Chữ Song Hỉ màu đỏ dán đầy hành lang, màn che nối tiếp nhau không dứt, đèn đóm trong sảnh đều dùng đèn thủy tinh, hơn nữa còn được thiết kế tạo hình vui tươi, dành riêng cho hôn lễ này.sự hào phóng của Chu Xung không chỉ thể hiện ở mười dặm hồng trang, mà còn trong cả từng chi tiết nhỏ bé nữa.
Ánh đèn vàng rất ấm áp, không quá chói mắt, nhưng khi Chu Xung đặt chiếc mic xuống, ông lại nhẹnhàng đưa tay lên lau nước mắt.
Đường viền nơi gò má của ông rất sắc nét, vì có vẻ ngoài anh tuấn cùng đôi mắt sâu, nên dù đã 50 tuổi mà nhìn Chu Xung vẫn không có vẻ già yếu của đàn ông tuổi trung niên.
Bên dưới sân khấu, con trai ông Chu Tự Hằng đang đứng bên cạnh một chiếc đèn lồng đỏ, nắm chặt tay Minh Nguyệt.
Ánh sáng dịu nhẹ giống như một chiếc bút vẽ, tỉ mỉ miêu tả những đường nét trên khuôn mặt lên giấy.
Chu Tự Hằng rất giống Chu Xung, từng góc cạnh trên mặt đều như từ một khuôn đúc ra, dùng thước để điêu khắc thật cẩn thận.
Huyết mạch không chỉ mang đến sự giống nhau về diện mạo, mà còn truyền lại cả bản tính độc nhất vô nhị từ bố sang con nữa.
Chu Xung kiêu căng tự phụ, hồi trẻ thì sống buông thả, sau khi thành đạt thì lại có phần ương ngạnh cố chấp, là một người rất khó chung đụng.
Chu Tự Hằng cũng được kế thừa điểm này, kiêu căng ngạo mạn, không thèm nói lý, bá đạo ương bướng.
Cái gì quá cứng thì sẽ càng dễ gãy, chỉ cần một chút tác động nhẹ cũng đủ làm thùng thuốc súng phát nổ, giống như một núi có hai hổ, con nào cũng muốn trở thành người đứng đầu.
Nhưng một khi đã sống cùng nhau thì ắt hẳn phải có một bên nhường nhịn.
Nào có nhiều sự hòa hợp vừa vặn như vậy? Nào có nhiều chuyện trùng hợp đến thế? Nào có chuyện tính tình của Chu Xung lại tốt đến vậy cơ chứ?
Suy cho cùng mà nói thì tất cả đều là vì Chu Xung quá yêu thương con trai mình mà thôi.
một đoạn phát biểu này, Chu Xung đã bộc lộ hết nỗi lòng của mình, có thể đây cũng là lần đầu tiên mà giọng điệu của ông lại nhẹ nhàng và ôn hòa đến thế.
Qua những lời bố nói, Chu Tự Hằng cũng là lần đầu tiên cảm nhận được, rằng bố của anh lại có thể nhạy cảm phát hiện ra những thay đổi dù là rất nhỏ của anh như vậy.
Chu Xung bước xuống sân khấu, đi dọc theo một lối đi thẳng tắp, tiến đến gần hai người sắp trở thành vợ chồng kia.
một đoạn đường mà ngỡ như đang bước qua 26 năm vậy.
26 năm trước, Chu Xung đẹp trai phong độ đến thế nào, 26 năm sau, tóc của ông đã điểm những sợi bạc rồi.
trên khóe mắt đã có nếp nhăn của ông vẫn còn đọng nước mắt chưa được lau đi, hơi ánh lên ở một bên thái dương.
Lúc này Chu Tự Hằng mới thật sự nhận ra, rằng bố mình đã già rồi.
Mà theo như lời ông vừa nói thì chính là – “Bố đã 50 tuổi, có lẽ một ngày nào đó trong tương lai, bố sẽphải rời xa hai con”.
Chu Tự Hằng tiến lên ôm lấy bố đang đi tới, hứa với bố: “Con và Tiểu Nguyệt Lượng sẽ sớm sinh cho bố một đứa cháu trai.”
