Hạt Giống Tâm Hồn

Quyển 02 - Chương 07: Bạn bè phải thế chứ!



Chẳng phải tốn nhiều công sức mới làm cho người ta hạnh phúc. Chỉ là một cử chỉ nếu bạn biết cách; chỉ là một lời nói thích hợp. Chỉ là sự điều chỉnh nho nhỏ một cái chốt, cái vít hay một con ốc trong cỗ mảy tâm hồn tỉnh xảo của bạn.

- Frank Crane

Jack thảy xấp giấy tờ lên bàn tôi - hai hàng chân mày của anh nhíu lại thành một đường thẳng còn mắt anh thì nhìn tôi như tóe lửa.

- Có điều gì không ổn thế? - tôi hỏi.

Anh ta dí ngón tay vào bản kế hoạch đề xuất.

- Lần sau cô có muốn sửa đổi điều gì thì nhớ hỏi ý tôi trước - anh nói xong rồi quay lưng đi để mặc tôi ngồi đó giận tím gan.

"Làm sao anh ta dám đối xử với mình như thế, " tôi nhủ thầm. Tôi đã sửa lại một câu dài và chữa lỗi ngữ pháp - một công việc mà tôi nghĩ mình được trả lương để làm vậy.

Chắng phải là tôi đã không được cảnh báo trước. Hai phụ nữ, những người đã ngồi ở vị trí của tôi trước đây, gọi anh ta bằng những cái tên mà tôi chẳng thể nào có can đảm nhắc lại. Ngay ngày đầu nhận việc, một đồng nghiệp đã kéo tôi ra nói:

- Anh ta gián tiếp chịu trách nhiệm đối với việc hai thư kỷ trước phải rồi bỏ công ty này đấy! - cô ấy thì thầm.

Nhiều tuần trôi qua, Jack ngày càng khiến tôi bực bội. Việc này hoàn toàn trái ngược với những tín điều tôi hằng giữ - luôn nhẫn nhịn và yêu thương kẻ thù nghịch. Nhưng với tính khí của Jack, anh ta sẽ càng làm già nếu bạn cứ nín nhịn. Tôi cầu nguyện về điều này, thật lòng mà nói, tôi chỉ muốn "uốn nắn" Jack, chứ không định yêu mến anh ta.

Một ngày nọ, những lời lẽ xúc phạm của anh khiến tôi bật khóc. Tôi lao vào văn phòng của Jack, trong lòng chuẩn bị sẵn tâm lý cho chuyện mất việc nếu cần, nhưng phải cho anh ta biết được cảm nghĩ của tôi trước đã. Khi tôi mở cửa phòng bước vào, Jack ngước mắt nhìn. Anh cất cái giọng kẻ cả quen thuộc:

- Chuyện gì?

Đột nhiên, tôi biết mình phải làm thế nào. Dù sao, anh ta cũng đáng được như vậy.

Tôi ngồi đối diện với anh:

- Jack, anh nói với tôi bằng cái giọng điệu đó thật không phải. Chưa ai nói chuyện với tôi kiểu như thế cả.

Với tác phong chuyên nghiệp, anh cư xử như vậy không được chút nào và nếu tôi cho phép chuyện này tiếp tục thì cũng không hay nốt.

Jack cười khẩy, có vẻ khó chịu, và dựa lưng vô ghế. Tôi khẽ chóp mắt, và thầm cầu nguyện: "Xin Chúa giúp con".

- Tôi muốn hứa với anh một chuyện. Tôi sẽ làm bạn với anh. Tôi sẽ đối xử với anh bằng tất cả sự tử tế và tôn trọng như anh xứng đáng được nhận. Mọi người đều có quyền được cư xử như vậy.

Tôi đứng dậy và bước ra ngoài.

Vài ngày sau đấy, Jack tránh mặt tôi. Các bản kế hoạch đề xuất, thư tín đều được đưa đến bàn tôi khi tôi ra ngoài ăn trưa, và những bản đã được tôi sửa cũng không thấy xuất hiện trở lại trên bàn. Một hôm, tôi mang bánh ngọt đến công ty và để một ít bánh trên bàn của Jack. Hôm khác, tôi để lại lời nhắn như sau: "Hy vọng hôm nay mọi sự đều diễn ra tốt đẹp với anh. "

Mấy tuần sau đó, Jack xuất hiện trong phòng tôi. Anh vẫn khó đăm đăm nhưng thôi không còn xử sự một cách thô lỗ, cộc cằn nữa. Các đồng nghiệp vây lấy tôi trong phòng nghỉ.

