - những người có học thức, được sống bên cạnh những giá sách cao ngất cùng niềm tự hào về chính bản thân mình. Anh trai của tôi, George, hiện là chủ tịch của us Postal Rate Cơmmission; Julius là một kỹ sư; Lois là giáo viên dạy nhạc; còn tôi là một nhà văn.
Ồng R. S. M. Boyce đúng là một “quý nhân phù trợ” mà cuộc đời đã ban tặng cho cha tôi. Có thể người khác xem đó là một điều may mắn, nhưng tôi lại xem đó như một động lực để cố gắng hơn. Tôi mong rằng những người được nâng đỡ để có được thành cồng nên chia sẻ niềm hạnh phúc của mình với người khác. Đó là việc nên và cần làm trong cuộc sống này.
- Alex Haley
Quy luật của lòng nhân ái
Tôi tin rằng chỉ cần mỗi người chúng ta góp sức một chút thì bất hạnh trên thế gian này sẽ vơi bớt vài phần.
- Albert Schweitzer
Một buổi sáng, Bill Wilkins thức dậy trong một bệnh viện dành riêng cho người nghiện rượu. Chán nản, ông dò dẫm tới phòng bác sĩ rồi rên rỉ:
- Bác sĩ, tôi đã tới cái chốn chết tiệt này bao nhiêu lần rồi?
- Năm mươi lần rồi! Và anh đã trở thành bệnh nhân “nhẵn mặt” nhất của chúng tôi đấy!
- Thế mà tôi cứ tưởng tôi chết vì rượu lâu rồi chứ!
- Này Bill, cũng chẳng còn lâu nữa đâu! - Vị bác sĩ nói.
- Vậy ông nghĩ sao nếu tôi uống thêm một ngụm nhỏ nữa để giúp mình mạnh mẽ hơn? - Bill hỏi lại.
- Tôi đoán là cũng chẳng sao đâu! - Vị bác sĩ đồng ý. - Nhưng tôi có một thỏa thuận với anh. Có một anh bạn trẻ ở phòng kế bên đang trong tình trạng be bét. Anh ta mới tới đây lần đầu. Nếu anh dùng chính mình làm tấm gương khủng khiếp cho tật nát rượu thì có thể anh sẽ khiến anh ta sợ mà tránh xa rượu chè trong suốt quãng đời còn lại đấy.
Thay vì cáu giận, Bill cảm thấy thích thú trước gợi ý này. “Được thôi” - Bill đáp. “Nhưng đừng quên đem rượu đến khi tôi quay trở lại nhé”
Người thanh niên nghiện rượu phải vào bệnh viện lần đầu tiên ấy chắc mẩm rằng mình sẽ bị trách máng ghê gớm, còn Bill - người tự coi mình như một kẻ theo thuyết “không có gì là không thể” - cảm thấy khó tin khi chính mình lại làm công việc khuyên bảo người khác “hướng thiện”. “Rượu là một thứ sức mạnh nằm ngoài con người cậu nhưng lại đang chi phối cậu. ” - Bill nhấn mạnh. “Vì thế, chỉ có một sức mạnh bên ngoài khác mới có thể cứu vớt cậu mà thôi. Nếu cậu không muốn gọi sức mạnh đó là Chúa thì hãy gọi đó là Sự thật. Cái tên chẳng có gì là quan trọng cả”.
Không biết việc làm này có tác động gì tới cậu thanh niên kia hay không, chỉ biết rằng sau đó Bill hoàn toàn thay đổi. Trở lại phòng bệnh, ông quên mất cuộc thương lượng với vị bác sĩ. Ông cũng không đòi hỏi mấy chai rượu như vị bác sĩ đã hứa. Chính trong khoảnh khắc khuyên giải người khác đã khơi dậy khát khao sống có ích bấy lâu ngủ quên trong con người ông. Nó giúp Bill Wilkins hoàn toàn thay đổi và trở thành một người khác - người sáng lập chương trình điều trị cho người nghiện rượu AA (Alcoholics Anonymous), một chương trình vô cùng hiệu quả giúp tìm lại niềm tin và thay đổi thói quen không tốt ở những người ham mê rượu chè.
- Fulton Oursler