Cảnh Tịch năm nay vừa tròn tám tuổi, là người con duy nhất của hoàng thượng đương triều Cảnh Minh và hoàng hậu Thi Liễu. Từ nhỏ đã ngu ngu ngơ ngơ, nếu không có sự che chở của hoàng thượng có lẽ đã sớm chết. Việc hoàng thượng muốn lập một nữ nhi làm thái tử vấp không ít ý kiến phản bác của cận thần và thân vương, thế nhưng ngài cứ yên lặng dẹp loạn, dọn đường cho hài tử của mình. Ngài chỉ muốn cho mọi người biết Cảnh gia có người nối dõi, bảo vệ ngai vàng và cả nữ nhi của mình, ít nhất là cho đến khi tạ thế.
Đó là những gì mà Cảnh Tịch nghe được sau một tuần ở trong thể xác này, nguyên khi Cổ Tịch còn ở thời hiện đại nàng đã không còn người thân nào, nay lại xuất hiện phụ thân, mẫu thân. Gia đình đế vương không có chỗ thể hiện tình yêu, tình thương, thế nhưng nàng vẫn cảm nhận được tình yêu của họ dành cho mình, ẩn ẩn trong ánh mắt, hành động âu yếm.
Tiểu Cảnh Tịch xỏ đôi hài nhỏ vào chân, để im cho tiểu nha hoàn hầu hạ mình thay đồ. Tiểu nha hoàn này tên là Nhược Vân, tỷ tỷ của muội ấy là Nhược Thủy, hai người là đồng bào song tử nhưng lại khác nhau hoàn toàn, tỷ tỷ Nhược Thủy tính tình hoạt bát hiếu động, Nhược Vân lại liễu yếu đào tơ, mềm mại nhu nhuyễn. Đây là những người đầu tiên nàng tiếp xúc khi đã trọng sinh sống lại.
Áo bào của nàng chạm hình rồng uy nghiêm, tay áo dài nửa mét, cổ tay viền chỉ vàng, khoác vào ngạo nghễ, kiêu sa đến lạ. Cảnh Tịch sau khi thay y phục xong liền theo lịch trình mà đến thư phòng học. Lý thái phó – Lý Thiệu, học thức uyên thâm nhưng nói chuyện khiến nàng rất buồn cười, có lẽ do không cùng thời, Cảnh Tịch tự nhủ.
Nha đầu Nhược Vân đi theo sau nàng, theo sau là đoàn người sáu người gồm ba nha đầu nhị đẳng và hai thái giám nhị đẳng. Cảnh Tịch vốn là người yêu thích sự xa hoa, nàng thấy như vậy cũng rất vui mắt.
- Nhược Vân, hôm nay ngươi đã mang theo loại nước ta dặn chưa?
- Dạ rồi ạ.
Cảnh Tịch mỉm cười, phe phẩy quạt bảo:
- Tốt! Nước trà uống đến khô cả da.
Nhược Vân định nói gì đó, sau lại thôi, cúi đầu đi cun cút sau lưng Cảnh Tịch. Đường băng qua hoa viên làm cho Cảnh Tịch có chút khó ngửi, các nha đầu chia nhau ra đi ra hai bên của Cảnh Tịch, vừa đi vừa quạt cho bớt mùi hương nồng.
Đối với Cảnh Tịch, kết thúc ở kiếp trước mà vẫn có thể làm lại, mà còn được làm nữ vương, đó âu cũng là phúc khí của nàng. Chỉ duy nhất nhớ nhung một người, đó chính là Nhan Linh, có lẽ sau khi nàng mất nàng ấy sẽ buồn vài ngày, sau đó liền vui vẻ bên Đằng Ưu. Nghĩ đến đây mà nắm tay bé nhỏ co lại tạo thành quyền, nhưng nàng nghĩ một lúc, liền buông ra, hết thì đã hết hà tất gì phải hận thù sâu đậm.
Thư phòng của thái tử gia rộng lớn, hoa lệ đến chói cả mắt, sách được để hơn nghìn quyển, so với thời hiện đại giấy của thời cổ đại không được trắng lắm, màu ngả vàng. Khi nàng động bút liền lưu lại mực, một lúc sau mới khô hẳn cho nên sau khi học về quần áo lúc nào cũng lấm lem. Lý thái phó dùng chất giọng ồm ồm giảng giải cho nàng câu thư cổ, nàng liền chăm chú nghe lấy.