- Dường như Jack bị nắm tẩy rồi - họ nói - có lẽ chị đã trị được anh ta.

Tôi lắc đầu:

- Jack và tôi đang trở thành bạn của nhau - tôi trả lời đầy tin tưởng. Tôi từ chối bình luận thêm về anh ta.

Mỗi khi gặp Jack ở đại sảnh, tôi đều mỉm cười với anh. Ít ra, bạn bè cũng phải thế chứ!

Một năm sau "cuộc nói chuyện" của tôi và Jack, tôi phát hiện mình bị bệnh ung thư. Ớ tuổi 32 và là mẹ của một đứa bé xinh xắn, tôi thật sự phát hoảng. Tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết và các thông số cho thấy tôi khó mà chống chọi được với căn bệnh này trong thời gian dài. Sau cuộc phẫu thuật, bạn bè và người thân đã đến thăm tôi. Họ cố gắng an ủi tôi nhưng dường như chẳng ai biết phải nói như thế nào. Nhiều người thậm chí đã lỡ lời. Một số khác thì khóc lóc và tôi lại phải khích lệ họ. Còn tôi, lúc này, đang cố gắng bấu víu vào bất kỳ tia hy vọng mong manh nào.

Ngày cuối cùng ở bệnh viện, tôi chợt bắt gặp Jack đang ngượng ngùng đứng ngay ngưỡng cửa phòng. Tôi mỉm cười vẫy anh vào. Jack tiến đến bên giường bệnh và, chẳng nói chẳng rằng, đặt bên cạnh tôi một cái gói, trong đó có vài búp hoa.

- Uất kim hương đấy - anh nói.

Tôi mỉm cười, nhưng chẳng hiểu nổi chuyện gì.

Anh ta đằng hắng và tiếp:

- Nếu cô đem chúng về nhà trồng, thì mùa xuân năm tới chúng sẽ trổ hoa - Anh di di bàn chân tới lui - Tôi chỉ muốn nói là tôi tin cô sẽ có thể có mặt ở đấy khi hoa nở.

Mắt nhòa lệ, tôi đưa tay ra.

- Cám ơn anh - tôi thì thầm.

Jack nắm chặt tay tôi và trả lời cộc lốc:

- Không có chi. Giờ thì cô chẳng thể thấy hoa đâu, nhưng mùa xuân năm tới, cô sẽ nhìn thấy được những màu mà tôi đã chọn ra cho cô.

Anh ta quay lưng bước ra khỏi phòng mà chẳng nói thêm lời nào.

Vậy là suốt mười năm nay, cứ mỗi khi xuân về, tôi lại ngắm nhìn những đóa uất kim hương vươn mình lên khỏi lớp đất dày để khoe các cánh hoa sắc trắng pha đỏ. Thật ra, đến tháng chín này bác sĩ sẽ báo rằng tôi đã được trị dứt bệnh. Những năm qua, tôi đã trông thấy con mình tốt nghiệp phổ thông rồi vào trung học.

Người đàn ông cộc cằn ấy đã nói tất cả những lời động viên thích hợp vào đúng cái giây phút tôi cần chúng nhất.

Ít ra, bạn bè cũng phải thế chứ!

Cái hũ

Theo như tôi còn nhớ, cái hũ ấy nằm trên nền nhà, phía sau tủ quần áo trong phòng ngủ của cha mẹ tôi. Ngày nào cũng thế, hễ đến giờ ngủ là cha đều lục túi lấy ra hết mấy đồng bạc để bỏ vào hũ. Lúc rơi xuống chạm đáy hũ, những đồng bạc thường phát ra tiếng leng keng. Khi ánh nắng tràn vào phòng ngủ, các đồng tiền bằng bạc, bằng đồng trở nên sáng lấp lánh, tôi hay trầm trồ ngắm nghĩa tưởng tượng đấy là kho báu của bọn cướp biển. Mỗi lần hũ đầy, cha luôn gom những đồng cắc này lại xếp chúng gọn gàng vào một chiếc hộp các- tông nhỏ trước khi mang đến ngân hàng. Tôi thường được tháp tùng theo cha "áp tải" chiếc hộp tiền đến ngân hàng trong chiếc xe tải cũ kỹ của ông.

