Hai hôm sau, khi trời mới tờ mờ sáng, ngoài cửa Nam. Nguyễn Toản cùng Lê Huy đánh ngựa, ra khỏi thành. Việc rời đi lúc này cũng để tránh phiền toái không cần thiết. Bởi sau chuyện vừa rồi, danh khí của hắn đã hoàn toàn lấn áp Nguyễn Huệ ở Bắc Thành. Hắn chỉ đi ăn cũng rất nhiều kẻ săm soi. Giờ đây hắn có lẽ phần nào hiểu cảm giác của những ca, nghệ sĩ.
Dù muốn lặng lẽ rời đi, nhưng vừa ra khỏi thành, hắn đã thấy Ngô Thì Nhậm đợi sẵn, bên cạnh là bốn xe ngựa, bên trong đều là những người lính nhăm nhắm súng, tên..... Hắn khẽ nhíu mày, Ngô Thì Nhậm vội vã tiến lại:
“ Thưa Vương gia, biết người rời đi. Nên thần gấp rút tuyển chọn hơn 20 tinh binh, mang trên mình vũ khí tối tân nhất để đi theo bảo vệ. Quãng đường phía trước có chút bất ổn.”
Ngập ngừng tiếp:
“ Đây cũng là ý của bệ hạ. Mong Vương gia thông cảm.”
Hắn hiểu ý, cười lớn, gật đầu:
“ Được. Đi theo ta.” Xong liếc nhẹ những người đó, nói:
“ Nhưng phải tuyệt đối tuân lệnh ta. Nếu không thì kể cả Nguyễn Huệ xin, ta cũng giết.”
“ Vâng.” Hai mươi ngươi đứng nghiêm, đồng thanh đáp.
“ Vậy đi thôi.” Nói xong tiếp tục thúc ngựa tiến lên, đi được một đoạn, hắn quay lại nhìn Ngô Thì Nhậm vẫn đứng đó, nói vọng:
“ Lần một, lần hai ta có thể tha. Đừng để ta thấy lần ba. Công lao của ngươi lớn, ngươi cũng có tài. Nhưng lên chú trọng việc của mình, đừng lên xen vào chuyện khác. Hi vọng qua tết ta trở lại, không còn quá nhiều chuyện.”
Ngô Thì Nhậm nghe vậy, lòng rét run, lấy vạt áo lau khẽ mồ hôi, cúi đầu đáp:
“ Vâng.”
Tiếng vó ngựa dần xa.
........
Đoàn người đi ngày đầu vô cùng thuận lợi, nhưng vừa ra khỏi Trường Yên không lâu, bầu trời đang nắng sáng, bỗng trở nên âm u. Nhìn những cánh chuồn bay là là mặt đất, rễ xi trắng ngọn.... hắn nhìn Lê Huy nói:
“ Tìm nơi trú chân đi. Cơn mưa có thể vài ngày.”
“ Vâng.”
......
Sắc trời ngày càng tối, Lê Huy quay lại, lắc đầu nói:
“ Thưa Vương gia, thuộc hạ cùng mọi người hỏi nhưng gần một cây số xung quanh đây. Tất cả đã được đặt..”
Hắn gật đầu:
“ Ừm.....”
Chưa kịp nói, Lê Huy tiếp:
“ Thuộc hạ có ý định thương thảo xem họ có nhượng lại phòng không...”
Hắn lắc đầu:
“ Không lên. Họ nhường cũng không tránh được cơn mưa. Mà chúng ta cần số lượng lớn. Không thể để mọi người tất cả ra ngoài được.” Xong, hắn nhìn lên trời nói:
“ Cơn mưa cũng cần có thời gian, chúng ta phóng lên một đoạn xem sao?”
“ Vâng.”
........
Đoàn người lại thúc ngựa rời đi. Xe phi nhanh, bên trong cu Tí đang ngủ giật mình khóc thét, nàng vội vã vỗ về. Hắn thấy vậy ôm lấy hai mẹ con nói:
“ Để hai người vất vả rồi.”
Nàng tựa đầu lên vai hắn, cười ngọt:
“ Chỉ cần bên chàng là được.”
.......
Không lâu, Lê Huy cũng bao được một khách sạn, mọi người vừa trú thì trận mưa cũng đổ. Hạt nặng như trút nước, sấm nổ vang trời. Vỗ về cho con ngủ yên, hắn đi xuống lầu thì thấy tên chủ quán đang đôi co cùng hai người. Hắn tiến lại, hỏi:
“ Chủ quán có chuyện gì ư?”
Chủ quán là một gã trung niên, nghe được hắn hỏi, quay sang, cười niềm nở:
“ Khách quan, chuyện vụn vặt. Người này muốn thuê một phòng nhưng ta nói ngài đã bao toàn bộ. Hắn không tin, nói ta hét giá....”
Nguyễn Du đang buồn sầu, nghe chủ quán nói vậy, vội quay sang vẻ mặt nài nỉ nói:
“ Các cậu có thừa phòng không. Nếu có nhượng một phòng cho tôi. Trời mưa thế này, chúng tôi không thể tìm được chỗ khác....”
Hắn gật đầu, nhìn chủ quán nói:
“ Phía cuối dẫy còn một phòng thừa. Ngươi dẫn bọn hắn đi ở...”
Tên chủ quán gật đầu.
Hai người thấy vậy, liên tục gật đầu tạ ơn. Hắn cười không đáp.
.........
Thấy hai người kia được. Bên kia đang ngồi trú, mấy người khác cũng định nhao nhao tiến lại xin ở ké. Nghe nhiều, hắn mặc kệ không đáp, nhìn một lượt, mở giọng:
“ Chỉ còn một phòng thôi. Mọi người có thể đợi ngớt tìm chỗ khác.”
Hắn vừa dứt, trong đám quan khách, một gã trai trẻ nhảy ra, chỉ vào hắn nói:
“ Ngươi ta thấy có hơn ba mươi người. Ở gộp lại, nhượng phòng cho người khác. Đã làm phước thì phước cho chót.”
“ Đúng, đúng, một miếng khi đói bằng một gói khi lo.”
......
......
Nhiều người đồng thanh. Hắn mặc tiếng nói, bước lên lầu.
Lúc này nàng ru con ngủ, đi ra, nghe toàn bộ câu chuyện, nhìn vẫn còn hai phòng trống, tựa nên người hắn, nói:
“ Sao chàng không giúp đỡ họ. Dù sao phòng vẫn để không?”
Hắn nhìn màn mưa dầy, đáp:
“ Ta chỉ giúp kẻ cần thiết. Những người đó khi ta đến họ đã ngồi đây. Họ đã không lựa chọn thuê, giờ thấy ta giúp lại nhao nhao. Ta có lòng tốt nhưng không phải thánh mẫu.”
“ vâng.” Nàng tựa lên, khẽ ngắm màn mưa.
......
Cả đêm, cơn mưa rơi không ngớt, sáng sớm thì tạnh hẳn, một sắc cầu vồng tỏa rực rỡ trên nền trời.
Hắn cùng mọi người xuống dùng bữa, hai người kia đã ngồi. Thấy hắn, Nguyễn Du vội vã tiến lại, đưa nén bạc qua, nói:
“ Thật cảm tạ vị huynh đài. Nếu không có. Đêm qua chúng ta không biết xoay xở sao. Hôm qua vội quá cũng chưa hỏi tôn danh của huynh đài. Thật xin lỗi.”
Hắn đẩy lại thỏi bạc, nói:
“ Tiện tay thôi. Đàm tiền bạc lại mất lòng. “
Ngừng lúc, đưa tay ra, cười:
“ Tôi tên Nguyễn Toản. Không biết tôn danh của hai người. Nhìn hai người chắc hẳn là một đôi. Đang đi du ngoạn ư?”
Nguyễn Du quay sang nhìn người yêu, khuôn mặt đang đỏ ửng, cười:
“ Vâng. Chúng tôi cũng mới cưới. Tôi tên Nguyễn Du, còn nàng ấy tên Đoàn Nguyễn Thị Huệ. Nhân dịp này đi du ngoạn đồng thời tìm nơi buôn bán.”
Hắn nghe hai người xưng tên, hơi bất ngờ, nhưng cũng không quá xác định, sau đó gật đầu, hỏi lại:
“ Sao hai người không đến mạn Bắc Thành ra Phố Hiến nơi đó sầm uất, giao thương cũng lớn..”
Nguyễn Du lắc đầu:
“ Cạnh tranh lớn. Chúng tôi buôn bán nhỏ muốn chen chân thật khó. Bệ hạ chuyển kinh về Huế, lên tuyến đường dọc từ Bắc Thành về kinh cũng tấp nập. Mới mẻ có lẽ dễ dàng hơn...”
“ Vậy hai người tìm được chưa?”
“ Có một vài chỗ. Nhưng cần bàn bạc thêm.”
.......
........
Tiếp sau, hai người hàn huyên. Hắn cũng dần khẳng định người này đúng thật là ‘ Đại thi hào’ Nguyễn Du, nổi tiếng với bản dịch Truyện Kiều chữ Nôm.
Trong người bỗng trở nên xúc động, hắn định lấy giấy bút xin chữ ký, những thấy nhiều người khác, bình tĩnh lại. Hắn có cảm xúc như vậy, bởi những áng truyện Kiều vang vảng quanh tai từ nhỏ, nuôi dưỡng tuổi thơ.
Dứt bữa, hắn nói:
“ Trời còn sớm, huynh đài khiếu văn chương thật tốt, chúng ta có thể đàm đạo thêm...”
Nguyễn Du sắc mặt băn khoăn, thật lâu nói:
“ Hẹn huynh đài khi khắc vậy, hôm nay quãng đường chúng tôi đi khá xa. Muốn di chuyển nhanh cho kịp. Mong huynh đài thông cảm.”
“ Không sao. Hữu duyên gặp lại.”
“ Hữu duyên gặp lại.” Nguyễn Du nói xong, nhanh chóng rời đi.
Nhìn bóng người khuất, hắn quay dáng Triệu Lan nói:
“ Tìm hiểu về người này cho ta.”
“ Vâng.”
.......
Đoàn người tiếp tục lên đường. Không lâu, hôm sau, tất cả đã dừng chân trước công trường xây dựng của Phượng Hoàng trung đô.
Phượng Hoàng Trung Đô được xây dựng ở vùng đất giữa núi Dũng Quyết và núi Kỳ Lân. Núi Dũng Quyết có 4 chi: Long thủ (đầu rồng), Phượng dực (cánh phượng), Kỳ Lân (con mèo), Quy bối (lưng rùa) nên được coi là đất tứ linh. Về mặt địa lý, vùng núi Dũng Quyết có vị trí yết hầu trên con đường thiên lý xuyên việt, là chốn đô hội của non nước Hoan Châu, đã trở thành vị trí quân sự trọng yếu. Bằng đường bộ hoặc đường thủy, từ đây con người có thể vào Nam, ra Bắc, lên ngàn, xuống biển, tiến lùi đối với các hướng đều thuận tiện. Thế núi Hồng Lĩnh, núi Dũng Quyết, sông Lam, sông Cồn Mộc là những bức tường thành thiên nhiên phòng thủ kiên cố. Vùng đất thiêng này cũng từng được Mai Hắc Đế năm 722 lựa chọn để xây thành Vạn An.
Ngoài địa lý, việc lựa chọn nơi đây còn mang yếu tố con người. Trong suốt lịch sử, con người xứ Nghệ đã được đề cao qua vần thơ của Trần Nhân Tông trước cuộc xâm lược Mông - Nguyên:
“ Cối Kê cựu sự quân tu ký/ Hoan Diễn do tồn thập vạn binh"
(Nghĩa là: Cối Kê chuyện cũ Ngươi nên nhớ/ Hoan Diễn đang còn mười vạn quân)
Hay như kế sách Nguyễn Chích trả lời Lê Lợi câu: Đi đâu để lo việc nước?”
"Nghệ An là nơi đất hiểm yếu, đất rộng, người đông... Nay ta trước hãy đánh lấy Trà Lân, chiếm giữ cho được Nghệ An để làm chỗ đứng chân, rồi dựa vào nhân lực, vật lực đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô, thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ"
...........
Có thể thấy Nghệ An có vị trí này không hề thua kém Thăng Long.
Đứng trước công trường xây dở, những bãi vật liệu tập kết, hắn bồi hồi. Cơn mưa lại kéo đến, hắn nhìn quanh thấy một ông lão đang bán nước nói:
“ Lại trú tạm lúc, trời sắp đổ cơn mưa.”
“ Vâng.”
......
Gần tết, công nhân cũng rời đi, trời mưa, quán vắng tanh. Mọi người tiến lại, ông lão đang dậy những đứa trẻ đọc chữ. Thấy khách, ông lão dặn dò những đứa trẻ tự giác đọc, pha trà. Nhìn đoàn người, cười:
“ Các cậu đang về quê ư. Gần tết mà vẫn còn lưu lạc nơi đây. Các cậu đi đâu.”
Trước sự niềm nở, Nguyễn Toản cười đáp:
“ Gia đình có người làm quan. Nên chúng con năm nay kéo vào kinh ăn tết. Không ngờ mấy nay mưa quá...”
Rồi nhìn công trường nói:
“ Trước nghe chiếu chỉ, không ngờ kinh đô mới thật đồ sộ, dù chưa thành hình cũng cảm thấy được sự tráng lệ.”
Tả Ảo rót chén nước, nghe hắn nói khẽ lắc đầu. Hắn thấy vậy, hỏi:
“ Cụ thấy không phải ư.”
Tả Ao có lẽ cũng nhàn rỗi, nhìn màn mưa, thở dài:
“ Sự huy hoàng này phải đánh đổi bao nhiêu. Cậu nơi khác đến chứ. Tôi ở đây hàng ngày. Chứng kiến mỗi bước từng xây lên bao mạng người đổ xuống, đá đè, mệt nhọc.... hazzz.”
Câu nói Tả Ao cũng khiến hắn nặng người. Có lẽ với quan lại hay chính Quang Trung, mạng người dân phu cũng không quá quan trọng - bởi hầu hết chúng là tù binh, kẻ có tội..... Biện pháp an toàn có, nhưng nhiều khi tiến độ bỏ qua, lơ là.... Hắn cầm cốc trà, khẽ hớp ngụm suy tư. Thấy hắn hiểu, như tìm được chi âm. Tả Ao tiếp:
“ Chiến tranh vừa tạm ngưng. Nhân dân vừa tạm hưởng bình yên. Giờ lại bắt phu xây dựng kinh. Việc thì tốt nhưng cần đúng thời điểm. Khoan thư sức dân là gốc, kế dài lâu...”
“ Vâng. Có lẽ chưa đúng. Hi vọng bệ hạ sớm nhìn ra. Việc cải cách ruộng đất, chữ viết trước con thấy bất cập, vừa đi qua Bắc Thành thấy bắt đầu sửa đổi. Những người bị oan được minh oan. Chính Ngô thành chủ cũng cúi đầu xin lỗi. Có lẽ bệ hạ vẫn lắng nghe ý kiến nhân dân. Dù sao chính quyền mới. Có nhiều thứ bề bộn....”
“ Ừm. Hi vọng như cậu nói đi.” Tả Ao cười trừ, chậm rãi thưởng trà.
Trời tạnh, mọi người cáo từ tiếp tục lên đường.
........
Đoàn người đi không xa, Tả Ao đứng vuốt vuốt chòm râu, nhìn lại, thì thào:
“ Hi vọng ta nhìn đúng a. Tử cục có thể xoay vần. Thiên hạ sẽ an cư.”