Ăn cơm xong thì cũngđồng ý là nương với An ca đi chợ Sông Lớn, Bình ca sẽ đưa Mai và Vĩnh ca đến chợ rồi về, bận về không mang nặng nên hai đứa nhỏ tự về được. Từđây đến Tết Đoan Ngọ sẽ có hai ngày họp chợ nữa Mai nhẩm tính nhà cô bán cũng được mấy xâu tiền.
Đúng là thêm người thêm sức, có bà nội ở nhà nấu đường, lo cơm nước, ngoài đồng có thêm thất thúc, lục cô đềulàm được việc. Hai ngày này việc đồng làm nhanh lên thấy rõ.
Khuya ngày họp chợ, ngoài trừ a Phúc còn ham ngủ, cả nhà đã dậy gói đồ chonương và An ca đi chợ, mang theo bốn mươi đòn, Mai còn dặn An ca cắtđường cho người ta thử, nếu không ai hỏi thì phải rao hàng nữa. Nươngnhìn Mai cười cười, không biết giống ai lanh miệng, nhanh tay như vậy.Thất thúc, lục cô tròn mắt nghe Mai hướng dẫn. Nương đã kể chuyện này cả nhà nghe Mai làm sao bán cho vị bá mẫu kế bên rồi, cả nhà cười nghiêngngửa vì a Phúc bắt chước cô hôm đó. Lần này Mai và Vĩnh ca chỉ mang theo mười lăm đòn và một nửa đòn ‘hàng mẫu’ hôm trước. Bình ca dẫn hai đứalên đường.
Đến chợ cũng gần bằng thời gian hôm trước, Mai chào bá mẫu bán chiếu hôm trước, bày đường ra rổ.
- Nương cháu không đi bán sao?
- Dạ, nương bận ở nhà làm cỏ, sắp mưa rồi.
- Cũng phải, tam tỷ mua đường chưa, ở đây rẻ hơn trên chợ lớn nè, ngon lắm.
Bá mẫu nhiệt tình hỏi một người đàn bà trạc tuổi bà đứng bên kia đường. Mai vội vàng cắt một miếng đường cho bà ấy thử, vừa nói:
- Đường nhà làm đặc hơn, nấu chè trôi nước cúng Tết Đoan Ngọ rất ngon, bình thường pha nước ấm uống hết mệt ngay.
Lúc còn hai đòn Mai dẫn Vĩnh ca chạy đến gần người đàn ông trên ghe bán lúa gạo mời, ông ấy thử một chút rồi mua luôn hai đòn.
Hôm nay bán nhanh hơn lần trước, một phần là ít hơn mấy đòn, một phần Maidạn hơn, có kinh nghiệm, chạy một vòng mời mấy sạp khác mua.
Lúcđầu vô chợ, a Vĩnh e dè ngó trước ngó sau. Khi thấy Mai bán hàng một hai khách thì hắn cũng làm theo, hơi lúng túng nhưng không đến nỗi đuổikhách. Lần đầu như vậy là giỏi rồi.
Sáng nay đi một mạch tới chợ, không dừng lại ăn nên giờ bụng đói cồn cào. Hai đứa ngồi trên gốc câygần bờ sông vừa ăn vừa nhìn người mua bán trên chợ. Ăn xong thì mặt trời cũng lên cao rồi. Ra khỏi chợ một đoạn thì tay a Vĩnh mới buông xuống,từ nãy giờ hắn vẫn thỉnh thoảng rờ lên ngực, một phần tiền bán đường đểtrong túi đeo trên cổ.
Mai bật cười, cô cũng sờ túi vải mình đang đeo.
- Hôm nay không biết bán được bao nhiêu tiền?
- Ca không biết sao?
- Ừ, sao ta biết được, chưa đếm mà.
Có gì mà đếm chứ, mười văn một đòn, bán hết mười lăm đòn đương nhiên làđược 150 văn. Khoan đã, a Vĩnh thật sự không biết? Nhìn gương mặt hắnrất nghiêm túc, không phải đang đùa.