"Thầy trò Khổng Tử bỏ nước Lỗ lưu vong ra nước ngoài. Một hôm Khổng Tử gọi Tử Cống hỏi:
– Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí? Tử Cống suy nghĩ một lát rồi đáp:
– Thưa thầy, người nhân là người biết thương người, người trí là người hiểu người.
Khổng Tử khen "hay". Rồi kêu Tăng Tử vào hỏi lại câu trên. Tăng Tử suy nghĩ một hồi rồi đáp:
- Thưa thầy, người nhân là người biết thương mình, người trí là người tự biết mình.
Khổng Tử chịu quá! Đoạn ông gọi Tử Lộ vào hỏi:
Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí? Tử Lộ thưa:
– Theo con, người nhân là người làm sao cho người khác thương được mình, còn người trí là người làm sao cho người khác hiểu được mình!...
Khổng Tử rất đỗi ngạc nhiên, ngửa mặt khen rằng:
– Bất ngờ thay!...
Theo con, như thế nào là người nhân, thế nào là người trí?".
Tiểu Cảnh Tịch đăm chiêu hồi lâu, sau đó nói: "Thưa thái phó, Ngũ Tử Tư đã từng nói "Không thương mình làm sao thương được người ngoài? Không thương người làm sao người thương ta? Môn đồ của Khổng Tử chỉ "chẻ tư sợi tóc nhân nghĩa" mà thôi! Nhân và Trí ít nhiều gì vốn đã có sâu trong mỗi người, chỉ sử dụng có hợp lúc không thôi!" Theo Cảnh Tịch, do đó bất kỳ việc gì, đúng hay sai, công hay tội chúng ta khó mà đem nhận xét chủ quan ra để phán xét được. Bởi việc hành xử của tha nhân còn tùy thuộc hoàn cảnh của họ lúc đó."
Lý thái phó gật gù đầu, đoạn vuốt chòm râu bạc trắng của mình, "Cũng đúng, đây là khía cạnh mới, con nói ta mới ngộ ra được".
Hai thầy trò đang hăng say luận đàm thì hoàng thượng xuất hiện, ngài vận long bào màu vàng sáng, trên người thêu hình rồng lớn quấn quanh thân. Ngài vừa bước vào vừa mỉm cười, vẻ mặt từ ái dành cho nhi nữ này cô nhi như nàng trước giờ chưa hề thấy qua.
Ngài lại gần, một tay bế tiểu Cảnh Tịch, còn một tay thì lật vở, hỏi:
- Thái phó, hôm nay Cảnh Tịch học được những gì?
Lý thái phó là người dạy bảo cho Cảnh Minh, nay lại dạy cho thái tử Cảnh Tịch, được hoàng thượng nhất mực kính trọng. Thái phó không cần đại lễ, chỉ tùy tiện chào hoàng thượng, khi nghe hoàng thượng hỏi liền khum người xuống làm một bái lạy, rồi nói:
- Bẩm hoàng thượng, thầy trò thần đang bàn luận về nhân trí, cách dùng người theo nhân và trí, thần thấy sau trận thụ thương kia thái tử có vẻ thông minh hơn một chút.
- Thật sao? – Hoàng thượng nhướn mày hỏi.
- Dạ bẩm, thật.
Hoàng thượng thương yêu hôn vào má Cảnh Tịch một cái, Cảnh Tịch thất kinh, mặt trở nên tái mét. Đó giờ chỉ nữ nhân hôn nàng, nam nhân... Có lẽ hoàng thượng là người đầu tiên.
- Sao sắc mặt hoàng nhi tệ vậy? Hôm nay trẫm cho phép về sớm, Nhược Vân, Nhược Thủy, mau dẫn thái tử về Phù Dung cung.
Cảnh Tịch vội vàng tuột xuống khỏi vòng tay của phụ thân, chấp hai tay trước ngực rồi bái một bái.
- Thưa phụ hoàng, nhi thần muốn đổi tên điện của mình, Phù Dung cung thật là ẻo lả quá.
- Hoàng nhi muốn đổi tên như thế nào?
- Bàng Thế điện.
- Được! Hay lắm, rất có khí thế.
Tiểu Cảnh Tịch nói, theo như nàng biết Cảnh Tịch sẽ sống ở nơi tên gọi là Bàng Thế điện chứ không phải Phù Dung cung. Năm nàng ấy tám tuổi liền danh chấn thiên hạ, người dân một lòng mong chờ ngày Cảnh Tịch lên ngôi, năm tám tuổi có nha hoàn thông phòng Ngải Lệ Tư Hoắc Đốn - người không kém phần long trọng trong hậu cung.