- Rất nhiều tranh giànhthiên hạ, cũng có nhiều sát phạt thiên hạ. Từ đây thấy được bóng dángmấy truyền thừa Thanh Huyền cổ quốc, Diêu Quang cổ quốc, dù bọn họ không đích thân đến thì sau lưng cũng có bóng dáng của bọn họ. Nhưng ít khinào thấy bóng dáng Thiên Đạo Viện, Chiến Thần điện các người.
Lý Thất Dạ từ từ nói, không chỉ nói cho Bành lão đạo sĩ nghe cũng trút ra nỗi lòng.
Bành lão đạo sĩ kiềm không được nói:
- Hay vì Thiên Đạo Viện chúng ta, Chiến Thần điện thích truyền thừa hòabình? Từ vạn cổ đến bây giờ chúng ta toàn bảo vệ nhân tộc.
Lý Thất Dạ đồng ý:
- Ngươi nói câu này đúng, nhân tộc có hôm nay là công lao lớn của ThiênĐạo Viện các người, Chiến Thần điện. Các người thành cũng vì này, màthua cũng tại nó.
Lý Thất Dạ cùng Bành lão đạo sĩ đi vào sâu bên trong, đây là chỗ bí ẩnnhất thần đồng, chiếm diện tích mấy chục vạn dặm bao la. Núi sông cực kỳ đồ sộ.
Tuy Thiên Đạo Viện nứt ra, vô số núi sông nứt vỡ, cổ điện thần lâu sụpđổ, nhưng đó là bên ngoài. Có thể nói những chỗ bị sập đa số là nơi đếcơ yếu nhất, như bên trong này là nơi đế cơ vững chắc nhất Thiên ĐạoViện. Dưới lòng đất đặt ền móng vạn cổ khó thể xóa tan, vì vậy chỗ nàybị ảnh hưởng cực kỳ nhỏ.
Bên trong có tiếng giao ngâm phượng hót, ngư nhảy cá bay, núi sông cựckỳ hùng vĩ. Bất cứ ai nhìn sẽ cảm thán sơn hà đẹp đẽ, tim đập nhanh.
Thiên Đạo Viện chiếm một thiên địa tổ mạch, nhiều truyền thừa trong thiên hạ không thèm nhỏ dãi mới là lạ.
Lý Thất Dạ đi vào nơi sâu trong tông thổ tổ địa, hắn bỗng đứng lại, nhìn về một hướng.
Đó là một tú phong, linh khí động lòng người, đâm thẳng tầng mây. Trêntú phong có một thác nước từ cửu thiên đổ xuống tựa dải ngân hà. Đằngtrước thác nước có dăm ba cây tùng cổ đứng thẳng, già nua tựa như cầulong hướng trời, vỏ cây già như vảy rồng tràn ngập năm tháng tang thước.
Giữa dăm ba cây tùng cổ đằng trước thác nước có một tòa cổ các lơ lửng.Cổ các cũ kỹ, cổ kính, cho người cảm giác hùng vĩ và vĩnh hằng, cùng tồn tại với thiên địa mãi mãi không thay đổi. Trên đòi này không gì có thểlay động được cổ các cũ kỹ này.
Cánh cửa cổ các cũ kỹ đóng kín làm người ta không dám đến gần, khó vượtqua ranh giới nửa bước. Gió thổi qua nơi đây sẽ chậm lại, chim bay ngang không dám hót, sợ quấy rầy người đang ngủ.
Tú phong đứng trong mảnh thiên địa này, xung quanh có vô số thần phongcự nhạc, cổ điện bảo tự, nhưng tòa tú phong làm không gian yên lặng tựađêm khuya thanh vắng. Che lão Thiên Đạo Viện cũng không dám đến khu vựcđó, còn các đệ tử thì không có tư cách ra vào.
Chư lão Thiên Đạo Viện sợ quấy rầy tồn tại ngủ say trong tòa tú phong,đối với Thiên Đạo Viện thì tú phong cực kỳquan trọng, có lẽ là hy vọnglớn nhất của Thiên Đạo Viện trong tương lai.
Lý Thất Dạ nhìn cổ các cũ kỹ, hắn thừ người ra. Lý Thất Dạ quá quenthuộc tòa cổ các này, bao nhiêu trôi qua nó vẫn không thay đổi.
Thật lâu trước kia Lý Thất Dạ từng ở trong tòa cổ các đó, nơi hắn ngẫu nhiên nghỉ ngơi, ngẫu nhiên dừng chân.
Sau này tòa cổ các bị chuyển vào Thiên Đạo Viện, Lý Thất Dạ cũng ít trởvề tiên đế bảo khí. Dù Lý Thất Dạ có đến nơi cũng sẽ ở chỗ khác, hoặctới vội vàng rồi ra đi.
Thấy Lý Thất Dạ nhìn đăm đăm vào cổ các thật lâu, Bành lão đạo sĩ mở miệng nói:
- Đó là nơi tổ sư Trường Sinh Viện chúng ta ngủ say, chúng ta gọi nó là Trường Sinh các.
