Đào Hoa Trong Gió Loạn

Chương 6: Bí mật chốn thiền môn



Gia Định thành là nơi đô hội bậc nhất ở phía Nam. Nằm ngay cạnh dòng sông Bến Nghé rộng lớn, lúc nào cũng tấp nập ghe thuyền của chương nhân ở phía cực Nam đến các thuyền buôn của nước ngoài như Xiêm La, Chân Lạp ...

và gần đây do sự thân thiện của chúa Nguyễn có thêm thuyền buôn của Trung Hoa và bọn Tây dương, Hoa Lang nữa. Sự ồn ào náo nhiệt làm tăng sự phức tạp cho cái thủ phủ phương Nam này, bọn giáo sĩ đạo Tây dương cũng tấp nập ghé Bến Nghé để tuyên truyền cho thứ đạo bác ái mới của đức chúa Trời.

Tuy đất nước vẫn còn can qua vì chiến cuộc giữa hai nhà Nguyễn, một của dòng dõi chúa Nguyền cũ (Nguyên Phước Ánh) và một của họ Nguyễn mới nổi dậy ở Qui Nhơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ). Nhưng hiện tại Nguyên Phước Ánh đã đứng chân được ở đất Gia Định, vì dân chúng miền này vẫn rất ngưỡng vọng công đức khai phá đất mới của các chúa Nguyễn ở Phú Xuân qua nhiều triều đại.

Đất Gia Định bao gồm cả miền lục tỉnh vốn được thiên nhiên ưu đãi, sản xuất lúa gạo đầy đồng, cá cua đặc nghẹt ở sông hồ, không bao giờ có người phải đói cơm nên thủ phủ của nó ở thành Gia Định lúc nào cũng tấp nập đông vui.

Nguyễn Đại Thạch đã lặn lội trên hai tháng trường chàng đi dọc suốt dãy Trường Sơn hiểm trở để đặt chân lên vùng Gia Định. Sau cùng chàng thuê được một ghe chài ở trấn Khánh Hòa và theo đường thủy vào Nam.

Ghe cập bến Bến Nghé vào một chiều mưa như trút nước giữa tháng sáu.

Đứng dưới bến nhìn lên cửa thành Gia Định đồ sộ nhoè nhoẹt trong màn mưa, Đại Thạch bùi ngùi nhớ lại những ngày lưu lạc cùng Thanh Nhạn ở Bắc Hà.

Thiên Trúc tự - Thiên Trúc tự - Lúc nào Đại Thạch cũng tự nhắc với mình ba chữ oan nghiệt ấy. Trời đất mênh mông, lòng người hiểm ác thế này biết Thiên Trúc tự ở chỗ nào để tìm đến cứu Thanh Nhạn đây?

Chợt Đại Thạch nghe lão chủ đò nhắc khẽ chàng:

- Công tử chuẩn bị cho bọn thủy trạm khám hành lý!

Hành lý của Đại Thạch thì có gì ngoài cái túi vãi bạc màu đựng hai bộ quần áo mà phải chuẩn bị? Chàng lơ đãng nhìn ra màn mưa và cùng hỏi lơ đãng:

- Lão ông đã vào Gia Định thành nhiều lần rồi phải không?

- Cũng cả chục lần!

- Thế ông lão có biết chùa Thiên Trúc ở đâu không?

ông lão chủ ghe thật thà:

- Lão đã biết gần hết miền Gia Định mà chưa hề nghe tên chùa ấy? Chắc công tử định tìm đến nơi danh thắng ấy để hành hương?

Nguyễn Đại Thạch chắc lưỡi:

- Tôi có ông chú họ trụ trì tại đó muốn tìm đến để xin xuất gia Lão chủ ghe trố mắt:

- Trẻ tuổi và thanh lịch như công tữ sao sớm yếm thế?

- Xuất gia mà yếm thế sao? Tôi tưởng đạo Thích gỏm cả đại bi, đại hùng, phải yêu đời lắm mới xuất gia được chứ?

Lão chủ ghe thở dài nói xuôi:

- Ấy là lão nói theo quan niệm phần đông. Còn công tử là người có học, lão biết sao dược ...À mà để tìm chùa cho dễ lão thấy công tử nên hỏi quan quân trên bờ có lẽ bọn họ biết đấy!