Mỗi lần lái xe đến ngân hàng, cha đều nhìn tôi, ánh mắt tràn trề hy vọng.

- Con sẽ thoát khỏi cái nhà máy sọi này, con trai ạ! nhờ vào những đồng cắc ấy. Đời con rồi sẽ tốt hơn cha.

Cái thị trấn công nghiệp già cỗi này sẽ không thể nào buộc chân con được.

Cũng thế, mỗi lần như vậy, khi đẩy cái hộp tiền xu cho nhân viên thu ngân tại quầy giao dịch của ngân hàng, cha đều nhoẻn miệng cười đầy tự hào.

- Đây là quỹ đại học cho con tôi. Nó sẽ không bao giờ gắn cả đời vào cái nhà máy này như tôi.

Chúng tôi luôn ăn mừng sự kiện tiền ký gỏi trong tài khoản ngân hàng được nhiều thêm bằng cách ghé qua quầy kem nón. Lần nào tôi cũng chọn kem sô-cô- la, còn cha thì thích kem va-ni. Khi người bán kem đưa cho cha tiền thối, người đều xòe tay cho tôi xem mấy đồng xu.

- Chừng nào mình về đến nhà, chúng ta sẽ bắt đầu bỏ đầy hũ nữa.

Cha luôn cho tôi bỏ những đồng tiền đầu tiên vào cái hũ rỗng. Khi âm thanh leng keng vang lên, chúng tôi nhìn nhau mỉm cười:

- Những đồng 10 xu, 20 xu và 50 xu này sẽ đưa con vào đại học đấy - cha nói - mình nhất định làm được. Cha sẽ nhìn thấy được cái ngày đó.

Năm tháng trôi qua, tôi đã tốt nghiệp đại học và đi làm ở một tỉnh khác. Một lần về thăm cha mẹ, tôi có ghé vào phòng ngủ của người và nhận thấy chiếc hũ năm nào không còn ở đấy nữa. Nó đã hoàn thành nhiệm vụ và đã được cất đi. Tự dưng tôi có cảm giác cổ họng nghẹn đắng khi đăm đăm nhìn vào chỗ trống đằng sau tủ áo, nơi trước đây cái hũ nằm khiêm tốn. Cha tôi là người ít nói, nên chưa bao giờ "thuyết giáo" cho tôi về giá trị của lòng quyết tâm, tính kiên trì và niềm tin cả. Tuy nhiên, trong tâm trí tôi, chiếc hũ khi xưa đã dạy tôi những đức tính đó còn hùng hồn hơn hầu hết mọi ngôn từ hoa mỹ.

Khi kết hôn, tôi kể cho Susan, vợ tôi, về vai trò to lớn của chiếc hũ đựng dưa muối tầm thường ấy đối với quãng đời niên thiếu của tôi. Cho dù nhà có túng thiếu đến đâu, cha vẫn bền bỉ bỏ tiền vào trong hũ. Thậm chí vào mùa hè năm cha bị sa thải khỏi nhà máy, khi ấy một tuần mẹ phải cho ăn món đậu khô mấy lần, vẫn không một đồng xu nào bị lấy ra khỏi hũ. Ngược lại, lúc bắt gặp ánh mắt cha nhìn mình, khi rưới nước sốt lên dĩa đậu khô của tôi cho dễ ăn, tôi nhận thấy cha còn quyết tâm hơn lúc nào hết để tìm lối thoát cho tôi.

- Khi con tốt nghiệp đại học, con trai - cha nói mà ánh mắt long lanh - con sẽ chẳng bao giờ phải ăn đậu nữa... trừ phi con muốn thế.

Vào ngày lễ Giáng Sinh đầu tiên sau khi con gái Jessica của chúng tôi chào đời, gia đình nhỏ của tôi về nghỉ lễ ở nhà cha mẹ. Sau buổi ăn tối, cha và mẹ ngồi cạnh nhau, cùng nựng nịu đứa cháu nội đầu tiên của mình. Chợt Jessica mếu khóc, Susan bèn đón lấy cháu từ tay cha tôi.