Chu Xung không còn đa sầu đa cảm nữa, nghe con trai nói thì bật cười ha hả.
Quay đầu nhìn lại những tháng ngày xưa cũ chắc hẳn luôn là chủ đề muôn thuở của các bậc cha mẹ trong tiệc cưới của con, Minh Đại Xuyên cầm lấy cái mic trong tiếng cười của Chu Xung, đứng trên sân khấu tiếp tục chủ đề này.
Khác với ngôn từ đơn giản nhưng chất chứa tình cảm của Chu Xung, Minh Đại Xuyên lại lựa chọn mộtcách khác.
Ông giơ tay ra hiệu, ánh đèn trong hội trường lập tức được tắt hết, chỉ còn ánh nến lung linh, ở sát sân khấu, màn chiếu to rộng được kéo xuống, hình ảnh cũng nhanh chóng được phát ra.
Tiếng nhạc đột nhiên thay đổi, từ một bản giao hưởng quen thuộc chuyển thành một ca khúc đã được cải biên lại – “Đều tại vầng trăng gây họa”, không còn là giai điệu rock sôi động, mà êm dịu như gió xuân.
Theo tiếng nhạc, hình ảnh trên màn chiếu từ từ hiện lên.
“Năm 1997, một thỏi son.”
trên màn hình xuất hiện một dòng chữ ngắn gọn, trong hình là một thỏi son hồng được cất trong mộtcái hộp nhỏ, đã không còn giữ được màu sắc ban đầu, tiếp theo là hình ảnh hai bức tượng đất sét với những đường vân loang lổ, khó khăn lắm mới nhìn ra cặp tượng đất này là một nam một nữ.
Dòng chữ viết tay rất mượt mà thanh thoát, cực kì đẹp mắt lại hiện ra – “Năm 1998, một cặp búp bê đất sét.”
Thời gian tiếp tục tăng dần, hình ảnh tiếp theo là một chiếc váy, đồng thời là tấm ảnh chụp chung của hai cô cậu nhóc – “Năm 1999, một cái váy công chúa.”
Tuy không có chú giải, nhưng hàm nghĩa trong đó thì ai cũng biết.
Đó là tất cả những món quà sinh nhật mà Chu Tự Hằng đã tặng cho Minh Nguyệt từ nhỏ đến lớn.
Tốc độ phát hình không nhanh không chậm, lần lượt là một chậu hoa hồng nhỏ, một hộp nhạc xinh xắn, một đôi giày múa, một cái vòng tay… Minh Đại Xuyên đã làm phụ đề cho tất cả các hình, nhưng đến sinh nhật Minh Nguyệt năm 2012 thì dòng phụ đề đã không còn nữa.
Lần này là một đoạn video, trong ánh đèn flash cùng những tiếng hô hào kinh ngạc, Chu Tự Hằng quỳ một gối xuống, cầu hôn Minh Nguyệt ngay tại sở giao dịch chứng khoán New York.
Mười sáu món quà sinh nhật, Minh Đại Xuyên đều ghi chép lại rất cẩn thận.
Có nhiều món Minh Nguyệt còn chẳng nhớ rõ, thế mà Minh Đại Xuyên vẫn giữ gìn đến tận bây giờ, ông là một người có tâm hồn văn thơ tinh tế, bên ngoài tuy tỏ ra nghiêm nghị đứng đắn, nhưng bên trong thì lại rất dịu dàng hiền lành, hôm nay, ông đứng trên sân khấu, nói vài lời với cô con gái mà ông nâng niu như châu ngọc.
“Hôm nay là ngày vui của con, bố có quà mừng tân hôn cho con đây.” Minh Đại Xuyên cầm mic đixuống sân khấu, lấy một phong bì thư trong túi áo ra.
Chiếc phong bì màu nâu quen thuộc, bên trong là một cái USB.
Cho đến bây giờ, Minh Đại Xuyên đã đưa cho Minh Nguyệt tổng cộng ba phong thư.
Phong thư thứ nhất là bức thư dạy cho cô về việc nhận thức tình yêu, phong thư thứ hai dạy cô phải biết có trách nhiệm với tình yêu của mình, còn phong thư thứ ba…
Là những hình ảnh mà Minh Đại Xuyên đã tổng hợp, giúp cô lưu lại những khoảnh khắc trong tình yêu.
Minh Đại Xuyên tặng quà xong nhưng vẫn đứng yên, qua nhiều năm quen biết, Chu Tự Hằng đoán là bố vợ cũng muốn nói với anh vài lời.
Minh Đại Xuyên đi tới trước mặt Chu Tự Hằng, vì Chu Tự Hằng cao mét chín nên ông phải hơi ngẩng đầu lên thì mới có thể nhìn thẳng vào anh, nhưng khí thế của ông thì không hề thua kém, huống hồ Chu Tự Hằng đã quá quen với việc cúi đầu trước bố vợ rồi.
“Chu Tự Hằng, lời bố muốn nói bây giờ, thật ra cũng chính là lời mà con đã từng nói.” Minh Đại Xuyên bồi hồi nói, ông gạt bỏ tất cả mọi thành kiến và bất mãn, dùng thái độ kỳ vọng để nói với Chu Tự Hằng, “Con gái bố muốn được ở bên con cả đời, việc này bố không có ý kiến, nhưng có một câu bố vẫn phải hỏi con.”
Chu Tự Hằng nghiêm túc lắng nghe, đáp: “Bố nói đi ạ.”
anh coi như câu hỏi mà Minh Đại Xuyên sắp đưa ra là màn khảo nghiệm cuối cùng, cho nên đã bày sẵn tư thế, sẵn sàng nghênh đón quân địch, Minh Nguyệt cũng rất căng thẳng, cứ bám chặt tay Chu Tự Hằng, cắn môi nhìn bố, sợ bố sẽ làm khó anh.
Mặc dù hôm nay đã trang điểm khá kĩ, nhưng ánh mắt của cô vẫn long lanh mờ sương như cũ, bộ dạng cắn môi phồng má từ hồi bé đến giờ vẫn chưa từng thay đổi.
Minh Đại Xuyên thở dài, nói: “Giống như lời bố con vừa nói, con và Tiểu Nguyệt Lượng là thanh mai trúc mã, cùng nhau lớn lên, hai mươi mấy năm qua con cũng biết rồi đấy, con gái bố từ đầu đến cuối chưa từng một lần thay đổi tình cảm của mình.”
Tính tình vẫn thế, lại chưa từng một lần đa nghi tính toán.
“Nhưng Chu Tự Hằng, năm 16 tuổi con đã thề thốt trước toàn trường, mà hôm nay con đã 26 tuổi, liệu con có còn giữ lời không?”
Minh Đại Xuyên vừa nói xong, hình ảnh được tạm dừng trên máy chiếu lại tiếp tục được phát, là mộtđoạn phim được ghi lại từ máy quay phim cầm tay.
…
Bầu trời quang đãng và trong lành, các học sinh mặc đồng phục tập trung dưới sân trường, Chu Tự Hằng thì phải đứng trên bục cờ đọc kiểm điểm.
Cậu thiếu niên ngây ngô ấy đã vô cùng liều lĩnh mà dõng dạc nói:
“Tôi dám yêu sớm là vì tôi nắm chắc được mọi chuyện, tôi có thể thề rằng, Chu Tự Hằng tôi sẽ chỉ yêumột mình Minh Nguyệt, sẽ một lòng một dạ quan tâm chăm sóc em ấy cả đời, sẽ cưới em ấy vào lúc em ấy sẵn sàng, sẽ sống ở nơi mà em ấy thích.”
“Chu Tự Hằng tôi không phải người hoàn hảo, nhưng tôi dám cam đoan, cả đời này của tôi sẽ khôngbao giờ dây dưa với bất kì một người phụ nữ nào khác ngoài Minh Nguyệt, nhất định tôi sẽ đối tốt với em ấy mãi mãi!”
…
Đây là Chu Tự Hằng của một thời nổi loạn, khi cười mang theo vẻ gì đó rất xấu xa đáng ghét, dáng vẻ thờ ơ lạnh nhạt không thèm để vào mắt cái gì, lúc ấy cậu đã can đảm thừa nhận mình yêu sớm ngay trước toàn trường.
