Ngoài thành, quân Nguyễn cũng không rảnh rỗi. Có bài học ở Quy Nhơn lần trước, nên sau khi cho thu quân về, Trịnh Hoài Đức nhanh chóng cử nhiều nhánh do thám, tản ra khắp nơi. Đề phòng quân Tây Sơn tập kích.
.........
Doanh trướng, Lê Văn Duyệt nhìn bản đồ Bình Thuận thở dài:
“ Nơi đây không khác mai rùa. Muốn đập phá phải hao binh tổn tướng.” Rồi khẽ cảm thán:
“ Tên Nguyễn Quang Huy không có trong Tây Sơn thập hổ, không ngờ lại có tài điều binh lại diệu vậy.”
Trịnh Hoài Đức gật đầu
“ Tài tên đó không thua kém lũ Diệu, Dũng.... nhưng khi Nhạc, Huệ phân ly. Lựa chọn ở lại Phú Xuân, lên nhiều người không hay. Trước Vương có cho người điều tra về hắn.”
Lê Văn Duyệt nhìn ra ngoài, thấy binh sĩ nằm la liệt, thương thế đầy mình đang chờ cứu chữa, đau lòng:
“ Ngươi có cách nào chiếm thành mà ít thương vong nhất không.”
Trịnh Hoài Đức suy tư, nói:
“ Muốn giảm thiểu thương vong, chúng ta phải hiểu được nội tình bên trong thành. Nhưng chúng ta không, muốn nghĩ cách cũng khó.” Sau giật mịn, thốt:
“ Quên mất. Trong thành chúng ta có người. Hắn trước làm quan trải qua hai đời Chúa Võ Vương và Định Vương. Sau Tây Sơn đoạt nước, Định Vương chạy vào Sài Gòn thì người ấy lui về ở ẩn. Nguyễn Nhạc nghe tiếng dùng lễ vật để cầu, nhưng người nhất định không ra giúp. Người nay văn chương như nước chảy, xuất khẩu thành thơ, thường tự ví mình như Quản Nhạc. Ta thử liên hệ để hỏi kế của hắn xem sao.”
Lê Văn Duyệt cau mày:
“ Kẻ ấy là ai? Sao ta chưa từng nghe tiếng.”
Trịnh Hoài Đức đáp:
“ Hắn tên Đặng Đức Siêu (1), chắc tướng quân đã nghe qua.”
Lê Văn Duyệt kinh ngạc:
“ Là hắn. Ta tưởng đã mất.” Sau đó tiếp:
“ Nhưng hắn ở trong lòng địch, chúng ta có thể tiếp xúc ra sao?”
Trịnh Hoài Đức đáp:
“ Tôi từng gặp một lân. Biết có đường rừng có thể đi. Cẩn thận chắc sẽ không ai phát hiện.”
Lê Văn Duyệt gật đầu:
“ Vậy được. Ngươi mau chóng lên đường.”
Trịnh Hoài Đức vội ra ngoài, nhanh chóng biến mất.
........
Mấy ngày sau, Lê Văn Duyệt tuần tự sáng sớm và chiều cho quân công thành, xong rút lui. Sớm chuẩn bị quyết chiến, chứng kiến vậy, Nguyễn Quang Huy cau mày:
“ Tên này lẽ nào muốn đánh trường kỳ? Như vậy có lợi cho ta không phải hắn.”
Nguyễn Lân bên cạnh, nói:
“ Có thể là yên bình sau bão giông. Chúng ta càng phải cẩn thận hơn.”
Nguyễn Quang Huy gật đầu:
“ Đúng. Ngươi cho người càng thêm cẩn trọng. Không có lệnh của ta, bất kỳ ai cũng được rời đi.”
“ Vâng.” Nguyễn Lân vội đáp.
Nguyễn Quang Huy ngẫm nghĩ, hỏi:
“ Dân chúng đã rời đi hết chưa.”
Nguyễn Lân lắc đầu:
“ Ai muốn đi đã đi. Nhiều người ngoan cố vẫn ở lại, họ nói đây là quê hương, đất tổ. Quân ta hay bọn Nguyễn cai trị, họ đều không quan tâm.”
Nguyễn Quang Huy cười:
“ Được. Dân chúng đã đi. Tiếp tới, ngươi lệnh cho các binh sĩ bị thương mau lui về Phú Yên. Bảo họ an tâm chữa khỏi, sau đó chiến đầu còn nhiều.”