Ghe đã cập vào sát bờ dưới chân một trạm xét đường thủy cất bằng những mảnh ván thô sơ. Bốn năm tên lính xuống mang theo cả giáo mác, chúng lục xét từng góc ghe vì gần đây có tin bọn buôn lậu quế với số lượng lớn từ Quảng Nam vào Gia Định rồi tữ đó theo đường Chân Lạp, qua Xiêm La Hán Ấn ĐỘ.

Bọn lình lâm việc có vẻ nghiêm túc, vì lão chủ ghe vốn đã qua lại miền này nhiều nên đã biết điều nhét vào tay chúng ít nén bạc. Thủ tục khám xét xong, Nguyễn Đại Thạch nhân tiện hỏi một tên quân về chùa Thiên Trúc, hắn cho biết chùa ở phủ Bình Dương, phía đông thành Gia Định 50 dặm. Cơn mưa vừa dứt Đại Thạch cũng tữ giã lão chủ ghe lên bờ.

Đại Thạch vừa đi đường vừa dò hỏi tìm đến phủ Bình Dương. Chùa Thiên Trúc nằm trên một ngọn đồi nhỏ quang cảnh u nhã đượm một vẻ cô tịch trong một phủ lơn và dân cư sống cũng có phần sung túc.

Ở đây tưy là chùa nhưng dưới chân đỏi chung quanh đều có trạm lính gác.

Chàng định bụng đợi trời tối sẽ đột nhập vào chùa nên tìm đến một nhà dân gần đó xin trọ. Nhà này nằm sâu trong một khu vườn lớn đầy cây trái mà lần đầu tiên Đại Thạch mới biết là trái sầu riêng.

Đã nghiên cứu địa hình từ trước nên đêm đó Đại Thạch xâm nhập chùa một cách dễ dàng. Theo một con đường đất đỏ dài dẫn lên chùa, Đại Thạch đã tới chánh điện. Hai bên bái đường là phòng tăng chúng, viện kinh sách, trai phòng và đằng sau chùa là nhà bếp, rãi rác chung quanh vườn là những tình cốc nhỏ.

Đứng trước bức tượng Thế Tôn lớn gấp đôi người thật ở ngay chính diện trong ánh nến lập lòa Đại Thạch thì thầm tụng một đoạn kinh "Bát Nhã Tâm Kinh".

cầu xin đức Thế Tôn và đức Quan thế Âm gai hộ cho chàng vượt qua được mọi gian nan để có thể cứu thoát Thanh Nhạn đang bị giam đâu đó trong chùa.

Đang đứng lặng nhìn ánh nến và gương mặt từ bi của Đức Phật chợt Đại Thạch nghe có tiếng xì xào nho nhỏ ở phòng tăng chúng vọng ra. Đại Thạch khinh thân nhẹ nhàng đến ngang trước cửa ghé mắt nhìn vào. Trong phòng là ba vị tăng sĩ còn trẻ, chỉ trạc độ mười tám mười chín khoác y nâu đang ngồi vừa uống trà vừa nói chuyện vãn.

Một tăng nói:

- Sáng nay đức Kim thượng vừa ngự giá tới phủ, tại nơi hành tại ngài sai quan trấn thủ về đây báo tin nên cẩn mật vì sắp tới ngày giao nạp cống vật cho nguyên soái Tôn Sĩ Nghị ở Bắc Hà rồi. Phen này đức Kim thượng được sự liên kết cúa quân Thanh ở Bắc, ngài tiến công ở phương Nam tạo thành thế gọng kìm. Quân ở Phú Xuân chỉ còn nước tan xác mà thôi!

Vị tăng kia gạt đi:

- Ôi! Đó là chuyện quốc sự, chúng ta là người tu hành chỉ biết tuân theo lệnh trên mà thôi. Các huynh đệ đã kiểm soát kỹ những cống vật mà quan trấn thủ đã giao cho chúng ta bảo vệ chưa? Sư Thông Trí hãy cho biết về mấy mỹ nữ mà đức Kim thượng định dâng cho Bắc Hà?

Tăng pháp danh Thông Trí đáp:

- Mấy mỹ nhân ấy vẫn còn giữ kín ở Kim Tỏa cốc ...

Hắn ngập ngừng giây lát:

- Kể ra cũng hoài thật! Không biết bọn quan quân kiếm ở đâu mà được toàn những vưu vật trên đời!

- Mô Phật! Là kẻ đã xuất gia, chúng ta không nên vọng tâm đến những điều đó!

Thông Trí chống chế.

- Ấy là nói chơi thôi. Vả lại vưa vật là của đức Kim thượng, đụng vào để mà rơi đầu sao?

Tên có vẽ như sư trưởng dặn câu cuối cùng:

- Thông Trí hãy quan tâm tới Kim Tỏa cốc, đệ thử đi kiểm soát lại xem sao.

Ta tự nhiên thấy bất an vì chỉ còn hai ngày nữa ...

Hắn bỏ dỡ câu nói nửa chừng và Đại Thạch cũng không cần nghe tiếp.

Chàng bước nép sau một cột trụ lớn bằng ba vòng ôm của tay người. Ngay lúc ấy sư Thông Trí đã bước ra khỏi phòng, chắc y đã nghe lệnh sư trưởng đi kiểm soát Kim Tỏa cốc. Đợi cho y khuất sau một chỗ ngoặt Đại Thạch theo sau.

Sư Thông Trí đi vờng ra chính diện, theo hành lang xuống Tổ điện và đi thẳng ra ngoài vườn.

Kim Tỏa cốc là tên gọi cho đẹp chứ thật ra nó hoàn toàn không khác gì những cốc khác nằm rải rác ở trong vườn chùa, chỉ khác là Kim Tỏa cốc nằm khuất ở một góc cuối cùng của vườn, nép mình bên những bụi trúc già có đến cả trăm năm. Có lẽ vì Thông Trí tự tin và vì mệt mỏi, lười biếng, hắn chỉ đảo sơ qua, đưa tay sờ cái ổ khóa vĩ đại ngoài cửa rồi tất tả đi vòng trở lại tòa chính diện. Với Đại Thạch như vậy là quá đủ. Chàng đến gần Kim Tỏa cốc, phi thân lên trên mái lợp bằng lá dừa nước, nhẹ nhàng gở một mảnh lá, nhìn xuống. Bên dưới là một căn nhà nhỏ nền đất đặt độc nhất một cái giường và một cái bàn bên trên có một ngọn đèn dầu leo lét.

Đại Thạch cứ đinh ninh trong bụng nhìn xuống sẽ thấy ngay Thanh Nhạn bị nhốt trong đó nhưng không ngờ trong phòng chỉ có một tăng sĩ già ngồi cạnh chiếc đèn dầu đang xem một cuốn sách gì đó chi chít những chữ Hán, có lẽ là một quyển kinh Phật. Bất ngờ hơn nữa, lão tăng tữ tốn nói:

- Muốn vào thì vào, việc gì phải lén lút ngó trộm như vậy?

Bắt buộc Đại Thạch phải buông mình xuống đất. Chàng vòng tay thi lễ:

- Tiểu tử đường đột, xin tạ lỗi cùng đại sư!

Lão tăng thản nhiên:

- Muốn gì cứ nói vì ta đang bận đọc nốt đoạn kinh Lăng Già này.

- Bạch đại sư, tiểu tử muốn hỏi thăm ...

Đại Thạch ngần ngừ, chàng suy tính không biết có nên nói thẳng ý định với lão tăng này hay không.

Lão tăng nói luôn:

- Hỏi về vưu vật xứ Bắc phải không?

Đại Thạch lúng tứng:

- Bạch đại sư, xin nhờ ơn trên chỉ giáo.

- Nhưng làm sao tới nơi được vì liệu người có đủ võ công áp đảo bọn cao tăng canh giữ ở đầy không?

Đại Thạch ngạc nhiên:

- Ở đây chỉ có mình đại sư?

Lão tăng xếp quyển kinh lại, thở dài:

- Thú thật ta muốn giúp ngươi lắm, nhưng ngươi thấy đấy chân ta đâu có đi được nữa ...

Lúc ấy Đại Thạch mới nhìn xuống, thì ra hai chân lão tăng đã bị khóa vào nhau bằng một vòng xích lớn.

Lão tăng bùi ngùi kể với giọng đều đều:

- Chắc tiểu tử ngạc nhiên lắm? Bọn tăng trẻ chùa này đứng đầu là sư Thông Quảng rất thù ghét bọn tăng già chúng ta vì ta không đồng ý cho chúng làm tay chân cho Nguyễn vương Phước Ánh hành động ô uế cửa Phật, bắt gái đẹp về giam giữ ở đây nên chúng đã trói ta vào phòng này để canh giữ ...

Đại Thạch hỏi ngay:

- Nhưng thưa đại sư, đâu thấy ai ở đây mà canh giữ?

Lão tăng nháy mắt:

- Á! Ngươi thấy cái cửa ngầm kia không? ở trong ấy đấy! Nhưng đừng tiết lộ với ai là tăng già Pháp Điệu này chỉ cho ngươi!

Đại Thạch nhìn theo hướng tay sư Pháp Diệu chỉ mới thấy mạt khung gỗ, vách có vẻ mới hơn các mảnh gỗ chung quanh. Chàng nói:

- Đa tạ đại sư. Thế nào tiểu tử cũng tìm cách giải thoát cho đại sư để báo đáp ơn này!

Pháp Điệu cười buồn:

- Chắc gì ngươi thoát được khỏi đây mà báo đáp? Thôi cứ đi mà lo thân ngươi đi!

Đại Thạch lùi ba bưcc tới khung cữa đưa tay xô mạnh. Cánh cửa bung nà để lộ một lối đen. Đại Thạch vội nói:

Cảm phièn đại sư cho mượn tạm cái đèn. Không đợi sự đồng ý của sư Pháp Điệu, chàng chộp lấy ngay cái đèn nhỏ bước sâu vào trong căn phòng bí mật.

Qua ánh sáng mập mờ của ánh đèn dầu, Đại Thạch thấy căn phòng khá rộng và có vẻ mát hơn hằn phòng bên ngoài. Bên trong là ba cặp nam nữ hoàn toàn lọa lồ đang nằm ôm nhau trên giường. Ánh sáng mờ nhưng vẫn nhìn rõ ba cái đầu cạo trọc bóng lưởng.

Đại Thạch tức nghẹn cả cổ, chàng quát lên:

- Bọn súc vật! Coi gươm của lão gia!

Chàng đấy kiếm liền vào bụng một tăng sĩ trẻ, hắn đang ngủ mê mệt nên chỉ kịp "hự" lên một tiếng sau đó rống thêm vài tiếng như tiếng bò bị chọc tiết rồi tắt thở. Cả bọn bừng tỉnh dậy hoảng hốt vơ quần áo mặc vào người.

Khêu thêm ngợn đèn để nhìn cho rõ, Đại Thạch vẫn không tìm thấy Thanh Nhạn đâu. Cả ba cô gái đều còn rất trẻ và rất đẹp không biết làm gì chỉ rúc vào nhau vừa vì hoảng hốt vừa muốn che bớt những phần hở hang trên da thịt.

Trong phòng nồng nặc mùi hương phấn đàn bà.

Hai gã tăng thoát chết đã vây Đại Thạch vào giữa. Một gã rút ngọn trường kiếm trên vách xuống chém liên tiếp hai ba đường.

Thân pháp Đại Thạch biến ảo khôn lường vì chàng thi triển "Gia Miêu võ công bí pháp" trong chớp nhoáng dùng đốc kiếm chàng nện vỡ sọ tên tăng thứ hai. Tên còn lại lộ vẻ kinh hoàng ra mặt, hắn chưa kịp mặc áo, trên người chỉ độc cái quần đùi. Thấy óc não đồng bọn bán tung tóe trên mặt đất, hắn vội vã quỳ ngay xuống:

- Xin đại hiệp tha cho, tôi chưa ... làm gì cả!

Đại Thạch xách gáy trơn nhớt của gã lên:

- Khôn hồn khai thật đại gia tha cho!

- Dạ ... dạ! Xin cứ hỏi!

- Biết thiếu nữ nào tên Thanh Nhạn không?

Có lẽ vì quá sợ hắn lúng túng chỉ đại vào một cô gái đang lúi húi cài cúc áo.

- Dạ! Thanh Nhạn đây ạ!

Mặt cô ta lạ hoắc. Đại Thạch gằn:

- Nói láo! Thanh Nhạn là cô gái Bắc Hà đó!

- Dạ! Vậy thì cô ta bị giãi đi rồi!

Đại Thạch hỏi dồn:

- Giải đi đâu? Khai thật không ta thiêu rụi cả chùa cho bọn bây thành lũ chuột thui hết!

Tên sư lắp bắp:

- Dạ xin khai thật! Chiều hôm qua quan trấn thủ phủ Bình Dương đã đến bắt cô ta đi đâu không rõ. Xin đại gia tha cho tôi ...

- Được! Thế có giữ chìa khóa trói sư Pháp Diệu không?

Hắn lập cập đưa ra một chiếc chìa khóa lớn. Đại Thạch chộp lấy và đá một cái thật mạnh vào huyệt nhân trung của hắn. Tên sư ngã lăn ra bất tĩnh Ba cô gái hoảng hốt hơn kêu lên oai oái và còn rúc sâu vào nhau hơn nữa. Đại Thạch thấy cả ba ác tăng đều nằm sóng soãi dưới ất bèn nói:

- Các cô nương đứng cả dậy và trốn đi thôi!

Lúc này mạt cô thu hết can đảm nói:

- Trốn đi đâu bây giờ? Bọn thiếp đã được trả tiền đầy đủ. Trốn làm sao được?

- Các cô nương ở kỹ viện nào?

Một cô đáp:

- Bọn thiếp đều là con nhà tử tế nhưng cha mẹ quá nghèo nên đành bán bọn thiếp cho các quan ở đây nói là đưa về Bắc Hà làm kỹ nữ.

Đại Thạch buông xuôi:

- Vậy tùy ý các cô nương muốn đi đâu thì đi! Còn bây giờ ta có việc cần, xin tạm biệt!

Đại Thạch bỏ mặc bọn họ ở đấy quay trở lại. Chàng kinh hoàng khi không còn thấy sư Pháp Diệu ở đó nữa.

Đang phân vân với chiếc chìa khóa trên tay chợt Đại Thạch nghe chung quanh Kứn Tỏa cốc có tiếng ồn, một người la lên:

- Tên tiểu tử sát nhân ra mà chịu tội không chúng ta đốt nhà!

Đại Thạch không trả lời. Chàng nghe tiếng đá lửa chạm nhau bên ngoài và lát sau mùi khét đã xông vào mũi.

Chàng chắt lưởi khi biết rằng cả ba đóa hồng đẹp chút nữa thôi sẽ bến thành những đống than đen. Không thể cứu cả ba trong hoàn cảnh này được, Đại Thạch đành dùng khinh công cất mình lên nóc nhà rồi vọt lẹ cái pháo thăng thiên. Khi Đại Thạch chưa kịp đặt chân chạm đất thì đao kiếm và trượng đã tới tấp tấn công. Nhưng võ công của chàng sau thời gian tu luyện ở Tống Sơn đã đến một trình đạ rất cao. Đại Thạch hỗn chiến với bọn tăng chùa Thiên Trúc như giữa đám trẻ con. Bên cạnh đám lữa rừng rực làm sáng tó cả góc trời, Đại Thạch thi triển "Gia Miêu võ cống bí pháp" tả xông hữu đột và trường kiếm của chàng như một con rồng nhỏ mới mọc thêm cánh tung hoành sáng loáng trong ánh lửa giữa khuya.

Lữa cháy chưa hết căn nhà cuối vườn chùa thì gần ba mươi tăng sĩ Thiên Trúc tự đã bị tiêu diệt gần hết. Chỉ còn hai tăng sĩ trẻ sống sót quá hốt hoảng trước lưỡi gươm của Đại Thạch bèn bỏ chạy xuống dốc dối. Nhìn lửa đã táp xém vạt áo và máu nhuộm đỏ cả cánh tay, Đại Thạch để mặc bọn chúng muốn chạy đi đâu thì chạy.

Đang định xuống đồi luôn chợt Đại Thạch nghe có tiếng người rên rì trong đám than đen còn cháy dở. Bước gần đến xem, chàng phát giác một thân người quằn quại đang bò lê ra.

Đại Thạch vội vã cúi xuống bế xổc người đó, thân người y đã mềm nhũn, chàng phát hiện đó là một trong ba người con gái bị nhốt trong phòng kín may mắn còn sống sót.

Mang người con gái ra một khoảng đất trống và đặt nàng ta nằm dưới một lớp lá khô. Khi nghe tiếng ú ớ, chàng hỏi lớn:

- Cô nương! Cô nương hối tĩnh chưa?

Tiếng người con gái yếu ớt:

- Chắc tôi sắp chết, xin đại gia ... đại gia ... trả thù cho tôi ...

- Trả thù gì mới được chứ?

- Trã thù tên Nguyễn Phước Ánh đã lừa gạt gia đình tôi để đẩy tôi vào chốn này!

- Lừa gạt ra sao?

- Hắn cho quân bắt thân phụ tôi để thân mẫu tôi lâm cảnh nghèo đói bắt buộc phải bán tôi ... và để cứu thân phụ tôi!

Đại Thạch thấy hơi thở của thiếu nữ còn yếu ớt và cã quần áo đều bị cháy hết, Đại Thạch bão:

- Cô nương cứ bình tĩnh nằm đây nghỉ, tôi đi tìm chỗ cho cô nương.

Đại Thạch chỉ định bỏ đi một lát tìm một căn nhà nào gần đó để thiếu nữ ở lại tình dưỡng, nhưng nàng gạt đi:

- Không, tôi sắp chết rồi. Trước khi chết tôi muốn kể cho đại gia nghe cuộc đời đau khổ của tôi rồi vui lòng nhắm mắt.

Đại Thạch đành đứng lại nghe thiếư nữ nói trong hơi thở đứt quãng:

- Thân phụ tôi cũng làm quan trong quân doanh Nguyễn Ánh nhưng ông phản đối Ánh viết thư cho cố đạo Tây Dương cầu cứu quân đội bọn này nên bị Ánh bát giam và đấy mẹ con tôi vào đường cùng quẫn, bắt buộc mẹ tôi phải bán tôi cho bọn chúng giày xéo thể xác ... ôi đau khổ lắm đại gia ôi. Tôi bị bọn sư tăng ở đầy chuyền tay nhau đã bốn ngày nay rồi ... Tôi căm thù bợn chúng ... nên dù lửa cháy tôi cũng quyết ra xem đại gia giết hết bọn chúng cho hả dạ .... Đại gia! Nếu đại gia còn sống thì hãy về báo với Nguyễn Huệ ở Phú Xuân rằng bọn Nguyễn Ánh sắp được súng ống Tây dương rồi đó ... Hãy giết bọn chúng di ...

kẻo hậu loạn còn dài ... đại gia nghe tôi không ...

Đại Thạch an ủi:

- Tôi đang nghe cô nương nói đây, rồi tôi hứa sẽ báo cho Nguyễn Huệ tin này.

Dường như thiếu nữ đã trút hết những hơi thở cuối cừng.

- Còn tin này mới quan trọng với đại gia nữa ...

- Tin gì thế?

- Tin về Thanh Nhạn!

Đại Thạch giật thót mình:

- Cô nương nói đi! Tin gì về Thanh Nhạn?

Thiếu nữ đáp nhẹ như hơi thở:

- Thanh Nhạn đã bị bán cho bọn giáo si Tây dương rồi!

Đại Thạch chết lặng người chàng cúi xuống lay thiếu nữ dể hỏi:

"Bán ở đâu?" Thì nàng ta đã ngừng thở. Đại Thạch đành lặng lẽ vuốt mắt cho nàng rồi thẫn thờ xuống dốc đồi. Trời cũng vừa sắp sáng ở phương Đông nhưng lòng Đại Thạch lúc này hoang mang quá, chàng chưa biết làm gì và cũng chưa biết đi về đâu.

Cách Thiên Trức tự một dặm về phía tây có một tòa dinh thự lớn là hành đinh cúa quan trấn thủ Phạm Đinh Hải. Hải là người đã theo Nguyễn Ánh ngay từ những ngày đâu "tẩu quốc" nên được đặc biệt trọng dụng, cho nhận chức ở một phủ hết sức quan trọng trong vùng đất đai của Nguyễn Ánh cai quản là phủ Bình Dương này. Tuy chỉ là một võ quan nhưng Phạm Đình Hải trước đây đã đậu đến tam trường nên kinh sách văn chương lão thông, và cả về mưu mô lươn lẹo y cũng lão thông không kém gì vương thượng Nguyễn Ánh nên vua tôi rất là tâm đầu ý hợp, mỗi khi ngự du đây Nguyễn Ánh đều đặt hành tải ở dinh của Phạm Đình Hải. Biết ông vua trẻ tuổi nhưng mộng thì lớn và cương nghị, quyết đạt được mục đích bằng mọi phương cách nên Đình Hải đã bày cho Nguyễn Ánh nhiều diệu kế vừa lấy lòng dân miền Nam vừa chiều lòng bọn giáo sĩ và thương nhân Tây dương để cầu viện sức mạnh bọn này. Chính Phạm Đình Hải đã bày kế mỹ nhân, cho quân đi lùng mua gái đẹp về tập nghề ca vũ để dâng cho bọn thương nhân giáo sĩ và dâng cho cả Tôn Sĩ Nghị, Lê Chiêu Thống ở Bắc Hà đế làm kế "liên hoàn" tiêu diệt Nguyễn Huệ ở Phú Xuân.

Đối với vương thượng Nguyễn Ánh, Phạm Đình Hải là một thủ túc thân tình và được việc, nhưng còn đối với dân chúng ở tĩnh Bình Dương y chỉ là một tên tham quan đầy quyền biến và tàn ác. Dân chúng thì ở thấp quá, còn vương thượng trên cao mới là kẻ đầy quyền uy có thể ban cho y nhiều bổng lộc vinh hoa nên dù tiếng than có dãy đất y cũng giả điếc làm ngơ. Để tự tạo cho mình một thế đứng vững vàng hơn, Phạm Đình Hải còn mua chuộc bọn giáo sĩ và có lẽ y là một trong những người đầu tiên ở Nam Kỳ xin được rửa tội theo đạo Hoa Lang. Sáng sớm chủ nhật nào y cũng dậy sớm sai quân vác kiệu cho y vào nhà thờ chánh tòa cách dinh độ nửa dặm để y xem lễ mi sa và chịu mình thánh Chúa. Thực ra Phạm Đình Hãi có quan tâm gì đến mười điều răn của đức Chúa Trời và sáu điều răn của Hội thánh gì đâu. Đến nhà thờ chỉ là cái bình phong để che đậy cho hành vi ám muội của y khi y muốn nhờ cậy mấy ông cố đạo Tây dương mà thôi.

Cạnh nhà thờ chính tòa phủ Bình Dương có một quán cơm của một góa phụ cũng theo đạo Hoa Lang, tên của quán cơm là "Núi Sọ" cũng là một cây dù lớn có thể đở được sự nhũng nhiễu của bọn quan lính ở đây rồi.

Hừng sáng hôm ấy Nguyễn Đại Thạch ăn điểm tâm tại quán "Núi Sọ". Trong quán vào giờ ấy đã đông khách, Phần lớn là dân đạo Hoa Lang vừa tan giờ lễ hoặc chuẩn bị sắp sửa vào Nhà thờ dự lễ kế tiếp, hoặc với ý đồ liên hệ với các cha cố vì mục đích gì đó vừa có lợi cho túi tiền của họ, vừa có ích cho sự nghiệp mở mang nước Chúa của các bậc chân tu đến tữ bên kia bờ Đại dương. Ngồi trong quán vừa nhẩn nha ăn vừa nghe dân chúng bàn tán về những hành vi mờ ám của quan trấn thủ phủ Bình Dương, Đại nlạch chi mong rút ra được một chi tiết gì đó giúp mình khám phá ra tông tích của Thanh Nhạn. Bên ngoài có tiếng la não bạt inh ỏi. Góa phụ chủ quán nói đông đổng giữa quán để tỏ ra mình là người sành sỏi:

- Quan trấn thủ đi lễ!

Toán lính mở đường đã đi qua cũng những cờ biển "tĩnh túc", "hồi tỵ" như của bậc đế vương.

Theo sau là chiếc kiệu sơn son thếp vàng che mái và phủ kín những nhưng lụa. Tiếp theo lại thêm một kiệu nữa cũng hoa hòe không kém gì kiệu trước. Mụ chủ quán chắt lưỡi:

- Hôm nay ngài lại dẫn cả con gái đi lễ nữa chứ!

Một thực khách đế vô:

- Không khéo hôm nay ngài đem dâng con gái ngài cho cha Phê - rô chứ lễ với lại gì thứ đàn bà đáng bôi vôi ấy!

Nguyễn Đại Thạch vươn vai đứng dậy ném mấy đồng bạc lên mặt bàn rồi bước ra khỏi cửa.

Vừa ló mặt ra đường chưa kịp nhìn rõ gì, Đại Thạch đã nghe trong đám hộ giá quan trấn thủ có tiếng la:

- Quân ăn cướp! Thằng kia đêm qua lên Thiên Trúc tự ăn cướp!

Thì ra trong đám quân phủ Bình Dương có cả lũ sư trẻ của chùa Thiền Trúc.

Bị phát hiện một cách đột ngột, Đại Thạch định dợm lui vào quán để tính kế khác thì một ngọn đao đã xẹt tới. Không muốn dây dưa vì một phát giác tình cờ, Đại Thạch bắn ra liên tiếp một loạt "càn khôn đạn" nhằm vào những tữ huyệt của đối phương. Tên sư trẻ, mặc áo lính ngã ra rống lên những tíếng như bò mộng bị giết. Tính toán của Đại Thạch đã sai vì chính những tiếng rống này dã kéo đám quân hộ vệ bu đen lại.

Lâm vào tình trạng nguy cấp, Đại Thạch phản ứng bằng cách phi thân tới sát bên cái kiệu thứ nhất, chàng lia một đường kiếm hạ một lúc bốn tên khiêng kiệu. Không còn ai khiêng nữa nên cái kiệu đổ kềnh xuống mặt đường, hất tung người ngồi bên trong ra.

Phạm Đình Hải bò lồm cồm gượng dậy, ba bốn tên vệ sĩ đã áp sát lại để cứu nguy cho chủ nhưng càn khôn đạn" trong tay Đại Thạch lại tới tấp bay la hạ sát tất cả những ai đến gần. Toàn bộ đoàn quân hộ vệ trong cơn hỗn loạn chợt nghe một tiếng gầm:

- Tên cướp cạn liệu hỗn!

Đại Thạch chỉ kịp nhảy sát vào bên người tên quan trấn thủ thì một tiếng "đoàng" lớn nổ vang. Phạm Đình Hải rửi ro biến thành cái khiên đở đạn đã trúng ngay một viên vào giữa thái dương chết ngay lập tức.

Bên hông trái nhà thờ xuất hiện hai thương nhân Tây dương với súng trường trên tay, nòng súng vẫn còn bốc khói. Một tên vừa bắn xong viên đạn đầu tiên nói lớn với Đại Thạch:

- Giơ tay lên! Giơ tay lên!

Đại Thạch nghe nói nhiều về sự lợi hại của loại súng Tây dương này nên đành đưa hai tay lên đầu. Lão Tây dương râu ria xỏm xoàm quay sang quát bọn quân:

- Trói nó lại, tống cổ vào cái kiệu kia khiêng luôn về ngục phủ trị tội.

Cả bọn áp lại trói Đại Thạch và quăng chàng vào kiệu đằng sau. Chàng ngã chúi vào trong kiệu đầu óc còn choáng váng mà vẫn nghe có mùi thơm quen thuộc.

Một tiếng nói êm dịu vào tai Đại Thạch:

- Tỉnh lại đại ca! Tỉnh lại đi ...

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv