Editor: Tiểu Phong Hoa
Beta: Thanh Du
*****
Nắp hộp chầm chậm mở ra, bên trong làkhoảng trống to cỡ ngón tay út, đặt một con cá đồng nho nhỏ. Con cáthoạt nhìn rất bình thường, nhưng chế tác rất khéo léo, đặc biệt bêntrên mi mắt cá còn có một hình rắn cực kỳ sống động. Tôi vô cùng kinhngạc, rốt cuộc vật này quan trọng đến nhường nào mà được cất giữ kỹ càng như vậy?
Chú Ba lúc đó vừa bước vào, trên tay cầmmột chiếc đèn xì, thấy hộp đã mở ra thì không nén nổi sửng sốt: “Làm sao mở ra được? Cháu mở kiểu gì thế?”
Tôi kể cho chú chuyện về dãy số kia, chúnhíu mày nói: “Càng ngày càng rối như mớ bòng bong, xem ra đám người Mỹkia không chỉ đơn giản là đến đổ đấu đâu.”
Chú cầm con cá đồng lên, đột nhiên sắc mặt biến đổi hẳn, a một tiếng: “Đây chẳng phải là xà mi đồng ngư (1) sao?”
Thấy dường như chú biết điều gì đó, tôivội hỏi, chú bèn lôi từ trong túi ra một vật đưa cho tôi. Thoạt nhìn tôi đã lập tức nhận ra đây cũng là một con cá đồng tinh xảo, chỉ nhỏ cỡngón tay út, trên mi mắt là hai con rắn biển được chế tác rất công phu,tỉ mỉ đến từng cái vảy, hẳn là cùng một nguồn gốc với con cá trong hộp.Chỉ có một điều làm nó không hoàn mỹ, chính là những cáu bẩn màu trắngđục như vôi dính rất chắc ở các rãnh vảy trên mình cá. Tôi vừa nhìn đãhiểu, liền nói: “Đây là hải hóa?”
Chú Ba gật đầu. Tôi giật mình, hải hóachính là đồ cổ đào dưới biển lên, bình thường chỉ là vài món gốm sứThanh Hoa. Vớt đồ dưới biển dễ hơn đào trên mặt đất nhiều, vì đa phần đồ cổ đều nằm lộ ra ở đáy biển, nhưng dưới đó đầy vi sinh vật, đồ vớt lênthứ nào cũng lấm tấm thứ chất bẩn màu trắng này, tẩy đi không phảichuyện dễ nên giá trị cũng giảm đi nhiều.
Tôi ngẩn người, theo tôi biết thì chú Balàm quái gì có hứng thú với mấy thứ rẻ tiền này, mới hỏi: “Chẳng lẽ chúcũng từng ra biển đổ đấu?”
Chú Ba gật đầu nói: “Chỉ duy nhất một lần thôi, chú thực sự hối hận chết đi được. Nếu hồi đó chú chịu ở lại,không đi lội vào cái vùng nước chết đó, có lẽ giờ đã con đàn cháu đốngchứ chẳng chơi.”
Chuyện của chú Ba, tôi cũng biết đượcchút ít. Chú Ba trước kia có yêu một cô, cũng thuộc hàng anh thư nữkiệt, nghe nói hai người bọn họ quen nhau dưới đấu. Cô gái kia tên VănCẩm, thoạt nhìn dịu dàng yểu điệu, không giống dân mò vàng thuộc Bắcphái. Chú Ba yêu cô ấy được năm năm, trong năm năm ấy nàng thì dùng tầmlong điểm huyệt, chàng thì dùng tham huyệt định vị, cả hai được xưng làmột đôi “Thần điêu hiệp lữ” trong giới đào mộ, nhưng về sau cô bỗng dưng mất tích. Tôi chỉ nghe nói trong lúc vào đấu thì biến mất, một cô gáimà làm nghề này quả đúng là không thích hợp. Mọi người trong nhà đều vôcùng thương tiếc, nhưng lúc đó tôi chỉ là một đứa trẻ con, chưa hiểuđược nhiều chuyện đến vậy. Chú Ba thẫn thờ như tượng gỗ mất hơn mộttuần, trông rất thương tâm, may mà dần dần cũng đỡ. Chuyện cũ tôi nhớkhông được rõ ràng, giờ nhìn thái độ chú hình như đang muốn kể, tuytrong lòng nôn nóng vô cùng nhưng cũng không nên tỏ ra quá háo hức, chỉhỏi: “Chuyện xảy ra khi đó, phải chăng là ở cái đấu trên biển?”
Chú Ba thở dài: “Hồi đó, bọn chú đều còntrẻ, cô ấy có mấy người bạn học là một đội khảo cổ. Họ đã loáng thoángđoán được chú làm nghề gì, chú cũng nghĩ chẳng có gì phải giấu giếm vìhọ đều là người tốt. Về sau, họ đi Tây Sa (2) nghiên cứu một con thuyềnđắm, chú đi theo, không ngờ…” Chú ngừng một chút như không muốn nhớ đếnđiều đã xảy ra “…không ngờ thứ chìm xuống đáy nước lại lớn như vậy.”
Chuyện tình mười mấy năm trước của chúxem ra cũng lắm nhiêu khê. Chú Ba kỳ thực chẳng có tí kinh nghiệm nàođối với đổ đấu ngoài biển, nhưng bị ái tình làm mờ mắt, trước mặt cô Văn Cẩm kia ba hoa khoác lác tự tâng mình lên tận trời xanh, vì thế mớitheo đội khảo cổ ra biển. Họ bao nguyên một con thuyền của ngư dân, mòmẫm liền hai ngày thì tới được rặng đá ngầm ở phía tây. Nơi đó vốn làmột trong những đoạn hung hiểm nhất của con đường tơ lụa trên biển thờicổ đại, thuyền chìm vô số. Chú Ba vừa đặt chân xuống liền đờ ra, đáybiển nơi nơi đều là đồ sứ Thanh Hoa vỡ nát, nhiều đến không ngờ.