“ Vâng.” Nguyễn Lân đáp, nhanh chóng rời đi.
Còn một mình, Nguyễn Quang Huy chậm rãi lên tường thành đi một vòng tuần tra.
..........
Ngoài thành, ba ngày sau Đặng Đức Siêu đến, sau một hồi khách sáo, hiểu tình hình, cười:
“ Muốn câu cá ắt phải có mồi. Ta xem ngày mai gió sẽ đảo hướng, ngài cho người tập hợp, thu gom quả sưa đỏ, sau đó châm lửa đốt lên. Một mặt, chúng sẽ cho mùi thối, ảnh hưởng tinh thần, sự tập trung của địch. Mặt khác, Khói lớn sẽ làm giảm khả năng quan sát từ xa. Quân ta có thể cơ hội đó, chúng ta áp sát cửa Bắc - nơi ảnh hưởng nhất, âm thầm chiến, từ đó mở cửa cho người của ta nhanh chóng vào thành.”
Lê Văn Duyệt suy tư:
“ Đốt vậy, khi chúng ta công thành đều sẽ bị ảnh hưởng. Giết địch 10 tự tổn thương 8 ư.”
Đặng Đức Siêu cười, cười, lôi ra một loạt túi nhỏ, nói:
“ Đây là loạt bột tôi điều chế. Chỉ cần pha loãng, tẩm vào khăn, quân trên mặt sẽ át được mùi đó.”
Lê Văn Duyệt cầm lấy, khẽ gửi, quả nhiên là mùi thơm, gật đầu:
“ Được. Chúng ta mau chóng tiến hành.”
.........
Quả nhiên, sáng sớm tinh mơ, trong thành đã nồng nặc mùi khói hôi thối, dân chúng ai nấy oán than. Nhiều người ăn vào khi ngửi liền nôn thốc nôn tháo, cảnh tượng hỗn loạn không thôi.
Trên tường thành, Nguyễn Quang Huy cau mày, hét lớn:
“ Chút này có đáng bao. Tất cả tập trung, giữ vững vị trí.”
“ Rõ.” Binh lính hô vang. Nhưng chẳng mấy chốc, mùi thối nồng nặc, khiến không ai không phải đưa tay lên mũi che. Nguyễn Quang Huy thở dài, nói nhỏ với Nguyễn Lân.
.......
Có sự trợ giúp của khói, tuy công thành vẫn thất bại, nhưng thương vong đã giảm. Khiến sĩ khí quân Nguyễn vốn giảm sút, bắt đầu tăng lên.
Trời chiều dần buông, sau một hồi công thành, Lê Văn Duyệt cho quân nghỉ ngơi, nhìn một nhánh người áo đen, trang phục chỉnh tề, nói:
“ Lần này hành động quyết định thắng hay thua. Các ngươi tuyệt đối phải tuân thủ những gì ta đã nói.”
“ Rõ.” Binh lính đồng thành.
Căn dặng thêm, Lê Văn Duyệt vẫy tay, một đội quân vừa đứng biến mất chỉ còn những hàng cây xanh gì thẳng tắp. Lê Văn Duyệt hài lòng.
..........
Giờ vừa điểm bảy, một giọng trần thấp hô:
“ Lên.”
Dưới sự yểm trợ của màn khói, quân Nguyễn nhanh chóng áp sát cửa Bắc. Nhìn bên trên vài bóng lính đứng nghiêm, tên thủ lĩnh lẩm bẩm:
“ Thật khâm phục khả năng nhẫn nhịn của chúng.” Xong quay ra những tên khác:
“ Ta đếm đến ba.... tất cả đồng loạt xông lên.”
“ Được.”
“ Một.... hai... ba...”
Lời dứt, hàng loạt bóng áo đen ra tay.
“ Phập.”
Nhưng kiếm ra, tất cả đều biến sắc, tên thủ lĩnh vội nhìn lại, hóa ra là người rơm, hô:
“ quả là lũ xảo quyệt. Nhân lúc chúng không chú ý. Ngươi ta chia hai hướng, đồ sát bọn chúng.”
“ Vâng.”
Nhưng càng đi càng lạ, tất cả đều là người rơm, mấy người càng thêm run sợ. Bỗng ầm..... ầm...
Một loạt bộc pháo theo dây dẫn phát nổ. Cả tường thành rung rung như muốn nứt, nhiều kẻ đứng gần bị tan xác.
....,,,,,,
Bên ngoài, đang kéo quân chuẩn bị tiếp ứng, nghe động tĩnh, Lê Văn Duyệt biến sắc, tốc chiến lao lên. Đến nơi, nghe binh lính kể lại, hét lên:
“ A.... a....” Rồi gầm lên:
“ Tất cả đồ thành cho ta.”
Đúng lúc này, Đặng Đức Siêu can ngăn:
“ Thưa tướng quân, không nên, dù thất bại nhưng so với dự tính đã ít đi. Có thể coi là thành công. Nhưng nếu tướng quân đồ thành, chúng ta khác gì rơi vào bẫy. Dân chúng càng thêm chống đối. Ảnh hưởng đại cục sau này.”
Bên cạnh Trịnh Hoài Đức cũng can ngăn. Lê Văn Duyệt thật lâu bình tĩnh, nói:
“ Được.”
Bống lúc này, một tên lính chạy lại, nói:
“ Thưa tướng quân, tên kia khi rời đi, đã để lại lá thư, gửi chi tướng quân.”
Lê Văn Duyệt cầm lấy, đọc xong, cười:
“ Ngươi gửi nhờ dân chúng. Haha.”
Xong quay ra binh lính:
“ Tất cả nghe ta căn dặn trước. Không được giết hại dân thường, không cướp của.... Ai vi phạm chém không tha.” Rồi nhìn Trịnh Hoài Đức:
“ Trong thành còn kẻ nghèo khó. Ngươi mở lương phát cháo cho dân chúng.”
“ Rõ.”
Ngay trong đêm, một cuộc chuyển giao chớp nhoáng.
..........
Tin tức Bình Thuận chiếm được cũng truyền về Gia Định. Nguyễn Ánh cười:
“ Lê tướng quân quả nhiên là cánh tay phải của trẫm.” Xong nhìn Võ Tánh:
“ Khanh tuy thương thế ảnh hưởng hành quân, nhưng đi lại không sao. Khanh mang theo 1000 quân ra Bình Thuận đón Đặng Đức Siêu coi như tỏ sự quý trọng.
Vốn đang buồn chán, nghe tin, Võ Tánh gật đầu:
“ Vậy được.”
........
Đặng Đức Siêu nhanh chóng được đưa về Gia Định, Nguyễn Ánh thân hành ra đón, gặp Siêu thi lễ, nói:
“ Ta nghe tiếng tiên sinh đã lâu. Ngặt nỗi tiên sinh ở trong đất của giặc Tây Sơn nên không sao thân hành đến đón theo nghi lễ cầu hiền được. Xin tiên sinh bỏ quá cho.”
Đặng Đức Siêu vội vàng quỳ tâu:
“ Thần nghe vương dấy binh ở Gia Định đã lâu nhang muốn theo về. Ngặt vì lúc ấy thần ở quân Tây Sơn quản thúc nên không trọn ý nguyện. Nay hạ thần đến đây xin được giúp vương hoàn thành cơ nghiệp.” Nói xong lấy trong người một quyển binh pháp, nói:
“ Đây là cuốn Bình Tây Phương lược, thần nghiên cứu lâu nay đúc kết được. Mong vương thưởng thức.”
Nguyễn Ánh cầm lấy, lật giở đọc, càng đọc càng mê. Ánh mắt dần phát sáng, nỗi đay buồn vì mất đi Ngô Tùng Châu cũng dần vơi bớt. Lúc sau khép lại, nói:
“ Quá tốt. Khanh sẽ đảm nhiệm Trung Quân tham mưu. Bầy mưu tính kế giúp ta.”
Đặng Đức siêu vội quỳ gối, thưa:
“ Cảm tạ vương.”
Nguyễn Ánh vội tiến lên đỡ dậy.
Ban đêm mở tiệc chiêu đãi nồng hậu. Bữa tiệc xa xỉ khiến phẫn nộ của dân chúng càng chất chứa như quả bom hẹn giờ, chờ phát nổ.
P/s: (1) Đặng Đức Siêu: nổi tiếng văn hay chữ tốt. Sau này là Lễ bộ thượng thư nhà Nguyễn. Từng dâng Bình Tây ( Sơn) phương lược. Là người đứng sau, đề nghị dùng hoả công trong chiến thắng Thị Nải (1802) - chiến thắng quyết định kéo sập hệ thống Tây Sơn.