Trước kia Thiên Đạo Viện không có phân viện Trường Sinh Viện, có Ma Côrồi Thiên Đạo Viện mới có Trường Sinh Viện. Tuy các đời Trường Sinh Viện chỉ truyền một người nhưng vẫn thuộc một trong các phân viện cường đạinhất Thiên Đạo Viện, tổ sư Trường Sinh Viện sống mãi đến tận bây giờ.
Lý Thất Dạ nhìn cổ các, cảm thán khẽ thở dài:
- Ma Cô sao rồi?
Bành lão đạo sĩ lắc đầu, nói:
- Nói thẳng ra thì ta cũng không biết. Lúc ta còn rất trẻ từng gặp tổ sư một lần, đó là lúc ta bái vào Trường Sinh Viện. Khi ấy sư tôn dẫn ta đi bái tổ sư, trong ấn tượng của ta đó là lần duy nhất nàng tỉnh.
- Trong Thiên Đạo Viện rất ít ỏi có người thấy lão nhân gia tỉnh lại. Dù là trong bảy cổ tổ người già hơn cũng ít ai gặp tổ sư thức. Trước sưtôn, có người nói trừ phi có ai diệt Thiên Đạo Viện, tấn công đến hu vực này, nếu không rất khó khiến tổ sư thức tỉnh xuất thế.
Tổ sư của Trường Sinh Viện, Hư Xung tiên nhân, ít ai biết nhân vật đó.Có người biết Hư Xung tiên nhân cũng không sống đến tận bây giờ.
Tuy từ vạn cổ đến bây giờ rất nhiều người phong ấn mình ngay thời đại cổ xưa đến bây giờ, nhưng những người này dùng nhiều thì huyết thạch phong ấn, chôn mình xuống. Kiểu phong ấn này chẳng khác gì chết đi, khác vớingười chết thật là người bị phong ấn sẽ có ngày sống lại, tức xuất thếnhư người đời kêu.
Tổ sư của Trường Sinh Viện, Hư Xung tiên nhân là nhân vật không cầnphong ấn vẫn sống đến tận bây giờ. Điều duy nhất Hư Xung tiên nhân làmlà ngủ say lâu dài, nàng không cần dựa vào thì huyết thạch chống lạithời gian, bởi vì nàng tu luyện thể trường sinh. Đây là một loại tiênthể khó tu luyện nhất trần đời, cần thời gian, nghị lực nhất.
Nhiều trưởng lão, hộ pháp Thiên Đạo Viện ít hiểu biết về tổ sư TrườngSinh Viện, thậm chí có người không biết đạo hiệu của Ma Cô là gì. Đốivới cao tầng Thiên Đạo Viện, bọn họ chỉ biết nơi này có một tổ sư siêucường đại đang ngủ say.
Trong chư lão từng có người cho rằng Hư Xung tiên nhân và Vực Thần làhai vị thần của Thiên Đạo Viện, ai mạnh ai yếu thì không rõ.
Bành lão đạo sĩ thăm dò:
- Ngươi muốn gặp tổ sư không?
Bành lão đạo sĩ lấy làm lạ là đừng nói người bên ngoài, trong Thiên ĐạoViện cũng ít ai biết đạo hiệu của tổ sư Trường Sinh Viện, càng không nói đến tên của nàng.
Lý Thất Dạ biết, và rất hiểu Ma Cô. Điều này khiến Bành lão đạo sĩ rất thắc mắc, Lý Thất Dạ có lai lịch như thế nào?
Lý Thất Dạ thu về tầm mắt, lắc đầu, nói:
- Không cần.
Đối với Lý Thất Dạ thì gặp chẳng bằng không gặp. Ma Cô đã đi con đườngcủa mình, nàng không còn là nữ hài tử năm xưa, nàng không cần lão sư như Lý Thất Dạ chỉ dạy nữa, hắn đã hoàn thành trách nhiệm của mình.
Lý Thất Dạ hỏi:
- Tổ sư các người tu luyện thể trường sinh đến giai đoạn nào?
Lý Thất Dạ luôn nghiên cứu thể trường sinh, trăm ngàn vạn năm qua hắnthử bồi dưỡng một người đại thành thể trường sinh nhưng không thànhcông, Ma Cô là ngoại lệ duy nhất.
Tuy nhiên nói chính xác hơn Ma Cô không phải người Lý Thất Dạ chọn, đây gọi là vô tâm trồng liễu liễu thành âm.
- Ta không rõ cụ thể, nghe sư tôn nói cách đại thành chỉ một bước rất nhỏ, qua bước này có lẽ sẽ trường sinh bất tử.
Bành Khanh nói:
- Thật ra sư tổ là người duy nhât của Trường Sinh Viện chúng ta còn kiên trì, điểm này chúng ta không bằng sư tổ.
Bành lão đạo sĩ xấu hổ than thở.
Trường Sinh Viện truyền đến đời Bành Khanh đã là truyền nhân thứ bảy,mấy truyền nhân trước đều vĩnh biệt cõi đời, ngủ say dưới lòng đất. Tổsư Trường Sinh Viện vẫn sống đến hiện tại.