Mà giờ phút này đây, người đàn ông đang nắm chặt tay Minh Nguyệt kia, đã hoàn toàn trưởng thành và chững chạc, tự tin và phóng khoáng.
Sau một quãng thời gian rất dài, điều khiến Minh Đại Xuyên bận tâm nhất vẫn là đoạn phim cũ đó, lời hứa của Chu Tự Hằng cứ vang đi vang lại mãi trong đầu.
Mà câu hỏi của Minh Đại Xuyên cũng quanh đi quẩn lại bên tai Chu Tự Hằng không dứt.
[Lời thề năm 16 tuổi ấy, con có còn giữ lời không?]
Chu Tự Hằng trịnh trọng gật đầu, trả lời từng câu từng chữ một cách chắc chắn: “không chỉ 26 tuổi, mà 36 tuổi, 46 tuổi, và suốt cả đời này, con vẫn sẽ yêu thương con gái bố như lúc ban đầu.”
anh không có thời gian cân nhắc câu chữ, chỉ nói đúng theo những gì mình nghĩ.
không trau chuốt từ ngữ ngược lại còn khiến cho Minh Đại Xuyên hài lòng hơn, ông gật đầu nói: “Được”, sau đó kéo bàn tay Minh Nguyệt đặt lên tay Chu Tự Hằng.
Khăn trùm đầu của Minh Nguyệt, lúc này cũng được đích thân bố của mình thả xuống.
Chiếc khăn màu đỏ từ từ che kín khuôn mặt cô, trong ánh mắt rưng rưng đẫm lệ, qua màn khăn lụa, Minh Nguyệt có thể thấp thoáng trông thấy những giọt nước mắt của bố, bên tai cũng nghe tiếng bố dặn dò: “Con gái của bố, từ bây giờ giao cho con chăm sóc, con phải…”
Minh Đại Xuyên nghẹn ngào nói, là một người thường xuyên chinh chiến nơi thương trường, có thể bình tĩnh phát biểu trước cuộc họp, vậy mà lúc này có nói một câu thôi cũng phải dừng lại liên tục.
“Con phải luôn đối xử với nó thật tốt, không cầu cả đời, chỉ cầu lúc sinh thời…”
Lúc Chu Tự Hằng và Minh Nguyệt lĩnh giấy hôn thú, Minh Đại Xuyên không cảm thấy quá buồn, hôm nay lúc dắt con lên xe hoa, ông cũng không có quá nhiều lo lắng, nhưng khi ông thả chiếc khăn đội đầu xuống che mặt Minh Nguyệt, khiến ông không nhìn thấy mặt con nữa, lúc đó ông mới ý thức được, rằng mình thật sự phải giao con gái cho một người khác rồi.
một người cũng yêu nó như ông vậy.
Người chứng hôn đã đứng trên bục cao, thầy Vũ với mái tóc hoa râm, mặc trang phục nhà Đường màu đỏ, gương mặt nghiêm túc nhưng vẫn mỉm cười hiền hậu, đây là người thầy được các học sinh rất yêuquý ở trường Nhất Trung Nam Thành, cũng là người đã dạy dỗ và dõi theo thanh xuân của Chu Tự Hằng và Minh Nguyệt.
“Thầy thật không ngờ là sau lần được ăn kẹo cưới ở tiệc mừng tốt nghiệp, mấy năm sau thầy đã lại được hai đứa mời tới uống rượu mừng rồi.” Thầy Vũ đã già đi nhiều, nhưng trí nhớ vẫn rất tốt, ánh mắt sáng ngời.
Ông thậm chí vẫn còn nhớ kĩ bức thư “Minh Nguyệt, anh muốn nói với em” mà Chu Tự Hằng viết, thậtsự không có gì đáng quý hơn tình cảm chân thành, mãi như lúc ban đầu, dường như không có một món quà nào có thể đem so được với bức thư ấy.
Lúc này hoa đồng đang cầm lụa đỏ, đưa nhẫn cưới lên.
Thầy Vũ bắt đầu nói: “Sau khi nhận được thiệp mời của hai con, thầy đã ngồi viết ra rất nhiều bài thơ văn.Thế nhưng nghĩ tới nghĩ lui, vẫn cảm thấy không có bài nào có thể diễn cả hết cảm xúc lúc này bằng bài “Trường Can Hành” của thi nhân thời Đường, Lý Bạch.
“Hôm nay đứng đây, thầy xin mượn bài thơ này để làm lời chứng hôn cho hai con.” Tay thầy Vũ hơi run lên, bộ trang phục của ông có in rất nhiều chữ Hỉ, màu đỏ làm tôn lên sắc mặt hồng hào của ông, nhưng giọng đọc thơ thì lại vô cùng dõng dạc và truyền cảm.
“Tóc em khi mới xoã ngang trán
Bẻ hoa trước cửa nhà chơi
Chàng cưỡi ngựa tre lại
Chạy quanh giường nghịch ném quả mơ xanh
Cùng sống ở làng Trường Can
Hai trẻ nhỏ không hề có tị hiềm
Năm mười bốn thiếp về làm dâu nhà chàng
Mặt còn thẹn thùng không dám cười đùa
Cúi đầu ngoảnh vào trong vách tối
Trời gọi cả ngàn lần vẫn không dám đáp lại một câu
Năm mười lăm mới bắt đầu lộ nét tươi cười
Nguyện sống bên nhau trong cảnh gian khổ
Mãi mãi giữ lời như Vĩ Sinh ôm cột
Có nghĩ đến chuyện phải ra Vọng Phu đài ngóng chàng
Năm mười sáu chàng đi xa
Đến Cù Đường và Điễm Dự
Tháng năm nước dâng cao, không đi được đến đó
trên cao nghe có tiếng vượn kêu ai oán
Trước sân dấu chân dạo hồi xưa còn đó
Đâu đâu cũng đầy những lớp rong rêu
Rêu mọc dày quá không quét đi hết
Lá đã rơi trong gió thu đến sớm
Tháng tám bươm bướm bay lại
Bay từng đôi với nhau trong khu vườn mé tây
Nhìn thấy vậy thiếp bỗng sinh thương tâm
Ngồi buồn sợ già đi mất
Sớm muộn gì chàng về đến Tam Ba
Nhớ gởi thư về nhà báo
Thiếp chẳng sợ đường sá xa xôi sẽ đi
Đến tận Trường Phong Sa đón chàng.”
*(Bản dịch được lấy từ thivien.net)
một bài thơ đã đi qua mấy ngàn năm lịch sử, sau những lần thay đổi triều đại, thế sự xoay vòng, vậy mà lại có thể phù hợp với tình cảnh hiện giờ đến vậy.
Thầy Vũ nhìn hai người đang đứng trước mặt, trầm giọng nói: “Chu Tự Hằng, Minh Nguyệt, hai con có nguyện ý trở thành vợ chồng, sống bên nhau đến bạc đầu giai lão, dù khó khăn cũng không xa rời không?”
Ông nói xong, nhận được câu trả lời khẳng định, tiếng vỗ tay lập tức vang lên như sấm.
Hoa đồng nâng nhẫn cưới, để Chu Tự Hằng đeo chiếc nhẫn mới lên tay Minh Nguyệt, trên tay anh cũng đã đeo một chiếc.
Lần đầu tiên Minh Nguyệt đeo chiếc nhẫn cầu hôn của anh vào tay, không có ai bên cạnh để chúc mừng, lần thứ hai đeo chiếc nhẫn kim cương khi anh cầu hôn, chỉ có ánh đèn flash lóe lên, mà giờ phút này, sau khi đeo nhẫn cho nhau, cả hai lại nhận được những tiếng hoan hô không dứt.
Móng tay Minh Nguyệt được sơn đỏ, chiếc nhẫn mang ý nghĩa “Trọn đời trọn kiếp có nhau” cũng vì thế mà trở nên rực rỡ hơn hẳn.
Chu Tự Hằng nâng tay cô lên, cúi đầu hôn lên chiếc nhẫn trên ngón tay cô, trêu chọc cô trước mặt khách khứa: “Minh cô nương, mắt nhìn người của cô được lắm!”
Cũng vào lúc này, một giọt nước mắt của Minh Nguyệt chảy xuống, rơi vào mu bàn tay anh.
Giọt nước mắt vô cùng nóng hổi, giống như nước từ ngọn nến chảy ra vậy.
Chu Tự Hằng không nỡ lau đi, anh cầm một đầu dải lụa, đầu còn lại là Minh Nguyệt cầm, nghe hiệu lệnh từ người chứng hôn.
“Nhất bái thiên địa…”
“Nhị bái cao đường…”
“Phu thê giao bái…”
Mỗi câu đều được nói kéo dài, cuối cùng Chu Tự Hằng mới nghe được câu: “Đưa vào động phòng…”
một tràng pháo nổ ăn mừng để kết thúc buổi lễ, cánh hoa được rải đầy trên thảm đỏ, kéo dài đến tận phòng tân hôn.
…
Minh Nguyệt bắt đầu ra khỏi nhà từ trưa, vậy mà xong buổi lễ thì trời cũng đã tối rồi.
Vì làm lễ theo kiểu cổ đại, nên Minh Nguyệt may mắn được ngồi đợi ở phòng tân hôn, tình huống hoàn toàn không công bằng với Chu Tự Hằng, cho dù anh có nóng ruột muốn vào động phòng sớm thì cũng phải nhẫn nhịn rời đi, cố gắng giữ khuôn mặt tươi cười mà nâng ly cạn chén cùng các bậc chú bác.
Chu Tự Hằng có một ông bố rất biết uống rượu, còn tửu lượng của anh thì chắc chỉ bé bằng cái móng tay cái.
Sầm Gia Niên và Tiết Nguyên Câu rất thông cảm cho sếp, hai người lấy thân phận phù rể để đỡ rượu cho Chu Tự Hằng.
Bạch Dương cũng khó có khi rời khỏi Mạnh Bồng Bồng, xông tới cùng tiếp rượu thay chú rể, còn vừa uống vừa nói: “Đại ca, hồi trước toàn là anh mời em đi uống rượu, cho nên đây là việc mà em nên làm vì anh.”
Lời nói đầy chính nghĩa và mang ý muốn báo đáp, nhưng Chu Tự Hằng lại chẳng muốn cảm ơn cậu ta chút nào…
Theo tính toán của anh thì anh sẽ uống một ngụm rượu, sau đó làm bộ như mình không thể gắng gượng nổi, để mọi người đẩy anh vào động phòng, sau đó anh sẽ đóng kín cửa lại, cùng Minh Nguyệt trải qua một buổi tối tuyệt vời.
Nhưng phải mãi đến tận chín giờ thì Chu Tự Hằng mới được thả.
Phòng tân hôn được trang trí bằng những màn lụa, chiếc nến to dài đang rực sáng trên bàn, hòa cùng với ánh trăng bên ngoài cửa sổ, trên chiếc giường đỏ, Minh Nguyệt ngồi yên, tay cầm một quả táo, làn váy buông xuống nhẹ nhàng.
Trong phòng yên tĩnh không một tiếng động, ánh nến đang cháy tỏa ra mùi trầm hương thơm ngào ngạt.
Chu Tự Hằng không nhìn thấy rõ mặt Minh Nguyệt, chiếc khăn voan đội đầu màu đỏ đang đợi được anhvén lên.
Tuy vậy mới chỉ nhìn thấy đôi môi đỏ thắm cùng chiếc cằm thon của cô thôi là anh đã cảm thấy mãn nguyện lắm rồi.
Đêm động phòng hoa chúc đã gần trong gang tấc, anh không thể không thừa nhận, rằng giờ phút này, tình cảnh trước mắt khiến cho anh vừa thấp thỏm, vừa mong đợi, cũng vừa căng thẳng, vừa hưng phấn.
Đó là một thứ cảm xúc rất khó tả, khiến cho anh nóng vội trực tiếp dùng tay hất khăn trùm đầu của côra, mặc dù anh thậm chí đã cầm sẵn cái que rồi.
Phải hình dung tâm trạng của anh lúc này thế nào đây?
Chu Tự Hằng tự nhận là mình có nghiên cứu khá sâu về thơ văn, thuần thục việc vận dụng thơ cổ vào thực tế, lúc nào cũng có thể lấy ra để trêu Minh Nguyệt, nhưng anh hoàn toàn không ngờ là Minh Nguyệt chỉ cần ngồi im một chỗ thôi, cũng chẳng phải nói câu nào, thế mà đã đủ khiến cho lòng anhcồn cào dậy sóng rồi.
Minh Nguyệt đúng là một con hồ ly tinh, luôn vô tình trêu ghẹo người ta.
Thế mà hết lần này đến lần khác cô đều không tự biết là bản thân quyến rũ đến mức nào, sau khi bỏ khăn ra, khuôn mặt nhỏ nhắn xinh đẹp liền tươi cười, kéo ống tay áo Chu Tự Hằng gọi: “Chu Chu…”
cô thường gọi Chu Chu là do ảnh hưởng từ hồi bé, khi đó cô không phát âm rõ được hai chữ “Ca ca”, từ ngữ còn đảo lộn lung tung hết cả, khi lớn lên rồi vẫn không bỏ được cách xưng hô đó.
Chu Tự Hằng rất thích nghe cô gọi mình là “Chu Chu”, cảm giác rất thân thiết, mà giọng cô lại mềm nhũn ngọt ngào, chỉ đơn giản là một từ láy nhưng cũng giống như đang làm nũng vậy.
Nhưng tối nay Chu Tự Hằng lại không muốn nghe từ “Chu Chu”, anh “Ừ” một tiếng rồi thành khẩn đề nghị: “Em có thể gọi anh bằng một từ khác không?”
Minh Nguyệt hiểu ngay ý của anh, bình thường cô luôn nghe lời Chu Tự Hằng, mà bây giờ là đêm tân hôn, sự xấu hổ cũng không thể ngăn được nỗi vui sướng, cho nên Minh Nguyệt cực kì sảng khoái mà tiếp nhận, ngẩng đầu lên gọi anh: “Chồng ơi.”
một tay cô đặt lên làn váy, màu đỏ thẫm làm nổi bật lên làn da trắng như ngọc, cùng một chiếc nhẫn cưới sáng lấp lánh.
Chu Tự Hằng nửa ngồi trước mặt Minh Nguyệt, hôn lên ngón tay cô, nói: “Em gọi một lần nữa đi.”
Giọng của anh cực kì trầm, trên người còn tỏa ra mùi rượu bị ám vào ở bữa tiệc, tựa như một ác ma đang đi mê hoặc thiếu nữ vậy.
Minh Nguyệt lại ngọt ngào nói: “Chồng yêu của em.”
anh chồng của cô – Chu Tự Hằng nghe xong liền cúi đầu cười một tiếng, nhấc chân váy cô lên để cởi giày cao gót giúp cô, móng chân của cô cũng được sơn màu đỏ, làm tôn lên làn da trắng muốt, khiến Chu Tự Hằng không kìm nổi mà sờ lên nó.
Đốt ngón tay anh có một vết chai mỏng, đụng vào làm cho Minh Nguyệt tê dại, bị nhột nên bật cười khanh khách, mu bàn chân duỗi thẳng ra, tuy vậy nhưng cô chẳng những không giấu chân ngọc đi, ngược lại còn vươn ra khều lên ngực áo sơ mi của anh.
Đây là một hành động mang tính ám hiệu.
Chiếc áo sơ mi trắng cùng với đôi bàn chân cô, tạo thành một hình ảnh rất tương xứng.
Minh Nguyệt không phải là một cô bé ngây thơ không hiểu chuyện, cô cực kì rõ ràng, rằng sau động tác này của mình, sẽ có rất nhiều chuyện phát sinh.
Vì vậy, hành động của cô tuy bạo dạn, nhưng gương mặt lại không tự chủ được mà đỏ ửng lên, hàng lông mi dài không ngừng run rẩy.
Chu Tự Hằng nắm chặt bàn chân cô, trước khi bắt đầu việc tiếp theo, anh vẫn kiên nhẫn hỏi Minh Nguyệt: “Tối nay em ăn gì rồi?”
Minh Nguyệt không hiểu ra sao, nhưng vẫn thành thật trả lời: “Em ăn một bát canh, một quả táo, với mấy viên socola.”
Ồ, socola chứa nhiều calo, có thể duy trì thể lực.
Chu Tự Hằng thầm nói trong lòng, nhưng ngoài mặt vẫn tỏ ra bình tĩnh.
Minh Nguyệt lại hiểu lầm, cô chợt nhớ lại lúc mình cắn trộm một miếng táo trong xe, xấu hổ nói: “Chu Chu, em không đói nữa rồi.”
Nhưng anh thì bắt đầu thấy đói rồi đây.
Chu Tự Hằng không muốn vòng vo nhiều, anh cúi xuống ôm Minh Nguyệt, nói thẳng vào vấn đề chính: “Vậy em đã chuẩn bị xong chưa?”
anh tắt cái đèn đặt dưới đất đi, lại tháo cái móc cố định rèm xuống, tấm màn lụa màu đỏ tựa như sương mù, bao phủ và che kín toàn bộ không gian bên ngoài.
Chu Tự Hằng cởi nút áo cô, hôn lên cằm cô nói: “anh muốn cởi áo cưới của em.”
Đây là câu trần thuật, không phải câu nghi vấn, trước đây vì tình thế bắt buộc nên anh phải nhẫn nhịn, còn bây giờ thì anh tuyệt đối sẽ không cho Minh Nguyệt có bất kì đường lui nào.
Tựa như một trận đại hồng thủy, mạnh mẽ làm nghiêng trời lệch đất, Chu Tự Hằng đã tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc của mình nhiều năm, bây giờ thời cơ đã chín muồi, anh thật sự rất nóng lòng có một trận chiến kịch liệt, dùng mâm trái cây thịnh soạn dưới thân này để bù đắp cho nỗi khổ của mình.
Minh Nguyệt để mặc cho anh cởi nút áo của mình ra, bộ đồ cưới này cô đã phải tốn rất nhiều thời gian và công sức mới mặc được, nhưng Chu Tự Hằng lại chỉ cần vài phút ngắn ngủi là đã lột sạch được rồi.
Trong ánh nến nóng bỏng, nước ở chân nến không ngừng chảy ra, bàn tay và đôi môi của Chu Tự Hằng cũng nóng như có lửa, Minh Nguyệt chỉ có thể dùng nước để dập tắt sự nóng cháy trên cánh hoa.
Da thịt tuy đã có tiếp xúc nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên mà hai người chính thức thực chiến.
Màn dạo đầu của Chu Tự Hằng rất dài dòng và tỉ mỉ, tuy rất nóng lòng, nhưng anh biết đây là lần đầu của Minh Nguyệt, nên động tác cực kì nhẹ nhàng và dịu dàng, tựa như lông vũ rơi xuống da thịt vậy.
Cho đến khi Minh Nguyệt khó chịu nhấc eo lên, tạo thành một độ cong làm rung động lòng người, Chu Tự Hằng mới hôn lên môi cô, chậm rãi nhưng cũng rất dứt khoát mà tiến vào bụi hoa.
sự ướt át đủ để giảm bớt nỗi đau đớn như bị xé toạc ra, Minh Nguyệt biết là Chu Tự Hằng đang nhẫn nại đến khổ sở, anh không ngừng thở dốc, mồ hôi rơi xuống ngực cô, nhưng vẫn rất kiên nhẫn mà ôm hôn an ủi.
Minh Nguyệt chủ động nâng eo lên, hai chân quấn chặt quanh hông anh, không ngừng gọi “Chu Chu”, một lúc sau lại đổi thành “Chồng ơi”.
Giống như dây leo vươn lên trong gió, quấn lấy gốc cây đại thụ.
Chu Tự Hằng chìm đắm trong khoái cảm, không có cách nào tránh thoát.
anh cúi đầu hôn Minh Nguyệt, mười ngón tay đan chặt vào nhau, hòa quyện thành một thể.
Chu Tự Hằng cuối cùng cũng hiểu là tại sao quân vương lại không muốn lên triều sớm, vì sao chàng thư sinh lại hoài niệm hồ ly tinh, vì sao kẻ sĩ lại thở ngắn than dài vì yêu rồi.
Đối với anh thì đáp án chỉ có một.
Đều tại vầng trăng gây họa.
Hoàn chính văn.