Văn Cẩm giải thích cho chú rằng, nhữngthứ này đều là đồ đạc trên thuyền đắm bị nước biển cuốn ra đây. Trướckia, ngư dân chỉ cần quăng một mẻ lưới là kéo lên được bốn năm thứ đồgốm dễ như trở bàn tay, nhưng bọn họ đều cho rằng đây là vùng nước củaHải Long vương, những đồ vớt lên đều đem trả lại cả.
Đáng tiếc là đồ đều đã vỡ nát hết, chẳngcòn thứ nào nguyên vẹn, mà cho dù có tìm được thì bên trên cũng chi chít sinh vật biển kí sinh, rất khó tẩy sạch. Bạn học của Văn Cẩm nhìn ragiá trị khảo cổ to lớn của đống đồ sứ, vô cùng hưng phấn, chú Ba cảmthấy trước mắt một mảng trống rỗng, đau lòng muốn chết, nghĩ bụng mẹkiếp, sao ta không sinh ra vào cái lúc chìm thuyền cơ chứ. Chú khôngnghĩ ra, thời đó thì sứ Thanh Hoa đã chẳng phải là đồ cổ.
Họ quanh quẩn dưới đó có hai ba ngày thôi mà đã tìm được rất nhiều sọt đồ sứ. Chú Ba được thể thị uy, đối với đồsứ thì chú nắm rõ như lòng bàn tay, cầm bừa một thứ lên là có thể thaothao bất tuyệt đến nửa ngày, nhanh chóng trở thành thủ lĩnh tinh thầncủa cả nhóm khảo cổ. Chú họ Ngô, tên Tam Tỉnh, những người trẻ hơn đềugọi chú một tiếng anh Tam Tỉnh. Chú nghe mà lâng lâng, đúng là tự đemmình đặt lên đầu người khác.
Đến ngày thứ tư thì xảy ra chuyện. Có một người trong nhóm bơi xuồng cao su đi nhưng đến hoàng hôn vẫn chưa trởvề. Mọi người vô cùng sốt ruột, liền nhổ neo thuyền lớn đi tìm, ra đếnnúi đá ngầm cách rặng đá chừng hai kilômét mới tìm được con thuyền mắccạn ở đó, người thì tuyệt không thấy bóng dáng.
Chú Ba thấy gay go, nghĩ thầm có thểngười đó xuống nước mò tìm thứ gì đó, không may xảy ra chuyện, vội đemtheo trang bị lặn xuống tìm kiếm ngay trong đêm. Mò mẫm đến nửa đêm cuối cùng cũng tìm ra thi thể của người đó chân kẹt ở dãy san hô, đã ngấmnước đến trương phình. Họ kéo thi thể lên, chú Ba thấy trong tay anh tacòn nắm chặt một vật, cạy mở ra thì thấy con xà mi đồng ngư. Tuy mất mất một người, mọi người rất đau khổ nhưng chú Ba vẫn tỉnh táo nhận địnhrằng dưới đáy nước có thể có gì đó, bằng không đêm hôm người kia cũngkhông liều lĩnh tới nơi này.
Chú Ba đoán rằng ban ngày khi tìm kiếm(cột mình vào bên dưới thuyền để lặn), anh ta đã nhìn thấy gì đó nhưngkhông nói ra, đến đêm lén lút quay lại xem xét mới gặp chuyện không may. Đương nhiên chú không hề nói ra ý nghĩ của mình, người giờ đây cũng đãchết rồi, nói ra cũng chẳng có ý nghĩa gì. Thế nhưng xà mi đồng ngư đang nắm trong tay này chắc chắn là một gợi ý.
Hôm sau, chú Ba đem chuyện của anh ta rakể, đương nhiên là chỉ nói: Đồng chí A vì sự nghiệp khảo cổ, cố gắng làm thêm giờ ca đêm, nào ngờ xảy ra tai nạn ngoài ý muốn. Nhưng nhìn vàothành quả lao động mà anh cầm trong tay, có thể kết luận hẳn là đồng chí này đã phát hiện được điều gì đó dưới đáy biển. Anh đã đem sinh mệnhcủa bản thân đổi lấy xà mi đồng ngư này, cho nên chúng ta không thể phụtấm lòng anh, vân vân và vân vân. Động viên một thôi một hồi, mọi ngườiđều khôi phục tinh thần, vì vậy mới đến vùng biển xảy ra tai nạn, xuốngnước tìm tòi may ra thì được manh mối nào đó.
Bọn họ tìm thấy dưới mặt biển hơn bốnmươi tảng đá neo thuyền rất lớn (một bộ phận trên neo thuyền cổ), kiểudáng kích thước giống y như nhau, bên trên có khắc chữ nhưng đã mờ đigần hết. Chú Ba đoán, bốn mươi tảng đá này nếu không thả xuống từ bốnmươi chiếc thuyền kiểu cách giống nhau như đúc thì cũng từ cùng mộtchiếc thuyền. Tưởng tượng cũng đủ biết, bốn mươi con thuyền chiến khôngthể đồng thời chìm nghỉm một lượt nên dưới này chắc chắc có một chiếcthuyền khổng lồ, lớn đến độ phải dùng bốn mươi mỏ neo mới cố định nổi.
Chú Ba đã quá thông thuộc lịch sử, vừanhìn quang cảnh này trong lòng liền nảy ra một giả thiết bạo gan. Chúngoi lên mặt nước rồi nói với Văn Cẩm: “Đây có lẽ là mộ thuyền táng dưới đáy biển.”