Mai giật mình, ở đây đâu cóai dạy toán, bảng cửu chương nên trẻ con đâu tính nhân chia như hiệnđại. A, mà hình như trong nhà không ai biết chữ? Không nghe ai nóichuyện đi học gì cả. Chữ quốc ngữ được dùng chính thức từ nửa sau thế kỷ mười chín, trước đó ở đây dùng chữ Hán, chữ Nôm. Vậy mình cũng là người mù chữ. Mai tuyệt vọng rồi.
- Ca, nhà nội có ai biết chữ không?
Mai cố gắng hỏi xem có hy vọng gì không.
- Ông cố biết chữ, có dạy ông nội nhưng nội cũng quên gần hết rồi. Học chữ tốn tiền lắm, chỉ có nhà giàu mới cho con đi học.
Vĩnh ca không hiểu sao a Mai lại hỏi chuyện này, mà mặt lại buồn so. Hôm nay bán đường được tiền, hắn rất vui, lần đầu tiên được giữ nhiều tiềntrong túi áo như vậy. Lúc trong chợ hắn cứ lo làm rớt mất.
- Ca, sau này ca muốn làm gì?
- Làm gì là làm gì?
Vĩnh ca không hiểu lắm hỏi lại, theo hắn biết lớn lên sẽ cưới vợ, sinh congiống mọi người. Lúc trước hắn chỉ biết sau này mình đi đánh cá giốngnhị bá, tam bá. Hắn thật sự không thích lắm, với nữa hắn không cao lớnkhoẻ mạnh như mấy ca ca, sẽ không thể tự mình ra biển, có thể không kiếm đủ ăn. Bây giờ thì hắn có thể theo cha làm ruộng rồi, không lo kiếmkhông đủ cơm ăn.
- Ta muốn làm ruộng giống cha, không đi biển.
A, xung quanh đây nhà ở gần biển thì đánh cá, nhà ở ruộng thì làm nông, mấy đứa nhỏ chỉ biết học theo như thế.
- Ca có nghĩ đến làm cái khác không, à,... như Bùi ông làm thợ mộc, Đỗlang y đi trị bệnh, à, muội thấy làm gốm bán giống như nhà đối diện chỗmình trong chợ đó.
- Như vậy được?
- Được, sao không được?
- Mấy cái đó phải có người dạy mới làm được, đâu có ai dạy mình.
Giỏi, a Vĩnh này nói đúng trọng điểm rồi. Ở đây người ta ít truyền nghề ra ngoài, chỉ giữ trong dòng họ thôi.
- Nếu có người dạy thì ca thích làm gì?
- Ta không biết.
- Sao lại không biết,
- Vậy muội thích làm gì?
- Muội hả, à,... muội làm gì cũng được chỉ cần có nhiều tiền, có ghe lớn đi nơi này nơi kia.
- Ha ha ha, muội làm biếng, chỉ muốn đi chơi.
A Vĩnh cười ha ha ghẹo Mai một lúc thì nhăn mày nghĩ.
- Ta muốn giống Đỗ lang y, đi trị bệnh cho nhiều người, nhưng mà rất khó đúng không?
- Không khó lắm đâu, muội sẽ giúp ca.
- Muội? Muội biết trị bệnh sao? Muội không bệnh là tốt rồi. Lúc trước nghe nhắn về muội bị té bất tỉnh làm ca sợ muốn chết.
Mai bĩu môi, ca chờ xem, nghe hắn nói lo lắng cho cô làm lòng cô thật ấm áp, dù biết rằng cô không phải là ‘bé Mai’ trước đây.
Vừa đi vừa trò chuyện một lúc thì đi ngang ao sen, Mai chạy về phía đó. Sen mọc gần hết ao nước, có mấy cây súng hoa đỏ rực chen vào. Mấy đài sencòn nhỏ, hạt còn lép chắc vài ngày nữa mới ăn được.
Mai đành gáclại chuyện học chữ, tìm dịp nào đó vô chợ Sông Lớn thăm dò, hoặc hỏi ông nội. Chuyện bây giờ là dạy cách tính toán cho người nhà mới được.
Tác giả: VRSS