- Có lẽ con bé cần được thay tã, vợ tôi nói khi bế em bé vào phòng cha mẹ tôi.

Khi Susan trở ra, tôi đọc thấy điều gì là lạ trong mắt nàng. Vợ tôi đưa Jessica cho cha trước khi nắm lấy tay tôi kéo vào phòng.

- Anh nhìn này! - nàng nói khẽ, đưa mắt chỉ cho tôi phía sàn nhà đằng sau tủ áo.

Trước sự ngạc nhiên của tôi, như thể chưa từng được dẹp đi, chiếc hũ đựng dưa muối ngày nào đang nằm ở đấy, dưới đáy hũ đã có sẵn một ít tiền xu. Tôi bước tới chiếc hũ, thọc tay vào túi lấy ra một nắm tiền lẻ. Tim như nghẹn lại với cảm xúc dâng tràn, tôi bỏ những đồng xu vào hũ. Khi ngước mắt lên, tôi bắt gặp cha, đang bế bé Jessica - Người đã lặng lẽ vào phòng từ lúc nào. Ánh mắt chúng tôi chạm nhau, và tôi biết rõ trong lòng cha con tôi đang cùng dâng trào một cảm xúc giống nhau. Không ai trong chúng tôi nói được lời nào.

Điều này thật sự khiến tôi xúc động...

Tôi nghĩ, có lẽ, bạn cũng đã có những phút xúc động như thế. Đôi lúc chúng ta quá bận rộn chất chồng những mối lo toan lên đời mình mà quên góp nhặt những niềm hạnh phúc mình có được. Khi đau thương, ta ngoái nhìn lại. Khi lo lắng, ta lướt nhìn quanh. Và, khi tin tưởng, ta ngước nhìn lên.

Cảm nhận tình yêu của những người ta yêu quý là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời ta.

- Pablo Neruda

Ngôi nhà có một nghìn chiếc gương

Ngày xưa, tại một ngôi làng nhỏ xa xôi, có một nơi mà người ta gọi là 'Ngôi nhà có 1000 chiếc gương'. Có một chú chó nhỏ yêu đời nghe nói về nơi này nên quyết định đến thăm. Khi đến nơi, chú ta hăm hở phóng nhanh lên các bậc thang dẫn đến cửa của căn nhà với tâm trạng vui vẻ. Chú đưa mắt nhìn qua cửa, đôi tai vểnh cao và đuôi vẫy ra dáng mùng rỡ. Thật ngạc nhiên! Chú phát hiện ra có 1000 chú chó nhỏ vui vẻ khác đang nhìn chú và cũng đang vẫy đuôi hơn hở y như chú. Chú nở một nụ cười thật tươi tắn và, lạ chưa, chú được đáp lại ngay cũng với 1000 nụ cười rạng rỡ như thế. Khi rồi khỏi ngôi nhà, chú chó vui vẻ tự nhủ: "Nơi này thật kỳ diệu. Mình sẽ đến đây thường xuyên. "

Trong làng, có một chú chó nhỏ khác cũng quyết định đến thăm ngôi nhà. Chú chó này không có được tính khí vui vẻ như chú chó đầu tiên. Khi đến ngôi nhà, chú ta chậm rãi leo lên từng bậc cầu thang rồi cúi đầu lom khom nhìn qua cửa. Chú cũng thấy bên trong là 1000 chú chó khác nhưng sao chúng trông chắng thân thiện chút nào. Con nào con nấy cũng nhìn vào chú chằm chằm. Chú liền phản ứng bằng cách cất tiếng gầm gừ với đám chó ấy và rồi lại khiếp sợ khi thấy 1000 con chó kia gầm gừ đáp trả, gần như tức thời. Không chần chừ, chú chó cụp đuôi bỏ đi ngay và tự nhủ: "Nơi này thật ghê rợn, mình sẽ chẳng bao giờ đến đây nữa. "

Trong cuộc sống mọi khuôn mặt xung quanh bạn là những chiếc gương phản chiếu của chính bạn. Vậy bạn đã nhìn thấy gì trên gương mặt người đối diện với bạn nào?

Hai người cùng nhìn bầu trời buổi tối qua những chắn song. Một người chỉ thấy toàn một màu đen, còn người kia thì thấy những vì sao nhấp nhảy.

- Frederick Langbridge

Chạm đáy

- Con người không thay đổi nhiều đâu...

- Có chứ. Họ lớn lên, nhận lãnh trách nhiệm và nhận ra rằng: “chết trẻ, xinh đẹp ” thực chất không giống như những gì mà người ta ca ngợi.

Drue và Jen - hai nhân vật trong bộ phim

'Ngã rẽ cuộc đời'

Gia đình tôi vừa chuyển đến thị trấn. Hồi trước chuyện kết thân bạn mới thật dễ dàng đối với tôi, nhưng bây giờ, vì hay ngượng ngập về dáng vẻ của mình nên tôi cảm thấy rất khó. Bởi vậy, thấy đám con trai hút thuốc tôi liền nghĩ nếu mình cùng hút với tụi nó thì có thể gặp được "bạn" tâm đầu ý hợp. Thế là ngày lại ngày tôi lê la, chơi bài với chúng. Tôi được giới thiệu với những đứa khác. Rồi chuyện tôi tập tành nhậu nhẹt cũng là lẽ đương nhiên. Chẳng mấy chốc, ma túy cũng đồng hành với tôi. Cuối cùng tôi bỏ nhà đi bụi. Ấy là buổi tối, tôi về nhà trễ và mẹ vẫn còn thức. Mẹ thấy tôi ngồi trong xe của thằng bạn (mẹ vốn rất khắt khe chuyện nam nữ), mà tôi lại đang say thuốc đến nỗi không vào nhà nổi, thế là tôi vù đi luôn với thằng bạn.

Ke từ đó, chỉ trong một năm rưỡi mà tôi đã bỏ nhà đi những hai mươi ba lần! Lần nào cũng bị bắt về, nhưng trong vòng 24 tiếng sau tôi lại đi tiếp. Tôi lậm thuốc đến mức lo sợ nếu ở nhà sẽ không chịu nổi những cơn vật vã do thiếu thuốc.

Tôi trú ngụ ở nhà bạn bè, đến chừng bị ba mẹ tụi nó phát hiện thì tôi ra sống trên hè phố. Lúc trời lạnh thì tầng hầm của những căn hộ liên kế trở thành nơi cư trú của tôi, chứ nhất định không liên lạc với mẹ.

Mẹ buồn lắm. Biết bao lần mẹ đưa tôi vào trung tâm cai nghiện, nhưng cứ hễ bỏ được ma túy thì mấy tuần sau tôi lại tái nghiện. Cứ thế, rốt cuộc mẹ phải bỏ việc để dành hết thời giờ giúp tôi. Đã ba chương trình cai nghiện ngắn hạn trôi qua, mỗi đợt kéo dài từ 11 đến 14 ngày. Tôi cũng hạ quyết tâm cai lắm, nhưng chẳng biết làm sao. Xem ra những chương trình ngắn ngủi đó không đủ cho tôi thoát khỏi sự cám dỗ của ma túy. Đã thế tôi còn sa vào tình trạng ăn uống vô độ nữa chứ.

Riết rồi mẹ quyết định tôi phải điều trị dài hạn. Thoạt tiên, tôi kịch liệt phản đối. Lúc đó, cuộc sống của tôi đã rơi xuống tận cùng. Với tôi, các trung tâm cai nghiện đều vô ích. Chuyện chơi thuốc quá liều là điều thường tình, không sao đổi dòi được. Khi ấy tôi chỉ thấy tự tử là lối thoát duy nhất.

Sau đó, mẹ tìm cho tôi một chuyên viên tư vấn, kể cho ông ta nghe hết về quá khứ của tôi, về những thứ ma túy tôi từng chơi. Ngày hôm sau, tôi được đưa vào một trung tâm cai nghiện lớn. Nơi ấy như một đại gia đình. Tôi đến trường nửa buổi, được tư vấn đến nơi đến chốn. Do tôi nghiện cocain nặng nên phải trải qua một chương trình cai nghiện đặc biệt.

Đã gần sáu năm nay, tôi không đụng đến ma túy nữa. Ớ đấy tôi có cơ hội gặp những người đồng trang lứa thực sự muốn làm lại cuộc đời. Quả thật những chuyên đề như "Hãy giúp tôi rồi tôi sẽ giúp bạn" đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình bình phục của tôi. Đồng thời, được chứng kiến nhiều những tấm gương người thật việc thật thoát khỏi ma túy và gầy dựng lại cuộc đời càng khiến tôi lạc quan và quyết tâm cai thuốc.

Muốn sống tốt là một chuyện, nhưng theo đuổi nó lại là chuyện khác. Kết thúc điều trị, tôi chuyển nhà một lần nữa. Tôi lại e sợ trước sau gì mọi người ở trường mới sẽ phát hiện ra quá khứ của mình. Có vẻ như tôi lặp lại tình cảnh hồi năm tôi mười một tuổi - không bạn bè - nhưng lần này tôi không cần đến ma túy mới hòng kết được bạn.

May mà tôi còn sáng suốt, khao khát cuộc sống nề nếp đến nỗi lập tức đi tìm ngay người tư vấn nhờ hướng dẫn. Tôi thú thật với cô rằng tôi không tin mình sẽ không trượt trở lại lối sống cũ. Thật ngạc nhiên, cô đề nghị tôi hãy kể lại chuyện mình cho các em lớp 5 và lớp 6 nghe. Tôi chưa bao giờ nói chuyện trước đám đông cả, nhưng cô đảm bảo tôi sẽ làm tốt.

Dù vậy tôi vẫn rất ngại nên rủ mẹ cùng tham gia. Tối đó, mẹ con tôi ngồi lên kế hoạch. Đây là lần đầu tiên kể từ khi tôi lên 10, chúng tôi mới có lại được mối dây thân tình đến thế.

Tôi trình bày hai buổi ở một trường tiểu học, và bài nói chuyện của tôi được lên trang đầu các tờ báo địa phương. Rồi các trường học khác gọi điện tới. Tôi hơi hoảng, không dám tin họ muốn mời tôi đến nói chuyện. Họ còn bảo tôi có thể giúp các bạn trẻ khác nữa chứ. Đã vậy thì tôi lại càng kiên quyết rồi xa ma túy. Một khi biết mình có thể cứu vãn cuộc đời của người khác thì bản thân mình cũng phải cố sống cho xứng đáng.

Tôi và mẹ cùng nhau đi nói chuyện ở các trường học và các trung tâm cai nghiện. Sau mỗi buổi nhiều bạn trẻ gọi về nhà cho tôi. Có bạn cảm ơn, có bạn tâm sự, có bạn thậm chí còn ca ngợi tôi. Thật là những phần thưởng quý giá!

Sự thành công chắc chắn chỉ cho ta thay bề mặt của cuộc đời, nghịch cảnh sẽ cho ta thấy trọn vẹn.

- Colton

Đôi tay của mẹ

Mức độ lớn khôn trong cuộc đời của mỗi người như thế nào tùy thuộc vào thái độ ứng xử của người ấy đối với những người khác: dịu dàng với người trẻ, nồng nàn với người già, thông cảm với người có chí hướng phấn đấu và khoan hòa với kẻ yếu và kẻ mạnh. Bởi lẽ, cuộc đời mỗi người đến lúc nào đó sẽ phải lâm vào cảnh ngộ của những người này.

- George Washington Carver

Khi bước vào lứa tuổi thiếu niên chúng ta sống trong một thế giới khác với mẹ mình, một thế giới mà các bà mẹ chỉ có thể lòng vòng bên ngoài và không thể xâm nhập vào được. Tất nhiên, hầu hết bọn trẻ đều có một thế giới riêng và trong suy nghĩ của chúng, các bà mẹ chỉ luôn mang lại phiền toái.

Giờ đây, khi cũng có con đang bước vào độ tuổi ấy, tôi mới thấu hiểu nỗi lòng của mẹ tôi ngày xưa. Đôi lúc, tôi ước mình có thể khiến cho thời gian ngừng trồi để mẹ đừng già thêm và cũng không mãi lặp lại những câu nói của mình.

Chúng tôi ngồi quanh bàn bếp khi mặt trời hắt những tia nắng cuối cùng lên sàn nhà. Ann, con gái tôi, đang ngồi cạnh bà ngoại. Hai bà cháu đang cùng chơi cờ triệu phú còn tôi thì bận bịu sửa soạn món rau trộn cho bữa tối.

- Chừng nào thì Rick về vậy con? Mẹ nhắc đến chồng tôi.

- Con không rõ nữa, mẹ ạ! - tôi kiên nhẫn trả lời - Chắc nhà con sẽ về kịp bữa tối.

Tôi thở dài và đứng dậy. ít nhất đây cũng là lần thứ mười mẹ lặp lại câu hỏi này trong vòng vài phút. Mẹ dặn tiếp:

- Nhớ đừng cho hành vào. Con biết là ba con không có thích hành đâu đấy!

- Vâng ạ!

Tôi trả lời rồi cất mấy cũ hành vào lại trong tủ lạnh rồi lấy ra một cũ cà rốt, cạo sạch và xắt thành từng miếng nhỏ hình hột lựu. Con dao trong tay tôi xắn mạnh xuống cũ cà rốt hơn mọi khi. Một miếng cà rốt nhỏ rơi xuống đất. Mẹ lại nhắc tôi:

- Nhớ đừng cho hành vào rau trộn nghe con. Ba con không thích hành đâu đấy!

Lần này tôi không trả lời mẹ nổi và cứ cắm cúi cắt, thái đồ ăn. Uớc gì mình có thể làm như thế này với thời gian để xóa bỏ dấu ấn của năm tháng hằn sâu trên khuôn mặt và đôi tay mẹ. Ước gì tôi được trở lại thời niên thiếu, khi mẹ tôi đi qua các phòng trong nhà, để lại hương thơm và hơi ấm ở mỗi nơi mẹ đi qua.

Hồi trẻ mẹ tôi rất đẹp. Giờ đây bà vẫn thế, chẳng thay đổi gì nhiều so với hồi xưa, chỉ trừ một điều là hơi bị đãng trí. Tôi tự thuyết phục mình rằng tất cả chỉ có thế, và nếu mẹ tập trung một chút thì mẹ cũng chẳng thường xuyên lặp lại lời nói của mình. Quả thật, chẳng có gì bất ổn với mẹ cả.

Tôi cắt đầu trái dưa leo và chà mạnh vào phần cuống của nó để loại bỏ vị đắng. Một chất nhựa trắng rỉ ra. Phải chi chuyện bực mình hay khó chịu nào cũng có thể dễ dàng loại bỏ được như vậy thì tốt biết mấy? Chỉ cần cắt bỏ và cọ sạch. Đó là mẹo mà mẹ đã dạy cho tôi cùng với vô số những việc khác như nấu nướng, may vá, hẹn hò, bông đùa và suy nghĩ. Tôi đã biết trưởng thành như thế nào, lúc nào cần duy trì sự trẻ trung và bày tỏ cảm xúc một cách thích hợp. Tôi cũng biết rằng mỗi khi có mẹ ở bên cạnh tôi chẳng bao giờ phải lo sợ bất cứ điều gì.

Thế mà vì sao giờ đây tôi lại sợ?

Tôi quan sát kỹ đôi tay của mẹ. Móng tay mẹ giờ đã cắt ngắn, không còn màu sơn đỏ tươi nữa mà chỉ phơn phớt hồng. Khi nhìn đôi bàn tay ấy, tôi nhận ra rằng không phải tôi đang ngắm một đôi tay mà là đang cảm nhận sự định hình tuổi trẻ của tôi qua đôi tay ấy. Chính chúng đã sửa soạn cả ngàn bữa cơm trưa, lau khô hàng triệu giọt nước mắt trên má tôi. Đôi tay mà từng ngày đã bồi đắp cho tôi thêm niềm tự tin.

Tôi quay đi, thảy trái dưa leo vào tô nước. Và một điều bất chợt đập vào mắt tôi. Tôi thấy đôi tay của mình đã trở nên giống như đôi tay mẹ tự bao giờ.

Đôi tay này cũng đã nấu những bữa cơm để rồi chẳng có ai ăn, cũng đã lái xe đi hàng trăm dặm để đưa đón người thân đi làm, cũng đã nắm lấy những ngón tay run rẩy của con gái mình trong ngày đầu tiên cháu đi học và cũng đã từng lau khô những giọt nước mắt trên khuôn mặt nó.

Nghĩ đến đấy, lòng tôi tự nhiên nhẹ hẳn. Tôi nhớ lại cảm giác đằm thắm từ nụ hôn của mẹ đặt lên trán tôi trước khi đi ngủ, bóng dáng của mẹ khi người bước đến bên cửa sổ để kiểm tra lại xem có cài then chưa và rồi không quên gửi chiếc hôn gió trước khi rồi khỏi phòng tôi. Giờ thì tôi lại đứng vào chỗ của mẹ, cũng gửi nụ hôn gió tương tự cho con gái mình bằng bàn tay này.

Bên ngoài vạn vật trở nên tĩnh lặng. Màn đêm đang buông dần trên các tàn cây, tạo ra từng mảng sáng tối hư ảo. Con gái tôi một ngày nào đó cũng sẽ thay thế vị trí hiện tại của tôi, còn tôi sẽ ngồi ở nơi mẹ đang ngồi bây giờ.

Liệu lúc ấy tôi có còn nhớ được cảm giác vừa làm mẹ vừa làm con gái không nhỉ? Liệu tôi có liên tục lặp đi lặp lại một câu nào đó với con gái mình như mẹ cứ hay lặp lại với tôi không nhỉ?

Tôi bước đến, ngồi xuống giữa mẹ và con gái mình. Mẹ đặt bàn tay của mình lên bàn, sát ngay tay tôi, rồi lại cất tiếng hỏi:

- Rick đâu rồi con?

Giờ đây, sự ngăn cách giữa tôi và mẹ rất nhỏ. Nhỏ hơn nhiều so với lúc tôi bước vào tuổi dậy thì và phải tinh mắt lắm mới nhận ra được.

Trong khoảnh khắc ấy, tôi biết mẹ vẫn nhớ rõ mọi chuyện. Có thể mẹ lặp đi lặp lại hơi nhiều, nhưng không phải vì mẹ nghễnh ngãng. Mẹ nhớ chứ chẳng hề quên.

Tôi trả lời mẹ bằng nụ cười:

- Chồng con sẽ về ngay thôi, mẹ à!

Mẹ cười lại với tôi, để lộ hai lúm đồng tiền xinh xắn quen thuộc trên má mẹ. Con gái tôi giống bà ngoại nó ở điểm này.

Sau đó, mẹ thả lỏng đôi vai, thò tay nhặt hạt xí ngầu lên đổ.

Vết sẹo

Chú bé đưa cho mẹ tờ giấy mời họp hội nghị phụ huynh của trường tiểu học. Lạ thay, khi thấy mẹ bảo sẽ tham dự chú bé lộ vẻ sững sờ! Đây là lần đầu tiên bạn học và cô giáo có dịp gặp mặt mẹ chú, mà chú thì chẳng muốn chút nào. Chú rất ngượng ngập vì vẻ bề ngoài của mẹ. Mặc dù khá xinh đẹp, nhưng phía bên má phải của bà có một vết sẹo rất lớn. Chú bé chưa bao giờ hỏi tại sao và trong trường hợp nào mẹ lại bị như vậy. Suốt buổi họp lớp, chẳng ai để ý đến vết sẹo ấy mà chỉ ấn tượng về vẻ duyên dáng và phong cách cư xử ấm áp của bà. Tuy vậy, chú bé vẫn bối rối và lẩn tránh mọi người. Tình cờ, chú nghe lỏm được câu chuyện giữa mẹ và cô giáo chủ nhiệm.

- Dạ, vì sao bà lại bị vết sẹo này trên mặt vậy ạ? - cô giáo rụt rè hỏi.

- Khi con trai tôi còn đỏ hỏn, nó bị kẹt trong căn phòng bị hỏa hoạn. Lửa bén dữ quá nên không ai dám xông vào, thế là tôi liều mình lao đại vào. Vừa chạy tới bên nôi của cháu thì tôi thấy một thanh xà sắp rơi xuống. Không kịp suy nghĩ, tôi liền ghé thân che cho con rồi bất tỉnh luôn. May mà một anh lính cứu hỏa đến kịp và cứu hai mẹ con tôi ra. vết sẹo đã thành vĩnh viễn, nhưng tôi không bao giờ hối hận về điều đó.

Nghe xong chú nhỏ ùa tới ôm chầm lấy mẹ, nước mắt lưng tròng. Người chú run lên vì xúc động. Đức hy sinh của mẹ thanh cao quá! Cả ngày hôm đó, chú cứ nắm riết lấy tay mẹ không rời.

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv