*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Sau khi ba người thương lượng xong cách ứng phó thì rất nhanh đã về đến nhà. Mới vừa đi đến gần cửa lớn La gia, liền gặp hai huynh đệ La Văn Tài cùng La Văn Quân từ trong thôn chạy về, thấy ba người La Văn Tuyên đều vác rất nhiều đồ vật này nọ cũng rất tò mò.
"Văn Tuyên, mọi người cầm đồ gì đấy, cho bọn ta xem xem". Nói xong định đón lấy rổ của La Văn Sinh thì bị La Nhiễm ngăn lại.
"Văn Tài ca, Văn Quân, bọn muội đào rau dại cùng hái một ít lá ngải, như thế nào? Huynh muốn ăn sao?" La Nhiễm đón lấy rổ của La Văn Sinh, tự mình bê hai cái rổ. Cũng may hai cái rổ không to không nặng, nếu không chính mình cũng không bê được.
"Ai muốn ăn rau dại với lá ngải của tụi bay, bọn ta muốn xem trong rổ của bọn mày đựng cái gì". La Văn Tài nghiêng đầu nhìn La Nhiễm với đôi mắt xếch.
"Văn Tài, chúng tôi đi lấy rau dại thì các người làm gì. Bây giờ còn không cho chúng tôi đi, làm cho ông nội, bà nội biết, xem họ sẽ mắng ai?" La Văn Tuyên nói không nhanh không chậm.
"Mắng ai cũng không mắng bọn tôi".
"Văn Tài ca, Văn Quân ca, ngày hôm qua đệ nhìn thấy mọi người nướng trứng gà vỏ đỏ ở trong rừng cây, ở thật xa mà vẫn ngửi thấy mùi hương". La Văn Sinh lúc này nhịn không được nói.
"Văn Sinh, đệ nói cho rõ ràng, đệ có chứng cứ nào thì đưa ra xem, một nhóc con như đệ còn dám nói điêu". La Văn Tài thẹn quá hóa giận, nói xong định đánh La Văn Sinh thì bị La Văn Tuyên cản lại.
"Chẳng những Văn Sinh nhìn thấy rõ ràng, còn có Cưởng Tử cùng vài người nữa trong thôn nhìn thấy. Có muốn đi vào hỏi bà nội cho rõ không". La Văn Tuyên trắng trợn uy hiếp.
"Văn Tài ca, chẳng lẽ huynh muốn đánh nhau? Nhìn xem, các huynh hai người, bọn muội ba người". La Nhiễm làm cho La Văn Tài nhìn rõ tình trạng hiện tại.
"Chúng mày.. chúng ta cứ chờ xem, tốt nhất đừng nên ở một mình. Văn Quân, đi. La Văn Tài nói xong thì ôm chặt Văn Quân bước đi.
Cả ba người cùng thở phào nhẹ nhõm, hữu kinh vô hiểm mà. Lúc này mà mở rổ ra, hoặc là bị vỡ hết, chuyện trứng vịt cùng trứng chim khẳng định lộ. Đúng là kinh hồn táng đảm vì mấy quả trứng vịt.
Rốt cục ba người cũng an toàn về đến Tây viện. Lúc này trong Tây phòng không có ai, La Nhiễm chạy nhanh vào trong nhà tìm cái rỗ trống rồi đem trứng vịt để vào, đem trứng chim để vào trong bát, lại lấy vài loại thảo mộc ra hong khô. Ba người làm xong việc này mới thở dài nhẹ nhõm một hơi.
Còn lại tất cả đều là rau dại, lúc này vẫn còn tươi nên cầm xuống phòng bếp. Lúc này có mỗi Trịnh thị đang ở phòng bếp thu xếp cơm chiều.
" Nương, bọn con đào được rất nhiều rau dại, lát nữa nương làm rau đi ". La Văn Sinh đi vào đã dựa sát vào Trịnh thị làm nũng. Trịnh thị nhìn bộ dạng làm nũng của tiểu nhi tử của mình, nhịn không được nở nụ cười:" Được, được, lát nữa nương làm rau nắm ".
Văn Tuyên chạy xuống bếp nhóm lửa, hai người La Nhiễm và Văn Sinh ngồi bên cạnh nhặt rau dại. Lần này đào được rất nhiều rau dại, đa dạng về chủng loại. Có rau chân vịt, rau dền, rau tề thái (1). Vô luận là hấp, sao để ăn hay để nấu canh đều rất thích hợp, đều là các đồ ăn mĩ vị.
La Nhiễm cùng Văn Sinh đem rau nhặt xong, lại đem chậu rửa sạch hai lần. Trịnh thị trực tiếp lấy tay vặn rau thành các đoạn ngắn, trên cơ bản đều dài từ 1 tấc đến 2 tấc, như vậy có thể dễ dàng nắm thành viên. Nếu quá dài thì khó để chia thành nắm, nếu quá ngắn thì sẽ tốn rất nhiều bột mì để bao quanh, theo những người trong thôn nói thì rất lãng phí. Ở nơi này, bột mì tương đối quý giá, bình thường đếu tiếc không ăn trực tiếp bột mì.
Rau dại vừa rửa còn ngậm nhiều nước, vả lại bản thân của rau cũng chứa nhiều nước. Trịnh thị đi lấy hai vốc bột mì cho vào trong rau, cho một ít gia vị như muối, dầu vào, dùng chiếc đũa dùng sức quấy đều. Trong lúc này, bột mì làm cho rau dại có tính kết dính với nhau, điều này sẽ làm cho chúng dính vào một khối. Sau đó chỉ thấy Trịnh thị dùng tay nắm một nắm rau dại, lại nhào qua nhào lại, một nắm rau nắm liền xuất hiện.
Một lát sau, từng viên từng viên rau nắm được xếp ngay ngắn trên giỏ tre (2) (giỏ tre dùng để chỉ nồi hấp cổ, hoạt động giống nồi hấp ở hiện đại dùng để hấp đồ ăn. Dưới bếp, La Văn Tuyên nhóm to lửa lên. Khi nước trong nồi đã sôi, Trịnh thị để đầy rau vào, có màu xanh biếc trông rất đẹp mắt. Đem đạy nắp nồi lại, giữ hơi nước do nước sôi đem lại. Một lát sau, hơi nước bốc lên xung quanh nắp. Lúc này, La Văn Tuyên bớt củi, lửa yếu dần, chỉ cần duy trì hơi nước sôi là được.
Trịnh thị bên này cũng không nhàn rỗi, bắt đầu làm canh. Lần này làm bún tàu đậu hũ. Bún tàu ở cổ đại là bún tàu chân chính, chính là dùng khoai lang làm thành. Không giống ở hiện đại, dùng rất nhiều nguyên liệu khác thay thế, còn tăng thêm rất nhiều thành phần" không thể tưởng được "vào.
Bên trong canh thả rất nhiều đậu mầm (3), đậu mầm do Trịnh thị làm từ đậu của năm ngoái. Từng nắm từng nắm đậu tương chắc nịch ngâm ở trong nước ước chừng vài ngày thì mầm sẽ nhú ra, qua vài ngày mầm đậu tuyết trắng sẽ dài ra, mầm mọc được nửa ngón tay, mầm lúc này hút rất nhiều nước. Cho nên, trong trường hợp bình thường, một cân đậu tương có thể nở ra rất nhiều đậu mầm. Rất nhiều phụ nhân trong thôn đều làm đậu mầm, chính là bán thân hảo hoại mà thôi. Trịnh thị xem như là người ngâm đậu mầm tốt nhất trong thôn, cũng là hạt đậu, ngâm vừa đẹp lại vừa to. Đậu mầm này rất thích hợp xào ăn, hoặc luộc lên ăn cũng ngon, bình thường mọi người cũng thường dùng để nấu ăn.
Trên thực tế, đậu nha gồm có hai loại, một loại là mầm đậu tương này, chính là dùng đậu tương để ngâm; loại kia là mầm đậu xanh, chính là dùng đậu xanh để ngâm. La Nhiễm nhớ đến ở thời hiện đại lúc học đại học, đồ ăn thường xuyên xuất hiện ở căn tin chính là mầm đậu, bất luận là mầm đậu tương hay mầm đậu xanh. Lúc ăn cơm ở căn tin thường xuyên nghe thấy có người nói:" Sư phó, cho cháu thêm một phần mầm đậu nành "," Sư phó, cho cháu thêm một phần mầm đậu đỏ ". (Mầm đậu nành chính là mầm đậu tương, mầm đậu đỏ chính là mầm đậu xanh)
Có một lần, đặc biệt khôi hài. Còn ít giờ nữa là đi học, trong căn tin không còn nhiều người. Một nam sinh mang trên vai cái ba lô của một nữ sinh, một tay ôm sách, một tay bê đồ ăn, nữ sinh đi bên cạnh cũng bê đồ ăn, xem chừng hẳn là bạn gái của cậu ta. Nam sinh nói:" Sư phó, cho cháu thêm một mầm đậu nành ".
" Mầm đậu nành? Mầm đậu nành không đủ một phần, cho cháu thêm chút mầm đậu đỏ được không? "
Sư phó không chờ nam sinh trả lời, vừa nói lại vừa dùng chiếc muôi lớn múc nửa muôi mầm đậu nành.
" Được, được. Chú coi như đó là của hồi môn cưới vợ, chú còn muốn buôn bán kiếm lời ". Nam sinh kia nhìn đến trong chén mầm đậu lớn nhỏ nói.
" Xem đức hạnh của cháu kìa, còn muốn cưới vợ, chú xem cháu cũng chỉ có thể cưới mầm đậu ". Nữ sinh nghe được nam sinh nói vậy, lập tức trừng mắt liếc một cái, sau đó hướng sư phó nói:" Sư phó, lấy cho cháu một phần ma bà đậu hủ ".
" Em không phải thích nhất ăn mầm đậu đỏ sao, sao lại ăn đậu hủ? "Nam sinh cảm giác khó hiểu.
" Hiện tại em thích nhất ăn đậu hũ ". Đáp án của nữ sinh khiến cho nam sinh nói thầm, nữ nhân quả nhiên đều hay thay đổi, cổ nhân nói cũng không lừa người.
Nhìn biểu tình của nam sinh, nữ sinh nói thẳng:" Như thế nào? Anh có thể ăn mầm đậu, chẳng lẽ không cho em ăn đậu hũ? "
" Có thể có thể, đậu hũ của anh cũng cho lão nhân gia em tùy tiện ăn". Nam sinh cười đùa nói.
Câu nói của nam sinh dẫn đến một trận cười ha hả của sư phó, nữ sinh thẹn thùng đứng dậy, tiếp nhận cái đĩa đựng đậu hũ để lên bàn, không để ý đến nam sinh nữa. Nam sinh cũng nhanh chóng bưng chén đĩa đi qua.